rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo : " Do You Still Love Me as Much as You Did, Darling?" On Measuring Emotional Intensity
He loves his wife more than she loves him
Published on December 19, 2008 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love
Mọi người thường nói về cường độ của những cảm xúc của họ : họ nói với chúng ta rằng sự tức giận của họ là quá mạnh, rằng họ cảm thấy cực kỳ buồn, rằng họ đang yêu điên cuồng. Mặc cho cách sử dụng phổ biến này thì khái niệm về " cường độ cảm xúc " ( emotional intensity ) là khá phức tạp, khi nó được áp dụng vào những hiện tượng khác nhau, và không phải tất cả các hiện tượng đều có thể so được với nhau.
Những đặc điểm đa dạng của cường độ cảm xúc được thể hiện trong 2 khía cạnh cơ bản : độ lớn ( cường độ tột đỉnh ) và cấu trúc thời gian ( độ lâu ). Độ lâu có thể thay đổi đột ngột với những mức độ ( so sánh ) của cường độ tột đỉnh. Trong 1 nghiên cứu, những người tham gia đánh giá về cảm xúc tích cực gắn với việc " ai đó mà bạn thấy quyến rũ đề nghị có một buổi cafe với bạn " cao gần bằng với cảm xúc trải nghiệm sau khi " cứu đứa bé con nhà hàng xóm khỏi một vụ tai nạn xe oto". Tuy nhiên, độ lâu trung bình ( được đánh giá ) gắn liền với trường hợp đầu là 20 phút , trong khi trường hợp sau nhiều hơn 5 giờ. Tương tự như vậy, những người tham gia đánh giá rằng họ sẽ dừng việc nghiền ngẫm về lời đề nghị cafe sau khoảng 2 giờ, trong khi trải nghiệm về vụ tại nạn xe có thể dẫn đến sự nghiền ngẫm về nó trong khoảng 1 tuần.
Thông thường con người ta thường đo lường về cường độ cảm xúc. Chúng ta đo cường độ của cùng một cảm xúc được trải nghiệm tại những thời điểm khác nhau và hướng đến 2 người khác nhau (" Tôi yêu cô nhiều hơn những người phụ nữ tôi đã yêu trước đây" ), hoặc cùng một cảm xúc được con người cảm nhận tại những thời điểm khác nhau (" Bạn đã từng yêu tôi nhiều hơn bây giờ") . Chúng ta cũng có thể so sánh cường độ của những cảm xúc khác nhau ở cùng 1 người (" Bởi vì tình yêu to lớn của tôi đối với bạn, tôi đang cố kiểm soát cơn giận của tôi" ) hoặc cùng một cảm xúc ở những người khác nhau (" Anh ta yêu vợ nhiều hơn cô ấy yêu anh ")
Việc đo lường cường độ cảm xúc được thực hiện bằng cách so sánh với những trạng thái tương tự và bằng cách tìm thấy những đặc điểm nhất định mà những sự thay đổi có tương quan với những sự thay đổi về cường độ của toàn bộ trạng thái. Những đặc điểm đó có thể là : sự bất ổn định, cường độ cảm giác và những kiểu hành vi. Do đó, tham chiếu đến chiều kích cảm giác là quan trọng trong việc đo lường cường độ của những cảm xúc của chúng ta, nhưng không phải của những người khác. Trong trường hợp sau thì những biểu hiện hành vi là quan trọng hơn.
Cường độ cảm xúc được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau , có thể được phân thành 2 nhóm chính, một nhóm chỉ về ảnh hưởng của sự kiện gây ra trạng thái cảm xúc và nhóm khác chỉ về hoàn cảnh của những tác nhân liên quan trong trạng thái cảm xúc. Những nhân tố chính tạo nên tầm ảnh hưởng của sự kiện là : sức mạnh, tính thực tế, và sự xác đáng của sự kiện. Những nhân tố chính tạo nên hoàn cảnh là : sự chịu trách nhiệm, sự sẵn sàng và sự xứng đáng
Sức mạnh ( strength ) của sự kiện là một nhân tố chính quyết định cường độ của cảm xúc. Ví dụ, nó ám chỉ đến mức độ nhận thức của chúng ta về sự quyến rũ và đức hạnh của người yêu và trong trường hợp ghen tỵ, đó là sự nhìn nhận về sự thua kém của chúng ta. Một tương quan rõ ràng luôn luôn tồn tại giữa sức mạnh của sự kiện được nhìn nhận và cường độ cảm xúc : sự kiện càng mạnh mẽ thì cảm xúc càng mãnh liệt ; do đó, người yêu của ta càng quyến rũ thì tình yêu của ta đối với họ càng mạnh mẽ.
Chúng ta càng nhận thấy sự kiện là thực ( real ) thì cảm xúc của ta càng mãnh liệt. Quan niệm " thực tại cảm xúc " ( emotional reality ) ám chỉ rằng liệu sự kiện đó có thực sự tồn tại không; và tính chât sinh động của sự kiện đó. Cường độ cảm xúc là mạnh mẽ nhất khi một sự kiện là thật ở cả hai cảm giác ( thực sự tồn tại và sinh động ). Cảm giác " sự kiện thực sự tồn tại " quan trọng hơn trong tình yêu hơn là trong ham muốn tình dục vì tình yêu đòi hỏi một mối quan hệ sâu sắc hơn.
Con người có thể bị thu hút tình dục đối với người bạn đời của họ trong khi đang tưởng tượng về một người khác; nhưng người ta không thể thực sự yêu bạn đời của họ trong khi đang liên tục tưởng tượng về người khác. Theo đó, sự sống động là quan trọng hơn trong ham muốn tình dục.
Yếu tố sự xác đáng ( relevance ) thu hẹp tầm ảnh hưởng của cảm xúc lên những vùng đặc biệt quan trọng đối với hạnh phúc của chúng ta. Mặc dù tình yêu bao hàm sự quan tâm đến người yêu thì tình yêu không thể tách rời hoàn toàn khỏi sự quan tâm đến hạnh phúc của chính chúng ta. Bản chất có qua có lại của tình yêu lãng mạn ám chỉ về tầm quan trọng của nhân tố này trong tình yêu. Trong ham muốn tình dục thì hạnh phúc của đối tượng ít quan trọng hơn và những cảm xúc tốt của chúng ta là rất quan trọng.
Sự chịu trách nhiệm ( Responsibility ) . Những vấn đề chính liên quan ở đây là : (a) mức độ của sự kiểm soát, (b) đầu tư công sức và © ý định. Mức độ của sự kiểm soát càng lớn, nỗ lực chúng ta đầu tư càng nhiều và kết quả càng đúng theo ý định của ta, sự kiện càng có tầm quan trọng thì sẽ làm nảy sinh cường độ cảm xúc càng to lớn. Do đó, sự thất vọng sẽ rất mãnh liệt nếu chúng ta quy cho thất bại là do bản thân và nếu chúng ta đã đầu tư rất nhiều công sức nhằm đạt được thành công.
Sự sẵn sàng ( Readiness ) chỉ sự thay đổi nhận thức trong tâm trí chúng ta ; những yếu tố chính trong vấn đề này là tính bất ngờ và sự không chắc chắn. Vì cảm xúc được nảy sinh tại thời điểm có sự thay đổi đột ngột, sự bất ngờ là điển hình của cảm xúc và luôn luôn có mối tương quan rõ ràng với cường độ cảm xúc.
Nhân tố sự sẵn sàng quan trọng hơn trong ham muốn tình dục hơn là trong tình yêu. Quả thật, sự bí ẩn là quan trọng hơn trong ham muốn tình dục. Tuy nhiên, sự bất ngờ và không chắc chắn đóng vai trò nhất định trong tình yêu lâu dài. Vai trò của chúng là giúp chúng ta nhận ra rằng mặc cho mối quan hệ gần gũi với người yêu thì con người này vẫn là độc lập
Nhận thức về tính xứng đáng ( deservingness ), công bằng của hoàn cảnh của chúng ta hoặc của người khác là rất quan trọng trong việc quyết định tầm quan trọng cảm xúc của một sự kiện nhất định. Nhân tố sự xứng đáng cũng đóng vai trò quan trọng trong tình yêu và ham muốn tình dục. Khi người ta nghĩ về người bạn tình là không xứng với họ, thì tình yêu và ham muốn tình dục sẽ giảm xuống, và họ sẽ có khả năng tìm kiếm những cuộc tình ngoài hôn nhân.
Tóm lại, dù việc đo lường cường độ cảm xúc có vẻ là bất khả thi, thì chúng ta vẫn thường làm điều này trong cuộc sống hằng ngày. Cảm giác của bạn rằng người yêu yêu bạn ít hơn ở hiện tại so với cách đây 1 năm , có thể chứng minh được mà không quá khó khăn.
He loves his wife more than she loves him
Published on December 19, 2008 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love
Mọi người thường nói về cường độ của những cảm xúc của họ : họ nói với chúng ta rằng sự tức giận của họ là quá mạnh, rằng họ cảm thấy cực kỳ buồn, rằng họ đang yêu điên cuồng. Mặc cho cách sử dụng phổ biến này thì khái niệm về " cường độ cảm xúc " ( emotional intensity ) là khá phức tạp, khi nó được áp dụng vào những hiện tượng khác nhau, và không phải tất cả các hiện tượng đều có thể so được với nhau.
Những đặc điểm đa dạng của cường độ cảm xúc được thể hiện trong 2 khía cạnh cơ bản : độ lớn ( cường độ tột đỉnh ) và cấu trúc thời gian ( độ lâu ). Độ lâu có thể thay đổi đột ngột với những mức độ ( so sánh ) của cường độ tột đỉnh. Trong 1 nghiên cứu, những người tham gia đánh giá về cảm xúc tích cực gắn với việc " ai đó mà bạn thấy quyến rũ đề nghị có một buổi cafe với bạn " cao gần bằng với cảm xúc trải nghiệm sau khi " cứu đứa bé con nhà hàng xóm khỏi một vụ tai nạn xe oto". Tuy nhiên, độ lâu trung bình ( được đánh giá ) gắn liền với trường hợp đầu là 20 phút , trong khi trường hợp sau nhiều hơn 5 giờ. Tương tự như vậy, những người tham gia đánh giá rằng họ sẽ dừng việc nghiền ngẫm về lời đề nghị cafe sau khoảng 2 giờ, trong khi trải nghiệm về vụ tại nạn xe có thể dẫn đến sự nghiền ngẫm về nó trong khoảng 1 tuần.
Thông thường con người ta thường đo lường về cường độ cảm xúc. Chúng ta đo cường độ của cùng một cảm xúc được trải nghiệm tại những thời điểm khác nhau và hướng đến 2 người khác nhau (" Tôi yêu cô nhiều hơn những người phụ nữ tôi đã yêu trước đây" ), hoặc cùng một cảm xúc được con người cảm nhận tại những thời điểm khác nhau (" Bạn đã từng yêu tôi nhiều hơn bây giờ") . Chúng ta cũng có thể so sánh cường độ của những cảm xúc khác nhau ở cùng 1 người (" Bởi vì tình yêu to lớn của tôi đối với bạn, tôi đang cố kiểm soát cơn giận của tôi" ) hoặc cùng một cảm xúc ở những người khác nhau (" Anh ta yêu vợ nhiều hơn cô ấy yêu anh ")
Việc đo lường cường độ cảm xúc được thực hiện bằng cách so sánh với những trạng thái tương tự và bằng cách tìm thấy những đặc điểm nhất định mà những sự thay đổi có tương quan với những sự thay đổi về cường độ của toàn bộ trạng thái. Những đặc điểm đó có thể là : sự bất ổn định, cường độ cảm giác và những kiểu hành vi. Do đó, tham chiếu đến chiều kích cảm giác là quan trọng trong việc đo lường cường độ của những cảm xúc của chúng ta, nhưng không phải của những người khác. Trong trường hợp sau thì những biểu hiện hành vi là quan trọng hơn.
Cường độ cảm xúc được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau , có thể được phân thành 2 nhóm chính, một nhóm chỉ về ảnh hưởng của sự kiện gây ra trạng thái cảm xúc và nhóm khác chỉ về hoàn cảnh của những tác nhân liên quan trong trạng thái cảm xúc. Những nhân tố chính tạo nên tầm ảnh hưởng của sự kiện là : sức mạnh, tính thực tế, và sự xác đáng của sự kiện. Những nhân tố chính tạo nên hoàn cảnh là : sự chịu trách nhiệm, sự sẵn sàng và sự xứng đáng
Sức mạnh ( strength ) của sự kiện là một nhân tố chính quyết định cường độ của cảm xúc. Ví dụ, nó ám chỉ đến mức độ nhận thức của chúng ta về sự quyến rũ và đức hạnh của người yêu và trong trường hợp ghen tỵ, đó là sự nhìn nhận về sự thua kém của chúng ta. Một tương quan rõ ràng luôn luôn tồn tại giữa sức mạnh của sự kiện được nhìn nhận và cường độ cảm xúc : sự kiện càng mạnh mẽ thì cảm xúc càng mãnh liệt ; do đó, người yêu của ta càng quyến rũ thì tình yêu của ta đối với họ càng mạnh mẽ.
Chúng ta càng nhận thấy sự kiện là thực ( real ) thì cảm xúc của ta càng mãnh liệt. Quan niệm " thực tại cảm xúc " ( emotional reality ) ám chỉ rằng liệu sự kiện đó có thực sự tồn tại không; và tính chât sinh động của sự kiện đó. Cường độ cảm xúc là mạnh mẽ nhất khi một sự kiện là thật ở cả hai cảm giác ( thực sự tồn tại và sinh động ). Cảm giác " sự kiện thực sự tồn tại " quan trọng hơn trong tình yêu hơn là trong ham muốn tình dục vì tình yêu đòi hỏi một mối quan hệ sâu sắc hơn.
Con người có thể bị thu hút tình dục đối với người bạn đời của họ trong khi đang tưởng tượng về một người khác; nhưng người ta không thể thực sự yêu bạn đời của họ trong khi đang liên tục tưởng tượng về người khác. Theo đó, sự sống động là quan trọng hơn trong ham muốn tình dục.
Yếu tố sự xác đáng ( relevance ) thu hẹp tầm ảnh hưởng của cảm xúc lên những vùng đặc biệt quan trọng đối với hạnh phúc của chúng ta. Mặc dù tình yêu bao hàm sự quan tâm đến người yêu thì tình yêu không thể tách rời hoàn toàn khỏi sự quan tâm đến hạnh phúc của chính chúng ta. Bản chất có qua có lại của tình yêu lãng mạn ám chỉ về tầm quan trọng của nhân tố này trong tình yêu. Trong ham muốn tình dục thì hạnh phúc của đối tượng ít quan trọng hơn và những cảm xúc tốt của chúng ta là rất quan trọng.
Sự chịu trách nhiệm ( Responsibility ) . Những vấn đề chính liên quan ở đây là : (a) mức độ của sự kiểm soát, (b) đầu tư công sức và © ý định. Mức độ của sự kiểm soát càng lớn, nỗ lực chúng ta đầu tư càng nhiều và kết quả càng đúng theo ý định của ta, sự kiện càng có tầm quan trọng thì sẽ làm nảy sinh cường độ cảm xúc càng to lớn. Do đó, sự thất vọng sẽ rất mãnh liệt nếu chúng ta quy cho thất bại là do bản thân và nếu chúng ta đã đầu tư rất nhiều công sức nhằm đạt được thành công.
Sự sẵn sàng ( Readiness ) chỉ sự thay đổi nhận thức trong tâm trí chúng ta ; những yếu tố chính trong vấn đề này là tính bất ngờ và sự không chắc chắn. Vì cảm xúc được nảy sinh tại thời điểm có sự thay đổi đột ngột, sự bất ngờ là điển hình của cảm xúc và luôn luôn có mối tương quan rõ ràng với cường độ cảm xúc.
Nhân tố sự sẵn sàng quan trọng hơn trong ham muốn tình dục hơn là trong tình yêu. Quả thật, sự bí ẩn là quan trọng hơn trong ham muốn tình dục. Tuy nhiên, sự bất ngờ và không chắc chắn đóng vai trò nhất định trong tình yêu lâu dài. Vai trò của chúng là giúp chúng ta nhận ra rằng mặc cho mối quan hệ gần gũi với người yêu thì con người này vẫn là độc lập
Nhận thức về tính xứng đáng ( deservingness ), công bằng của hoàn cảnh của chúng ta hoặc của người khác là rất quan trọng trong việc quyết định tầm quan trọng cảm xúc của một sự kiện nhất định. Nhân tố sự xứng đáng cũng đóng vai trò quan trọng trong tình yêu và ham muốn tình dục. Khi người ta nghĩ về người bạn tình là không xứng với họ, thì tình yêu và ham muốn tình dục sẽ giảm xuống, và họ sẽ có khả năng tìm kiếm những cuộc tình ngoài hôn nhân.
Tóm lại, dù việc đo lường cường độ cảm xúc có vẻ là bất khả thi, thì chúng ta vẫn thường làm điều này trong cuộc sống hằng ngày. Cảm giác của bạn rằng người yêu yêu bạn ít hơn ở hiện tại so với cách đây 1 năm , có thể chứng minh được mà không quá khó khăn.