Dành cho những người hay cảm thấy buồn chán

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Cảm giác buồn chán tăng lên đáng kể khi bạn tham gia vào những hoạt động giải trí mang tính thụ động như xem tivi, nghe nhạc và những hoạt động mang tính cá nhân như ăn, uống. Nhưng cảm giác buồn chán sẽ giảm đi đáng kể khi bạn tham gia vào các hoạt động giải trí có tính chất chủ động hoặc học tập.

Trong những thế kỷ trước, con người buồn chán vì họ không có nhiều việc để làm. Còn trong thế kỷ hiện tại, con người buồn chán vì họ có quá nhiều việc để làm. Chúng ta đang sống trong thời đại thừa mứa thông tin. Và điều đó khiến bạn trở nên buồn chán. Bạn cảm thấy khó mà ra quyết định nên làm việc gì và không nên làm việc gì. Đâu là tiêu chí để mình nên làm việc này và bỏ qua việc kia.

Ta có thể phân ra làm 2 loại buồn chán : simple boredeom ( buồn chán giản đơn ) và hyperboredom ( buồn chán quá mức ). Hyperboredom là trạng thái buồn chán kéo dài triền miên, thiếu vắng những mục tiêu sống có ý nghĩa, khi bạn mất đi niềm tin vào khả năng của bản thân có thể thực hiện được một mục tiêu mình mơ ước.

Buồn chán là dấu chỉ cho thấy những nhu cầu chưa được đáp ứng của chúng ta.
Một điều bạn cần lưu ý đó là : bạn càng chú tâm vào cảm giác buồn chán thì cảm giác buồn chán đó sẽ càng tăng cường, trở nên nghiêm trọng hơn ( The more you focus on your boredom, the more you amplify that feeling).

Có 2 điều quan trọng cần nhớ về buồn chán .
(1) Nếu có những sự vật, sự việc nào đó làm chúng ta thấy buồn chán thì không có nghĩa là bản chất của sự vật, sự việc ấy là buồn chán. Không có điều gì là tẻ nhạt ở trên đời cả. Bằng chứng là : trẻ em , chúng thấy mọi thứ xung quanh chúng đều rất thú vị.
(2) Nguyên nhân chính khiến chúng ta cảm thấy 1 hoạt động nào đó là buồn chán là vì chúng ta thiếu khả năng để nhận ra mục đích, ý nghĩa của hoạt động đó. Điều quyết định mức độ thú vị của 1 hoạt động không chỉ ở mức độ thoải mãn mà nó mang lại, cao hơn thế đó là tính ý nghĩa của hoạt động đó ( how meaningful it feels).

Nếu bạn nói chuyện với những người nghiện heroin trong một thời gian dài, nhiều người trong số họ sẽ nói rằng : họ đã trrai qua phần lớn thời gian trong cuộc đời họ trong trạng thái cực kỳ buồn chán ( a state of extreme boredom ). Và khi bạn cảm thấy không có bất cứ điều gì có mục đích, ý nghĩa, khi bạn cảm thấy mình bị tổn thương vì cuộc sống đối với bạn là vô nghĩa thì đó là dấu chỉ cho thấy bạn đang sống trong nỗi trầm buồn hiện sinh ( existential boredom ).
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu chúng ta có thể thay đổi tâm trí của mình để nhìn thấy mọi vật, mọi việc đều tươi mới, thú vi hay ko? Điều đó bắt đầu từ nhận thức của bạn trong mỗi hoàn cảnh sống, trong mỗi hoạt động đều ẩn chứa bên trong 1 giá trị nào đó có ý nghĩa đối với bạn hoặc có ỹ nghĩa đối với 1 người nào đó. Nếu chúng ta cố giải thoát mình khỏi sự buồn chán bằng những hoạt động giải trí thụ động như đã nói ở trên, thì chúng ta sẽ càng cảm thấy buồn chán hơn.
Bất cứ khi nào cảm thấy buồn chán, bạn hãy hỏi mình 3 câu hỏi sau :
1. Hoàn cảnh sống hiện tại đã giúp tôi phát triển bản thân như thế nào ?
2. Hoàn cảnh sống hiện tại giúp tôi đem lại hạnh phúc cho người khác như thế nào ?
3. Liệu con người thông thái nhất trên quả đất này nhìn vào hoàn cảnh hiện tại của tôi và anh ta sẽ làm như thế nào ?
Tôi tin rằng nếu chúng ta thực tập nhìn vào những giá trị tiềm ẩn trong những hoạt động mà ta cho là buồn chán thì chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, mở rộng chiều kích của cuộc sống chúng ta.
Sau đây là 6 tip giúp bạn vượt qua nỗi buồn chán:
1. Thêm từ “thiền định”(meditation) vào sau mỗi hoạt động mà bạn cảm thấy buồn chán. Chỉ cần nói từ “ thiền định” thì nó sẽ giúp bạn cảm thấy mình có tính tâm linh hơn. Ví dụ như khi bạn đang bị kẹt xe ở trên đường, bạn hãy nói là : kẹt xe “ thiền định”. Hay khi bạn đang rửa chén : rửa chén “ thiền định”…
2. Nếu như bạn không thể thoát khỏi hoàn cảnh buồn chán đó thì bạn hãy chấp nhận nó. Nếu 1 việc gì đó khiến bạn buồn chán trong 2 phút thì bạn hãy làm nó trong 4 phút. Nếu bạn vẫn cảm thấy buồn chán thì hãy làm nó trong 8 phút… Và cuối cùng thì bạn sẽ khám phá ra rằng công việc đó không hẳn là hoàn toàn buồn chán, tẻ nhạt.
3. Hãy mang tâm trí của 1 nhà báo, nhà khoa học, nhà nghiên cứu vào mỗi hoạt động của bạn. Hãy nghiên cứu những thứ xung quanh bạn. Nếu bạn mang theo năng lực phân tích của nhà khoa học vào mỗi hoạt động gây buồn chán thì bạn sẽ thấy mọi thứ đều trở nên thú vị.
4. Hãy tìm ra điều gì đó khiến bạn cảm thấy biết ơn khi thực hiện hoạt động gì đó gây buồn chán.
5. Suy nghĩ về 1 điều gì đó giúp nâng cao tinh thần. Ví dụ như nhìn ảnh người thân. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh là nhìn ảnh người mà bạn yêu thương có tác dụng nâng cao tinh thần con người mộ cách đáng kể.
6. Tự hỏi mình “ Tôi có phải là người buồn chán, tẻ nhạt hay ko ?”

( theo psychologytoday.com)
Có nhiều trải nghiệm khác nhau về sự buồn chán. Erich Fromm nói, “Tôi tin chắc rằng buồn chán là một trong những thứ tra tấn khủng khiếp nhất trần đời. Nếu có cái gọi là Địa ngục thì đó chắc là nơi người ta buồn chán triền miên mất thôi.“

Đích thực, buồn chán là gì cơ chứ? Vô vàn nguồn dẫn này nọ đưa ra những định nghĩa xác định thế này: cực kỳ lạnh nhạt; lãnh đạm; quan tâm tới những chi tiết nhỏ nhặt, không mấy thú vị; bất mãn; đờ đẫn, thiếu sinh khí (blahs); mệt mỏi vì phải phơi sức quá lâu điều gì đó.

Buồn chán thường thuộc một trong ba kịch bản hay gặp sau: chúng ta bị ngăn chặn khỏi sự thu hút của một họat động đáng ao ước; chúng ta bị lôi kéo vào một họat động không hề ưa thích; chúng ta chẳng đủ khả năng dấn thân vào bất cứ họat động nào cả.

Tác giả Fisher cho rằng, buồn chán là trạng thái cảm xúc bất ưng, nhất thời khiến cá nhân nhận thấy một sự thiếu vắng tỏa lan về quyền lợi, mối quan tâm riêng và thật khó khăn để tập trung vào họat động hiện tại.

Tại sao lại thế? Chúng ta dễ cảm nhận mình bị áp đảo hoặc lo sợ khi đối mặt với một nhiệm vụ mà bản thân thấy thiếu các kỹ năng để hoàn thành và điều đó có thể bị phủ trùm bởi những gì có thể được gọi là buồn chán.

Chúng ta cơ chừng cảm thấy buồn chán khi có một kỹ năng cao hơn hẳn công việc đòi hỏi. Làm thế nào chúng ta thách thức chính mình hàng ngày để học hỏi nhiều hơn, dấn thân nhiều hơn và duy trì ở trong trạng thái tỉnh thức nhiều hơn?

Buồn chán không gì khác hơn là sự tê liệt các quyền lực vốn đầy năng sản của chúng ta. (Erich Fromm).

Chúng ta có thể buồn chán bởi vì chúng ta đã quen với những cấp mức kích thích cao do nền văn hóa giải trí của chúng ta đưa lại.

Theo M.R. Leary, buồn chán là trải nghiệm cảm xúc gắn với các tiến trình thuộc về sự chú ý mang tính nhận thức.
Người trẻ cơ chừng đặc biệt bị phơi lộ ghê gớm trước các khêu gợi, mơn trớn không ngừng xuất hiện. Xem bất kỳ bộ phim nào chí ít 25 năm trước, ta sẽ lập tức cảm thấy tốc độ phim chậm hẳn lại so với các phim đương đại bây giờ. Chúng ta bị nghiện hành động và sự phấn khích.
Sự thật, buồn chán mọi lúc đều có thể gây bất lợi. Với một số người, buồn chán dễ dẫn đến những hành vi xung hấn và không chút lành mạnh nào.

Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu khẳng định, buồn chán có thể đem lại lợi lạc.
Không ai buồn chán khi đang gắng tạo nên điều đẹp đẽ hoặc khám phá điều đúng đắn cả. (W.R. Inge).
( theo blog.ngotoan.com)

Nhiều nghiên cứu khẳng định, buồn chán có thể đem lại lợi lạc.

Các nhà tâm lý đại học Limerick (Ireland) lý thuyết hóa rằng người buồn chán trải nghiệm một sự vô nghĩa thoáng chốc sẽ giục giã họ kiếm tìm mục đích và ý nghĩa đời mình. Theo nghiên cứu, buồn chán có thể tạo cảm hứng hành động vị tha và thấu cảm.

Nhà tâm lý Van Tilburg nói, “Ở trong trạng thái buồn chán có thể là khốn khổ, song cùng lúc đó nó cho mình các lợi lạc của việc cần hỗ trợ“.

Các nhà nghiên cứu ở đại học East Anglia (Anh quốc) phát hiện ra rằng, buồn chán có thể “được nhận thấy như một thứ cảm xúc người chính đáng, chủ yếu để học hỏi và hành động.”

Nghiên cứu của họ khẳng định, bộ não thi thoảng có những hòa điệu với thế giới bên ngoài để khơi dậy những tinh túy sáng tạo của chúng ta.

Buồn chán có thể ít thuộc về trạng thái thiếu vắng sự kích thích và nhiều hơn của việc lẩn tránh các cảm xúc không ưng ý. Nhà tâm lý John Eastwood khuyên chúng ta đừng nên tìm kiếm sự xao nhãng, bởi “Tựa cái bẫy cát lún, sự vùng vẫy quẫy đạp cố bám víu vào nỗi buồn chỉ tổ càng làm chúng ta xa lạ với ham muốn và đam mê của chính mình– các điểm hồi quy này mới hứa hẹn thỏa mãn đời ta.”

Tâm lý gia này cho rằng, buồn chán có thể thực sự giúp chúng ta “khám phá khả năng và dung lượng những ham muốn của chính mình.”

Buồn chán có thể dẫn tới chiều kích hiện sinh, song khi tìm thấy ý nghĩa trong đời chúng ta làm tăng giá trị bối cảnh thêm lên cho các họat động mình tiến hành.

Theo điệu Thiền hay nói rằng, ‘trước khi giác ngộ thì thấy núi là núi, sông là sông… Sau khi giác ngộ lại thấy núi vẫn là núi, sông vẫn là sông’. Một nhiệm vụ dường như tự thân chẳng mang mấy ý nghĩa, song giữa bối cảnh của một đời sống ý nghĩa thì nó đầy ắp các triển vọng, khả năng.

Nỗi buồn chán của chúng ta có thể đưa lại một cơ hội tuyệt vời để chuyển sự chú ý vào nội tâm và phản ánh đời sống của chính mình. Chúng ta có thể kháng cự lại thôi thúc, thu hút của vẻ mới lạ và sự xao nhãng.

Khi chúng ta thực sự có mặt trong từng khoảnh khắc, chúng ta hiện diện với tâm thế yên bình. Từ đó, chúng ta có thể nhìn sâu vào các vấn đề nảy sinh một cách khách quan. Các giải pháp bừng nở mà chúng ta không hề để ý trước đây. Các ý tưởng sáng tạo được đánh thức, và chúng ta thậm chí trở nên phấn khích về một dự án mới mẻ.

Độc giả rốt cục đã học hỏi được gì từ sự buồn chán? Liệu bạn sẽ chóng tìm thấy các cách thức để làm khuây khỏa, vơi bớt sự buồn chán hay dành thời gian để ở yên với chính bản thân mình trong khoảnh khắc đó?
( theo blog.ngotoan.com)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top