“Tuyệt vời!”. Có thể dùng từ như thế để nói về dự án mang tên Học viện ConnEd của Lê Hải Long. Dự án trên hiện đang gây ấn tượng mạnh cho nhiều người trên Facebook bởi sự độc đáo, táo bạo của một người trẻ Việt.
Lê Hải Long trẻ trung và năng động - Ảnh do nhân vật cung cấp
Dự án này cũng lọt vào vòng bán kết cuộc thi ý tưởng quốc tế dành cho sinh viên (ChallengeFuture.org), một trong những cuộc thi uy tín trên thế giới, vào cuối tháng 1 vừa qua.
* Ham học nhưng nghèo, làm sao?
- Đó là câu hỏi đã đeo đuổi và khiến Hải Long trăn trở từ rất lâu. Tự nhận bản thân là một người trẻ may mắn khi gia đình có kinh tế ổn định, việc học luôn tốt (Long từng học Trường phổ thông Năng khiếu TP.HCM, hiện là SV diện nhận học bổng tại ĐH Gettysburg, Mỹ), Long không có bất kỳ than phiền gì về chính mình.
Từng gặp nhiều hoàn cảnh phải dang dở việc học hành vì nặng gánh mưu sinh, đặc biệt nhiều bạn trong số đó học rất giỏi, Long tự hứa với bản thân phải tìm ra một giải pháp để hạn chế điều này.
Tình cờ vào trang web của Sal Khan - một giáo viên chuyên dạy trực tuyến miễn phí bằng các băng hình tự thu - Long nảy ra ý tưởng tương tự nhưng với quy mô lớn hơn, đòi hỏi sự đóng góp của cả tập thể chứ không phải chỉ riêng một cá nhân như Khan.
Long liên lạc với người bạn thân Lê Thị Ngọc Giao (SV Trường SMU, Singapore) để nhờ hỗ trợ, tư vấn. Quá ấn tượng, Giao gật đầu đồng ý và cả hai bước vào cuộc đua nước rút cho phần hoàn thành các công đoạn để kịp tham gia cuộc thi ChallengeFuture.
Khối lượng bài vở ở trường lúc ấy rất nhiều, nhưng cả Long và Giao đều quyết tâm dành phần lớn thời gian cho dự án này. Làm không kịp, Long thậm chí còn điện thoại về VN thuyết phục chính... ba mình hỗ trợ!
Dự án được thực hiện từ cuối tháng 11-2009 và tới đầu năm 2010 thì hoàn thành. Nộp bài thi xong, Long và Giao phải trở lại chồng sách cao ngất để học bù những phần bài bị khuyết, vừa hồi hộp chờ kết quả. Dự án được chọn vào vòng bán kết, Long cảm thấy nhẹ nhõm phần nào.
Hiện anh bạn 22 tuổi đang vừa “cày” bài vở trên trường, vừa hoàn chỉnh dự án của mình, vừa kêu gọi thêm nhiều sự hỗ trợ đóng góp bài giảng, vừa lân la đi khắp Facebook bạn bè để tranh thủ “quảng bá” cho ý tưởng của mình...
Vất vả như thế nhưng khi trò chuyện cùng chúng tôi từ Mỹ, Long vẫn cười đầy tự tin, hạnh phúc.
* Long có thể giới thiệu sơ về dự án của mình?
- Học viện ConnEd (viết tắt của “Connect through education” - tạm dịch: Kết nối thông qua giáo dục) là ý tưởng thành lập một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận quốc tế, nơi mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể đóng góp bài giảng video để học viện có thể mang nguồn giáo dục miễn phí đó đi khắp toàn cầu.
Học viện định hướng thiết kế các chương trình giáo dục cốt lõi hướng tới những tầng lớp có nhu cầu học hỏi vươn lên trong xã hội. Video trình bày ý tưởng tại: https://www.youtube.com/watch?v=UMZZZoG0S7w.
* Trang web của Long phục vụ tốt cho người Việt chứ?
- Tất nhiên đối tượng đầu tiên tôi nghĩ đến phải là người Việt. Học viện trực tuyến VN là dự án đầu tiên của Học viện ConnEd nhằm mang lại giáo dục điện tử miễn phí cho người Việt.
Học viện mong muốn liên kết với các sinh viên, tình nguyện viên, giáo viên, trường học và các đoàn thể giáo dục trong nước, để tạo ra những bài giảng điện tử hướng tới nhu cầu học hỏi vươn lên của nhiều đối tượng trong xã hội.
Học viện cũng sẽ tìm cách mang những chương trình học đó đến vùng sâu, vùng xa trong nước.
* Nếu mọi người muốn đóng góp bài giảng và ủng hộ dự án này?
- Nếu muốn đóng góp bài học, các bạn có thể gửi email yêu cầu đến lelong88@gmail.com để được thiết lập tài khoản có kèm chức năng đăng bài học cùng hướng dẫn. Hiện dự án đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các bạn SV quốc tế, các anh chị SV người Việt tại TP.HCM lẫn khắp các nước.
Còn về việc hỗ trợ dự án vào vòng chung kết tại Slovenia thì hiện tại mọi người có thể bỏ phiếu bầu chọn cho chúng tôi. Số phiếu của các bạn sẽ giúp chúng tôi có được cơ hội là một trong chín đội có mặt ở vòng cuối. Bỏ phiếu sẽ kết thúc ngày 3-3.
* Nếu đoạt được giải thưởng cuối cùng thì các bạn sẽ làm gì? Và nếu không đoạt được?
- Giải thưởng cao nhất sẽ là 20.000 euro, và tất nhiên toàn bộ số tiền này nếu vào tay chúng tôi sẽ được sử dụng hết cho các vấn đề quản lý, kỹ thuật, quảng bá... của dự án. Nếu không đoạt được giải tôi vẫn quyết tâm thực hiện dự án này bằng việc đi kêu gọi nhà tài trợ, vì tôi tin vào thành công cũng như lợi ích của nó.
Tất nhiên lợi ích cá nhân trong đầu tư giáo dục rất thấp nhưng lợi ích xã hội lại rất cao.
Nhiều người nói đây là dự án quá sức người trẻ, tôi tin họ nói đúng. Nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, vì quan điểm của tôi là nỗ lực cùng năng lực quan trọng hơn kinh nghiệm trong việc khởi nghiệp một doanh nghiệp.
CÔNG NHẬT - TTO
Lê Hải Long trẻ trung và năng động - Ảnh do nhân vật cung cấp
Dự án này cũng lọt vào vòng bán kết cuộc thi ý tưởng quốc tế dành cho sinh viên (ChallengeFuture.org), một trong những cuộc thi uy tín trên thế giới, vào cuối tháng 1 vừa qua.
* Ham học nhưng nghèo, làm sao?
- Đó là câu hỏi đã đeo đuổi và khiến Hải Long trăn trở từ rất lâu. Tự nhận bản thân là một người trẻ may mắn khi gia đình có kinh tế ổn định, việc học luôn tốt (Long từng học Trường phổ thông Năng khiếu TP.HCM, hiện là SV diện nhận học bổng tại ĐH Gettysburg, Mỹ), Long không có bất kỳ than phiền gì về chính mình.
Từng gặp nhiều hoàn cảnh phải dang dở việc học hành vì nặng gánh mưu sinh, đặc biệt nhiều bạn trong số đó học rất giỏi, Long tự hứa với bản thân phải tìm ra một giải pháp để hạn chế điều này.
Tình cờ vào trang web của Sal Khan - một giáo viên chuyên dạy trực tuyến miễn phí bằng các băng hình tự thu - Long nảy ra ý tưởng tương tự nhưng với quy mô lớn hơn, đòi hỏi sự đóng góp của cả tập thể chứ không phải chỉ riêng một cá nhân như Khan.
Long liên lạc với người bạn thân Lê Thị Ngọc Giao (SV Trường SMU, Singapore) để nhờ hỗ trợ, tư vấn. Quá ấn tượng, Giao gật đầu đồng ý và cả hai bước vào cuộc đua nước rút cho phần hoàn thành các công đoạn để kịp tham gia cuộc thi ChallengeFuture.
Khối lượng bài vở ở trường lúc ấy rất nhiều, nhưng cả Long và Giao đều quyết tâm dành phần lớn thời gian cho dự án này. Làm không kịp, Long thậm chí còn điện thoại về VN thuyết phục chính... ba mình hỗ trợ!
Dự án được thực hiện từ cuối tháng 11-2009 và tới đầu năm 2010 thì hoàn thành. Nộp bài thi xong, Long và Giao phải trở lại chồng sách cao ngất để học bù những phần bài bị khuyết, vừa hồi hộp chờ kết quả. Dự án được chọn vào vòng bán kết, Long cảm thấy nhẹ nhõm phần nào.
Hiện anh bạn 22 tuổi đang vừa “cày” bài vở trên trường, vừa hoàn chỉnh dự án của mình, vừa kêu gọi thêm nhiều sự hỗ trợ đóng góp bài giảng, vừa lân la đi khắp Facebook bạn bè để tranh thủ “quảng bá” cho ý tưởng của mình...
Vất vả như thế nhưng khi trò chuyện cùng chúng tôi từ Mỹ, Long vẫn cười đầy tự tin, hạnh phúc.
* Long có thể giới thiệu sơ về dự án của mình?
- Học viện ConnEd (viết tắt của “Connect through education” - tạm dịch: Kết nối thông qua giáo dục) là ý tưởng thành lập một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận quốc tế, nơi mọi người từ khắp nơi trên thế giới có thể đóng góp bài giảng video để học viện có thể mang nguồn giáo dục miễn phí đó đi khắp toàn cầu.
Học viện định hướng thiết kế các chương trình giáo dục cốt lõi hướng tới những tầng lớp có nhu cầu học hỏi vươn lên trong xã hội. Video trình bày ý tưởng tại: https://www.youtube.com/watch?v=UMZZZoG0S7w.
* Trang web của Long phục vụ tốt cho người Việt chứ?
- Tất nhiên đối tượng đầu tiên tôi nghĩ đến phải là người Việt. Học viện trực tuyến VN là dự án đầu tiên của Học viện ConnEd nhằm mang lại giáo dục điện tử miễn phí cho người Việt.
Học viện mong muốn liên kết với các sinh viên, tình nguyện viên, giáo viên, trường học và các đoàn thể giáo dục trong nước, để tạo ra những bài giảng điện tử hướng tới nhu cầu học hỏi vươn lên của nhiều đối tượng trong xã hội.
Học viện cũng sẽ tìm cách mang những chương trình học đó đến vùng sâu, vùng xa trong nước.
* Nếu mọi người muốn đóng góp bài giảng và ủng hộ dự án này?
- Nếu muốn đóng góp bài học, các bạn có thể gửi email yêu cầu đến lelong88@gmail.com để được thiết lập tài khoản có kèm chức năng đăng bài học cùng hướng dẫn. Hiện dự án đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các bạn SV quốc tế, các anh chị SV người Việt tại TP.HCM lẫn khắp các nước.
Còn về việc hỗ trợ dự án vào vòng chung kết tại Slovenia thì hiện tại mọi người có thể bỏ phiếu bầu chọn cho chúng tôi. Số phiếu của các bạn sẽ giúp chúng tôi có được cơ hội là một trong chín đội có mặt ở vòng cuối. Bỏ phiếu sẽ kết thúc ngày 3-3.
* Nếu đoạt được giải thưởng cuối cùng thì các bạn sẽ làm gì? Và nếu không đoạt được?
- Giải thưởng cao nhất sẽ là 20.000 euro, và tất nhiên toàn bộ số tiền này nếu vào tay chúng tôi sẽ được sử dụng hết cho các vấn đề quản lý, kỹ thuật, quảng bá... của dự án. Nếu không đoạt được giải tôi vẫn quyết tâm thực hiện dự án này bằng việc đi kêu gọi nhà tài trợ, vì tôi tin vào thành công cũng như lợi ích của nó.
Tất nhiên lợi ích cá nhân trong đầu tư giáo dục rất thấp nhưng lợi ích xã hội lại rất cao.
Nhiều người nói đây là dự án quá sức người trẻ, tôi tin họ nói đúng. Nhưng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, vì quan điểm của tôi là nỗ lực cùng năng lực quan trọng hơn kinh nghiệm trong việc khởi nghiệp một doanh nghiệp.
CÔNG NHẬT - TTO