• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Dan Brown hay một ví dụ của sức mạnh văn chương

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
Nhiều người ghét tác phẩm của Dan Brown. Nhà văn Salman Rushdie từng gọi "The Da Vinci Code" của ông là "cuốn tiểu thuyết dở đến nỗi nó trở thành một danh từ thích hợp để gọi tên những sáng tác dở".

Nhưng The Da Vinci Code vẫn trở thành best-seller trên toàn thế giới, rồi được chuyển thể thành những bộ phim bom tấn ăn khách. Đến nỗi, Brown cười không đóng miệng lại được mỗi khi đến ngân hàng. Còn độc giả hâm mộ dường như không thể chịu nổi cảm giác phải chờ đợi cuốn sách mới nhất của ông.


adan.jpg

Nhà văn Dan Brown. Ảnh: AP.

Năm 2005, bạn gái tôi lúc đó bỗng dưng quyết định rằng, chúng tôi không thể cứ ngồi đó, cười vào mũi những kẻ đang đọc The Da Vinci Code mà không biết chút gì về cuốn sách. Cô ấy mua một cuốn mang về nhà và bắt tôi đọc cho nghe trong lúc tắm. Sau 3 đêm, chúng tôi không thể nhét thêm chữ nào từ cuốn sách chỉ dành cho khách tàu xe không hơn không kém. Cuối cùng, không thể nén nổi sự bực tức, tôi ném cuốn sách vào bồn tắm - nơi thích hợp cho một tác phẩm viết không ra gì với những nhân vật lố bịch, những hành động chớp nhoáng xảy ra ở mọi địa danh huyền bí khắp châu Âu. Nhưng, bất chấp những gì tôi cảm thấy, cuốn sách vẫn tiêu thụ được hơn 80 triệu bản, biến một con người vô danh thành một nhà văn nổi tiếng, một tỷ phú, một mối tai ương của tòa thánh Vatican. Xét về phương diện thương mại, tờ New York Times ước tính, Dan Brown kiếm được 250 triệu USD nhuận bút và các khoản tác quyền, chỉ tính riêng với The Da Vinci Code. Tạp chí Forbes thống kê, năm 2005, tổng thu nhập của Brown vào khoảng 76,5 triệu USD. Năm 2003, nhà văn còn bán được 6 triệu tác quyền chuyển thể thành phim cho hãng Sony. Bất chấp những cuộc kiện tụng Dan Brown đạo văn, bất chấp những người không thích đọc sách của ông như tôi và bạn gái cũ của tôi, The Da Vinci Code vẫn là một hiện tượng của của văn hóa đại chúng thế kỷ 21. Tôi đảm bảo rằng, nếu lỡ buông lời chê bai tác phẩm của Dan Brown, bạn sẽ không có cách nào tránh khỏi nguy cơ bị hàng triệu độc giả dội bom, với những lời bào chữa hùng hồn rằng, đó là cuốn sách kiệt tác của một nhà văn thông minh xuất chúng.

Bây giờ, độc giả khắp thế giới đang háo hức đón chở cuốn tiểu thuyết mới nhất của Dan Brown - The Lost Symbol - sẽ ra mắt vào 15/9. Nhà Random House còn tung ra nhiều chiêu thức quảng bá cuốn sách như thiết kế trò chơi ô chữ, tung câu đố lên mạng xã hội Twitter… Các nhà xuất bản đối thủ đã phải tránh đụng độ với The Lost Symbol - đã phải đẩy nhanh tiến độ, phát hành sách trước thời điểm 15/9.


adan3.jpg

Một cảnh trong phim "The Da Vinci Code"
.

Để lý giải cho sức hấp dẫn khó hiểu của The Da Vinci Code, nhà phê bình Tim Footman cho rằng, cuốn sách ra đời sau sự cố 11/9, có thể nó đánh trúng tâm lý "thích tìm hiểu cảm giác sợ, cảm giác bị đe dọa" của độc giả.

Những cuộc tranh luận quanh Brown và tác phẩm của ông chỉ khiến cho túi tiền của nhà văn tăng lên. Dư luận càng ồn ào, càng khiến cho những người như tôi và bạn gái tôi tìm đọc để biết, điều gì đã khiến cho người ta ồn ào như vậy. 3 cuốn sách xuất bản trước The Da Vinci Code của ông - những tác phẩm chỉ bán được vài nghìn bản khi mới ra đời, cũng nhờ đó mà được người ta đọc trở lại, leo lên các bảng xếp hạng best-seller.

Dường như chỉ sau một đêm, ông giáo nghèo bỗng chốc trở thành nhà văn được đọc trên toàn thế giới. Brown hiếm khi có thể ra khỏi nhà mà không bị độc giả vây quanh để chụp ảnh và xem chữ ký. Đó, liệu có thể coi là sức mạnh kinh khủng của văn chương trong thời đại mà người ta coi nó chỉ là phần thứ yếu của đời sống?

Thanh Huyền
dịch
(Nguồn: Times)
Theo Evan
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top