rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
• Khả năng bạn sẽ bị bệnh tim trước đồng nghiệp của bạn?
• Khả năng bạn sẽ nghỉ hưu với nhiều tiền hơn bạn bè của bạn?
• Con của hàng xóm của bạn có nhiều hoặc ít khả năng dính vào ma túy so với con của bạn?
Khi trả lời những câu hỏi kiểu như trên, con người bộc lộ thành kiến tích cực (hay còn gọi là nguyên tắc lạc quan - pollyanna principle). Con người tin rằng họ có tương lai tươi sáng hơn so với bạn bè của họ - sức khỏe tốt hơn, nhiều tiền hơn, con cái ngoan hơn, ít rắc rối trong mối quan hệ…Thành kiến tích cực mở rộng ra bên ngoài sự lạc quan, đến cả tính cách: Mọi người nghĩ rằng họ tử tế hơn, đáng tin hơn và cao thượng hơn bạn bè của họ, một hiện tượng được biết đến như là hiệu ứng “thánh thiện hơn người khác”. Thành kiến tích cực cũng được tiết lộ trong ‘ảo tưởng của sự kiểm soát’: con người tin là họ nắm quyền kiểm soát lớn hơn trước những kết quả của họ so với thực tế. Trong một nghiên cứu về xổ số, những người tham gia hoặc là được đưa cho những vé số ngẫu nhiên, hoặc được cho phép lựa chọn tờ vé số của riêng họ. Họ cũng có cơ hội trao đổi những tờ vé số đó với những tờ khác có cơ hội trúng cao hơn. Các phát hiện cho thấy, những người tự chọn tờ vé cho riêng họ thì không thích trao đổi vé số của họ. Tại sao? Vì họ cảm thấy hành động tự chọn tờ vé số của riêng họ đem lại cho họ sức mạnh để đánh bại những khả năng khách quan và kiểm soát kết quả của cuộc đánh bạc.
Nếu con người xem bản thân họ cao hơn so với bạn bè của họ, tin rằng tương lai của họ sáng sủa hơn những người khác, và cũng tin là họ nắm quyền kiểm soát nhiều hơn với những kết quả của họ so với thực tế vậy thì bạn sẽ mong đợi rằng mọi người sẽ thường xuyên có đầy ắp những suy nghĩ tích cực và đánh giá cao bản thân, đúng không?
Sai!
Dù mọi người khẳng định rằng họ đánh giá cao bản thân, thì những suy nghĩ xuất hiện tự phát trong đầu họ - cuộc trò chuyện tinh thần của họ - hầu hết (lên đến 70%) là tiêu cực, một hiện tượng có thể được xem như là sự thống trị của điều tiêu cực. Sự thống trị tiêu cực cho rằng có một sự mất kết nối giữa cách mọi người trả lời các câu hỏi về họ đang làm tốt như thế nào so với bạn bè họ, tương lai họ màu hồng như thế nào, và mức độ họ nắm quyền kiểm soát đối với những kết quả của họ - tất cả bộc lộ một thành kiến tích cực dễ nhận thấy – và họ thực sự cảm nhận về cuộc sống của họ như thế nào, sâu thẳm trong tiềm thức của họ. Hóa ra, sâu xa bên trong mọi người tự chỉ trích bản thân, bị quan và sợ hãi nhiều hơn so với họ tiết lộ trong những suy nghĩ thuộc ý thức của họ.
Nếu bạn biết về nghiên cứu về thành kiến tích cực, bạn có thể thấy ngạc nhiên khi con người bộc lộ sự thống trị tiêu cực. Tôi cũng ngạc nhiên, cho đến khi tôi tham gia vào một bài tập được gọi là cuộc trò chuyện tinh thần (mental chatter). Bài tập này yêu cầu bạn duy trì một sự trung thực tuyệt đối, ghi lại những suy nghĩ xuất hiện một cách tự nhiên của bạn, hằng ngày, trong một khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần. Để tham gia thành công vào bài tập trò chuyện tinh thần, điều quan trọng là bạn không được lái những suy nghĩ của bạn đi theo hướng tích cực hơn khi bạn đang ghi lại những suy nghĩ của bạn. Hầu hết mọi người có xu hướng lái những suy nghĩ của họ theo hướng tích cực hơn và thật dễ dàng để hiểu lí do tại sao: Họ cảm thấy tồi tệ khi có những suy nghĩ tiêu cực và tất cả chúng ta đều có một khao khát sâu xa là cảm thấy vui. Do đó, hầu hết mọi người đã phát triển thói quen – dù họ có nhận ra nó hay không – là đảo ngược những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện tự nhiên của họ thành những suy nghĩ tích cực. Nếu một người cảm thấy bi quan về một bài thuyết trình sắp đến, họ có thể lái bản thân đến những ý nghĩ tích cực bằng cách nhớ lại những trường hợp trong quá khứ mà ở đó họ từng có những bài thuyết trình thành công. Cũng giống như vậy, nếu một người cảm thấy tồi tệ vì ít tài năng hơn một đồng nghiệp trong công việc, họ có thể nghĩ về những khía cạnh khác (ví dụ, cuộc sống cá nhân) mà họ giỏi hơn.
Như vậy, sâu xa bên trong là thói quen thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực mà hầu hết chúng ta thậm chí không nhận ra mình đang làm việc đó. Và hóa ra đây là một thói quen có ích trong ngắn hạn để duy trì một thái độ tích cực. Nhưng về lâu dài, thói quen này được chứng minh là phản tác dụng. Điều này là bởi những ý nghĩ tiêu cực xuất hiện tự phát không phải là những ý nghĩ xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không đến từ nơi nào cả; đúng hơn là chúng bắt rễ từ những mục tiêu, khát vọng và giá trị sâu xa. Và cũng giống như việc che đậy những khác biệt trong những vấn đề quan trọng cơ bản với một người bạn đời có thể phá hủy mối quan hệ, thì việc che đậy những ý nghĩ tiêu cực bằng cách thay thế chúng với những ý nghĩ tích cực có thể gây ra đau khổ về lâu dài. Điều quan trọng là hiểu được những mục tiêu, khao khát và giá trị nào chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện tự phát của những ý nghĩ tiêu cực.
Đây là nhiệm vụ mà tôi và các đồng nghiệp thực hiện trong một nghiên cứu tiến hành với các sinh viên thuộc trường kinh doanh. Những sinh viên đó được yêu cầu giữ một bản ghi chép những ý nghĩ xuất hiện tự phát trong 2 tuần. Chúng tôi cố thuyết phục những sinh viên đó “trung thực tuyệt đối” với những ý nghĩ của họ, thừa nhận rằng con người có xu hướng lái những ý nghĩ của họ theo một hướng tích cực. Sau đó, khi các sinh viên nộp bản ghi chép của họ, chúng tôi nghiên cứu chúng để đánh giá mức độ những ý nghĩ tiêu cực xuất hiện tự phát so với những ý nghĩ tích cực.
Những phát hiện của chúng tôi tiết lộ rằng: khoảng 60-70% những ý nghĩ xuất hiện một cách tự phát của các sinh viên là tiêu cực. Điều này ngược lại với điều họ mong đợi sẽ xảy ra khi làm bài tập: họ mong đợi 60-75% những ý nghĩ của họ là tích cực. Thêm nữa, những phát hiện của chúng tôi tiết lộ có 3 lĩnh vực chính mà cuộc nói chuyện tinh thần của con người rơi vào:
1. Những suy nghĩ liên quan đến sự thua kém (“Những sinh viên khác sẽ làm bài kiểm tra tốt hơn tôi.”)
2. Những suy nghĩ liên quan đến tình yêu và sự chấp nhận.
3. Những suy nghĩ liên quan đến việc tìm kiếm sự kiểm soát (“Tại sao những người bạn trong nhóm của tôi chưa bao giờ lắng nghe những lời khuyên tôi đưa ra?”).
Mỗi lĩnh vực đó của cuộc nói chuyện tinh thần, theo tôi, bắt nguồn từ những mục tiêu và giá trị mà hầu hết chúng ta đều tán thành một cách mù quáng. Vậy nên ta không ngạc nhiên khi những suy nghĩ của chúng ta xoay quanh sự thua kém, tình yêu và sự kiểm soát. Ví dụ, hầu hết chúng ta được dạy để trở nên thành công và trội hơn trong cuộc sống; kết quả là chúng ta có thói quen so sánh bản thân chúng ta – về những kỹ năng, tài năng- với bạn bè của chúng ta, điều đó tạo ra những suy nghĩ liên quan đến sự thua kém. Cũng giống như vậy, chúng ta được dạy (cụ thể bởi những bộ phim và cuốn sách) rằng một cuộc sống mà không có một “người tình tri kỷ” là cuộc sống vô giá trị, dẫn đến những sự nghiền ngẫm về tình yêu. Chúng ta cũng được thuyết phục để tin rằng bí mật để có được hạnh phúc là kiểm soát được những người khác và kiểm soát cuộc sống: chúng ta càng quyền lực và chúng ta càng sắp đặt thế giới tuân theo những sở thích của chúng ta thì chúng ta sẽ càng hạnh phúc.
Tôi thấy thú vị rằng những thứ mà hầu hết chúng ta tin là những cách để đạt đượchaạnh phúc – một cảm giác vượt trội người khác, tìm thấy tình yêu đích thực, và có quyền kiểm soát – cuối cùng lại phá hoại hạnh phúc.
Làm thế nào chúng ta có thể gaiành quyền kiểm soát đối với cuộc trò chuyện tinh thần tiêu cực của chúng ta?
Tôi tự hỏi liệu cuộc trò chuyện tinh thần của con người sẽ chuyển thành tích cực nếu họ dừng theo đuổi sự ưu việt hơn người, tình yêu và sự kiểm soát. Đây là một quan điểm chắc chắn đáng để khám phá trong nghiên cứu ở tương lai, nhưng trong lúc này tôi rất thích nghe những suy nghĩ và bình luận của các bạn về chủ đề này.
Nguồn
How Negative is Your "Mental Chatter"?
Your sub-conscious thoughts may be more negative than you realize
Published on October 10, 2013 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
PsychologyToday
• Khả năng bạn sẽ nghỉ hưu với nhiều tiền hơn bạn bè của bạn?
• Con của hàng xóm của bạn có nhiều hoặc ít khả năng dính vào ma túy so với con của bạn?
Khi trả lời những câu hỏi kiểu như trên, con người bộc lộ thành kiến tích cực (hay còn gọi là nguyên tắc lạc quan - pollyanna principle). Con người tin rằng họ có tương lai tươi sáng hơn so với bạn bè của họ - sức khỏe tốt hơn, nhiều tiền hơn, con cái ngoan hơn, ít rắc rối trong mối quan hệ…Thành kiến tích cực mở rộng ra bên ngoài sự lạc quan, đến cả tính cách: Mọi người nghĩ rằng họ tử tế hơn, đáng tin hơn và cao thượng hơn bạn bè của họ, một hiện tượng được biết đến như là hiệu ứng “thánh thiện hơn người khác”. Thành kiến tích cực cũng được tiết lộ trong ‘ảo tưởng của sự kiểm soát’: con người tin là họ nắm quyền kiểm soát lớn hơn trước những kết quả của họ so với thực tế. Trong một nghiên cứu về xổ số, những người tham gia hoặc là được đưa cho những vé số ngẫu nhiên, hoặc được cho phép lựa chọn tờ vé số của riêng họ. Họ cũng có cơ hội trao đổi những tờ vé số đó với những tờ khác có cơ hội trúng cao hơn. Các phát hiện cho thấy, những người tự chọn tờ vé cho riêng họ thì không thích trao đổi vé số của họ. Tại sao? Vì họ cảm thấy hành động tự chọn tờ vé số của riêng họ đem lại cho họ sức mạnh để đánh bại những khả năng khách quan và kiểm soát kết quả của cuộc đánh bạc.
Nếu con người xem bản thân họ cao hơn so với bạn bè của họ, tin rằng tương lai của họ sáng sủa hơn những người khác, và cũng tin là họ nắm quyền kiểm soát nhiều hơn với những kết quả của họ so với thực tế vậy thì bạn sẽ mong đợi rằng mọi người sẽ thường xuyên có đầy ắp những suy nghĩ tích cực và đánh giá cao bản thân, đúng không?
Sai!
Dù mọi người khẳng định rằng họ đánh giá cao bản thân, thì những suy nghĩ xuất hiện tự phát trong đầu họ - cuộc trò chuyện tinh thần của họ - hầu hết (lên đến 70%) là tiêu cực, một hiện tượng có thể được xem như là sự thống trị của điều tiêu cực. Sự thống trị tiêu cực cho rằng có một sự mất kết nối giữa cách mọi người trả lời các câu hỏi về họ đang làm tốt như thế nào so với bạn bè họ, tương lai họ màu hồng như thế nào, và mức độ họ nắm quyền kiểm soát đối với những kết quả của họ - tất cả bộc lộ một thành kiến tích cực dễ nhận thấy – và họ thực sự cảm nhận về cuộc sống của họ như thế nào, sâu thẳm trong tiềm thức của họ. Hóa ra, sâu xa bên trong mọi người tự chỉ trích bản thân, bị quan và sợ hãi nhiều hơn so với họ tiết lộ trong những suy nghĩ thuộc ý thức của họ.
Nếu bạn biết về nghiên cứu về thành kiến tích cực, bạn có thể thấy ngạc nhiên khi con người bộc lộ sự thống trị tiêu cực. Tôi cũng ngạc nhiên, cho đến khi tôi tham gia vào một bài tập được gọi là cuộc trò chuyện tinh thần (mental chatter). Bài tập này yêu cầu bạn duy trì một sự trung thực tuyệt đối, ghi lại những suy nghĩ xuất hiện một cách tự nhiên của bạn, hằng ngày, trong một khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần. Để tham gia thành công vào bài tập trò chuyện tinh thần, điều quan trọng là bạn không được lái những suy nghĩ của bạn đi theo hướng tích cực hơn khi bạn đang ghi lại những suy nghĩ của bạn. Hầu hết mọi người có xu hướng lái những suy nghĩ của họ theo hướng tích cực hơn và thật dễ dàng để hiểu lí do tại sao: Họ cảm thấy tồi tệ khi có những suy nghĩ tiêu cực và tất cả chúng ta đều có một khao khát sâu xa là cảm thấy vui. Do đó, hầu hết mọi người đã phát triển thói quen – dù họ có nhận ra nó hay không – là đảo ngược những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện tự nhiên của họ thành những suy nghĩ tích cực. Nếu một người cảm thấy bi quan về một bài thuyết trình sắp đến, họ có thể lái bản thân đến những ý nghĩ tích cực bằng cách nhớ lại những trường hợp trong quá khứ mà ở đó họ từng có những bài thuyết trình thành công. Cũng giống như vậy, nếu một người cảm thấy tồi tệ vì ít tài năng hơn một đồng nghiệp trong công việc, họ có thể nghĩ về những khía cạnh khác (ví dụ, cuộc sống cá nhân) mà họ giỏi hơn.
Như vậy, sâu xa bên trong là thói quen thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng những suy nghĩ tích cực mà hầu hết chúng ta thậm chí không nhận ra mình đang làm việc đó. Và hóa ra đây là một thói quen có ích trong ngắn hạn để duy trì một thái độ tích cực. Nhưng về lâu dài, thói quen này được chứng minh là phản tác dụng. Điều này là bởi những ý nghĩ tiêu cực xuất hiện tự phát không phải là những ý nghĩ xuất hiện một cách ngẫu nhiên, không đến từ nơi nào cả; đúng hơn là chúng bắt rễ từ những mục tiêu, khát vọng và giá trị sâu xa. Và cũng giống như việc che đậy những khác biệt trong những vấn đề quan trọng cơ bản với một người bạn đời có thể phá hủy mối quan hệ, thì việc che đậy những ý nghĩ tiêu cực bằng cách thay thế chúng với những ý nghĩ tích cực có thể gây ra đau khổ về lâu dài. Điều quan trọng là hiểu được những mục tiêu, khao khát và giá trị nào chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện tự phát của những ý nghĩ tiêu cực.
Đây là nhiệm vụ mà tôi và các đồng nghiệp thực hiện trong một nghiên cứu tiến hành với các sinh viên thuộc trường kinh doanh. Những sinh viên đó được yêu cầu giữ một bản ghi chép những ý nghĩ xuất hiện tự phát trong 2 tuần. Chúng tôi cố thuyết phục những sinh viên đó “trung thực tuyệt đối” với những ý nghĩ của họ, thừa nhận rằng con người có xu hướng lái những ý nghĩ của họ theo một hướng tích cực. Sau đó, khi các sinh viên nộp bản ghi chép của họ, chúng tôi nghiên cứu chúng để đánh giá mức độ những ý nghĩ tiêu cực xuất hiện tự phát so với những ý nghĩ tích cực.
Những phát hiện của chúng tôi tiết lộ rằng: khoảng 60-70% những ý nghĩ xuất hiện một cách tự phát của các sinh viên là tiêu cực. Điều này ngược lại với điều họ mong đợi sẽ xảy ra khi làm bài tập: họ mong đợi 60-75% những ý nghĩ của họ là tích cực. Thêm nữa, những phát hiện của chúng tôi tiết lộ có 3 lĩnh vực chính mà cuộc nói chuyện tinh thần của con người rơi vào:
1. Những suy nghĩ liên quan đến sự thua kém (“Những sinh viên khác sẽ làm bài kiểm tra tốt hơn tôi.”)
2. Những suy nghĩ liên quan đến tình yêu và sự chấp nhận.
3. Những suy nghĩ liên quan đến việc tìm kiếm sự kiểm soát (“Tại sao những người bạn trong nhóm của tôi chưa bao giờ lắng nghe những lời khuyên tôi đưa ra?”).
Mỗi lĩnh vực đó của cuộc nói chuyện tinh thần, theo tôi, bắt nguồn từ những mục tiêu và giá trị mà hầu hết chúng ta đều tán thành một cách mù quáng. Vậy nên ta không ngạc nhiên khi những suy nghĩ của chúng ta xoay quanh sự thua kém, tình yêu và sự kiểm soát. Ví dụ, hầu hết chúng ta được dạy để trở nên thành công và trội hơn trong cuộc sống; kết quả là chúng ta có thói quen so sánh bản thân chúng ta – về những kỹ năng, tài năng- với bạn bè của chúng ta, điều đó tạo ra những suy nghĩ liên quan đến sự thua kém. Cũng giống như vậy, chúng ta được dạy (cụ thể bởi những bộ phim và cuốn sách) rằng một cuộc sống mà không có một “người tình tri kỷ” là cuộc sống vô giá trị, dẫn đến những sự nghiền ngẫm về tình yêu. Chúng ta cũng được thuyết phục để tin rằng bí mật để có được hạnh phúc là kiểm soát được những người khác và kiểm soát cuộc sống: chúng ta càng quyền lực và chúng ta càng sắp đặt thế giới tuân theo những sở thích của chúng ta thì chúng ta sẽ càng hạnh phúc.
Tôi thấy thú vị rằng những thứ mà hầu hết chúng ta tin là những cách để đạt đượchaạnh phúc – một cảm giác vượt trội người khác, tìm thấy tình yêu đích thực, và có quyền kiểm soát – cuối cùng lại phá hoại hạnh phúc.
Làm thế nào chúng ta có thể gaiành quyền kiểm soát đối với cuộc trò chuyện tinh thần tiêu cực của chúng ta?
Tôi tự hỏi liệu cuộc trò chuyện tinh thần của con người sẽ chuyển thành tích cực nếu họ dừng theo đuổi sự ưu việt hơn người, tình yêu và sự kiểm soát. Đây là một quan điểm chắc chắn đáng để khám phá trong nghiên cứu ở tương lai, nhưng trong lúc này tôi rất thích nghe những suy nghĩ và bình luận của các bạn về chủ đề này.
Nguồn
How Negative is Your "Mental Chatter"?
Your sub-conscious thoughts may be more negative than you realize
Published on October 10, 2013 by Raj Raghunathan, Ph.D. in Sapient Nature
PsychologyToday