K
kimkha
Guest
Bình minh vừa ló dạng, ánh nắng vàng dịu nhẹ, gió biển thổi, từng con sóng vỗ nhịp nhàng vào bờ cát vàng thoai thoải… báo hiệu một buổi sớm mai đẹp trời.
Khoảng 5-6 giờ sáng, chúng tôi thức dậy sau đêm lửa trại tại Hòn Rơm, Mũi Né, Phan Thiết (Bình Thuận) và ghi được hình ảnh của cuộc sống người dân chài miền biển và lắng nghe tâm sự của họ về nghề.
Anh Phạm Quang Nhớ (29 tuổi, ngụ Hòn Rơm, Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận) tay vừa tháo gỡ những con ghẹ, con mực cho biết: “Tôi đi ra ngoài biển từ 11 giờ tối qua cho đến 6 giờ sáng hôm nay mới cập bờ”.
Theo anh Nhớ, cũng như phần đông cư dân sinh sống tại vùng biển tuyệt đẹp này, đa số chọn nghề biển để mưu sinh kiếm sống nuôi thân và gia đình. “Vốn liếng không có nhiều nên không thể trang bị được thuyền máy được. Xăng dầu dạo này giá cả tăng cao, chi phí rất tốn kém nên tôi cũng chưa tính đến chuyện “đầu tư” thiết bị “máy nổ”, “động cơ” để ra khơi. Vả lại mình chỉ đánh bắt gần bờ, chứ không đi xa!”.
Mỗi lần ra khơi như thế, chỉ có mỗi một mình anh và chiếc thúng lênh đênh trong đêm tối lạnh ngắt da ngắt thịt. Rọi sáng đường là chiếc đèn pin đeo trên đầu, chèo lái bằng tay. Thiết bị bảo hộ như phao, áo cứu sinh cũng không. Anh Nhớ thường đi tới Hòn Lao, cách khoảng 4-5 kilômét, để đánh bắt.
Hỏi về thu nhập, anh Nhớ cho biết: “Khoảng 4-5 triệu đồng mỗi tháng, chưa trừ chi phí sửa chữa “trang thiết bị” như lưới giăng, thúng, mái dầm…. Mùa làm ăn được nhất là mùa hè, còn mùa thất bát nhất là khoảng tháng 10 đổ về tháng Chạp âm lịch”.
Bình minh trên biển Phan Thiết.
Thúng cập bờ.
Gỡ mực, ghẹ từ lưới.
Ghẹ tươi.
Mực tươi.
Làm mực cho khách.
Chợ sớm.
Vợ chồng cùng lo bán hàng.
Thu gọn lưới để cho đợt ra khơi tiếp.
Gỡ lưới để chuẩn bị cho cuộc ra khơi vào buổi tối.
Khoảng 5-6 giờ sáng, chúng tôi thức dậy sau đêm lửa trại tại Hòn Rơm, Mũi Né, Phan Thiết (Bình Thuận) và ghi được hình ảnh của cuộc sống người dân chài miền biển và lắng nghe tâm sự của họ về nghề.
Anh Phạm Quang Nhớ (29 tuổi, ngụ Hòn Rơm, Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận) tay vừa tháo gỡ những con ghẹ, con mực cho biết: “Tôi đi ra ngoài biển từ 11 giờ tối qua cho đến 6 giờ sáng hôm nay mới cập bờ”.
Theo anh Nhớ, cũng như phần đông cư dân sinh sống tại vùng biển tuyệt đẹp này, đa số chọn nghề biển để mưu sinh kiếm sống nuôi thân và gia đình. “Vốn liếng không có nhiều nên không thể trang bị được thuyền máy được. Xăng dầu dạo này giá cả tăng cao, chi phí rất tốn kém nên tôi cũng chưa tính đến chuyện “đầu tư” thiết bị “máy nổ”, “động cơ” để ra khơi. Vả lại mình chỉ đánh bắt gần bờ, chứ không đi xa!”.
Mỗi lần ra khơi như thế, chỉ có mỗi một mình anh và chiếc thúng lênh đênh trong đêm tối lạnh ngắt da ngắt thịt. Rọi sáng đường là chiếc đèn pin đeo trên đầu, chèo lái bằng tay. Thiết bị bảo hộ như phao, áo cứu sinh cũng không. Anh Nhớ thường đi tới Hòn Lao, cách khoảng 4-5 kilômét, để đánh bắt.
Hỏi về thu nhập, anh Nhớ cho biết: “Khoảng 4-5 triệu đồng mỗi tháng, chưa trừ chi phí sửa chữa “trang thiết bị” như lưới giăng, thúng, mái dầm…. Mùa làm ăn được nhất là mùa hè, còn mùa thất bát nhất là khoảng tháng 10 đổ về tháng Chạp âm lịch”.
Bình minh trên biển Phan Thiết.
Thúng cập bờ.
Gỡ mực, ghẹ từ lưới.
Ghẹ tươi.
Mực tươi.
Làm mực cho khách.
Chợ sớm.
Vợ chồng cùng lo bán hàng.
Thu gọn lưới để cho đợt ra khơi tiếp.
Gỡ lưới để chuẩn bị cho cuộc ra khơi vào buổi tối.
Theo LĐ