Cười và xin lỗi

Bạch Việt

New member
Xu
69

CƯỜI VÀ XIN LỖI


1.
Trên đường đưa con đi học, hai mẹ con tôi đã chứng kiến một cảnh thật buồn: Một phụ nữ chở theo một cậu trai khoảng 8 - 9 tuổi (không biết là cháu hay con). Cậu mặc áo trắng, quần xanh, cặp đeo sau lưng, vừa ôm eo người phụ nữ vừa uống sữa. Không rõ cậu bé làm điều gì để người phụ nữ tức giận đến nỗi trong lúc chạy xe mà dám thả tay vả thật mạnh về phía sau. Có lẽ đã trúng mặt cậu bé, tôi thấy cậu bé đưa tay lên dụi mắt.

Hình như hành động đó vẫn chưa thỏa được cơn giận đang bừng bừng, nên người phụ nữ vẫn lầm bầm chửi, rồi dừng xe bên lề đường, trong khi cậu bé vẫn còn ngơ ngác thì đã bị “bốp, bốp, bốp...” tới tấp lên lưng, lên mặt. Chứng kiến cảnh đó, người đi đường rất phẫn nộ. Một số người dừng xe, can thiệp. Người phụ nữ đó không thấy xấu hổ mà còn khó chịu trước đám đông. Con trai tôi, dù nhỏ hơn cậu bé đó khoảng 4 - 5 tuổi, nhưng đã nhìn cậu bé hết sức thương xót: “Mẹ ơi tội nghiệp bạn ấy quá!”.

2.
Vừa hết đường Nguyễn Kiệm tôi chạy ra đường Hoàng Văn Thụ, và lại phải chứng kiến một cảnh tượng khác: Trong dòng xe chen chúc, một thanh niên ăn mặc rất lịch sự, cố tìm mọi cách cho xe chạy lên phía trước, khi qua được xe của một cô gái, chàng thanh niên nói như thét vào mặt: “Chạy kiểu gì cứ chàng ràng, sao không chạy sát vô lề?”. Bị bất ngờ, cô gái chới với không hiểu mình đã làm sai chuyện gì và không hiểu vì sao mình “bị chửi”. Nhưng cô vẫn bình thản, nở một nụ cười và gật đầu rất lịch sự về phía chàng thanh niên: “Xin lỗi anh!”(dù cô không hề có lỗi). Chàng thanh niên cụt hứng, quay lại nhìn cô, rồi lủi nhanh vào dòng người.

Cuoi-va-xin-loi%201.jpg
3.
Về tới nhà, chưa kịp thay đồ, vợ đã vô bếp nấu nhanh bữa cơm cho chồng ăn. Nấu xong, nhìn đồng hồ đã 12 giờ mà chồng vẫn chưa về, vợ nhắn “Cơm anh ơi, em đói từ sáng tới giờ”. Chẳng là, tối qua chồng nhậu về muộn, bỏ cơm. Sáng thức sớm, vợ chuẩn bị bữa sáng, nhưng chồng “Anh không ăn”. Nghe vậy, vợ cũng không muốn ăn và để bụng đói đi làm. Chỉ 15 phút sau tin nhắn thì chồng về tới, vợ mừng quýnh, làm nhanh một món xào. Vợ nghĩ thức ăn dọn lên bàn vừa nóng, vừa thơm, với màu rau xanh rền, chắc chồng sẽ khen ngon.

Khi chồng ngồi vào bàn, vợ lại lính quýnh lấy ly nước mát đặt trước mặt chồng. Nhưng chồng chẳng màng tới ly nước và chỉ ăn cho có lệ: “Em kêu ăn cơm mà cứ chạy lăng xăng”. Vợ chưa kịp nói câu nào thì chồng đã vào phòng ngủ. “Trời ơi, sao lại có người vô tâm như vậy. Vợ giận, muốn hất cả mâm cơm, nhưng cố dằn lòng nuốt trệu trạo cho hết chén. Cục tức nó cứ trào lên tới miệng. Không ăn thì thôi, nhưng tại sao lại không uống một ngụm nước và ngồi thêm vài phút, nói vài câu chuyện chờ vợ ăn xong bữa?

Vợ muốn trút hết cơn giận lên đầu chồng, nhưng định thần lại một hồi, vợ dọn dep mâm cơm và nhẹ nhàng nở nụ cười nằm xuống cạnh chồng: “Hôm qua nhậu, anh còn mệt tới giờ sao? Nếu vậy hôm nay anh đừng đi nhậu nữa”! Chỉ một lời nói và hành động rất bình thường của vợ, mà vấn đề được giải quyết, mà chồng thấy mềm lòng: “Ừ, anh mệt thiệt, anh xin lỗi. Tối nay anh sẽ về sớm ăn cơm với mẹ con”.

4.
Trong cuộc sống hằng ngày, thường đối mặt với rất nhiều tình huống. Có những tình huống làm chúng ta không kìm nén được cơn giận và đã để chúng bộc phát (như người phụ nữ và chàng thanh niên nói trên). Nhất là những bậc làm cha mẹ thật khó bình tĩnh được trước sự ngang bướng của những đứa con.

Nhưng làm thế nào chuyển hóa được cơn giận để chúng trở thành nụ cười (như nụ cười của cô gái và người vợ)? Đứa con sẽ không học được gì từ người mẹ dùng quyền uy để dạy dỗ, ngược lại, đánh con làm cho con bị tổn thương, bị nhiễm tính thô bạo, cọc cằn, và cha mẹ lại mất đi hình tượng đẹp trong mắt trẻ con. Vợ chồng giận quá có khi nói những lời xúc phạm làm nặng nề thêm không khí gia đình, mà không giải quyết được gì. Ở giữa đường phố mà cố chấp, cãi “tay đôi” với một kẻ xa lạ thì mình cũng chẳng hơn gì họ mà nhiều khi lại mang vạ vào thân.

Mỉm cười và nói ra được lời “xin lỗi” như cô gái trong tình huống đó là không dễ chút nào. Một lời xin lỗi không phải vì mình đã mắc lỗi mà chỉ là phép xã giao lịch sự. Và nụ cười của người vợ trên không phải là nhu nhược mà “chất xúc tác” gắn kết thêm tình nghĩa vợ chồng. Giá như người mẹ kia cũng biết cười với con và nói những lời ngọt ngào thì chắc sẽ cảm hóa được sự ngang bướng của đứa trẻ.

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top