Ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử
Thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta là do các nhân tố cơ bản sau đây:
Nguyên nhân:
- Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính, có sức mạnh động viên và tổ chức toàn dân đánh giặc.
- Có sự đoàn kết chiến đấu của toàn dân tập hợp trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi - Mặt trận Liên Việt - được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công nông và trí thức vững chắc.
- Có lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân do Đảng ta trực tiếp lãnh đạo ngày càng vững mạnh, chiến đấu dũng cảm, mưu lược, tài trí là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường, đè bẹp ý chí xâm lược của địch, giải phóng đất đai của Tổ quốc.
- Có chính quyền dân chủ nhân dân, của dân, do dân và vì dân được giữ vững, củng cố và lớn mạnh, làm công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến và xây dựng chế độ mới.
- Có sự liên minh chiến đấu keo sơn giữa ba dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chống một kẻ thù chung; có sự đồng tình, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa, của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp.
Với ý chí "thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ", nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã chiến đấu kiên cường và chiến thắng ngày càng to lớn, tiêu biểu là chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ. Chúng ta đã bảo vệ được chính quyền cách mạng, đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.
Nhân dân ta cùng với nhân dân Lào và Campuchia đã đập tan ách thống trị của chủ nghĩa thực dân ở ba nước Đông Dương. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, trước hết là hệ thống thuộc địa của Pháp, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Ý nghĩa:
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là, một thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trên thế giới"1. 1. Sđd, 2002, tr. 322.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ là một dấu son chói lọi trong lịch sử bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã phát triển thành quả của cách mạng Tháng 8, là niềm tự hào chân chính của dân tộc Việt Nam.
- Với thắng lợi này, miền bắc đã được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang một thời kỳ phát triển mới, xây dựng miền Bắc ngày càng vững mạnh, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh hoàn thành độc lập, thống nhất đất nước.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc:đó là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê Nin ở Việt Nam, có tác dụng cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Kinh nghiệm lịch sử:
Trải qua quá trình lãnh đạo kháng chiến, Đảng ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu về lãnh đạo cách mạng và chiến tranh có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc:
1. Xác định đúng và quán triệt đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
2. Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến, trong đó chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc.
3. Vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
4. Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài chủ động đề ra và thực hiện phương thức tiến hành chiến tranh và nghệ thuật quân sự sáng tạo.
5. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.
các bạn cho hỏi ai biết xin cho đáp an nhe:
1 / Đảng ta xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân với 3 thứ quân để đánh bài thực dân Pháp như thế nào?
2 / Đảng chỉ đạo 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến trong thời kỳ 1945 - 1954 như thế nào?
các bạn cho hỏi ai biết xin cho đáp an nhe:
1 / Đảng ta xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân với 3 thứ quân để đánh bài thực dân Pháp như thế nào?
2 / Đảng chỉ đạo 2 nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến trong thời kỳ 1945 - 1954 như thế nào?
Câu 2: Bạn coi lại câu hỏi xem có nhầm nhọt trồng trọt gì ko nhé, giai đoạn 45 - 54 làm gì còn chống phong kiến nữa đâu! :-??
Câu 1: Gợi ý nè: ba bộ phận của lực lượng vũ trang Việt Nam: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ. Được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định trong "Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân" (12.1944).
(Trong đó, bộ đội chủ lực có bộ đội chủ lực của các quân khu, của khu, của miền và lực lượng cơ động của Bộ; bộ đội địa phương tỉnh, huyện là các trung đội, đại đội, tiểu đoàn bộ binh; và lực lượng dân quân, du kích (công khai và bí mật) là các tổ, tiểu đội, đội du kích tại các ấp xã, đường phố... Mỗi thứ quân đều có vị trí tác dụng, những đặc điểm và quy luật hoạt động riêng. Để phát huy được sức mạnh của từng thứ quân, đồng thời tạo sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang nhân dân đánh bại quân xâm lược Mỹ có ưu thế về sức cơ động và vũ khí trang bị, chúng ta đã tìm ra các phương thức tác chiến phù hợp, phối hợp tác chiến giữa ba thứ quân một cách chặt chẽ cả về chiến lược cũng như trong chiến dịch và chiến đấu.)