CoVid-19 làm giảm đà tăng trưởng của Hàn Quốc, các ngôi sao Kpop vẫn lên top thế giới

BichKhoaSHop

Korean Beauty Care
Xu
0
Kỳ nghỉ lễ Tết Trung thu (Chuseok) thứ hai trong mùa dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm ngoái. Mới đầu, không ai nghĩ rằng đại dịch sẽ kéo dài lâu như vậy. Tốc độ tăng trưởng tiềm năng của kinh tế Hàn Quốc vốn đang giảm do tình trạng dân số già hóa và tỷ lệ sinh thấp. Cộng thêm cú sốc từ dịch COVID-19, các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Hàn Quốc được cho là sẽ suy yếu thêm.

Theo Ngân hàng Hàn Quốc, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc giai đoạn 2019-2020 là 2,2%, giảm 0,3-0,4% so với con số dự đoán 2,5-2,6% đưa ra vào tháng 8/2019. Tốc độ tăng trưởng trung bình của năm 2020-2021 cũng giảm xuống mức 2%, mức khá thấp.

Chuỗi cung ứng yếu đi, việc làm và năng suất lao động cũng giảm. Bên cạnh đó, tỉ lệ sinh thấp và già hoá đang cho thấy sự tác động đáng kể tới nền kinh tế. Tuy vậy, chính sách tiền tệ và các nỗ lực của Hàn Quốc đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.

dịch covid tại Hàn Quốc ảnh hưởng nhiều tới kinh tế - vnkienthuc.jpg

Dịch CoVid-19 đang ảnh hưởng nhiều tới Hàn Quốc. Ảnh KBS​

Theo dõi chi tiết dưới đây, nguồn KBS.
“Chuỗi cung ứng yếu kém, việc làm và năng suất lao động giảm”

Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng vốn chỉ mức tăng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế một nước có thể đạt được mà không có bất cứ tác dụng phụ nào như lạm phát thông qua việc tận dụng tối đa nguồn tài nguyên vốn và lao động. Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng giảm đồng nghĩa với khả năng sản xuất của nền kinh tế chậm lại. Mặc dù dịch COVID-19 là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng giảm, nhưng khác với các cuộc khủng hoảng kinh tế mà Hàn Quốc từng đối mặt trước đây, đại dịch lần này được coi là tình trạng khẩn cấp tạm thời. Hôm nay, nhà nghiên cứu Bae Min-geun sẽ phân tích bối cảnh tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc chậm lại và một số nhiệm vụ trong tương lai. Trước hết là nguyên nhân đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến các nền tảng kinh tế cơ bản.

Tỷ lệ vận hành của các nhà máy giảm, doanh nghiệp bán lẻ rút ngắn thời gian hoạt động là những thay đổi trước mắt làm giảm tốc độ tăng trưởng, song đây không phải yếu tố được tính đến trong tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng. Chính sự mở rộng của ngành tự động hóa, các hệ thống không người lái và dịch vụ không tiếp xúc trực tiếp trong đại địch mới làm giảm tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng, ảnh hưởng đến cơ cấu việc làm, khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên gia tăng. Các chuyên gia nhận định những thay đổi vốn dự đoán sẽ diễn ra trong vòng 10 năm giờ đây được cho là có thể đẩy mạnh trong hai ba năm tới trước sự lây lan của dịch bệnh trên toàn cầu. Tôi cho rằng những thay đổi nêu trên sẽ làm giảm tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc.

Tốc độ tăng trưởng tiềm năng giảm còn 1/3 của 30 năm trước do tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa

Trước cú sốc từ dịch COVID-19, nhiều nước đã hạ tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng trong giai đoạn 2020-2021 như New Zealand giảm 2,6%, Anh 2,1%, Nhật Bản 0,6% và Mỹ 0,1%. Rõ ràng, đại dịch đã tác động tiêu cực đến các nền kinh tế trên thế giới. Trong khi đó, Hàn Quốc lại vốn đang mất dần sức hút đầu tư và tốc độ tăng trưởng tiềm năng giảm trong những năm gần đây. Do đó, đại dịch như “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc càng giảm mạnh hơn. Ông Bae Min-geun lý giải.

Tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc là hơn 6% vào những năm 1990, đã giảm xuống 4% trong những năm 2000 và 2% trong những năm 2010. Nguyên nhân chính là tỷ lệ sinh thấp và dân số già hóa, dù kinh tế Hàn Quốc cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á cuối những năm 1990, và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008. Đáng lo ngại hơn, dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu kết thúc. Một số nhà phân tích lo ngại tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc có thể giảm sâu hơn dự đoán của BOK khi làn sóng lây nhiễm lần thứ tư kéo dài. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc giai đoạn 2020-2022 là 1,8%.

Chính sách tiền tệ phản ánh xu thế tăng trưởng tiềm năng

Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng có thể hồi phục phần nào khi dịch lắng xuống, song Hàn Quốc chắc chắn vẫn phải đối mặt với vấn đề “bờ vực dân số”. Theo Cục thống kê quốc gia Hàn Quốc, dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 64 tuổi năm 2025 dự kiến đạt 34,1 triệu người, giảm 1,6 triệu người so với con số 35,7 triệu người của năm ngoái. Viện nghiên cứu tài chính Hàn Quốc dự đoán tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc sẽ giảm xuống 1,57% vào năm 2025 và 0% năm 2030. Chính sách tiền tệ của BOK cũng phản ảnh xu hướng này. Nhà nghiên cứu Bae Min-geun lý giải.

Căn cứ để hoạch định chính sách tiền tệ là nhằm kiểm soát lạm phát, duy trì cấu trúc kinh tế hợp lý. Khi GDP thực tế thấp hơn GDP tiềm năng, chúng ta nói đó là nền kinh tế suy thoái; ngược lại, nếu tỷ lệ tăng trưởng thực tế cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng, thì nền kinh tế sẽ phát triển bùng nổ. Thực tế, quyết định tăng hay giảm lãi suất cơ bản của các ngân hàng trung ương đều dựa vào tình hình kinh tế. Do đó, theo BOK, xét theo tình hình Hàn Quốc, mức tăng trưởng kinh tế đạt 2% hoặc thấp hơn cũng không đồng nghĩa là nền kinh tế Hàn Quốc đang đối mặt với suy thoái. Đó là lý do BOK đã tăng lãi suất cơ bản bất chấp còn ý kiến cho rằng nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do đại dịch.

Tăng cường hỗ trợ các ngành kinh tế tăng trưởng mới, phục hồi tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng

Một số ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 chỉ tác động tạm thời đến nền kinh tế, không phải yếu tố dẫn tới sự thay đổi trung và dài hạn tại Hàn Quốc. Tuy nhiên, khối hành chính công được mở rộng trong quá trình ứng phó dịch COVID-19 đã trở thành một trong các yếu tố làm giảm tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng. Nếu mở rộng khu vực công, vốn hoạt động kém hiệu quả hơn khu vực tư nhân, sẽ làm sai lệch việc phân bổ lao động, giảm năng suất của nền kinh tế nói chung. Chính phủ cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp đối phó kịp thời. Ông Bae Min-geun nhận định.

Lâu dài, sự suy giảm tốc độ tăng trưởng tiềm năng là xu thế tất yếu, song điều quan trọng là giữ tốc độ giảm ở mức độ hợp lý. Với Hàn Quốc, vấn đề cấp bách là đối phó hiệu quả với thay đổi cơ cấu dân số, tăng tỷ lệ sinh với các chính sách phù hợp. Các nước tiên tiến như Mỹ có xu hướng cải thiện tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng thông qua tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới công nghệ thay vì bơm tiền, hay tạo thêm việc làm từ ngân sách.

Về đổi mới, không chỉ cải tiến công nghệ mà còn thay đổi các cơ cấu và chính sách xã hội, tăng năng suất lao động. Cùng với đó, doanh nghiệp cần đảm bảo nguồn nhân lực, ứng phó linh hoạt với mọi biến động; hệ thống xã hội nên được vận hành hiệu quả, thu hút nhân lực và vốn vào các ngành công nghiệp mới. Tóm lại, Chính phủ cần tiến hành cải thiện cả hệ thống kinh tế và xã hội.


BichKhoaShop tổng hợp
 
Trong khi nhiều sao Việt đang ảnh hưởng bởi "sao kê" thì tại Hàn Quốc, nhiều ngôi sao đang có hoạt động thiện nguyện hết sức nhân văn. Đáng kể trong đó có Ngôi sao toàn cầu Jimin BTS.

Park Ji-min (Hangul: 박지민; sinh ngày 13 tháng 10 năm 1995), thường được biết đến với nghệ danh Jimin, là một nam ca sĩ, nhạc sĩ và vũ công người Hàn Quốc. Anh là thành viên của nhóm nhạc nam BTS, được thành lập bởi Big Hit Entertainment.

Ngôi sao toàn câu Jimin BTS - vnkienthuc.png

Ngôi sao toàn câu Jimin BTS, Korea. Ảnh KBS​

Jimin sinh ngày 13 tháng 10 năm 1995 tại quận Eunpyeong, thành phố Seoul, Hàn Quốc.

Gia đình của anh bao gồm bố, mẹ và một em trai. Khi còn nhỏ, anh theo học tại trường Tiểu học Seocho và trường Trung học nghệ thuật Hanlim ở Seoul.

Trong thời gian học trung học, anh theo học tại Học viện Just Dance và học nhảy popping và locking. Trước khi trở thành một thực tập sinh, Jimin đã học múa đương đại tại trường Trung học Nghệ thuật Hanlim và là học sinh đứng đầu chuyên ngành nhảy đương đại.Sau khi một giáo viên ở trường gợi ý rằng anh nên thử giọng với một công ty giải trí, điều đó đã đưa anh đến với Big Hit Entertainment.

Sau khi vượt qua buổi thử giọng ở Busan vào năm 2012, anh đã chuyển đến trường Trung học Nghệ thuật Hàn Quốc, tốt nghiệp vào năm 2014.

Jimin tốt nghiệp trường Đại học Global Cyber vào tháng 8 năm 2020, chuyên ngành Phát thanh và Giải trí. Đến năm 2021, anh theo học tại trường Đại học Hanyang Cyber, theo học MBA về Quảng cáo và Truyền thông.


Jimin (BTS) đã tặng 100 triệu won (khoảng 85.000 USD) cho Sở Giáo dục thành phố Busan làm quỹ học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, anh cũng ủng hộ để thay thế tất cả bàn ghế ở ngôi trường Trung học Nghệ thuật thành phố Busan từng theo học và chi trả phí đồng phục cho các hậu bối của mình.

Năm ngoái, Jimi tặng 100 triệu won (khoảng 85.000 USD) cho quỹ học bổng tại Sở Giáo dục tỉnh Nam Jeolla và được Tỉnh ủy xưng danh là người có đóng góp vào nền giáo dục tỉnh nhà.

Gần đây nhất, anh đã quyên góp 100 triệu won (khoảng 85.000 USD) cho tổ chức International Rotary District 3590 để thực hiện chiến dịch gây quỹ vắc-xin loại trừ bệnh bại liệt, trước Ngày Thế giới phòng chống bệnh bại liệt 24/10. Dự kiến tổ chức này sẽ tổ chức chiến dịch trưng bày, quảng bá và gây quỹ cho các bức ảnh liên quan đến bệnh bại liệt tại Lotte Cinema từ ngày 18/9 đến ngày 24/10.

Rotary International District 3590 có 3.864 thành viên đến từ 81 câu lạc bộ khác nhau.

Hành động đẹp của Jimin đã tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực, các fan của anh cũng đang quyên góp và làm tình nguyện khắp nơi trên thế giới.

Tổng hợp
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top