Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Học sinh giỏi Văn
Cuộc sống hiện đại với những âm thanh náo nhiệt đôi khi làm ta vô tình quên đi việc lắng nghe những tiếng thì thầm trong cuộc sống
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Vui Học Văn" data-source="post: 198261" data-attributes="member: 106279"><p>Lắng nghe là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người trong cuộc sống. Nó được hiểu là quá trình chủ động, tập trung, trong đó người nghe phải nhẫn nại, chân thành lắng nghe những thanh âm cuộc sống quanh mình hoặc lắng nghe người khác bộc bạch, chia sẻ, trình bày quan điểm, ý kiến,… về những câu chuyện của họ.</p><p></p><p>Từ đó, người nghe sẽ đưa ra những cảm nhận, lời khuyên, sẻ chia, góp ý phù hợp, hướng đến những điều tốt đẹp, hạnh phúc.</p><p></p><p>Nếu được chia sẻ là nhu cầu cần thiết thì mong muốn được người khác lắng nghe cũng là nhu cầu tất yếu của con người. Có câu: “Nếu bạn muốn hiểu tư duy của ai đó, hãy lắng nghe lời nói của anh ta” (Johann Wolfgang von Goethe).</p><p></p><p>Việc lắng nghe trọn vẹn sẽ có giá trị hơn ngàn vạn lời an ủi bâng quơ. Nó đem đến cho tất cả những ai biết lắng nghe cơ hội được sở hữu chiếc chìa khóa diệu kỳ mở cánh cửa khám phá những điều tuyệt vời từ cuộc sống muôn màu.</p><p></p><p>Lắng nghe tạo điều kiện cho con người gần gũi, hiểu rõ, hiểu thấu về một người nào đó. Ralph Waldo Emerson từng nói: “Người hạnh phúc là người lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ thổ lộ”.</p><p></p><p>Lắng nghe người khác để biết đặt mình vào vị trí của họ; để cảm thông với họ, thay vì vội vàng đưa ra những nhận định, phán xét, định kiến phiến diện, tiêu cực, khiến họ bị tổn thương. Biết lắng nghe, mỗi người sẽ biết vì người khác mà sống bao dung, vị tha, chân thành.</p><p></p><p>Lắng nghe giúp mỗi người tự rèn luyện cho mình tính nhẫn nại, kiên trì. Thực tế cho thấy, việc lắng nghe không chỉ giúp ta biết được, hiểu được những điều hay lẽ phải, bổ ích, lý thú về chính cuộc sống, con người, những vấn đề được đề cập đến trong câu chuyện của người nói; đây còn là cách ta lĩnh hội, đúc rút, trau dồi nhiều bài học quý cho riêng mình.</p><p></p><p>Câu chuyện về tấm lòng ấm áp của cậu bé đối với mẹ phía sau hai quả táo bị cắn dở mà chị từng đọc đã minh chứng cho điều kỳ diệu: khi lắng nghe, nếu biết chờ đợi đến cuối câu chuyện, điều chúng ta nhận được sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa.</p><p></p><p>Lắng nghe cũng là cách mỗi người thể hiện thái độ tôn trọng người khác, đồng thời nắm bắt thành công theo cách riêng của mình. Trong học tập, lắng nghe thầy cô giảng bài, ta sẽ nắm vững được kiến thức và đạt được thành tích, kết quả như mong muốn.</p><p></p><p>Trong công việc, lắng nghe giúp chúng ta học hỏi được những kinh nghiệm hữu ích từ bạn bè, đồng nghiệp, đối tác,… từ đó tạo sự hiệu quả, chất lượng công việc một cách tốt nhất. Trong cuộc sống, lắng nghe giúp con người thêm gần gũi, thân thiết, gắn bó, tin tưởng nhau hơn.</p><p></p><p>Lắng nghe cũng là cách hóa giải các xung đột, mâu thuẫn lớn nhỏ trong đời sống, xã hội. Cuộc sống là tổng hòa của nhiều mối quan hệ, nhiều lĩnh vực, ngành nghề,…</p><p></p><p>Thế nên xung đột xảy ra là chuyện bình thường. Có thể vì đôi bên hiểu lầm nhau, vì cá tính, quan điểm, hiểu biết,… khác nhau. Nếu chúng ta biết lắng nghe, mọi khúc mắc, khó khăn ắt sẽ được tháo gỡ, giải quyết một cách nhẹ nhàng, thông suốt.</p><p></p><p>Không chỉ biết lắng nghe người khác nói, chúng ta còn phải biết lắng nghe những điều nhỏ bé quanh mình, đặc biệt là lắng nghe chính mình. Lắng nghe vạn vật, thiên nhiên, chúng ta sẽ tìm cho mình một khoảng lặng bình yên cần thiết giữa dòng đời bon chen, vội vã. Lắng nghe chính mình để hiểu mình, biết mình, từ đó biết yêu thương, trân trọng chính mình, không ngừng hoàn thiện bản thân.</p><p></p><p>Shakespeare từng nói: “Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến”. Trong xã hội, vẫn không ít người hoặc không muốn lắng nghe hoặc thờ ơ, vô cảm trước cuộc sống, trước mọi người.</p><p></p><p>Lại có người chỉ biết nói, thích nói và bắt người khác phải nghe mình hơn là bản thân lắng nghe người khác nói. Có người lại nghe không có chọn lọc, không có lập trường, trở thành kẻ “đẽo cày giữa đường”. Tất cả điều đó đều tạo nên những hệ lụy không tốt, tiêu cực cho mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội.</p><p></p><p>“Cách nhìn của chúng ta về thế giới thực sự được định hình bởi điều chúng ta quyết định lắng nghe” (William James). Chính vì thế, học cách lắng nghe là sự sáng suốt cũng là cơ hội để mỗi người nắm giữ thành công, hạnh phúc cho mình.</p><p></p><p>XANH NGUYÊN</p><p>Vĩnh Long</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Vui Học Văn, post: 198261, member: 106279"] Lắng nghe là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi người trong cuộc sống. Nó được hiểu là quá trình chủ động, tập trung, trong đó người nghe phải nhẫn nại, chân thành lắng nghe những thanh âm cuộc sống quanh mình hoặc lắng nghe người khác bộc bạch, chia sẻ, trình bày quan điểm, ý kiến,… về những câu chuyện của họ. Từ đó, người nghe sẽ đưa ra những cảm nhận, lời khuyên, sẻ chia, góp ý phù hợp, hướng đến những điều tốt đẹp, hạnh phúc. Nếu được chia sẻ là nhu cầu cần thiết thì mong muốn được người khác lắng nghe cũng là nhu cầu tất yếu của con người. Có câu: “Nếu bạn muốn hiểu tư duy của ai đó, hãy lắng nghe lời nói của anh ta” (Johann Wolfgang von Goethe). Việc lắng nghe trọn vẹn sẽ có giá trị hơn ngàn vạn lời an ủi bâng quơ. Nó đem đến cho tất cả những ai biết lắng nghe cơ hội được sở hữu chiếc chìa khóa diệu kỳ mở cánh cửa khám phá những điều tuyệt vời từ cuộc sống muôn màu. Lắng nghe tạo điều kiện cho con người gần gũi, hiểu rõ, hiểu thấu về một người nào đó. Ralph Waldo Emerson từng nói: “Người hạnh phúc là người lắng nghe; kẻ bất hạnh là kẻ thổ lộ”. Lắng nghe người khác để biết đặt mình vào vị trí của họ; để cảm thông với họ, thay vì vội vàng đưa ra những nhận định, phán xét, định kiến phiến diện, tiêu cực, khiến họ bị tổn thương. Biết lắng nghe, mỗi người sẽ biết vì người khác mà sống bao dung, vị tha, chân thành. Lắng nghe giúp mỗi người tự rèn luyện cho mình tính nhẫn nại, kiên trì. Thực tế cho thấy, việc lắng nghe không chỉ giúp ta biết được, hiểu được những điều hay lẽ phải, bổ ích, lý thú về chính cuộc sống, con người, những vấn đề được đề cập đến trong câu chuyện của người nói; đây còn là cách ta lĩnh hội, đúc rút, trau dồi nhiều bài học quý cho riêng mình. Câu chuyện về tấm lòng ấm áp của cậu bé đối với mẹ phía sau hai quả táo bị cắn dở mà chị từng đọc đã minh chứng cho điều kỳ diệu: khi lắng nghe, nếu biết chờ đợi đến cuối câu chuyện, điều chúng ta nhận được sẽ là món quà vô cùng ý nghĩa. Lắng nghe cũng là cách mỗi người thể hiện thái độ tôn trọng người khác, đồng thời nắm bắt thành công theo cách riêng của mình. Trong học tập, lắng nghe thầy cô giảng bài, ta sẽ nắm vững được kiến thức và đạt được thành tích, kết quả như mong muốn. Trong công việc, lắng nghe giúp chúng ta học hỏi được những kinh nghiệm hữu ích từ bạn bè, đồng nghiệp, đối tác,… từ đó tạo sự hiệu quả, chất lượng công việc một cách tốt nhất. Trong cuộc sống, lắng nghe giúp con người thêm gần gũi, thân thiết, gắn bó, tin tưởng nhau hơn. Lắng nghe cũng là cách hóa giải các xung đột, mâu thuẫn lớn nhỏ trong đời sống, xã hội. Cuộc sống là tổng hòa của nhiều mối quan hệ, nhiều lĩnh vực, ngành nghề,… Thế nên xung đột xảy ra là chuyện bình thường. Có thể vì đôi bên hiểu lầm nhau, vì cá tính, quan điểm, hiểu biết,… khác nhau. Nếu chúng ta biết lắng nghe, mọi khúc mắc, khó khăn ắt sẽ được tháo gỡ, giải quyết một cách nhẹ nhàng, thông suốt. Không chỉ biết lắng nghe người khác nói, chúng ta còn phải biết lắng nghe những điều nhỏ bé quanh mình, đặc biệt là lắng nghe chính mình. Lắng nghe vạn vật, thiên nhiên, chúng ta sẽ tìm cho mình một khoảng lặng bình yên cần thiết giữa dòng đời bon chen, vội vã. Lắng nghe chính mình để hiểu mình, biết mình, từ đó biết yêu thương, trân trọng chính mình, không ngừng hoàn thiện bản thân. Shakespeare từng nói: “Cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến”. Trong xã hội, vẫn không ít người hoặc không muốn lắng nghe hoặc thờ ơ, vô cảm trước cuộc sống, trước mọi người. Lại có người chỉ biết nói, thích nói và bắt người khác phải nghe mình hơn là bản thân lắng nghe người khác nói. Có người lại nghe không có chọn lọc, không có lập trường, trở thành kẻ “đẽo cày giữa đường”. Tất cả điều đó đều tạo nên những hệ lụy không tốt, tiêu cực cho mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. “Cách nhìn của chúng ta về thế giới thực sự được định hình bởi điều chúng ta quyết định lắng nghe” (William James). Chính vì thế, học cách lắng nghe là sự sáng suốt cũng là cơ hội để mỗi người nắm giữ thành công, hạnh phúc cho mình. XANH NGUYÊN Vĩnh Long [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KIẾN THỨC PHỔ THÔNG
Trung Học Phổ Thông
Ngữ văn THPT
Học sinh giỏi Văn
Cuộc sống hiện đại với những âm thanh náo nhiệt đôi khi làm ta vô tình quên đi việc lắng nghe những tiếng thì thầm trong cuộc sống
Top