Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Cua Ta" data-source="post: 118003" data-attributes="member: 24800"><p><strong>MỞ ĐẦU</strong></p><p><strong>1. Lý do chọn đề tài</strong></p><p>a, Văn học dân tộc bao gồm văn học của nhiều vùng đất. Từ khi hình thành cho đến nay, văn học Nam Bộ đã có một đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút, hàng nghìn tác phẩm, hấp dẫn hàng triệu độc giả và để lại những dấu son không phai mờ trong kí ức của bao người. Nhiều nhà văn Nam Bộ đã có công rất lớn trong buổi đầu hình thành nền văn chương viết bằng chữ quốc ngữ và thực sự có đóng góp trong suốt tiến trình phát triển của nền văn học nước ta trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, do những hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, văn học Nam Bộ có một thời khá dài chưa được giới nghiên cứu phê bình quan tâm đúng mức, đó là chưa nói đến có lúc dường như quên lãng, ít được nhắc tới, hoặc chỉ được biết tới với những gương mặt nổi bật như: Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam … Bởi thế, nhìn trên phương diện toàn cục, cũng như nhìn riêng ở góc độ tác gia, tác phẩm, văn học Nam Bộ vẫn còn bao điều bỏ ngỏ. </p><p>b, Sau ngày thống nhất đất nước, nhất là từ ngày bước vào công cuộc đổi mới, nhiều di sản phong phú của văn hóa dân tộc, nhiều bộ phận xu hướng, trào lưu văn học trong quá khứ, cũng như văn học của mọi vùng miền trên đất nước được quan tâm nghiên cứu. Cũng vì thế, những giá trị quý báu của văn học vùng đất phương Nam Tổ quốc đã được nhận ra. Nhiều gương mặt nhà văn Nam Bộ thuộc các thế hệ khác nhau ở cả hai miền Nam Bắc được hội ngộ trong gia đình lớn văn học cả nước, trong đó có Trang Thế Hy - Một “người hiền của văn chương Nam Bộ” (Nguyên Ngọc). Trang Thế Hy cũng có cách viết riêng, mang dáng riêng, không giống ai. Những tác phẩm của ông đã một thời đông đảo bạn đọc mến mộ và giành được nhiều giải thưởng cao quý. Thế nhưng, nhiều người đã không biết đến ông. Điều đó có lẽ do cách viết và cách sống của ông lặng lẽ quá, kín đáo quá.</p><p>c, Chọn đề tài: <em>Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy</em> chúng tôi muốn đi sâu nhận diện một gương mặt tác gia với những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn mà giới nghiên cứu chưa có dịp phát hiện nhiều, đưa nhà văn độc đáo ấy đến gần mọi người hơn. Đồng thời, với đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định một cuộc đời lao động nghệ thuật nghiêm túc với nhiều công hiến, đóng góp đáng trọng của nhà văn Bến Tre này. Qua đó khẳng định đóng góp rất đáng trân trọng của Trang Thế Hy vào nền văn xuôi hiện đại nước ta nói chung và văn học vùng đất phương Nam nói riêng.</p><p><strong>2.</strong> <strong>Lịch sử vấn đề</strong></p><p>Trong các công trình biên khảo, tuyển chọn, cái tên Trang Thế Hy được nhắc đến khá nhiều. Trong các tập sách nghiên cứu, phê bình như <em>Một thời đại văn học mới,</em> <em>Từ điển văn học</em> (Bộ mới), <em>Nhìn lại một chặng đường Văn học, Văn học thời kỳ 1945 – 1975 ở Tp. Hồ Chí Minh, Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, Địa chí Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, Văn học Bến Tre</em>….đều giành những vị trí cho nhà văn xứ Dừa này.</p><p>Dưới đây chỉ điểm lại một số bài nghiên cứu và công trình tiêu biểu có liên quan đến truyện ngắn Trang Thế Hy:</p><p>- Năm 1987, Vương Trí Nhàn trong bài viết <em>40 năm phát triển ngôn ngữ văn học </em>(in trong tập tiểu luận <em>Một thời đại văn học mới, </em>Nxb Văn học) đã nhận xét về chất đời thường của ngôn ngữ trong truyện ngắn <em>Con cá không biệt tăm </em>của Trang Thế Hy<em>.</em> </p><p>- Năm 1988, trong <em>Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh</em> do GS Trần văn Giàu chủ biên, Trang Thế Hy được nhắc đến với những đóng góp cho phong trào đấu tranh ở Sài Gòn qua một loạt truyện ngắn đăng trên báo <em>Nhân loại.</em></p><p>- Năm 2000, trong tập tiểu luận phê bình <em>Lòng đạo xin tròn một tấm gương, </em>Dương Trọng Dật có bài viết ghi nhận <em>“Mưa ấm - Một giai đoạn sáng tác mới của Trang Thế Hy”.</em></p><p><strong>- </strong>Cũng trong năm 2000<strong>,</strong> tiếp tục mạch nghiên cứu rất sớm về văn học đô thị miền Nam qua hai cuộc kháng chiến, công trình <em>Nhìn lại một chặng đường văn học</em> của PGS. Trần Hữu Tá đã tuyển chọn ba truyện ngắn của Trang Thế Hy và khẳng định những đóng góp của nhà văn này. </p><p>- Ngày 23.05.2002 có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời cầm bút của Trang Thế Hy. Lần đầu tiên một hội thảo khoa học thẩm định nghiêm túc về những tác phẩm của ông được tổ chức. Buổi hội thảo đã quy tụ nhiều nhà văn, nhà phê bình văn học có tên tuổi như Trần Đình Sử, Lê Minh Khuê, Nguyễn Khắc Trường, Trung Trung Đỉnh, Hồng Diệu, Bùi Việt Thắng…..Bằng cảm nhận của mình, mỗi bài viết đều có ý kiến phát hiện những nét đặc sắc của truyện ngắn Trang Thế Hy: từ cách kể chuyện có duyên mà sâu sắc, đậm chất triết lý cho đến nghệ thuật tạo dựng hình tượng nhân vật “tôi” cùng với một cách viết rất kỹ lưỡng….Lê Minh Khuê nhận ra một <em>Phong cách Trang Thế Hy: “Ông là tác giả Nam Bộ, văn chương Nam Bộ dường như một mình ông một phong cách. Ông không bình dân, không nhiều sôi nổi. Ông hiện lên trên trang viết với sự tinh tường, thấu hiểu và điềm tĩnh trước cuộc sống…” </em></p><p>- <em>Từ điển văn học</em> - Bộ mới, (2003), ở mục từ Trang Thế Hy, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá lại viết những dòng tinh gọn và khá đầy đủ về cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn này. Năm 2004, trên báo <em>Tuổi trẻ</em> số ra 9/10/2004, nhân mừng sinh nhật lần thứ tám mươi của nhà văn, Trần Hữu Tá có bài <em>Đọc Trang Thế Hy.</em> Ý tứ của các bài viết trước được Trần Hữu Tá bổ sung chi tiết hơn, nói lên được đóng góp của Trang Thê Hy trong dòng chảy văn học Nam Bộ trước và sau ông với tấm lòng trân trọng, quý mến.</p><p>- Hoài Anh trong “Trang Thế Hy – Người suốt đời lo trả <em>Nợ nước mắt</em>” (<em>Tạp chí Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh</em>, số 21, 2005) với việc phân tích chi tiết nhiều truyện ngắn tiêu biểu đã phát hiện ra:</p><p><em>Truyện ngắn Trang Thế Hy thường đi vào cảnh đời u uẩn của những con người mất mát hay không thành đạt, nhưng vẫn luôn giữ tính tự trọng….thông qua những câu chuyện, những sự việc tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng lại thể hiện được những dao động tâm lý của nhân vật….Tất cả được diễn biến lồng trong một bối cảnh đặc biệt Nam Bộ và được chuyển tải bằng một thứ ngôn ngữ giàu màu sắc địa phương dung dị…..tạo ra được nhiều tầng đan xen hòa quện</em>.</p><p>- Gần đây nhất, khi tuyển tập <em>Truyện ngắn Trang Thế Hy</em> do Nxb Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2006, nhà văn Nguyên Ngọc đã có bài viết mở đầu tập sách: <em>Người hiền của văn chương Nam Bộ. </em>Có thể nói, đây là một trong những bài viết kỹ lưỡng, sâu sắc và giàu tình cảm nhất dành cho cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Trang Thế Hy. Nguyên Ngọc đã mạnh dạn so sánh và khẳng định:</p><p><em>Nếu Nam Bộ có một Nguyễn Tuân, thì cái ông Nguyễn Tuân đó ắt sẽ là Trang Thế Hy.</em> Bởi lẽ, (nếu) <em>Nguyễn Tuân là người suốt đời đi tìm cái đẹp, mải mê theo đuổi cái đẹp, tẩn mẩn, chăm chút, rất kĩ tính, khó tính nhiều lúc đến kì cục, và có phần hơi nhấm nháp nữa</em> (thì Trang Thế Hy) <em>cũng là người chơi cái trò chơi thanh nhã ấy, nghĩa là tiếp tục cái truyền thống của các bậc tao nhân mặc khách xưa (…) vừa có cái gì đó rất hiện thực, rất hiện đại, vừa có cái gì đó rất xưa, thậm chí có phần cổ kính nữa”…</em>.</p><p>- Trên <em>Văn nghệ sông Cửu Long Online</em>, 2007, có đăng bài <em>Từ một trang văn</em> của tác giả Diễm Thi. Trong bài viết của mình, ngoài việc bao quát cuộc đời và văn nghiệp Trang Thế Hy, người viết đã cung cấp thêm những tác phẩm thất lạc trong chiến tranh của nhà văn. Đây là những tư liệu quý giá cung cấp thêm cho bạn đọc hiểu rõ hơn về chặng đường sáng tác trước 1975 cũng như sự xuyên suốt trong tư tưởng, chủ đề của ông…..</p><p><strong>Những ý kiến của người đi trước trên đây, sẽ là tư liệu và cơ sở giúp cho luận văn tiếp tục đi sâu tìm hiểu về đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy.</strong></p><p><strong>3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu</strong></p><p><strong><em>3.1. Đối tượng nghiên cứu</em></strong></p><p>Đề tài chỉ tập trung đi sâu phát hiện và nhận diện những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Trang Thế Hy về tư tưởng và nghệ thuật. Từ đó khẳng định sự đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại nước ta sau 1955 đến nay.</p><p> <strong><em>3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu</em></strong></p><p>Do sáng tác của Trang Thế Hy bị thất lạc nhiều trong chiến tranh nên trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu trong tuyển tập mới nhất là <em>Truyện ngắn Trang Thế Hy</em> (Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2006). </p><p><strong>4. Phương pháp nghiên cứu</strong></p><p>Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: <em>Phương pháp phân tích, tổng hợp</em>; <em>Phương pháp thống kê</em>; <em>Phương pháp so sánh – lịch sử.</em></p><p><strong>5. Bố cục luận văn</strong></p><p>Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương chính: Chương 1: <em>Trang Thế Hy trong dòng văn học yêu nước và cách mạng (1955-1975) ở miền Nam</em></p><p>Chương 2: <em>Vùng đất và con người Nam Bộ trong truyện ngắn </em></p><p><em>Trang Thế Hy</em></p><p>Chương 3: <em>Bút pháp nghệ thuật truyện ngắn Trang Thế Hy</em></p><p>***</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Cua Ta, post: 118003, member: 24800"] [B]MỞ ĐẦU[/B] [B]1. Lý do chọn đề tài[/B] a, Văn học dân tộc bao gồm văn học của nhiều vùng đất. Từ khi hình thành cho đến nay, văn học Nam Bộ đã có một đời sống rất sôi nổi với hàng trăm cây bút, hàng nghìn tác phẩm, hấp dẫn hàng triệu độc giả và để lại những dấu son không phai mờ trong kí ức của bao người. Nhiều nhà văn Nam Bộ đã có công rất lớn trong buổi đầu hình thành nền văn chương viết bằng chữ quốc ngữ và thực sự có đóng góp trong suốt tiến trình phát triển của nền văn học nước ta trong thế kỷ XX. Tuy nhiên, do những hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử, văn học Nam Bộ có một thời khá dài chưa được giới nghiên cứu phê bình quan tâm đúng mức, đó là chưa nói đến có lúc dường như quên lãng, ít được nhắc tới, hoặc chỉ được biết tới với những gương mặt nổi bật như: Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam … Bởi thế, nhìn trên phương diện toàn cục, cũng như nhìn riêng ở góc độ tác gia, tác phẩm, văn học Nam Bộ vẫn còn bao điều bỏ ngỏ. b, Sau ngày thống nhất đất nước, nhất là từ ngày bước vào công cuộc đổi mới, nhiều di sản phong phú của văn hóa dân tộc, nhiều bộ phận xu hướng, trào lưu văn học trong quá khứ, cũng như văn học của mọi vùng miền trên đất nước được quan tâm nghiên cứu. Cũng vì thế, những giá trị quý báu của văn học vùng đất phương Nam Tổ quốc đã được nhận ra. Nhiều gương mặt nhà văn Nam Bộ thuộc các thế hệ khác nhau ở cả hai miền Nam Bắc được hội ngộ trong gia đình lớn văn học cả nước, trong đó có Trang Thế Hy - Một “người hiền của văn chương Nam Bộ” (Nguyên Ngọc). Trang Thế Hy cũng có cách viết riêng, mang dáng riêng, không giống ai. Những tác phẩm của ông đã một thời đông đảo bạn đọc mến mộ và giành được nhiều giải thưởng cao quý. Thế nhưng, nhiều người đã không biết đến ông. Điều đó có lẽ do cách viết và cách sống của ông lặng lẽ quá, kín đáo quá. c, Chọn đề tài: [I]Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy[/I] chúng tôi muốn đi sâu nhận diện một gương mặt tác gia với những nét đặc sắc về tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn mà giới nghiên cứu chưa có dịp phát hiện nhiều, đưa nhà văn độc đáo ấy đến gần mọi người hơn. Đồng thời, với đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định một cuộc đời lao động nghệ thuật nghiêm túc với nhiều công hiến, đóng góp đáng trọng của nhà văn Bến Tre này. Qua đó khẳng định đóng góp rất đáng trân trọng của Trang Thế Hy vào nền văn xuôi hiện đại nước ta nói chung và văn học vùng đất phương Nam nói riêng. [B]2.[/B] [B]Lịch sử vấn đề[/B] Trong các công trình biên khảo, tuyển chọn, cái tên Trang Thế Hy được nhắc đến khá nhiều. Trong các tập sách nghiên cứu, phê bình như [I]Một thời đại văn học mới,[/I] [I]Từ điển văn học[/I] (Bộ mới), [I]Nhìn lại một chặng đường Văn học, Văn học thời kỳ 1945 – 1975 ở Tp. Hồ Chí Minh, Văn học Việt Nam nơi miền đất mới, Địa chí Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, Văn học Bến Tre[/I]….đều giành những vị trí cho nhà văn xứ Dừa này. Dưới đây chỉ điểm lại một số bài nghiên cứu và công trình tiêu biểu có liên quan đến truyện ngắn Trang Thế Hy: - Năm 1987, Vương Trí Nhàn trong bài viết [I]40 năm phát triển ngôn ngữ văn học [/I](in trong tập tiểu luận [I]Một thời đại văn học mới, [/I]Nxb Văn học) đã nhận xét về chất đời thường của ngôn ngữ trong truyện ngắn [I]Con cá không biệt tăm [/I]của Trang Thế Hy[I].[/I] - Năm 1988, trong [I]Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh[/I] do GS Trần văn Giàu chủ biên, Trang Thế Hy được nhắc đến với những đóng góp cho phong trào đấu tranh ở Sài Gòn qua một loạt truyện ngắn đăng trên báo [I]Nhân loại.[/I] - Năm 2000, trong tập tiểu luận phê bình [I]Lòng đạo xin tròn một tấm gương, [/I]Dương Trọng Dật có bài viết ghi nhận [I]“Mưa ấm - Một giai đoạn sáng tác mới của Trang Thế Hy”.[/I] [B]- [/B]Cũng trong năm 2000[B],[/B] tiếp tục mạch nghiên cứu rất sớm về văn học đô thị miền Nam qua hai cuộc kháng chiến, công trình [I]Nhìn lại một chặng đường văn học[/I] của PGS. Trần Hữu Tá đã tuyển chọn ba truyện ngắn của Trang Thế Hy và khẳng định những đóng góp của nhà văn này. - Ngày 23.05.2002 có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời cầm bút của Trang Thế Hy. Lần đầu tiên một hội thảo khoa học thẩm định nghiêm túc về những tác phẩm của ông được tổ chức. Buổi hội thảo đã quy tụ nhiều nhà văn, nhà phê bình văn học có tên tuổi như Trần Đình Sử, Lê Minh Khuê, Nguyễn Khắc Trường, Trung Trung Đỉnh, Hồng Diệu, Bùi Việt Thắng…..Bằng cảm nhận của mình, mỗi bài viết đều có ý kiến phát hiện những nét đặc sắc của truyện ngắn Trang Thế Hy: từ cách kể chuyện có duyên mà sâu sắc, đậm chất triết lý cho đến nghệ thuật tạo dựng hình tượng nhân vật “tôi” cùng với một cách viết rất kỹ lưỡng….Lê Minh Khuê nhận ra một [I]Phong cách Trang Thế Hy: “Ông là tác giả Nam Bộ, văn chương Nam Bộ dường như một mình ông một phong cách. Ông không bình dân, không nhiều sôi nổi. Ông hiện lên trên trang viết với sự tinh tường, thấu hiểu và điềm tĩnh trước cuộc sống…” [/I] - [I]Từ điển văn học[/I] - Bộ mới, (2003), ở mục từ Trang Thế Hy, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá lại viết những dòng tinh gọn và khá đầy đủ về cuộc đời và văn nghiệp của nhà văn này. Năm 2004, trên báo [I]Tuổi trẻ[/I] số ra 9/10/2004, nhân mừng sinh nhật lần thứ tám mươi của nhà văn, Trần Hữu Tá có bài [I]Đọc Trang Thế Hy.[/I] Ý tứ của các bài viết trước được Trần Hữu Tá bổ sung chi tiết hơn, nói lên được đóng góp của Trang Thê Hy trong dòng chảy văn học Nam Bộ trước và sau ông với tấm lòng trân trọng, quý mến. - Hoài Anh trong “Trang Thế Hy – Người suốt đời lo trả [I]Nợ nước mắt[/I]” ([I]Tạp chí Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh[/I], số 21, 2005) với việc phân tích chi tiết nhiều truyện ngắn tiêu biểu đã phát hiện ra: [I]Truyện ngắn Trang Thế Hy thường đi vào cảnh đời u uẩn của những con người mất mát hay không thành đạt, nhưng vẫn luôn giữ tính tự trọng….thông qua những câu chuyện, những sự việc tưởng chừng như ngẫu nhiên nhưng lại thể hiện được những dao động tâm lý của nhân vật….Tất cả được diễn biến lồng trong một bối cảnh đặc biệt Nam Bộ và được chuyển tải bằng một thứ ngôn ngữ giàu màu sắc địa phương dung dị…..tạo ra được nhiều tầng đan xen hòa quện[/I]. - Gần đây nhất, khi tuyển tập [I]Truyện ngắn Trang Thế Hy[/I] do Nxb Văn hóa Sài Gòn ấn hành năm 2006, nhà văn Nguyên Ngọc đã có bài viết mở đầu tập sách: [I]Người hiền của văn chương Nam Bộ. [/I]Có thể nói, đây là một trong những bài viết kỹ lưỡng, sâu sắc và giàu tình cảm nhất dành cho cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Trang Thế Hy. Nguyên Ngọc đã mạnh dạn so sánh và khẳng định: [I]Nếu Nam Bộ có một Nguyễn Tuân, thì cái ông Nguyễn Tuân đó ắt sẽ là Trang Thế Hy.[/I] Bởi lẽ, (nếu) [I]Nguyễn Tuân là người suốt đời đi tìm cái đẹp, mải mê theo đuổi cái đẹp, tẩn mẩn, chăm chút, rất kĩ tính, khó tính nhiều lúc đến kì cục, và có phần hơi nhấm nháp nữa[/I] (thì Trang Thế Hy) [I]cũng là người chơi cái trò chơi thanh nhã ấy, nghĩa là tiếp tục cái truyền thống của các bậc tao nhân mặc khách xưa (…) vừa có cái gì đó rất hiện thực, rất hiện đại, vừa có cái gì đó rất xưa, thậm chí có phần cổ kính nữa”…[/I]. - Trên [I]Văn nghệ sông Cửu Long Online[/I], 2007, có đăng bài [I]Từ một trang văn[/I] của tác giả Diễm Thi. Trong bài viết của mình, ngoài việc bao quát cuộc đời và văn nghiệp Trang Thế Hy, người viết đã cung cấp thêm những tác phẩm thất lạc trong chiến tranh của nhà văn. Đây là những tư liệu quý giá cung cấp thêm cho bạn đọc hiểu rõ hơn về chặng đường sáng tác trước 1975 cũng như sự xuyên suốt trong tư tưởng, chủ đề của ông….. [B]Những ý kiến của người đi trước trên đây, sẽ là tư liệu và cơ sở giúp cho luận văn tiếp tục đi sâu tìm hiểu về đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy.[/B] [B]3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu[/B] [B][I]3.1. Đối tượng nghiên cứu[/I][/B] Đề tài chỉ tập trung đi sâu phát hiện và nhận diện những đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Trang Thế Hy về tư tưởng và nghệ thuật. Từ đó khẳng định sự đóng góp của nhà văn trong nền văn xuôi hiện đại nước ta sau 1955 đến nay. [B][I]3.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu[/I][/B] Do sáng tác của Trang Thế Hy bị thất lạc nhiều trong chiến tranh nên trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu trong tuyển tập mới nhất là [I]Truyện ngắn Trang Thế Hy[/I] (Nxb Văn hóa Sài Gòn, 2006). [B]4. Phương pháp nghiên cứu[/B] Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau: [I]Phương pháp phân tích, tổng hợp[/I]; [I]Phương pháp thống kê[/I]; [I]Phương pháp so sánh – lịch sử.[/I] [B]5. Bố cục luận văn[/B] Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 3 chương chính: Chương 1: [I]Trang Thế Hy trong dòng văn học yêu nước và cách mạng (1955-1975) ở miền Nam[/I] Chương 2: [I]Vùng đất và con người Nam Bộ trong truyện ngắn [/I] [I]Trang Thế Hy[/I] Chương 3: [I]Bút pháp nghệ thuật truyện ngắn Trang Thế Hy[/I] *** [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Đặc điểm truyện ngắn Trang Thế Hy
Top