Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Trang Dimple" data-source="post: 172313" data-attributes="member: 288054"><p style="text-align: center"><strong><span style="color: #ff0000">Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938</span></strong></p><p></p><p></p><p>Năm 937, Kiều Công Tiễn vốn là nha tướng của Dương Đình Nghệ đã giết chủ để cướp lấy quyền binh. Nhân dân hết sức bất bình. Một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ mà tiêu biểu là Ngô Quyền quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Ngô Quyền quê ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Tây) con của Ngô Mân và là con rể của Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền cai quản Ái Châu, được nhân dân tin phục. Khi được tin Dương Đình Nghệ bị giết, Ngô Quyền lập tức tập hợp tướng sĩ tiến ra Giao Châu trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn.</p><p>Trước khí thế rầm rộ của quân Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn vô cùng khiếp sợ đã cho người sang Nam Hán cầu viện. Chớp lấy cơ hội, vua Nam Hán phong cho con trai là thái tử Hoằng Tháo làm tĩnh hải tiết độ sứ chỉ huy một đạo binh thuyền lớn sang xâm lược nước ta. Vua Nam Hán trực tiếp chỉ huy quân số còn lại trong nước, kéo xuống đón ở Hải Môn để yểm trợ cho Hoằng Tháo. Hoằng Tháo chỉ huy quân Nam Hán theo cửa sông Bạch Đằng tràn vào nước ta.</p><p></p><p></p><p>Bấy giờ, được nhân dân ủng hộ, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn. Ông cùng với tướng sĩ và nhân dân gấp rút chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Khi nghe tin Hoằng Tháo chỉ huy quân xâm lược, Ngô Quyền với lòng tự tin, nói với các tướng của mình: ''Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại được tin Kiều Công Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được, nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vót nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hơn kế ấy cả". Thực hiện kế hoạch của Ngô Quyền, binh sĩ và nhân dân hăng hái ngày đêm đẽo gõ, dựng cọc. Chẳng bao lâu, cọc gỗ bịt sắt nhọn được cắm thành những bãi lớn ở các nhánh sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cử Dương Tam Kha (con Dương Đình Nghệ) chỉ huy một đạo quân bộ đóng bên tả ngạn sông Bạch Đằng, cử Ngô Xương Ngập (con trai cả Ngô Quyền) và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy một đạo bộ binh đóng ở hữu ngạn sông. Hai đạo quân bộ ém sẵn làm nhiệm vụ mai phục để kết phối hợp với thủy quân đánh vào hai bên sườn quân giặc và tiêu diệt chúng khi tháo chạy lên bờ. Từ cửa sông ngược lên phía trên có đạo thủy quân mạnh phục sẵn do Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy chờ khi nước thủy triều rút xuống mới phản công tiêu diệt quân giặc. Công việc chuẩn bị cho trận đánh vừa hoàn tất thì cũng là lúc đoàn chiến thuyền Nam Hán kéo đến, nước triều từ từ dâng, quân giặc ồ ạt kéo vào sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho một đội thuyền binh nhẹ do Nguyễn Tất Tố chỉ huy làm nhiệm vụ nhử địch vào trận địa phục kích có bãi cọc. Giặc thấy quân ta khiêu chiến, lập tức tấn công, đội thuyền của Nguyễn Tất Tố vờ thua rút chạy.</p><p>Giặc được thể, ồ ạt đuổi theo, vượt qua bãi cọc mà không hề hay biết. Khi nước sông bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía (thủy bộ phối hợp) đổ ra đánh. Quân Nam Hán bị rối loạn phải tháo chạy ra biển. Đạo thủy quân của Ngô Quyền gồm những chiến thuyền nhẹ lao ra tấn công vào đội hình giặc ở giữa sông, đánh dạt chúng sang hai bên, thuyền của giặc phải chèn nhau xít lại theo các luồng nước chảy xiết để tháo chạy theo đường biển. Song các hàng cọc như các mũi chông khổng lồ ngăn cản chúng, nhiều chiếc lao vào cọc vỡ tan. Đúng lúc đó, tất cả quân thủy bộ của Ngô Quyền xông ra tiêu diệt dịch. Quân Nam Hán không còn lối thoát, phía trước bị chặn đứng bởi các hàng cọc, phía sau bị quân ta tấn công mạnh. Cả đoàn chiến thuyền giặc trong một thời gian giao chiến ngắn bị tan tành. Hàng vạn quân giặc, trong đó chủ tướng Hoằng Tháo bị tiêu diệt.</p><p>Thất bại nặng nề và bất ngờ đã khiến vua Nam Hán kinh hoàng, chỉ biết ra lệnh rút tàn quân về nước.</p><p></p><p></p><p>Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử dân tộc như một chiến công hiển hách, ''Một vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu'' (Ngô Thời Sĩ). Chiến thắng vang dội đó là thành quả biểu hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, đồng thời cũng là thành quả của cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta sau 30 năm trở lại làm chủ đất nước. Nó góp phần to lớn vào việc khẳng định niềm tin của nhân dân vào khả năng bảo vệ vững chắc nền độc lập và tự chủ của đất nước.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Trang Dimple, post: 172313, member: 288054"] [CENTER][B][COLOR=#ff0000]Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938[/COLOR][/B][/CENTER] Năm 937, Kiều Công Tiễn vốn là nha tướng của Dương Đình Nghệ đã giết chủ để cướp lấy quyền binh. Nhân dân hết sức bất bình. Một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ mà tiêu biểu là Ngô Quyền quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Ngô Quyền quê ở Đường Lâm, Ba Vì (Hà Tây) con của Ngô Mân và là con rể của Dương Đình Nghệ. Ngô Quyền cai quản Ái Châu, được nhân dân tin phục. Khi được tin Dương Đình Nghệ bị giết, Ngô Quyền lập tức tập hợp tướng sĩ tiến ra Giao Châu trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn. Trước khí thế rầm rộ của quân Ngô Quyền, Kiều Công Tiễn vô cùng khiếp sợ đã cho người sang Nam Hán cầu viện. Chớp lấy cơ hội, vua Nam Hán phong cho con trai là thái tử Hoằng Tháo làm tĩnh hải tiết độ sứ chỉ huy một đạo binh thuyền lớn sang xâm lược nước ta. Vua Nam Hán trực tiếp chỉ huy quân số còn lại trong nước, kéo xuống đón ở Hải Môn để yểm trợ cho Hoằng Tháo. Hoằng Tháo chỉ huy quân Nam Hán theo cửa sông Bạch Đằng tràn vào nước ta. Bấy giờ, được nhân dân ủng hộ, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn. Ông cùng với tướng sĩ và nhân dân gấp rút chuẩn bị kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán. Khi nghe tin Hoằng Tháo chỉ huy quân xâm lược, Ngô Quyền với lòng tự tin, nói với các tướng của mình: ''Hoằng Tháo là một đứa trẻ dại, đem quân từ xa đến, quân lính mỏi mệt, lại được tin Kiều Công Tiễn đã bị giết chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta sức còn mạnh, địch với quân mỏi mệt tất phá được. Song họ có lợi ở thuyền, nếu ta không phòng bị trước thì chuyện được thua chưa thể biết được, nếu ta sai người đem cọc lớn đóng ngầm ở cửa biển trước, vót nhọn đầu mà bịt sắt, thuyền của họ nhân khi nước triều lên, tiến vào bên trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự. Không kế gì hơn kế ấy cả". Thực hiện kế hoạch của Ngô Quyền, binh sĩ và nhân dân hăng hái ngày đêm đẽo gõ, dựng cọc. Chẳng bao lâu, cọc gỗ bịt sắt nhọn được cắm thành những bãi lớn ở các nhánh sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cử Dương Tam Kha (con Dương Đình Nghệ) chỉ huy một đạo quân bộ đóng bên tả ngạn sông Bạch Đằng, cử Ngô Xương Ngập (con trai cả Ngô Quyền) và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy một đạo bộ binh đóng ở hữu ngạn sông. Hai đạo quân bộ ém sẵn làm nhiệm vụ mai phục để kết phối hợp với thủy quân đánh vào hai bên sườn quân giặc và tiêu diệt chúng khi tháo chạy lên bờ. Từ cửa sông ngược lên phía trên có đạo thủy quân mạnh phục sẵn do Ngô Quyền trực tiếp chỉ huy chờ khi nước thủy triều rút xuống mới phản công tiêu diệt quân giặc. Công việc chuẩn bị cho trận đánh vừa hoàn tất thì cũng là lúc đoàn chiến thuyền Nam Hán kéo đến, nước triều từ từ dâng, quân giặc ồ ạt kéo vào sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho một đội thuyền binh nhẹ do Nguyễn Tất Tố chỉ huy làm nhiệm vụ nhử địch vào trận địa phục kích có bãi cọc. Giặc thấy quân ta khiêu chiến, lập tức tấn công, đội thuyền của Nguyễn Tất Tố vờ thua rút chạy. Giặc được thể, ồ ạt đuổi theo, vượt qua bãi cọc mà không hề hay biết. Khi nước sông bắt đầu rút, Ngô Quyền chỉ huy đại quân từ ba phía (thủy bộ phối hợp) đổ ra đánh. Quân Nam Hán bị rối loạn phải tháo chạy ra biển. Đạo thủy quân của Ngô Quyền gồm những chiến thuyền nhẹ lao ra tấn công vào đội hình giặc ở giữa sông, đánh dạt chúng sang hai bên, thuyền của giặc phải chèn nhau xít lại theo các luồng nước chảy xiết để tháo chạy theo đường biển. Song các hàng cọc như các mũi chông khổng lồ ngăn cản chúng, nhiều chiếc lao vào cọc vỡ tan. Đúng lúc đó, tất cả quân thủy bộ của Ngô Quyền xông ra tiêu diệt dịch. Quân Nam Hán không còn lối thoát, phía trước bị chặn đứng bởi các hàng cọc, phía sau bị quân ta tấn công mạnh. Cả đoàn chiến thuyền giặc trong một thời gian giao chiến ngắn bị tan tành. Hàng vạn quân giặc, trong đó chủ tướng Hoằng Tháo bị tiêu diệt. Thất bại nặng nề và bất ngờ đã khiến vua Nam Hán kinh hoàng, chỉ biết ra lệnh rút tàn quân về nước. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử dân tộc như một chiến công hiển hách, ''Một vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu há phải chỉ lừng lẫy ở một thời bấy giờ mà thôi đâu'' (Ngô Thời Sĩ). Chiến thắng vang dội đó là thành quả biểu hiện tài năng quân sự và ý chí quyết thắng của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền, đồng thời cũng là thành quả của cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta sau 30 năm trở lại làm chủ đất nước. Nó góp phần to lớn vào việc khẳng định niềm tin của nhân dân vào khả năng bảo vệ vững chắc nền độc lập và tự chủ của đất nước. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Cuộc kháng chiến của Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
Top