rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo angers of “Crying It Out”
Damaging children and their relationships for the longterm.
Published on December 11, 2011 by Darcia Narvaez, Ph.D. in Moral Landscapes
Rubi đi thăm một cô bạn ở Đà Nẵng vừa mới sinh con được 5 tháng. Khi đứa bé khóc trong phòng, Anh chồng không cho cô ấy lại gần và dỗ nó. Anh ấy bảo hãy để nó khóc đến khi tự nín, không nhất thiết phải lo lắng khi bé khóc, trẻ khóc là chuyện bình thường, đừng vội vàng đáp ứng ngay nhu cầu của cháu khi cháu khóc. Nếu yêu chiều con quá thì sau này nó sẽ sinh hư và sống phụ thuộc.
Mình nhận thấy đây là một việc làm rất nguy hiểm. Nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của đứa bé. Đó là lý do mình dịch bài này của Darcia Narvaez. Đây là một trong 50 bài được bình chọn là hay nhất năm 2011 của trang psychologytoday.com với hơn 218000 người like fb. Mong các bạn dành chút thời gian để đọc nó.
***
Nhà hành vi học John Watson (1928) đã áp dụng các mô hình của chủ nghĩa hành vi để nuôi dạy con, ông cảnh báo về những nguy hiểm của việc người mẹ quá yêu thương con. Thế kỷ 20 là thời kỳ mà " người đàn ông của khoa học " được giả định là hiểu biết hơn những người mẹ, người bà và gia đình về việc làm thế nào để nuôi dạy một đứa trẻ. Quá yêu thương một đứa bé sẽ làm cho nó trở thành một người phụ thuộc và không nên người. Điều nực cười là " các chuyên gia " không có bằng chứng nào cho điều này. Thay vào đó, có bằng chứng cho thấy điều ngược lại là đúng.
Những đứa bé trên 6 tháng " nên được dạy cách ngồi yên trong cũi; nếu không thì người mẹ sẽ phải liên tục canh chừng và đùa giỡn với bé, và đó là một sự lãng phí thời gian." ( Blum,2002)
Những quan điểm trên nghe rất quen đúng không ? Một phụ huynh đã nói với tôi rằng anh ấy được khuyến khích để cho đứa bé tự khóc thét cho đến khi nó ( mệt ) và ngủ.
Khoa học thần kinh đã khẳng định rằng : để cho trẻ đau đớn là một cách có thể làm hại đứa trẻ và những khả năng quan hệ của nó theo nhiều cách về lâu dài. Để cho đứa bé khóc là một cách làm cho nó trở nên kém thông minh hơn, ít khỏe mạnh hơn và nhiều lo sợ hơn, một người bất hợp tác và xa lánh mọi người, và nó có thể truyền những đặc điểm tương tự hoặc tệ hơn đó cho thế hệ tiếp theo.
Nhà hành vi xem đứa bé như một sự xâm nhập vào đời sống của cha mẹ, một sự xâm nhập phải được kiểm soát bằng các phương tiện khác nhau để người lớn có thể sống cuộc sống của họ mà không cần bận tâm quá nhiều. Đứa bé ' phải được dạy dỗ để trở nên độc lập '. Nhưng bây giờ chúng ta có thể khẳng định rằng , việc ép buộc " tính độc lập " lên một đứa bé sẽ dẫn đến sự phụ thuộc lớn hơn. Thay vào đó, trao cho đứa bé những gì nó cần sẽ làm cho nó độc lập hơn về sau. Trong báo cáo của ngành nhân loại học về những nhóm người săn bắt - hái lượm, những bậc cha mẹ chăm sóc tất cả các nhu cầu của những đứa bé và trẻ em. Những đứa trẻ mới biết đi đã cảm thấy đủ tự tin để tự mình đi bộ vào những bụi cây ( xem " Hunter-Gatherer Childhoods" của Hewlett & Lamb, 2005).
Những nhà hành vi ngu xuẩn đã khuyến khích các bậc phụ huynh tập cho đứa bé mong đợi những nhu cầu KHÔNG được thỏa mãn dựa trên yêu cầu, cho dù đó là yêu cầu được cho ăn hoặc được làm cho thoải mái. Chắc chắn điều này có thể nuôi nấng một đứa trẻ không yêu cầu nhiều sự giúp đỡ và sự chú ý, mà nó có thể nuôi nấng một đứa trẻ bất hạnh, xung hấn và/ hoặc hay đòi hỏi, một đứa trẻ đã học được rằng nó buộc phải la hét để được thỏa mãn những nhu cầu. Một cảm giác bất an sâu sắc có thể sẽ sống cùng với đứa bé trong quãng đời còn lại.
Sự thật là những bậc cha mẹ, người chăm sóc có thói quen đáp ứng những nhu cầu của đứa bé trước khi nó cảm thấy khó chịu, ngăn ngừa cơn khóc của nó thì có nhiều khả năng đứa bé sau này sẽ là người độc lập hơn (e.g., Stein & Newcomb, 1994). Sự chăm sóc nhẹ nhàng là tốt nhất đối với bé ngay từ đầu.
Chuột thường được dùng để nghiên cứu cách thức hoạt động của bộ não động vật có vú và có nhiều hiệu ứng tương tự với bộ não con người. Trong những nghiên cứu về những con chuột được mẹ nuôi dưỡng nhiều hoặc ít , người ta phát hiện thấy có một giai đoạn quan trọng để mở những gen giúp kiểm soát sự lo sợ trong suốt cuộc đời còn lại. Nếu trong 10 ngày đầu tiên của cuộc đời , bạn nhận được ít sự nuôi dưỡng từ chuột mẹ ( tương đương với 6 tháng đầu đời ở con người ) , thì gen này sẽ không bao giờ được bật lên và những con chuột đó lo sợ trước những hoàn cảnh mới trong suốt quãng đời còn lại của chúng, trừ khi chúng được cung cấp thuốc để làm giảm lo âu. Các nhà nghiên cứu nói rằng có hàng trăm gen bị ảnh hưởng bởi sự nuôi dưỡng. Những cơ chế tương tự được phát hiện thấy trong bộ não người - hành động của bố mẹ, của người chăm sóc có tầm quan trọng đối với việc làm mở và tắt những gen đó ( Michael Meaney và Cộng sự ; e. g., Meaney, 2001).
Chúng ta nên hiểu người mẹ và đứa trẻ như là một đơn vị cộng sinh làm cho nhau khỏe mạnh và hạnh phúc hơn trong đáp ứng lẫn nhau. Điều này cũng đúng với những người chăm sóc khác .
Một quan niệm lạ lùng khá phổ biến hiện nay là để mặc cho bé khóc khi nó nằm một mình. Điều này xuất phát từ sự hiểu lầm về sự phát triển của trẻ và bộ não.
Đứa bé phát triển khi được ôm ấp. Cơ thể của bé sẽ bị rối loạn khi bé bị tách rời về mặt cơ thể khỏi bố mẹ, người chăm sóc. Em bé bộc lộ một nhu cầu thông qua cử chỉ, và nếu cần thiết , bằng cách khóc. Cũng như người lớn tìm đến nước khi khát, trẻ em tìm những gì chúng cần tại thời điểm này. Cũng giống như người lớn trở nên bình tĩnh hơn khi như cầu được thỏa mãn, trẻ em cũng vậy.
Có rất nhiều hậu quả lâu dài của việc thiếu sự chăm sóc hoặc bỏ bê nhu cầu của em bé (e.g., Bremmer et al, 1998; Blunt Bugental et al., 2003; Dawson et al., 2000; Heim et al 2003). Sự gắn bó an toàn ( Secure attachment ) liên quan đến việc đáp ứng của cha mẹ, ví dụ như khi bé thức dậy và khóc về đêm.
Khi để cho bé khóc thét, hậu quả là các tế bào thần kinh bị chết. Khi đứa bé cực kỳ khó chịu, đau đớn thì hocmon cortisol được phóng thích. Khi dư thừa hocmon này, nó sẽ giết chết các tế bào thần kinh (Panksepp, 1998).
Rối loạn phản ứng căng thẳng ( Disordered stress reactivity ) có thể được thiết lập như một kiểu mẫu cho cuộc sống không chỉ ở não bộ với hệ thống phản ứng stress ( Bremmer et al, 1998) , mà còn trong cơ thể thông qua các dây thần kinh phế vị , một dây thần kinh có ảnh hưởng đến sự hoạt động trong nhiều hệ thống (ví dụ , tiêu hóa) . Ví dụ, đau khổ kéo dài trong những năm đầu đời gây ra hậu quả là một dây thần kinh phế vị hoạt động kém , có liên quan đến những rối loạn như hội chứng ruột kích thích ( Stam et al , 1997) . Xem thêm về việc làm thế nào những căng thẳng đầu đời là nguy hại cho sức khỏe suốt đời từ báo cáo gần đây của trường Harvard , nền tảng của sức khỏe suốt đời được xây dựng trong thời thơ ấu ( The Foundations of Lifelong Health are Built in Early Childhood).
Sự tự điều hoà, điều tiết ( Self-regulation ) bị suy yếu. Em bé phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc để học cách tự điều hoà. Sự chăm sóc mang tính đáp ứng - như thỏa mãn những nhu cầu của em bé trước khi nó cảm thấy đau đớn, khó chịu - làm cơ thể và bộ não của nó bình tĩnh lại. Khi đứa bé sợ hãi và được bố/ mẹ ôm và làm nó khuây khoả, bé tạo được cho mình những mong đợi, kỳ vọng về sự dịu dàng, dễ chịu , chuyển thành khả năng tự làm mình khuây khỏa , thoải mái. Em bé không thể tự làm cho mình thoải mái khi nó bị cô lập. Nếu bạn bỏ mặc cho bé khóc một mình, nó sẽ học cách " đóng cửa" trước những căng thẳng quá mức - dừng lớn, dừng cảm nhận, dừng tin tưởng (Henry & Wang, 1998).
Sự tin tưởng bị suy yếu. Như Erik Erikson đã chỉ, năm đầu đời là giai đoạn nhạy cảm cho việc thiết lập một cảm giác tin tưởng vào thế giới, thế giới của người chăm sóc và thế giới của cái tôi. Khi những nhu cầu của một đứa bé được đáp ứng mà nó không phải cảm thấy đau khổ, căng thẳng, thì đứa bé sẽ học được điều thế giới này là một nơi đáng tin, rằng những mối quan hệ là mang tính hỗ trợ, và bản thân nó là một thực thể tích cực , có thể được đáp ứng những nhu cầu của nó. Khi những nhu cầu của bé bị phớt lờ hoặc bị gạt bỏ, đứa trẻ sẽ phát triển một cảm giác không tin tưởng vào những mối quan hệ và thế giới. Và sự tự tin bị suy giảm. Đứa trẻ có thể dành cả cuộc đời để cố gắng làm đầy sự trống rỗng nội tâm.
Sự đáp ứng của người chăm sóc với những nhu cầu của bé có liên quan đến những kết quả tích cực sau này của trẻ : như trí thông minh, sự thấu cảm, ít xung hấn hoặc trầm cảm, tự điều hoà , năng lực xã hội.
Có thật là không bình thường khi để em bé khóc ? Tiếng khóc của một em bé trong môi trường nguyên thủy báo hiệu có thú săn mồi. Vì vậy tổ tiên của chúng ta đã học cách làm giảm bớt những đau đớn, khó chịu của em bé , bao gồm cả việc giảm cơn khóc của bé, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp. Em bé có một mong đợi tương đương về một " môi trường bên ngoài tử cung " sau khi sinh. Môi trường bên ngoài tử cung là gì ? Tức là được ôm ấp liên tục, được bú sữa mẹ và được đáp ứng những nhu cầu một cách nhanh chóng. Những ách đó giúp bé phát triển cơ thể và bộ não. Khi đứa bé bộc lộ sự không thoái mái, nó là dấu hiệu báo rằng có một nhu cầu không được đáp ứng.
Tiếng khóc của trẻ cho thấy sự thiếu kinh nghiệm , kiến thức của những người chăm sóc trẻ. Tất cả chúng ta đều có thể tự giáo dục mình về những nhu cầu của trẻ và tập cách làm giảm bớt những cơn khóc của trẻ.
Tài liệu tham khảo:
How to soothe babies: https://www.babycenter.com/0_12-reasons-b....bc?page=2
Soothing babies crying "for no reason": https://www.babycenter.com/0_what-to-do-w...0320516.bc
Soothing babies who have "colic": https://www.babycenter.com/0_colic-how-to...1369745.bc
Blum, D. (2002). Love at Goon Park: Harry Harlow and the Science of Affection. New York: Berkeley Publishing (Penguin).
Blunt Bugental, D. et al. (2003). The hormonal costs of subtle forms of infant maltreatment. Hormones and Behaviour, January, 237-244.
Bremmer, J.D. et al. (1998). The effects of stress on memory and the hippocampus throughout the life cycle: Implications for childhood development and aging. Developmental Psychology, 10, 871-885.
Dawson, G., et al. (2000). The role of early experience in shaping behavioral and brain development and its implications for social policy. Development and Psychopathology, 12(4), 695-712.
Catharine R. Gale, PhD, Finbar J. O'Callaghan, PhD, Maria Bredow, MBChB, Christopher N. Martyn, DPhil and the Avon Longitudinal Study of Parents and Children Study Team (October 4, 2006). "The Influence of Head Growth in Fetal Life, Infancy, and Childhood on Intelligence at the Ages of 4 and 8 Years". PEDIATRICS Vol. 118 No. 4 October 2006, pp. 1486-1492.https://pediatrics.aappublications.org/cg...18/4/1486.
Heim, C. et al. (1997). Persistent changes in corticotrophin-releasing factor systems due to early life stress: Relationship to the pathophysiology of major depression ad post-traumatic stress disorder. Psychopharmacology Bulletin, 185-192.
Henry, J.P., & Wang, S. (1998). Effects of early stress on adult affiliative behavior, Psychoneuroendocrinology 23( 8), 863-875.
Hewlett, B., & Lamb, M. (2005). Hunter-gatherer childhoods.New York: Aldine.
Damaging children and their relationships for the longterm.
Published on December 11, 2011 by Darcia Narvaez, Ph.D. in Moral Landscapes
Rubi đi thăm một cô bạn ở Đà Nẵng vừa mới sinh con được 5 tháng. Khi đứa bé khóc trong phòng, Anh chồng không cho cô ấy lại gần và dỗ nó. Anh ấy bảo hãy để nó khóc đến khi tự nín, không nhất thiết phải lo lắng khi bé khóc, trẻ khóc là chuyện bình thường, đừng vội vàng đáp ứng ngay nhu cầu của cháu khi cháu khóc. Nếu yêu chiều con quá thì sau này nó sẽ sinh hư và sống phụ thuộc.
Mình nhận thấy đây là một việc làm rất nguy hiểm. Nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sau này của đứa bé. Đó là lý do mình dịch bài này của Darcia Narvaez. Đây là một trong 50 bài được bình chọn là hay nhất năm 2011 của trang psychologytoday.com với hơn 218000 người like fb. Mong các bạn dành chút thời gian để đọc nó.
***
Nhà hành vi học John Watson (1928) đã áp dụng các mô hình của chủ nghĩa hành vi để nuôi dạy con, ông cảnh báo về những nguy hiểm của việc người mẹ quá yêu thương con. Thế kỷ 20 là thời kỳ mà " người đàn ông của khoa học " được giả định là hiểu biết hơn những người mẹ, người bà và gia đình về việc làm thế nào để nuôi dạy một đứa trẻ. Quá yêu thương một đứa bé sẽ làm cho nó trở thành một người phụ thuộc và không nên người. Điều nực cười là " các chuyên gia " không có bằng chứng nào cho điều này. Thay vào đó, có bằng chứng cho thấy điều ngược lại là đúng.
Những đứa bé trên 6 tháng " nên được dạy cách ngồi yên trong cũi; nếu không thì người mẹ sẽ phải liên tục canh chừng và đùa giỡn với bé, và đó là một sự lãng phí thời gian." ( Blum,2002)
Những quan điểm trên nghe rất quen đúng không ? Một phụ huynh đã nói với tôi rằng anh ấy được khuyến khích để cho đứa bé tự khóc thét cho đến khi nó ( mệt ) và ngủ.
Khoa học thần kinh đã khẳng định rằng : để cho trẻ đau đớn là một cách có thể làm hại đứa trẻ và những khả năng quan hệ của nó theo nhiều cách về lâu dài. Để cho đứa bé khóc là một cách làm cho nó trở nên kém thông minh hơn, ít khỏe mạnh hơn và nhiều lo sợ hơn, một người bất hợp tác và xa lánh mọi người, và nó có thể truyền những đặc điểm tương tự hoặc tệ hơn đó cho thế hệ tiếp theo.
Nhà hành vi xem đứa bé như một sự xâm nhập vào đời sống của cha mẹ, một sự xâm nhập phải được kiểm soát bằng các phương tiện khác nhau để người lớn có thể sống cuộc sống của họ mà không cần bận tâm quá nhiều. Đứa bé ' phải được dạy dỗ để trở nên độc lập '. Nhưng bây giờ chúng ta có thể khẳng định rằng , việc ép buộc " tính độc lập " lên một đứa bé sẽ dẫn đến sự phụ thuộc lớn hơn. Thay vào đó, trao cho đứa bé những gì nó cần sẽ làm cho nó độc lập hơn về sau. Trong báo cáo của ngành nhân loại học về những nhóm người săn bắt - hái lượm, những bậc cha mẹ chăm sóc tất cả các nhu cầu của những đứa bé và trẻ em. Những đứa trẻ mới biết đi đã cảm thấy đủ tự tin để tự mình đi bộ vào những bụi cây ( xem " Hunter-Gatherer Childhoods" của Hewlett & Lamb, 2005).
Những nhà hành vi ngu xuẩn đã khuyến khích các bậc phụ huynh tập cho đứa bé mong đợi những nhu cầu KHÔNG được thỏa mãn dựa trên yêu cầu, cho dù đó là yêu cầu được cho ăn hoặc được làm cho thoải mái. Chắc chắn điều này có thể nuôi nấng một đứa trẻ không yêu cầu nhiều sự giúp đỡ và sự chú ý, mà nó có thể nuôi nấng một đứa trẻ bất hạnh, xung hấn và/ hoặc hay đòi hỏi, một đứa trẻ đã học được rằng nó buộc phải la hét để được thỏa mãn những nhu cầu. Một cảm giác bất an sâu sắc có thể sẽ sống cùng với đứa bé trong quãng đời còn lại.
Sự thật là những bậc cha mẹ, người chăm sóc có thói quen đáp ứng những nhu cầu của đứa bé trước khi nó cảm thấy khó chịu, ngăn ngừa cơn khóc của nó thì có nhiều khả năng đứa bé sau này sẽ là người độc lập hơn (e.g., Stein & Newcomb, 1994). Sự chăm sóc nhẹ nhàng là tốt nhất đối với bé ngay từ đầu.
Chuột thường được dùng để nghiên cứu cách thức hoạt động của bộ não động vật có vú và có nhiều hiệu ứng tương tự với bộ não con người. Trong những nghiên cứu về những con chuột được mẹ nuôi dưỡng nhiều hoặc ít , người ta phát hiện thấy có một giai đoạn quan trọng để mở những gen giúp kiểm soát sự lo sợ trong suốt cuộc đời còn lại. Nếu trong 10 ngày đầu tiên của cuộc đời , bạn nhận được ít sự nuôi dưỡng từ chuột mẹ ( tương đương với 6 tháng đầu đời ở con người ) , thì gen này sẽ không bao giờ được bật lên và những con chuột đó lo sợ trước những hoàn cảnh mới trong suốt quãng đời còn lại của chúng, trừ khi chúng được cung cấp thuốc để làm giảm lo âu. Các nhà nghiên cứu nói rằng có hàng trăm gen bị ảnh hưởng bởi sự nuôi dưỡng. Những cơ chế tương tự được phát hiện thấy trong bộ não người - hành động của bố mẹ, của người chăm sóc có tầm quan trọng đối với việc làm mở và tắt những gen đó ( Michael Meaney và Cộng sự ; e. g., Meaney, 2001).
Chúng ta nên hiểu người mẹ và đứa trẻ như là một đơn vị cộng sinh làm cho nhau khỏe mạnh và hạnh phúc hơn trong đáp ứng lẫn nhau. Điều này cũng đúng với những người chăm sóc khác .
Một quan niệm lạ lùng khá phổ biến hiện nay là để mặc cho bé khóc khi nó nằm một mình. Điều này xuất phát từ sự hiểu lầm về sự phát triển của trẻ và bộ não.
Đứa bé phát triển khi được ôm ấp. Cơ thể của bé sẽ bị rối loạn khi bé bị tách rời về mặt cơ thể khỏi bố mẹ, người chăm sóc. Em bé bộc lộ một nhu cầu thông qua cử chỉ, và nếu cần thiết , bằng cách khóc. Cũng như người lớn tìm đến nước khi khát, trẻ em tìm những gì chúng cần tại thời điểm này. Cũng giống như người lớn trở nên bình tĩnh hơn khi như cầu được thỏa mãn, trẻ em cũng vậy.
Có rất nhiều hậu quả lâu dài của việc thiếu sự chăm sóc hoặc bỏ bê nhu cầu của em bé (e.g., Bremmer et al, 1998; Blunt Bugental et al., 2003; Dawson et al., 2000; Heim et al 2003). Sự gắn bó an toàn ( Secure attachment ) liên quan đến việc đáp ứng của cha mẹ, ví dụ như khi bé thức dậy và khóc về đêm.
Khi để cho bé khóc thét, hậu quả là các tế bào thần kinh bị chết. Khi đứa bé cực kỳ khó chịu, đau đớn thì hocmon cortisol được phóng thích. Khi dư thừa hocmon này, nó sẽ giết chết các tế bào thần kinh (Panksepp, 1998).
Rối loạn phản ứng căng thẳng ( Disordered stress reactivity ) có thể được thiết lập như một kiểu mẫu cho cuộc sống không chỉ ở não bộ với hệ thống phản ứng stress ( Bremmer et al, 1998) , mà còn trong cơ thể thông qua các dây thần kinh phế vị , một dây thần kinh có ảnh hưởng đến sự hoạt động trong nhiều hệ thống (ví dụ , tiêu hóa) . Ví dụ, đau khổ kéo dài trong những năm đầu đời gây ra hậu quả là một dây thần kinh phế vị hoạt động kém , có liên quan đến những rối loạn như hội chứng ruột kích thích ( Stam et al , 1997) . Xem thêm về việc làm thế nào những căng thẳng đầu đời là nguy hại cho sức khỏe suốt đời từ báo cáo gần đây của trường Harvard , nền tảng của sức khỏe suốt đời được xây dựng trong thời thơ ấu ( The Foundations of Lifelong Health are Built in Early Childhood).
Sự tự điều hoà, điều tiết ( Self-regulation ) bị suy yếu. Em bé phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc để học cách tự điều hoà. Sự chăm sóc mang tính đáp ứng - như thỏa mãn những nhu cầu của em bé trước khi nó cảm thấy đau đớn, khó chịu - làm cơ thể và bộ não của nó bình tĩnh lại. Khi đứa bé sợ hãi và được bố/ mẹ ôm và làm nó khuây khoả, bé tạo được cho mình những mong đợi, kỳ vọng về sự dịu dàng, dễ chịu , chuyển thành khả năng tự làm mình khuây khỏa , thoải mái. Em bé không thể tự làm cho mình thoải mái khi nó bị cô lập. Nếu bạn bỏ mặc cho bé khóc một mình, nó sẽ học cách " đóng cửa" trước những căng thẳng quá mức - dừng lớn, dừng cảm nhận, dừng tin tưởng (Henry & Wang, 1998).
Sự tin tưởng bị suy yếu. Như Erik Erikson đã chỉ, năm đầu đời là giai đoạn nhạy cảm cho việc thiết lập một cảm giác tin tưởng vào thế giới, thế giới của người chăm sóc và thế giới của cái tôi. Khi những nhu cầu của một đứa bé được đáp ứng mà nó không phải cảm thấy đau khổ, căng thẳng, thì đứa bé sẽ học được điều thế giới này là một nơi đáng tin, rằng những mối quan hệ là mang tính hỗ trợ, và bản thân nó là một thực thể tích cực , có thể được đáp ứng những nhu cầu của nó. Khi những nhu cầu của bé bị phớt lờ hoặc bị gạt bỏ, đứa trẻ sẽ phát triển một cảm giác không tin tưởng vào những mối quan hệ và thế giới. Và sự tự tin bị suy giảm. Đứa trẻ có thể dành cả cuộc đời để cố gắng làm đầy sự trống rỗng nội tâm.
Sự đáp ứng của người chăm sóc với những nhu cầu của bé có liên quan đến những kết quả tích cực sau này của trẻ : như trí thông minh, sự thấu cảm, ít xung hấn hoặc trầm cảm, tự điều hoà , năng lực xã hội.
Có thật là không bình thường khi để em bé khóc ? Tiếng khóc của một em bé trong môi trường nguyên thủy báo hiệu có thú săn mồi. Vì vậy tổ tiên của chúng ta đã học cách làm giảm bớt những đau đớn, khó chịu của em bé , bao gồm cả việc giảm cơn khóc của bé, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp. Em bé có một mong đợi tương đương về một " môi trường bên ngoài tử cung " sau khi sinh. Môi trường bên ngoài tử cung là gì ? Tức là được ôm ấp liên tục, được bú sữa mẹ và được đáp ứng những nhu cầu một cách nhanh chóng. Những ách đó giúp bé phát triển cơ thể và bộ não. Khi đứa bé bộc lộ sự không thoái mái, nó là dấu hiệu báo rằng có một nhu cầu không được đáp ứng.
Tiếng khóc của trẻ cho thấy sự thiếu kinh nghiệm , kiến thức của những người chăm sóc trẻ. Tất cả chúng ta đều có thể tự giáo dục mình về những nhu cầu của trẻ và tập cách làm giảm bớt những cơn khóc của trẻ.
Tài liệu tham khảo:
How to soothe babies: https://www.babycenter.com/0_12-reasons-b....bc?page=2
Soothing babies crying "for no reason": https://www.babycenter.com/0_what-to-do-w...0320516.bc
Soothing babies who have "colic": https://www.babycenter.com/0_colic-how-to...1369745.bc
Blum, D. (2002). Love at Goon Park: Harry Harlow and the Science of Affection. New York: Berkeley Publishing (Penguin).
Blunt Bugental, D. et al. (2003). The hormonal costs of subtle forms of infant maltreatment. Hormones and Behaviour, January, 237-244.
Bremmer, J.D. et al. (1998). The effects of stress on memory and the hippocampus throughout the life cycle: Implications for childhood development and aging. Developmental Psychology, 10, 871-885.
Dawson, G., et al. (2000). The role of early experience in shaping behavioral and brain development and its implications for social policy. Development and Psychopathology, 12(4), 695-712.
Catharine R. Gale, PhD, Finbar J. O'Callaghan, PhD, Maria Bredow, MBChB, Christopher N. Martyn, DPhil and the Avon Longitudinal Study of Parents and Children Study Team (October 4, 2006). "The Influence of Head Growth in Fetal Life, Infancy, and Childhood on Intelligence at the Ages of 4 and 8 Years". PEDIATRICS Vol. 118 No. 4 October 2006, pp. 1486-1492.https://pediatrics.aappublications.org/cg...18/4/1486.
Heim, C. et al. (1997). Persistent changes in corticotrophin-releasing factor systems due to early life stress: Relationship to the pathophysiology of major depression ad post-traumatic stress disorder. Psychopharmacology Bulletin, 185-192.
Henry, J.P., & Wang, S. (1998). Effects of early stress on adult affiliative behavior, Psychoneuroendocrinology 23( 8), 863-875.
Hewlett, B., & Lamb, M. (2005). Hunter-gatherer childhoods.New York: Aldine.