Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
Dân chủ và những sắc thái của nó ở phương Đông và phương Tây
Sự khác nhau trong thái độ và quan niệm về dân chủ đã tồn tại từ hàng ngàn năm nay. Khái niệm dân chủ, như nhiều người quan niệm, dường như là một sản phẩm của văn minh phương Tây, đúng hơn là văn minh Hy Lạp. Khi nói về những thể chế chính trị, khái niệm này được đặt đối lập với khái niệm quân chủ, tức là sự đối lập một hình thức quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực thuộc về tất cả mọi công dân và một hình thức khác, trong đó quyền lực thuộc về một cá nhân. Tuy nhiên, trong cuộc sống xã hội, khái niệm dân chủ đường như đều được hiểu như là một phương thức quan hệ giữa các cá nhân, trong đó các quyền và nghĩa vụ của các cá nhân được tôn trọng tuyệt đối.
Các nước phương Tây có xu hướng tuyệt đối hoá các tiêu chuẩn của dân chủ do họ đưa ra, còn các nước phương Đông thì có xu hướng đưa ra một quan niệm khác.
Nói về nhà nước tư sản, Lenin nhận định rằng đó là nhà nước của số ít, nhằm bảo vệ lợi ích của số ít những kẻ bóc lột. Lenin cũng nói rằng nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước của nhân dân lao động, tức là của số đông, bảo vệ quyền lợi của số đông. Ông khẳng định rằng chính vì thế mà "dân chủ vô sản một triệu lần dân chủ hơn dân chủ tư sản".
Nhận định của Lenin dựa trên những phân tích của ông đối với chủ nghĩa tư bản đương thời.
Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là nếu như quả thật bản chất của nhà nước vô sản thuộc về số đông, phản ánh những nguyện vọng của số đông, nó đồng thời cũng là loại nhà nước dễ bị đánh cắp quyền lực nhất. Đó là kiểu nhà nước thiếu những nguyên lý kiểm soát chặt chẽ cần thiết.
Tuy nhiên, tất cả các hình thức dân chủ đó, cho dù có những hình thức chống đối nhau, lại đều dựa trên những quan niệm và tiêu chuẩn rõ ràng. Những đặc điểm và tiêu chuẩn đó có thể quy về những điểm mấu chất sau đây:
- Tiêu chuẩn chính trị: Bầu cử tự do và công bằng, quản lý nhà nước bằng ý chí của mọi công dân.
- Tiêu chuẩn văn hoá - xã hội: Sự ý thức và khả năng thực tế của các công dân về quyền hạn và nghĩa vụ của mình.
Còn ở phương Đông có dân chủ không? Và nếu có, thì có hay không cái gọi là hình thức đặc thù của dân chủ phương Đông?
Theo chúng tôi, do tính chất nửa vời về quan niệm sở hữu, sự phân hoá giai cấp trong xã hội phương Đông không sâu sắc như ở phương Tây. Chính vì thế, hình thức dân chủ sơ khai xuất hiện ở phương Đông sớm hơn, nhưng lại tồn tại được dạng sơ khai lâu hơn. Những đặc điểm đó của xã hội phương Đông khiến cho nhiều người đặt ra câu hỏi về một hình thức riêng biệt của dân chủ ở phương Đông.
Dân chủ phương Đông có phải là dân chủ không? Câu trả lời khẳng định có vẻ như là tất yếu.
Thế nhưng vấn đề không đơn giản như thế. Vấn đề là sẽ rất không thích hợp nếu đem những thước đo của phương Tây vào áp đụng với những điều kiện của châu Á hiện nay. Có một thực tế rất hài hước là trong khi các nước phương Tây ra sức đấu tranh để "bảo vệ" những quyền lợi của dân chúng Trung Quốc hay ở Malaisia thì trên thực tế dân chúng ở đó lại không hề cảm thấy cần thiết những quyền đó, hay thậm chí còn khó chịu. Một ví dụ là vấn đề quyền trẻ em. Có thể ở Hoa Kỳ trẻ em có thể kiện bố ra toà nhưng có lẽ ở châu Á đó chỉ có thể là một hành động phi đạo đức.
Có một thực tế là trong mấy thập kỷ qua, những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Á (và cũng là của thế giới) phần lớn đều là những nước bị phương Tây chỉ trích là độc tài, phi dân chủ. Ngay ở trong mỗi nước, nhiều khi cũng thấy rằng các chính phủ "độc tài" dường như lại có ích cho đất nước hơn là những chính phủ dân chủ.
Một ví dụ là chính phủ độc tài Pak Chong Hui đã đem đến cho Hàn Quốc nhiều lợi ích hơn hẳn so với những chính phủ dân chủ trước ông, đặc biệt chính phủ của Syngman Rhee. Kết luận này có thể được hỗ trợ bởi Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan, và Pinochet ở Chile. Đưa ra những nhận xét trên đây không phải chúng tôi nhằm mục đích bào chữa cho các chế độ độc tài, mà để thấy rằng không nên vội vã quy kết một chế độ hoặc một xã hội, cũng không thể hoàn những quá trình kinh tế với chế độ chính trị một cách giản đơn. Trái lại, cần phải nhìn nhận dân chủ như một khái niệm hết sức tương đối có tính chất lịch sử và gắn liền với truyền thống văn hoá.
Trên thực tế, nói đến phương Đông là nói đến một thế giới cực kỳ đa dạng cả về văn hoá, chế độ chính trị, tôn giáo, đến dân tộc và trình độ phát triển kinh tế. Ba tỷ dân đang sống ở khu vực này. Ở đây có những quốc gia lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ và những quốc gia rất trẻ như Singapore; những nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới như Nhật Bản, những nước quân phiệt như Miến Điện; những nước giàu như Nhật Bản và những nước nghèo như Việt Nam, Campuchia và Miến Điện; những nước cực lớn như Trung Quốc với hơn một tỷ dân với những nước bé nhỏ như Bruney chi vẻn vẹn 300 000 dân; cả đạo Phật, đạo Hồi và đạo Thiên Chúa đều có mặt tại đây.
Sự khác nhau lớn đến nỗi thật khó mà có thể tìm ra một sự đồng nhất cho cái gọi là “Cộng đồng châu Á”. Sự khác nhau còn được tăng thêm bởi những mâu thuẫn và cả những đụng độ về tôn giáo, sắc tộc, kinh tế, lãnh thổ và ý thức hệ. Tuy thế, theo chúng tôi, có thể tìm ra những điểm chúng, nhưng hoàn toàn không phải là trong những lĩnh vực mà chúng ta vừa mới điểm qua. Đó là:
1, Trình độ dân trí. Mặc dù châu Á từng là nơi có nền văn minh phát triển cao nhất thế giới trong phần lớn lịch sử nhân loại, nó đã bị thụt lùi nghiêm trọng trong vòng vài thế kỷ gần đây. Khi nói đến dân trí, chúng tôi không chỉ đề cập, đúng hơn là không nhấn mạnh đến trình độ học vấn của dân chúng, mà chủ yếu là nói đến trình độ giác ngộ của dân chúng về những quyền của họ. Thực vậy, do sự bưng bít của các nhà nước, do sự dốt nát của quần chúng và nhất là do những khó khăn triền miên về kinh tế khiến cho người dân luôn luôn luẩn quẩn qua nhiều thế hệ với những mục đích kiếm sống nhỏ nhặt của mình, đến nỗi chưa bao giờ họ có điều kiện để ý thức về những quyền lợi của mình. Trong khi đó, tôn giáo đã góp phần củng cố tình trạng tối tăm này. Đó là chưa nói đến một số nhà cầm quyền trong lịch sử đã cố tình kẻo đài tình trạng ngu dân để giữ vững địa vị của mình.
2, Truyền thông sở hữu: ở trên chúng tôi đã nói đến vấn đề sở hữu và cái gọi là "phương thức sản xuất châu Á". Cho đến gần đây, tại các quốc gia nông nghiệp này, ruộng đất vẫn thuộc về sở hữu của nhà nước. Chính cơ sở kinh tế này đã đảm bảo cho sự tồn tại lâu dài của chủ nghĩa phong kiến châu Á. Đó cũng chính là lý do khiến cho Chủ nghĩa Cộng sản được tiếp nhận tương đối dễ dàng.
3, Chủ nghĩa gia trưởng: Truyền thống gia trưởng ăn sâu vào tâm thức xã hội đến mức nó trở thành quy tắc ứng xử được chấp nhận như một lẽ đương nhiên. Chính chủ nghĩa gia trưởng hỗ trợ cho nguyên tắc đề cao những người đứng đầu cộng đồng. Vì thế, dân chúng ở châu Á có thể chấp nhận tương đối dễ dàng những chế độ độc quyền. Cuộc khủng hoảng tiền tệ làm điêu đứng những nền kinh tế mạnh nhất khu vực châu Á cuối năm 1997 buộc người ta phải nhìn nhận lại cái gọi là “những giá trị châu Á".
Nhiều năm qua sự thành công cũng như sự đổ vỡ của các nước châu Á đều dựa trên một cơ sở xã hội quan trọng: Quyền kiểm soát hoàn toàn đời sống kinh tế và xã hội của các lãnh tụ chính trị được sự chấp nhận của dân chúng, những người hài lòng với những tiến bộ kinh tế và để đàng bỏ qua khía cạnh dân chủ của đời trong xã hội. Thực chất của sự quản lý xã hội kiều này là sự liên kết giữa các doanh nghiệp và chính phủ, điều có thể được chấp nhận gần như vô điều kiện đó những truyền thống của một xã hội gia trưởng và ở vài nước có cả vai trò của Khổng Giáo với tư cách là nền tảng tư tưởng. Ở một vài nước như Đài Loan và Hàn Quở(, ngay trong thời kỳ họ làm nên sự thần kỳ kinh tế, đã từng nội trị chế độ gia đình trị. Ở Indonesia và Malaysia, quyền lực của tổng thống Suharto và thủ tướng Mahathir Mohammad gần như là bất khả xâm phạm và đảm bảo cho những mối liên hệ của kinh tế với chính trị trở nên bền vững. Ở Trung Quốc và Việt Nam mọi chính sách quản lý kinh tế, chính trị, xã hội đều do Đảng Cộng Sản quyết định.
Thế nhưng thực tế đã có vẻ có những đổi thay. Nhật Bản từ lâu đã trở thành một xã hội kiểu phương Tây và cái gọi là "truyền thống tin cậy" vẫn đóng vai trò nền tảng của công ty Nhật đang dần dần có xu hướng bị thay thế bởi các nguyên tắc trách nhiệm và phục tùng theo kiểu phương Tây. Hàn Quốc và Đài Loan mới đây đã tiến những bước dài cũng theo hướng đó. Ở Thái Lan, lndonesia và Malaysia đang diễn ra những tình hình mới. Những Cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra ở hàng loạt nước châu Á có nguyên nhân trực tiếp là sự mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế, tình trạng nợ nần, sự lãng phí và tham nhũng, nhưng nguyên nhân sâu xa là sự bành trướng và lũng loạn của quyền lực chính trị vào các hoạt động kinh tế. Sự lũng loạn này tạo điều kiện cho tệ bè phái, gia đình trị phát triển, vô hiệu hoá hoạt động của ngân hàng và của công tác hoạch định chiến lược kinh tế.
Chúng ta có thể nói một điều chắc chắn: châu Á có nhiều điều phải thay đổi. Và phương hướng không thể khác hơn là tách riêng quyền lực nhà nước khỏi các hoạt động kinh tế, xoá bỏ chủ nghĩa bè phái trong điều hành xã hội và chống tham nhũng. Và điều này không hề làm giảm quyền lực nhà nước mà trái lại, càng làm cho nhà nước độc lập hơn, thoát khỏi sự chi phối của đồng tiền.
Chúng ta cũng có thể khẳng định: bất chấp những khác biệt về trình độ phát triển và những khác biệt về văn hoá, dân chủ có những tiêu chuẩn và giá trị mang tính phổ quát. Bản chất của dân chủ dù ở phương Đông hay phương Tây đều là sự tôn trọng các quyền của cá nhân, là sự nhận thức được các quyền ấy của cá nhân và cấu trúc nó thành ra các quyền pháp định.
Nguồn: Văn hóa và con người, Nguyễn Trần Bạt