Cuộc vượt biên hệ hình nghệ thuật hiện thực xã hội chủ nghĩa

Pokemon_kute

New member
Xu
0
CUỘC VƯỢT BIÊN HỆ HÌNH NGHỆ THUẬT HIỆN THỰC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA CỦA TRẦN DẦN TRONG TIỂU THUYẾT NHỮNG NGÃ TƯ VÀ NHỮNG CỘT ĐÈN

Mỗi khu vực nghệ thuật có một hệ hình (paradigm) đặc trưng, hệ hình ấy là cái khung điển chế “đo ni đóng
giày” cho các sản phẩm của mình. Giữa các khu vực nghệ thuật, có lẽ không hệ hình nào có tính quy định
chặt như hệ hình hiện thực xã hội chủ nghĩa (sau đây viết tắt HT XHCN). Nó được coi là một hiện tượng đặc
biệt trong nền văn hoá thế kỉ XX, vì đây là lần đầu tiên trên thế giới, “một số nguyên tắc về khuynh hướng
nghệ thuật được đề cao như những chuẩn mực mang tính pháp quy, được coi là độc tôn trong đời sống
của các nền văn học dân tộc”(1). Những nguyên tắc ấy là: thứ nhất, về nội dung, nhất thiết phải “miêu tả
hiện thực chiến đấu và xây dựng một thế giới mới, xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhân vật tích cực (chính
diện)”; thứ hai, về hình thức, “phương thức nghệ thuật chủ yếu là sự miêu tả giống như thật, trong những
dạng thức của bản thân đời sống”; thứ ba, về cảm hứng chủ đạo, phải là “chủ nghĩa lạc quan lịch sử”(2).
Những nguyên tắc cơ bản có tính chất chính kinh ấy, được đưa vào văn học các nước XHCN bằng các kinh
thư dưới dạng lí luận lẫn sáng tác kiểu mẫu. Ở các nước đó, hệ hình này không chỉ có tính độc tôn, mà cả
tính khép kín, không chấp nhận giá trị nào ngoài giá trị hiện thực được coi là cao nhất, không chấp nhận
phương thức nghệ thuật nào khác lạ, nhất là nghệ thuật của các trào lưu chủ nghĩa tiền phong. Vào đến Việt
Nam, hệ hình này còn được bổ sung thêm chức năng “văn dĩ tải đạo” của văn học Nho giáo đã được hiện
đại hoá.


Tải xem TẠI ĐÂY

Nguồn thư viện số
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top