Đoạn clip dài 2 phút 56 được đưa trên diễn đàn Trường THPT Việt Đức, Hà Nội, mới đây khiến người xem được một phen “cười nghiêng ngả”.
Một giờ học Lịch sử tại Trường THPT Nhân Chính (Hà Nội).
Xen giữa giọng đọc khi trầm, lúc bổng; lúc luyến láy của cô giáo viên là những tràng cười không ngớt của học sinh phía dưới.
Dưới đây là toàn bộ nội dung bài làm lịch sử (những lỗi sai về chính tả vẫn được giữ nguyên và gạch chân ở dưới) được đọc trong đoạn clip này :
… Quân ta được ăn no, ngủ say sưa, thóc gạo rồi rào, chuẩn bị chết cũng đáng. Với tinh thần và nghị lực nung nấu không còn gì để nói ngoài chiến thắng, chiến thắng. Đúng vậy không hả các bạn? Tất cả nhân dân ai cũng mong rằng rồi một ngày, một ngày chinh chiến sẽ tàn. Đúng vậy, phải chăng đó chỉ là một câu hát chính trong một bài hát nào đó, nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng lớn nao và thúc đẩy toàn quân, toàn dân tiến lên phía trước giành thắng lợi.
Các bạn thử nghĩ mà xem một đất nước bị chia cắt làm đôi thì khác nào một miếng bánh bị cắt làm đôi, rất dễ ăn dễ nuốt. Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù. Đúng vậy, tiến vào Sài Gòn đánh cho rắn rập đầu, đánh cho giặc “tan đàn xẻ nghé”.
… Đồng khởi, đồng có nghĩa là cùng, khởi có nghĩa là khởi nghĩa. Đồng khởi có nghĩa là toàn Đảng, toàn dân tham gia khởi nghĩ rành lại chính quền. Đồng khởi được tổ chức vào mùa xuân năm 1962 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Hồ Chí Minh.
Dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Hồ Chí Minh ta đã tiêu diệt được hơn 4000 địch, thu 1500 khẩu AK, 280 khẩu đại bác, 8 tấn lương thực, 6 tạ thuốc men, bắt sống 1 đại tá, 8 trung tá, 15 hạ sĩ quan và làm bị thương rất nhiều tên khác. Tổng thiệt hại trong cuộc khởi nghĩa của quân địch lên tới 1 tỉ USD. Tổng thống Johnson lúc bấy giờ rất sốt ruột nhưng phải cắn răng chịu đựng.
Chiến tranh là, chiến tranh mà, biết làm sao được. Nhiều bà mẹ mất con, nhiều ông bố mất chồng. Nói chung là thiệt hại khôn xiết. Tình hình ô nhiễm môi trường thật là nan giải do thuốc súng và chất độc màu da cam có rất nhiều heroin làm cho mọi sinh vật bị nghiện heroin?!
Chỉ là clip “giả”?
Ông Nguyễn Quốc Bình. Để tìm hiểu thực hư clip trên, VietNamNet đã có buổi làm việc với Ban Giám hiệu Trường THPT Việt Đức, Hà Nội.
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường xác nhận người giáo viên đọc bài làm lịch sử trên là cô Vũ Thị Oanh, giáo viên dạy sử của trường.
Cô Lê Thị Mỹ Hạnh, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Cô Oanh là giáo viên có năng lực, nhiệt tình và hết lòng với học trò. Các học trò cũng rất quý mến cô bởi sự quan tâm của cô tới các em”.
“Đoạn clip này chúng tôi đã xem rồi, khá vui” – Cô Hạnh khẳng định.
“Tuy nhiên, đây không phải là bài làm lịch sử của học sinh trường tôi. Và nơi cô đọc bài làm này là ở bục giảng của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Ở trường chúng tôi, các thầy cô vẫn qua dạy thêm cho sinh viên một số trường ĐH trên địa bàn Hà Nội”.
Qua trao đổi điện thoại, cô Oanh cho biết thêm: “Đây là bài làm cô chép lại trong lần đi chấm thi cách đây đã 8-9 năm cho một trường cao đẳng ở Hà Nội. Thấy bài làm “quá sốc”, khá nhiều trong số các giáo viên được thuê đi chấm thi CĐ-ĐH cho các nhà trường đã chép lại làm kỷ niệm. Hồi ấy, mỗi trường ra một đề riêng. Không hiểu sao, có em học sinh lại có thể viết được những đoạn như thế?! Thi thoảng mình lại lấy bài ra xem và đọc cho các học trò”.
Cô Oanh cũng chia sẻ: “Thú thực, mình cũng không biết là các em quay rồi cho lên mạng. Clip này được quay cách đây đã hai năm, và giờ mới xuất hiện trên diễn đàn của trường. Nhiều người thấy vậy, hỏi sao lại để thế? Bản thân mình cho rằng, đó là việc bình thường, không có gì phải giấu diếm cả. Đoạn clip trên cũng chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ bài làm của học sinh mà thôi”.
Theo VNN.
Một giờ học Lịch sử tại Trường THPT Nhân Chính (Hà Nội).
Trong đoạn clip, hình ảnh một giáo viên trên bục giảng đang đọc một bài làm lịch sử của học sinh THPT về cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Dưới đây là toàn bộ nội dung bài làm lịch sử (những lỗi sai về chính tả vẫn được giữ nguyên và gạch chân ở dưới) được đọc trong đoạn clip này :
… Quân ta được ăn no, ngủ say sưa, thóc gạo rồi rào, chuẩn bị chết cũng đáng. Với tinh thần và nghị lực nung nấu không còn gì để nói ngoài chiến thắng, chiến thắng. Đúng vậy không hả các bạn? Tất cả nhân dân ai cũng mong rằng rồi một ngày, một ngày chinh chiến sẽ tàn. Đúng vậy, phải chăng đó chỉ là một câu hát chính trong một bài hát nào đó, nhưng ý nghĩa của nó thì vô cùng lớn nao và thúc đẩy toàn quân, toàn dân tiến lên phía trước giành thắng lợi.
Các bạn thử nghĩ mà xem một đất nước bị chia cắt làm đôi thì khác nào một miếng bánh bị cắt làm đôi, rất dễ ăn dễ nuốt. Tiến về Sài Gòn ta quét sạch giặc thù. Đúng vậy, tiến vào Sài Gòn đánh cho rắn rập đầu, đánh cho giặc “tan đàn xẻ nghé”.
… Đồng khởi, đồng có nghĩa là cùng, khởi có nghĩa là khởi nghĩa. Đồng khởi có nghĩa là toàn Đảng, toàn dân tham gia khởi nghĩ rành lại chính quền. Đồng khởi được tổ chức vào mùa xuân năm 1962 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Hồ Chí Minh.
Dưới sự lãnh đạo của Đại tướng Hồ Chí Minh ta đã tiêu diệt được hơn 4000 địch, thu 1500 khẩu AK, 280 khẩu đại bác, 8 tấn lương thực, 6 tạ thuốc men, bắt sống 1 đại tá, 8 trung tá, 15 hạ sĩ quan và làm bị thương rất nhiều tên khác. Tổng thiệt hại trong cuộc khởi nghĩa của quân địch lên tới 1 tỉ USD. Tổng thống Johnson lúc bấy giờ rất sốt ruột nhưng phải cắn răng chịu đựng.
Chiến tranh là, chiến tranh mà, biết làm sao được. Nhiều bà mẹ mất con, nhiều ông bố mất chồng. Nói chung là thiệt hại khôn xiết. Tình hình ô nhiễm môi trường thật là nan giải do thuốc súng và chất độc màu da cam có rất nhiều heroin làm cho mọi sinh vật bị nghiện heroin?!
Chỉ là clip “giả”?
Ông Nguyễn Quốc Bình. Để tìm hiểu thực hư clip trên, VietNamNet đã có buổi làm việc với Ban Giám hiệu Trường THPT Việt Đức, Hà Nội.
Cô Lê Thị Mỹ Hạnh, Phó hiệu trưởng nhà trường cho hay: “Cô Oanh là giáo viên có năng lực, nhiệt tình và hết lòng với học trò. Các học trò cũng rất quý mến cô bởi sự quan tâm của cô tới các em”.
“Đoạn clip này chúng tôi đã xem rồi, khá vui” – Cô Hạnh khẳng định.
“Tuy nhiên, đây không phải là bài làm lịch sử của học sinh trường tôi. Và nơi cô đọc bài làm này là ở bục giảng của Trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. Ở trường chúng tôi, các thầy cô vẫn qua dạy thêm cho sinh viên một số trường ĐH trên địa bàn Hà Nội”.
Qua trao đổi điện thoại, cô Oanh cho biết thêm: “Đây là bài làm cô chép lại trong lần đi chấm thi cách đây đã 8-9 năm cho một trường cao đẳng ở Hà Nội. Thấy bài làm “quá sốc”, khá nhiều trong số các giáo viên được thuê đi chấm thi CĐ-ĐH cho các nhà trường đã chép lại làm kỷ niệm. Hồi ấy, mỗi trường ra một đề riêng. Không hiểu sao, có em học sinh lại có thể viết được những đoạn như thế?! Thi thoảng mình lại lấy bài ra xem và đọc cho các học trò”.
Cô Oanh cũng chia sẻ: “Thú thực, mình cũng không biết là các em quay rồi cho lên mạng. Clip này được quay cách đây đã hai năm, và giờ mới xuất hiện trên diễn đàn của trường. Nhiều người thấy vậy, hỏi sao lại để thế? Bản thân mình cho rằng, đó là việc bình thường, không có gì phải giấu diếm cả. Đoạn clip trên cũng chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ bài làm của học sinh mà thôi”.
Theo VNN.