Cứu sống bản thân và đồng loại
Một ngày nọ, đại vương hồ ly đang ngồi đọc một quyển sách được tổ tiên nó viết ra. Trong sách có một câu như thế này: “Giết chết một con cò đồng nghĩa với việc cứu sống 100 con tôm”.
Đại vương hồ ly không hiểu ý nghĩa của câu này lắm liền hỏi đại thần trong triều của y, đại thần nói:
“Cò là một loài chim sống trên mặt nước có mỏ và cẳng rất dài, chúng thích ăn tôm tép, nếu giết chết chúng thì chúng sẽ không ăn thịt tôn tép được nữa. Vì vậy, có thể nói, việc giết chết một con cò đồng nghĩa với việc cứu sống 100 con tôm”.
“Ừm, có lý, có lý!” Đại vương hồ ly gật gù liên tục rồi đột nhiên lắc đầu, nói: “Không được rồi! Họ hồ ly chúng ta rất thích ăn gà, nếu có ai đổi câu nói đó thành – đánh chết một con hồ ly đồng nghĩa với việc cứu sống 100 con gà, thì có phải là sẽ trở thành chuyện cười cho thiên hạ không?”.
“Đúng thế ạ. Đây là sách do tổ tiên chúng ta viết ra, chúng ta có thể sửa, nhất định phải sửa”. Đại thần hồ ly nghĩ ngợi một lát rồi nói: “Đại vương, chi bằng sửa thế này đi – đánh chết một con chó đồng nghĩa với việc cứu sống 100 con hồ ly”.
“Thế nghĩa là thế nào?” – Đại vương hồ ly vẫn chưa hiểu ý của đại thần hồ ly.
Đại thần hồ ly đáp: “Họ nhà hồ ly chúng ta rất thích ăn gà, chỉ có gà mới có thể sinh tồn nhưng chó lại bảo vệ gà, không để cho chúng ta ăn thịt gà. Nếu như có thể đánh chết chó thì họ nhà chúng ta có thể ăn gà mà như vậy thì có thể nói rằng việc giết một con chó đồng nghĩa với việc cứu 100 còn hồ ly. Đại vương, ngài thấy thế có được không ạ?”.
“Sửa rất hay, sửa rất hay”. Đại vương khoái chí đứng dậy không ngớt lời ca ngợi.
Từ đó trở đi câu nói đó được ghi lại rõ ràng trong sách của họ nhà hồ ly.
LỜI BÌNH
Đưa đối thủ đến chỗ chết đồng nghĩa cứu sống được vô số đồng loại. Như vậy dồn đối thủ đến đường cùng có hai cái lợi, một là cứu được bản thân và thứ nữa là cứu được đồng loại.