rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Theo Aaaron Ben zeev, sách “ The subtlety of emotions”, trang 493-498.
Sự hối tiếc, về cơ bản đó là 1 nỗi buồn khi chúng ta bỏ lỡ 1 cơ hội, 1 lựa chọn có sẵn trong quá khứ. Đặc biệt khi cơ hội mà chúng ta bỏ lỡ càng gần thì chúng ta càng hối tiếc. Ví dụ : Khi chúng ta trễ giờ đón xe bus 1 phút thì chúng ta sẽ cảm thấy hối tiếc nhiều hơn là trễ giờ đón xe bus những 20 phút. Khi tờ vé số của chúng ta là 555554 gần với tờ vé số độc đắc là 555555 thì chúng ta sẽ thấy hối tiếc nhiều hơn so với việc sở hữu tờ vé số có dãy số không hề liên quan đến dãy số trúng thưởng.
Sự hối tiếc ảnh hưởng đến hành động của chúng ta không chỉ sau khi chúng ta đưa ra 1 quyết định mà còn ngay cả trước khi chúng ta đưa ra quyết định. Do đó, phần đông chúng ta có xu hướng đưa ra những chọn lựa mà nó đem lại ít hối tiếc nhất ( make regret-minimizing choices). Chúng ta đưa ra những lựa chọn để giảm đi 1 cách tối thiểu sự hối tiếc trong tương lai. Đó là những lựa chọn nhằm tránh né rủi ro. Chúng ta sẵn sàng hy sinh 1 chút lợi ích về tiền bạc để đảm bảo mình sẽ không trải nghiệm cảm giác hối tiếc.
Mặc dù những lựa chọn nhằm giảm thiểu sự hối tiếc về cơ bản là những lựa chọn nhằm tránh né rủi ro, thì một vài trong số chúng là những lựa chọn nhằm tìm kiếm rủi ro. Ví dụ, nếu 1 người sở hữu những chứng khoán có rủi ro và đang cân nhắc về quyết định có nên bán những chứng khoán đó để mua những chứng khoán an toàn hơn, thì người ấy có thể sẽ không bán những chứng khoán của cô ấy nhằm tránh cảm giác hối tiếc. Mặc dù việc không bán chứng khoán là có rủi ro nhiều hơn, nhưng nó lại gắn với cảm giác ít hối tiếc hơn; khi chúng ta nhìn chung cảm thấy mình chịu trách nhiệm cá nhân cho những hành động của chúng ta hơn là những gì mà chúng ta không hành động. Có vẻ như phần đông chúng ta không thích trải nghiệm cảm giác hối tiếc hơn là cảm giác mạo hiểm; do đó, chúng ta có thể thỉnh thoảng đưa ra những sự lựa chọn mạo hiểm nhằm giảm thiểu cảm giác hối tiếc.
Xu hướng giảm thiểu sự hối tiếc có ở phần đông mọi người nhưng không phải ở tất cả mọi người. 1 vài người có xu hướng tìm kiếm niềm vui.
Xu hướng giảm thiểu sự hối tiếc có thể đem lại những hậu quả tiêu cực khi nó làm tê liệt và ngăn cản chúng ta trải nghiệm từ những điều mà chúng ta có thể học hỏi. Hơn thế nữa, chúng ta có thể phân biệt giữa 2 kiểu hối tiếc:
hối tiếc ngắn hạn ( Short-term regret ) và hối tiếc dài hạn ( long-term regret ) và khi chúng ta giảm bớt cái này thì có thể làm tăng cái kia lên.
Hối tiếc ngắn hạn liên quan đến 1 sự mất mát được gây ra bởi 1 thay đổi cụ thể nào đó. Nó gắn liền với sự không ổn định, cảm xúc mạnh, xảy ra trong 1 khoảng thời gian ngắn.
Hối tiếc dài hạn liên quan đến 1 sự mất mát xảy ra trong quá khứ. Nó gắn liền với sự ổn định ( more stability ), nhưng cảm xúc ít mãnh liệt bằng hối tiếc ngắn hạn, thời gian kéo dài hơn.
Trong ngắn hạn, con người cảm thấy hối tiếc về những gì họ đã làm hơn là những gì họ không làm. Nhưng khi chúng ta nhìn lại cuộc đời mình, thì những gì chúng ta không làm lại là những gì gây ra cảm giác hối tiếc nhiều nhất.
Con người thường bị hành hạ bởi những gì mà họ tưởng tượng về những kết quả của những con đường mà họ chưa đi. Quả thực, 1 cuộc điều tra về 48 phụ nữ đã phát hiện ra rằng chỉ có 1 người cảm thấy hối tiếc vì đã theo đuổi giấc mơ cuộc đời, trong khi đó phần lớn những người phụ nữ cảm thấy hối tiếc vì đã không theo đuổi ước mơ của đời mình.
Tại sao lại như vậy ?
Thomas Gilovich và Victoria H. Medvec trong công trình nghiên cứu về sự hối tiếc đã đưa ra 3 kiểu cơ chế làm nảy sinh xu hướng này.
Gilovich và Medvec đưa ra 1 ví dụ về 1 người phụ nữ cảm thấy hối tiếc vì đã kết hôn với 1 Mr.Wrong và chuẩn bị ly dị. Cô ấy nói:” Tôi không thể chịu đựng người chồng cũ của mình, nhưng nếu không có anh ấy, tôi sẽ không bao giờ có được 2 thiên thần tuyệt vời này”.
1 trong những cách phổ biến chúng ta đương đầu với những sự kiện tiêu cực là để ý xem chúng ta đã học hỏi được gì từ những kinh nghiệm đó. Chúng ta biết rằng những kết quả do những hành động của chúng ta tạo ra là đáng hối tiếc nhưng chúng ta có thể bù đắp cho cảm giác hối tiếc đó bằng cách chỉ ra những lợi ích từ những kinh nghiệm đó đem lại.
Như Gilovich và Medvec chỉ ra : con người học hỏi được nhiều hơn từ những điều mới hơn là cứ bám víu vào những khuôn mẫu cũ. Nỗi đau do những hành động hối tiếc gây ra có thể giảm bớt trong ngắn hạn; về lâu dài, sự hối tiếc do những gì mình làm sẽ giảm bớt khi bạn chú ý đến những kết quả tích cực của nó.
Có nhiều yếu tố làm tăng nỗi đau của sự hối tiếc về những gì bạn không làm. Gilovich chỉ ra rằng : những hậu quả của sự hối tiếc về những gì bạn đã làm thường là có hạn ( finite ). Ngược lại, những gì làm bạn khó chịu, hối tiếc về những gì chưa làm thường là những điều tốt đẹp có thể đã xảy ra nếu như bạn hành động. Do đó, những kết quả của những gì bạn chưa làm là vô hạn, là rất nhiều ( infinite ).
Những sự hối tiếc về những gì chưa làm sẽ ám ảnh tâm trí con người nhiều hơn là sự hối tiếc về những gì đã làm. Vì tâm lý con người thường bị ám ảnh bởi những nhiệm vụ, những công việc chưa hoàn thành, còn dang dở hơn là những công việc đã hoàn thành.
Câu chuyện của sự hối tiếc về những việc đã làm có xu hướng đóng lại, trong khi câu chuyện về những gì chưa làm luôn luôn là để mở.
Gilovich và Medvec khuyến khích con người hành động, họ nên tránh tập trung vào những kết quả ngắn hạn của hành động của mình và “hãy cứ làm đi” thường xuyên hơn ( “just do it”). Tuy nhiên, hành động theo lời khuyên này có thể gây nguy hiểm cho bản thân khi con người luôn cố gắng thực hiện những điều mới mẻ. Khi bạn cứ thử làm những việc mới mạo hiểm thì bạn sẽ làm giảm thiểu cơ hội sinh tồn của mình.
Nhiều cuộc điều tra về sự hối tiếc đã phát hiện ra rằng phấn lớn mọi người hối tiếc về trình độ giáo dục của họ. Những kiểu hối tiếc khác liên quan đến công việc, gia đình, hôn nhân.
Những hối tiếc liên quan đến việc không thể tiếp tục theo đuổi việc học tập; liên quan đến hôn nhân hoặc việc có con quá sớm.
Những kiểu hối tiếc phổ biến ở trên bộc lộ những quan tâm chủ yếu của chúng ta về mắt cảm xúc. Ước mơ được tiếp tục theo đuổi việc học tập thể hiện niềm tin của chúng ta về những khả năng, năng lực cá nhân của chúng ta là lớn hơn nhiều so với năng lực hiện tại và với 1 nền giáo dục tốt hơn, chúng ta có thể trở thành những con người tốt hơn và sống hạnh phúc hơn.
Những hối tiếc liên quan đến công việc thì nó có quan hệ với việc thể hiện những khả năng của chúng ta: những khả năng tiềm ẩn của chúng ta chưa được thể hiện bởi vì thiếu những cơ hội việc làm.
Mặc dù sự hối tiếc thường liên quan đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội mà chúng ta có thể đạt được nếu chúng ta thử tiến hành theo 1 con đường khác; thỉnh thoảng sự hối tiếc cũng liên quan đến việc chúng ta bỏ lỡ những cơ hội mà những cơ hội đó không có liên quan gì đến những lựa chọn hoặc hành động của chúng ta. Ví dụ, khi Eleanor Roosevelt được hỏi rằng nếu cô có 1 vài sự hối tiếc nào đó ko, cô ấy đáp rằng: cô ấy ước ao mình trở nên xinh đẹp hơn . Sự hối tiếc của cô ấy liên quan đến việc bỏ lỡ những cơ hội về lâu dài- do vẻ ngoài thiếu xinh đẹp của mình chứ không phải cô ấy hối tiếc bởi vì lựa chọn sai con đường.
Kết luận
Sự hối tiếc về cơ bản là 1 cảm xúc trái ngược ( a counterfactual emotion ); nó có liên quan đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội. Bất kể chúng ta là ai thì chúng ta vẫn có nhiều việc không thể thực hiện được. Do đó, cuộc sống của tất cả chúng ta đầy ắp những cơ hội bị bỏ lỡ. Những hành động và những con đường lựa chọn sai là 1 phần của cuộc sống hiện sinh của con người. Trái lại, khi đời sống hiện đại được đặc trưng bởi việc mở ra nhiều cơ hội , nhiều lựa chọn thì chúng ta có thể dự đoán 1 cách an toàn rằng sự hối tiếc sẽ thống trị cuộc sống con người nhiều hơn trong tương lai.
Sự hối tiếc, về cơ bản đó là 1 nỗi buồn khi chúng ta bỏ lỡ 1 cơ hội, 1 lựa chọn có sẵn trong quá khứ. Đặc biệt khi cơ hội mà chúng ta bỏ lỡ càng gần thì chúng ta càng hối tiếc. Ví dụ : Khi chúng ta trễ giờ đón xe bus 1 phút thì chúng ta sẽ cảm thấy hối tiếc nhiều hơn là trễ giờ đón xe bus những 20 phút. Khi tờ vé số của chúng ta là 555554 gần với tờ vé số độc đắc là 555555 thì chúng ta sẽ thấy hối tiếc nhiều hơn so với việc sở hữu tờ vé số có dãy số không hề liên quan đến dãy số trúng thưởng.
Sự hối tiếc ảnh hưởng đến hành động của chúng ta không chỉ sau khi chúng ta đưa ra 1 quyết định mà còn ngay cả trước khi chúng ta đưa ra quyết định. Do đó, phần đông chúng ta có xu hướng đưa ra những chọn lựa mà nó đem lại ít hối tiếc nhất ( make regret-minimizing choices). Chúng ta đưa ra những lựa chọn để giảm đi 1 cách tối thiểu sự hối tiếc trong tương lai. Đó là những lựa chọn nhằm tránh né rủi ro. Chúng ta sẵn sàng hy sinh 1 chút lợi ích về tiền bạc để đảm bảo mình sẽ không trải nghiệm cảm giác hối tiếc.
Mặc dù những lựa chọn nhằm giảm thiểu sự hối tiếc về cơ bản là những lựa chọn nhằm tránh né rủi ro, thì một vài trong số chúng là những lựa chọn nhằm tìm kiếm rủi ro. Ví dụ, nếu 1 người sở hữu những chứng khoán có rủi ro và đang cân nhắc về quyết định có nên bán những chứng khoán đó để mua những chứng khoán an toàn hơn, thì người ấy có thể sẽ không bán những chứng khoán của cô ấy nhằm tránh cảm giác hối tiếc. Mặc dù việc không bán chứng khoán là có rủi ro nhiều hơn, nhưng nó lại gắn với cảm giác ít hối tiếc hơn; khi chúng ta nhìn chung cảm thấy mình chịu trách nhiệm cá nhân cho những hành động của chúng ta hơn là những gì mà chúng ta không hành động. Có vẻ như phần đông chúng ta không thích trải nghiệm cảm giác hối tiếc hơn là cảm giác mạo hiểm; do đó, chúng ta có thể thỉnh thoảng đưa ra những sự lựa chọn mạo hiểm nhằm giảm thiểu cảm giác hối tiếc.
Xu hướng giảm thiểu sự hối tiếc có ở phần đông mọi người nhưng không phải ở tất cả mọi người. 1 vài người có xu hướng tìm kiếm niềm vui.
Xu hướng giảm thiểu sự hối tiếc có thể đem lại những hậu quả tiêu cực khi nó làm tê liệt và ngăn cản chúng ta trải nghiệm từ những điều mà chúng ta có thể học hỏi. Hơn thế nữa, chúng ta có thể phân biệt giữa 2 kiểu hối tiếc:
hối tiếc ngắn hạn ( Short-term regret ) và hối tiếc dài hạn ( long-term regret ) và khi chúng ta giảm bớt cái này thì có thể làm tăng cái kia lên.
Hối tiếc ngắn hạn liên quan đến 1 sự mất mát được gây ra bởi 1 thay đổi cụ thể nào đó. Nó gắn liền với sự không ổn định, cảm xúc mạnh, xảy ra trong 1 khoảng thời gian ngắn.
Hối tiếc dài hạn liên quan đến 1 sự mất mát xảy ra trong quá khứ. Nó gắn liền với sự ổn định ( more stability ), nhưng cảm xúc ít mãnh liệt bằng hối tiếc ngắn hạn, thời gian kéo dài hơn.
Trong ngắn hạn, con người cảm thấy hối tiếc về những gì họ đã làm hơn là những gì họ không làm. Nhưng khi chúng ta nhìn lại cuộc đời mình, thì những gì chúng ta không làm lại là những gì gây ra cảm giác hối tiếc nhiều nhất.
Con người thường bị hành hạ bởi những gì mà họ tưởng tượng về những kết quả của những con đường mà họ chưa đi. Quả thực, 1 cuộc điều tra về 48 phụ nữ đã phát hiện ra rằng chỉ có 1 người cảm thấy hối tiếc vì đã theo đuổi giấc mơ cuộc đời, trong khi đó phần lớn những người phụ nữ cảm thấy hối tiếc vì đã không theo đuổi ước mơ của đời mình.
Tại sao lại như vậy ?
Thomas Gilovich và Victoria H. Medvec trong công trình nghiên cứu về sự hối tiếc đã đưa ra 3 kiểu cơ chế làm nảy sinh xu hướng này.
- Những yếu tố làm giảm thiểu sự đau đớn của những hành động gây ra sự hối tiếc ( elements that reduce the pain of regrettable actions ).
- Những yếu tố làm tăng cường nỗi đau của sự hối tiếc về những việc không làm ( elements that bolster the pain of regrettable inactions)
- Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực.
Gilovich và Medvec đưa ra 1 ví dụ về 1 người phụ nữ cảm thấy hối tiếc vì đã kết hôn với 1 Mr.Wrong và chuẩn bị ly dị. Cô ấy nói:” Tôi không thể chịu đựng người chồng cũ của mình, nhưng nếu không có anh ấy, tôi sẽ không bao giờ có được 2 thiên thần tuyệt vời này”.
1 trong những cách phổ biến chúng ta đương đầu với những sự kiện tiêu cực là để ý xem chúng ta đã học hỏi được gì từ những kinh nghiệm đó. Chúng ta biết rằng những kết quả do những hành động của chúng ta tạo ra là đáng hối tiếc nhưng chúng ta có thể bù đắp cho cảm giác hối tiếc đó bằng cách chỉ ra những lợi ích từ những kinh nghiệm đó đem lại.
Như Gilovich và Medvec chỉ ra : con người học hỏi được nhiều hơn từ những điều mới hơn là cứ bám víu vào những khuôn mẫu cũ. Nỗi đau do những hành động hối tiếc gây ra có thể giảm bớt trong ngắn hạn; về lâu dài, sự hối tiếc do những gì mình làm sẽ giảm bớt khi bạn chú ý đến những kết quả tích cực của nó.
Có nhiều yếu tố làm tăng nỗi đau của sự hối tiếc về những gì bạn không làm. Gilovich chỉ ra rằng : những hậu quả của sự hối tiếc về những gì bạn đã làm thường là có hạn ( finite ). Ngược lại, những gì làm bạn khó chịu, hối tiếc về những gì chưa làm thường là những điều tốt đẹp có thể đã xảy ra nếu như bạn hành động. Do đó, những kết quả của những gì bạn chưa làm là vô hạn, là rất nhiều ( infinite ).
Những sự hối tiếc về những gì chưa làm sẽ ám ảnh tâm trí con người nhiều hơn là sự hối tiếc về những gì đã làm. Vì tâm lý con người thường bị ám ảnh bởi những nhiệm vụ, những công việc chưa hoàn thành, còn dang dở hơn là những công việc đã hoàn thành.
Câu chuyện của sự hối tiếc về những việc đã làm có xu hướng đóng lại, trong khi câu chuyện về những gì chưa làm luôn luôn là để mở.
Gilovich và Medvec khuyến khích con người hành động, họ nên tránh tập trung vào những kết quả ngắn hạn của hành động của mình và “hãy cứ làm đi” thường xuyên hơn ( “just do it”). Tuy nhiên, hành động theo lời khuyên này có thể gây nguy hiểm cho bản thân khi con người luôn cố gắng thực hiện những điều mới mẻ. Khi bạn cứ thử làm những việc mới mạo hiểm thì bạn sẽ làm giảm thiểu cơ hội sinh tồn của mình.
Nhiều cuộc điều tra về sự hối tiếc đã phát hiện ra rằng phấn lớn mọi người hối tiếc về trình độ giáo dục của họ. Những kiểu hối tiếc khác liên quan đến công việc, gia đình, hôn nhân.
Những hối tiếc liên quan đến việc không thể tiếp tục theo đuổi việc học tập; liên quan đến hôn nhân hoặc việc có con quá sớm.
Những kiểu hối tiếc phổ biến ở trên bộc lộ những quan tâm chủ yếu của chúng ta về mắt cảm xúc. Ước mơ được tiếp tục theo đuổi việc học tập thể hiện niềm tin của chúng ta về những khả năng, năng lực cá nhân của chúng ta là lớn hơn nhiều so với năng lực hiện tại và với 1 nền giáo dục tốt hơn, chúng ta có thể trở thành những con người tốt hơn và sống hạnh phúc hơn.
Những hối tiếc liên quan đến công việc thì nó có quan hệ với việc thể hiện những khả năng của chúng ta: những khả năng tiềm ẩn của chúng ta chưa được thể hiện bởi vì thiếu những cơ hội việc làm.
Mặc dù sự hối tiếc thường liên quan đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội mà chúng ta có thể đạt được nếu chúng ta thử tiến hành theo 1 con đường khác; thỉnh thoảng sự hối tiếc cũng liên quan đến việc chúng ta bỏ lỡ những cơ hội mà những cơ hội đó không có liên quan gì đến những lựa chọn hoặc hành động của chúng ta. Ví dụ, khi Eleanor Roosevelt được hỏi rằng nếu cô có 1 vài sự hối tiếc nào đó ko, cô ấy đáp rằng: cô ấy ước ao mình trở nên xinh đẹp hơn . Sự hối tiếc của cô ấy liên quan đến việc bỏ lỡ những cơ hội về lâu dài- do vẻ ngoài thiếu xinh đẹp của mình chứ không phải cô ấy hối tiếc bởi vì lựa chọn sai con đường.
Kết luận
Sự hối tiếc về cơ bản là 1 cảm xúc trái ngược ( a counterfactual emotion ); nó có liên quan đến việc bỏ lỡ nhiều cơ hội. Bất kể chúng ta là ai thì chúng ta vẫn có nhiều việc không thể thực hiện được. Do đó, cuộc sống của tất cả chúng ta đầy ắp những cơ hội bị bỏ lỡ. Những hành động và những con đường lựa chọn sai là 1 phần của cuộc sống hiện sinh của con người. Trái lại, khi đời sống hiện đại được đặc trưng bởi việc mở ra nhiều cơ hội , nhiều lựa chọn thì chúng ta có thể dự đoán 1 cách an toàn rằng sự hối tiếc sẽ thống trị cuộc sống con người nhiều hơn trong tương lai.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: