Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
CHUYÊN NGÀNH khác
Luận văn, Tiểu luận
Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="SamSam2k" data-source="post: 194382" data-attributes="member: 317641"><p><strong>2.5. Văn học chịu sự chi phối của tư tưởng kinh điển, tôn giáo</strong></p><p></p><p>+ Tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp cảm hứng, đề tài, chủ đề và gợi ý các thể loại văn học trung đại.</p><p></p><p>+ Các tôn giáo và học thuyết Phật, Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản chất vũ trụ, không gian, thời gian, thiên nhiên, con người.</p><p></p><p>+ Tư tưởng tôn giáo và kinh điển đem lại hệ quả quan trọng như: phân biệt văn học linh thiêng và phàm tục; hạn chế sự biểu hiện cá nhân và ý thức cá nhân; mặt khác đem đến việc đề cao nội dung đạo đức và tính chất giáo huấn, văn học có mối quan hệ trực tiếp với tư tưởng.</p><p></p><p>=> Muốn lí giải những vấn đề thuộc về đặc trưng của văn chương, cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương thời trung đại tất yếu phải dựa trên những quan niệm nghệ thuật đặc thù về thế giới con người thời trung đại.</p><p></p><p>*VD:</p><p></p><p>+ Khi tìm hiểu các truyện trong “ Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, chúng ta thấy các truyện được viết chịu ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo và Phật giáo, Thuyết “nhân quả” của đạo Phật ảnh hưởng khá rõ trong các kết thúc câu chuyện.</p><p></p><p>+ Truyện Kiều – Nguyễn Du</p><p></p><p>Nàng rằng: Lồng-lộng trời cao,</p><p></p><p>Hại nhân nhân hại sự nào tại ta?</p><p></p><p>Đấy là gì nếu không phải là trình bày một cách khác đi vấn-đề “Thiện-nhân thiện báo, ác-nhân ác báo” (Làm lành thì quả-báo tốt, làm ác thì quả-báo xấu) của Nho-học?</p><p></p><p>câu trên ngoài ảnh-hưởng với thuyết nhân-quả của Phật-giáo, Nguyễn-Du đã đưa ra một vấn-đề rất gần với thuyết “Thiên-mệnh” của Nho-giáo. Và theo Nguyễn-Du trong Truyện Kíều thì thuyết “Thiên-mệnh” này cũng chính là định lý nhân-quả của đạo Phật. Bởi lẽ đó, có nhiều người trong giới bình-dân Việt-Nam, kể cả nàng Kiều, đều tin một cách chắc-chắn rằng: Họa phúc, may hay rủi, vui hay buồn, tất cả đều đo tíền-định, do Thiên mệnh</p><p></p><p><strong>2.6. Văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian</strong></p><p></p><p>- Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian.</p><p></p><p>- Mối quan hệ giữa văn học viết trung đại Việt Nam và văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: văn học viết tiếp thu văn học dân gian từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở khía cạnh ngôn ngữ và thể loại.</p><p></p><p>- Trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển.</p><p></p><p>- Văn học dân gian là nền tảng của sự hình thành các thể loại tự sự, các tập văn xuôi chữ Hán, các truyện Nôm và các tập thơ ca của tác giả.,</p><p></p><p></p><p></p><p>* VD:</p><p></p><p>+ Nguyễn Dữ trong “Truyền kỳ mạn lục” đã đưa motip truyện dân gian như “lấy vợ kì dị”. “gặp gỡ người chết”, “xuống thủy cung”… để tạo ra câu chuyện mới.</p><p></p><p>+ “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên có nhiều tư liệu dân gian để viết chính sửa của nhà nước, nhiều sự tích vốn có của nguồn gốc từ truyền thuyết dân gian như công cuộc xây dựng thành của An Dương Vương với việc thần Kim Quy trừ tinh gà trắng và cho nhà vua móng vuốt làm lẫy nỏ. thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh với việc “cờ lau tập trận” và việc rồng hiện lên cứu Bộ Lĩnh qua sông…</p><p></p><p><strong>2.7. Văn học sử dụng hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt </strong></p><p></p><p>- Văn học trung đại, ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để, nghiêm túc và phổ biến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới bằng hệ thống nghệ thuật ước lệ tượng trưng và đã trở thành một đặc trưng thi pháp của văn học.</p><p></p><p>- Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học.</p><p></p><p>- Ước lệ là cách quy ước biểu trưng trong biểu hiện nghệ thuật. Hiểu đơn giản, ước lệ là quy ước về chuẩn mực so sánh giữa các sự vật hiện tượng nhằm tạo ra một cách hiểu chung nào đó trong văn học nghệ thuật và trong đời sống.</p><p></p><p>- Tượng trưng là dùng một hình tượng cụ thể đặc định để biểu hiện một khái niệm, tư tưởng hoặc tình cảm tương tự. Tượng trưng thường mang tính trừu tượng.</p><p></p><p>- Tính ước lệ tượng trưng trong văn học nghệ thuật:</p><p></p><p>+ Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: “trăng”,”hoa”,”ngọc”,”tuyết”… để nói về vẻ đẹp của con người. Thủ pháp ước lệ tượng trưng nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán, trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ.</p><p></p><p>+ Ước lệ tượng trưng là một đặc điểm của nghệ thuật thơ văn cổ. Đó là cách diễn đạt theo qui ước, khuôn mẫu có sẵn làm cho lời thơ, lời văn thêm tao nhã, thâm thuý.</p><p></p><p>* Ví dụ:</p><p></p><p>- Truyện kiều – Nguyễn Du</p><p></p><p>Với những hình ảnh ước lệ tượng trưng quen thuộc nhưng Nguyễn Du đã chọn lọc một cách tài tình miêu tả được những bức chân dung với nhiều vẻ đẹp khác nhau để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.</p><p></p><p>+ Khi tả chị em Thuý Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.</p><p></p><p>=> Dáng vẻ của họ thanh tú như cây mai, tâm hồn trong trắng như tuyết</p><p></p><p>+ Tả Thuý Vân:</p><p></p><p>“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang</p><p></p><p>Hoa cười ngọc thốt đoan trang</p><p></p><p>Mây thua nước tóc tuyết nhương màu da”</p><p></p><p>=> Qua nhiều hình ảnh ước lệ “khuôn trăng”, nét ngài” hay “ngọc”, “mây”, “tuyết” ta không kể hết được tỉ mỉ nhan sắc Thuý Vân nhưng ta biết được nhan sắc ấy rất tuyệt trần. Vẻ đẹp “trang trọng, dầy đặn” “nở nang, đoan trang”, “mây thua, tuyết nhường” luôn tạo cho mọi người xung quanh một tình cảm yêu mến, độ lượng . Vân hiện lên với chân dung một cô gái đoan trang, phúc hậu.</p><p></p><p>+ Tả Thuý Kiều:</p><p></p><p>“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn</p><p></p><p>Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”</p><p></p><p>=> Nguyễn Du cũng dùng những hình ảnh ước lệ quen thuộc “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” để chỉ ánh mắt, lông mày. Tuy vậy với những hình ảnh “hoa ghen, liễu hờn” nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều thuộc loại nhan sắc độc đáo kì lạ, vượt lên sự bình thường. Vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà”.</p><p></p><p>+ Tả Từ Hải:</p><p></p><p>“Râu hùm hàm én mày ngài</p><p></p><p>Vai năm tấc rộng thân mười thước cao”</p><p></p><p>=> Cách nói ước lệ “râu hùm”, “hàm én”, “mày ngài” để miêu tả vẻ đẹp đường bệ, uy nghi, phi thường của một nhân vật anh hùng, hiệp sĩ</p><p></p><p>- Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát</p><p></p><p>+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ</p><p></p><p>+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi</p><p></p><p>+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp.</p><p></p><p><strong>2.8. Tư duy nguyên hợp và quan điểm “văn- sử- triết bất phân” </strong></p><p></p><p>- Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - sử - triết bất phân trong văn học trung đại trước hết là đặc trưng của văn hoá trung đại nói chung một khi mà khối lượng tri thức của xã hội chưa phong phú tới độ đòi hỏi phải có sự phân ngành rạch ròi như về sau ở thời hiện đại.</p><p></p><p>- Hiện tượng văn – sử - triết bất phân được thể hiện trong hệ thống thể loại của văn học trung đại, gồm hai loại hình chính là: văn vần (thơ) và văn xuôi</p><p></p><p>- Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - sử - triết bất phân là hiện tượng đặc thù của văn học trung đại. Nó liên quan đến quy luật văn hoá, quan niệm văn chương ở thời trung đại. Nó thể hiện trong hệ thống thể loại văn học và trong cơ chế nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn học cụ thể, đa dạng, biến hoá. Nó còn chi phối cách làm tuyển tập văn thơ.</p><p></p><p>VD1: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là hiện tượng văn -sử -triết bất phân. Ở đây, rõ ràng đã hội tụ đủ cả ba yếu tố văn -sử -triết. Về triết, đó là lý tưởng nhân nghĩa trực tiếp rực sáng lên trong lời mở đầu tác phẩm:</p><p></p><p>“Từng nghe:</p><p></p><p>Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân</p><p></p><p>Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.”</p><p></p><p>Và tiếp tục chói lọi ở cuối tác phẩm:</p><p></p><p>“Xã tắc từ đây vững bền</p><p></p><p>Giang sơn từ đây đổi mới.</p><p></p><p>Kiền khôn bĩ mà lại thái</p><p></p><p>Nhật nguyệt hối mà lại minh.</p><p></p><p>Muôn thuở nền thái bình vững chắc</p><p></p><p>Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu. ...”</p><p></p><p>Về sử, đó là một bản tổng kết quá tài tình, theo tiêu chuẩn –cô đúc mà đầy đủ –thì khó trường hợp thứ hai về lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo từ buổi đầu vô cùng gian khổ cho đến cuối cùng đại thắng vẻ vang.</p><p></p><p>Về văn, trước hết là một nguồn cảm xúc trữ tình mang âm hưởng hào hùng bề thế tới mức có thể nói như vô tiền khoáng hậu, chẳng thế mà người đời sau đã mệnh danh là “thiên cổ hùng văn” (bài văn hùng của muôn thuở). Thứ đến, khả năng tư duy hình tượng này vận động ngược chiều nhau. Kẻ thù thì từ chỗ hung hăng tàn bạo đến hết chỗ nói nhưng rồi từng bước thất bại, thất bại sau nặng nề hơn thất bại trước, cuối cùng đại bại. Còn dân tộc, từ chỗ buổi đầu đầy gian truân vất vả, tưởng như thất bại đến nơi, nhưng rồi từng bước trưởng thành, chiến thắng, chiến thắng sau lớn hơn chiến thắng trước, cuối cùng đại thắng. Ở đây, cái phi thường là với mỗi tuyến, trong sự vận động, với từng sự kiện thất bại hay chiến thắng, đều đã có một hình tượng vừa sinh động, vừa phù hợp, không mảy may trùng lặp. Thứ nữa, còn là một năng lực kết cấu hoàn chỉnh, không một chút sơ suất trong một tác phẩm văn chương được viết theo thể cáo, điều không dễ có nhiều.Bình Ngô đại cáoquả là một kiệt tác văn chương kết tinh trên cơ sở của quy luật văn -sử -triết bất phân</p><p></p><p>Về triết đó là lí tưởng nhân nghĩa trực tiếp sáng rực lên trong lời mở đầu và tiếp tục chói lọi ở cuối tác phẩm</p><p></p><p><strong>2.9. Thơ trung đại phát triển sớm hơn văn xuôi</strong></p><p></p><p>- Dưới thời trung đại, văn chính luận mang là công cụ chủ yếu của nhà nước phong kiến. Những đặc thù trong tư duy nghệ thuật, truyền thống sáng tác dẫn đến một thực tế là các tác phẩm văn xuôi hình tượng chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn so với các tác phẩm thơ ca.</p><p>- Thể thơ được sử dụng phổ biến trong văn học trung đại là thơ Ðường luật. Ðây là hệ quả của quá trình giao lưu văn hóa lâu dài và nằm trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ cổ điển. Trong thời kỳ này, thơ Ðường luật đã được chính quy hóa trong văn chương trường ốc và văn chương cử tử. Đây chính là lý do mà thể loại này thống trị thi đàn văn học trung đại.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="SamSam2k, post: 194382, member: 317641"] [B]2.5. Văn học chịu sự chi phối của tư tưởng kinh điển, tôn giáo[/B] + Tư tưởng kinh điển và tôn giáo đã cung cấp cảm hứng, đề tài, chủ đề và gợi ý các thể loại văn học trung đại. + Các tôn giáo và học thuyết Phật, Nho, Đạo đã ảnh hưởng và tạo nên những nét đặc thù trong quan niệm của người trung đại về bản chất vũ trụ, không gian, thời gian, thiên nhiên, con người. + Tư tưởng tôn giáo và kinh điển đem lại hệ quả quan trọng như: phân biệt văn học linh thiêng và phàm tục; hạn chế sự biểu hiện cá nhân và ý thức cá nhân; mặt khác đem đến việc đề cao nội dung đạo đức và tính chất giáo huấn, văn học có mối quan hệ trực tiếp với tư tưởng. => Muốn lí giải những vấn đề thuộc về đặc trưng của văn chương, cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương thời trung đại tất yếu phải dựa trên những quan niệm nghệ thuật đặc thù về thế giới con người thời trung đại. *VD: + Khi tìm hiểu các truyện trong “ Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ, chúng ta thấy các truyện được viết chịu ảnh hưởng của quan điểm Nho giáo và Phật giáo, Thuyết “nhân quả” của đạo Phật ảnh hưởng khá rõ trong các kết thúc câu chuyện. + Truyện Kiều – Nguyễn Du Nàng rằng: Lồng-lộng trời cao, Hại nhân nhân hại sự nào tại ta? Đấy là gì nếu không phải là trình bày một cách khác đi vấn-đề “Thiện-nhân thiện báo, ác-nhân ác báo” (Làm lành thì quả-báo tốt, làm ác thì quả-báo xấu) của Nho-học? câu trên ngoài ảnh-hưởng với thuyết nhân-quả của Phật-giáo, Nguyễn-Du đã đưa ra một vấn-đề rất gần với thuyết “Thiên-mệnh” của Nho-giáo. Và theo Nguyễn-Du trong Truyện Kíều thì thuyết “Thiên-mệnh” này cũng chính là định lý nhân-quả của đạo Phật. Bởi lẽ đó, có nhiều người trong giới bình-dân Việt-Nam, kể cả nàng Kiều, đều tin một cách chắc-chắn rằng: Họa phúc, may hay rủi, vui hay buồn, tất cả đều đo tíền-định, do Thiên mệnh [B]2.6. Văn học chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học dân gian[/B] - Văn học viết Việt Nam hay bất kỳ một nền văn học dân tộc nào khác đều phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của văn học dân gian. - Mối quan hệ giữa văn học viết trung đại Việt Nam và văn học dân gian biểu hiện ở chỗ: văn học viết tiếp thu văn học dân gian từ đề tài, thi liệu, ngôn ngữ, quan niệm thẩm mĩ ở khía cạnh ngôn ngữ và thể loại. - Trong quá trình phát triển hai thể loại luôn có mối quan hệ biện chứng, tác động, bổ sung lẫn nhau để cùng phát triển. - Văn học dân gian là nền tảng của sự hình thành các thể loại tự sự, các tập văn xuôi chữ Hán, các truyện Nôm và các tập thơ ca của tác giả., * VD: + Nguyễn Dữ trong “Truyền kỳ mạn lục” đã đưa motip truyện dân gian như “lấy vợ kì dị”. “gặp gỡ người chết”, “xuống thủy cung”… để tạo ra câu chuyện mới. + “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô Sĩ Liên có nhiều tư liệu dân gian để viết chính sửa của nhà nước, nhiều sự tích vốn có của nguồn gốc từ truyền thuyết dân gian như công cuộc xây dựng thành của An Dương Vương với việc thần Kim Quy trừ tinh gà trắng và cho nhà vua móng vuốt làm lẫy nỏ. thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh với việc “cờ lau tập trận” và việc rồng hiện lên cứu Bộ Lĩnh qua sông… [B]2.7. Văn học sử dụng hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt [/B] - Văn học trung đại, ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để, nghiêm túc và phổ biến. Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới bằng hệ thống nghệ thuật ước lệ tượng trưng và đã trở thành một đặc trưng thi pháp của văn học. - Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học. - Ước lệ là cách quy ước biểu trưng trong biểu hiện nghệ thuật. Hiểu đơn giản, ước lệ là quy ước về chuẩn mực so sánh giữa các sự vật hiện tượng nhằm tạo ra một cách hiểu chung nào đó trong văn học nghệ thuật và trong đời sống. - Tượng trưng là dùng một hình tượng cụ thể đặc định để biểu hiện một khái niệm, tư tưởng hoặc tình cảm tương tự. Tượng trưng thường mang tính trừu tượng. - Tính ước lệ tượng trưng trong văn học nghệ thuật: + Bút pháp ước lệ tượng trưng là cách sử dụng những quy ước trong biểu hiện nghệ thuật như dùng hình tượng thiên nhiên đẹp: “trăng”,”hoa”,”ngọc”,”tuyết”… để nói về vẻ đẹp của con người. Thủ pháp ước lệ tượng trưng nghiêng về nghệ thuật gợi, tác động tới người đọc thông qua sự phán đoán, trí tưởng tượng chứ không miêu tả cụ thể, tỉ mỉ. + Ước lệ tượng trưng là một đặc điểm của nghệ thuật thơ văn cổ. Đó là cách diễn đạt theo qui ước, khuôn mẫu có sẵn làm cho lời thơ, lời văn thêm tao nhã, thâm thuý. * Ví dụ: - Truyện kiều – Nguyễn Du Với những hình ảnh ước lệ tượng trưng quen thuộc nhưng Nguyễn Du đã chọn lọc một cách tài tình miêu tả được những bức chân dung với nhiều vẻ đẹp khác nhau để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. + Khi tả chị em Thuý Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”. => Dáng vẻ của họ thanh tú như cây mai, tâm hồn trong trắng như tuyết + Tả Thuý Vân: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc tuyết nhương màu da” => Qua nhiều hình ảnh ước lệ “khuôn trăng”, nét ngài” hay “ngọc”, “mây”, “tuyết” ta không kể hết được tỉ mỉ nhan sắc Thuý Vân nhưng ta biết được nhan sắc ấy rất tuyệt trần. Vẻ đẹp “trang trọng, dầy đặn” “nở nang, đoan trang”, “mây thua, tuyết nhường” luôn tạo cho mọi người xung quanh một tình cảm yêu mến, độ lượng . Vân hiện lên với chân dung một cô gái đoan trang, phúc hậu. + Tả Thuý Kiều: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” => Nguyễn Du cũng dùng những hình ảnh ước lệ quen thuộc “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” để chỉ ánh mắt, lông mày. Tuy vậy với những hình ảnh “hoa ghen, liễu hờn” nhà thơ đã cho thấy nhan sắc Thuý Kiều thuộc loại nhan sắc độc đáo kì lạ, vượt lên sự bình thường. Vẻ đẹp “sắc sảo, mặn mà”. + Tả Từ Hải: “Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao” => Cách nói ước lệ “râu hùm”, “hàm én”, “mày ngài” để miêu tả vẻ đẹp đường bệ, uy nghi, phi thường của một nhân vật anh hùng, hiệp sĩ - Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Cao Bá Quát + Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ + Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó chạy ngược xuôi + Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng- con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp. [B]2.8. Tư duy nguyên hợp và quan điểm “văn- sử- triết bất phân” [/B] - Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - sử - triết bất phân trong văn học trung đại trước hết là đặc trưng của văn hoá trung đại nói chung một khi mà khối lượng tri thức của xã hội chưa phong phú tới độ đòi hỏi phải có sự phân ngành rạch ròi như về sau ở thời hiện đại. - Hiện tượng văn – sử - triết bất phân được thể hiện trong hệ thống thể loại của văn học trung đại, gồm hai loại hình chính là: văn vần (thơ) và văn xuôi - Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - sử - triết bất phân là hiện tượng đặc thù của văn học trung đại. Nó liên quan đến quy luật văn hoá, quan niệm văn chương ở thời trung đại. Nó thể hiện trong hệ thống thể loại văn học và trong cơ chế nghệ thuật của mỗi tác phẩm văn học cụ thể, đa dạng, biến hoá. Nó còn chi phối cách làm tuyển tập văn thơ. VD1: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là hiện tượng văn -sử -triết bất phân. Ở đây, rõ ràng đã hội tụ đủ cả ba yếu tố văn -sử -triết. Về triết, đó là lý tưởng nhân nghĩa trực tiếp rực sáng lên trong lời mở đầu tác phẩm: “Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.” Và tiếp tục chói lọi ở cuối tác phẩm: “Xã tắc từ đây vững bền Giang sơn từ đây đổi mới. Kiền khôn bĩ mà lại thái Nhật nguyệt hối mà lại minh. Muôn thuở nền thái bình vững chắc Ngàn thu vết nhục nhã sạch làu. ...” Về sử, đó là một bản tổng kết quá tài tình, theo tiêu chuẩn –cô đúc mà đầy đủ –thì khó trường hợp thứ hai về lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo từ buổi đầu vô cùng gian khổ cho đến cuối cùng đại thắng vẻ vang. Về văn, trước hết là một nguồn cảm xúc trữ tình mang âm hưởng hào hùng bề thế tới mức có thể nói như vô tiền khoáng hậu, chẳng thế mà người đời sau đã mệnh danh là “thiên cổ hùng văn” (bài văn hùng của muôn thuở). Thứ đến, khả năng tư duy hình tượng này vận động ngược chiều nhau. Kẻ thù thì từ chỗ hung hăng tàn bạo đến hết chỗ nói nhưng rồi từng bước thất bại, thất bại sau nặng nề hơn thất bại trước, cuối cùng đại bại. Còn dân tộc, từ chỗ buổi đầu đầy gian truân vất vả, tưởng như thất bại đến nơi, nhưng rồi từng bước trưởng thành, chiến thắng, chiến thắng sau lớn hơn chiến thắng trước, cuối cùng đại thắng. Ở đây, cái phi thường là với mỗi tuyến, trong sự vận động, với từng sự kiện thất bại hay chiến thắng, đều đã có một hình tượng vừa sinh động, vừa phù hợp, không mảy may trùng lặp. Thứ nữa, còn là một năng lực kết cấu hoàn chỉnh, không một chút sơ suất trong một tác phẩm văn chương được viết theo thể cáo, điều không dễ có nhiều.Bình Ngô đại cáoquả là một kiệt tác văn chương kết tinh trên cơ sở của quy luật văn -sử -triết bất phân Về triết đó là lí tưởng nhân nghĩa trực tiếp sáng rực lên trong lời mở đầu và tiếp tục chói lọi ở cuối tác phẩm [B]2.9. Thơ trung đại phát triển sớm hơn văn xuôi[/B] - Dưới thời trung đại, văn chính luận mang là công cụ chủ yếu của nhà nước phong kiến. Những đặc thù trong tư duy nghệ thuật, truyền thống sáng tác dẫn đến một thực tế là các tác phẩm văn xuôi hình tượng chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn so với các tác phẩm thơ ca. - Thể thơ được sử dụng phổ biến trong văn học trung đại là thơ Ðường luật. Ðây là hệ quả của quá trình giao lưu văn hóa lâu dài và nằm trong quan niệm thẩm mỹ của các nhà thơ cổ điển. Trong thời kỳ này, thơ Ðường luật đã được chính quy hóa trong văn chương trường ốc và văn chương cử tử. Đây chính là lý do mà thể loại này thống trị thi đàn văn học trung đại. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
CHUYÊN NGÀNH khác
Luận văn, Tiểu luận
Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam
Top