trucdiepthanh
New member
- Xu
- 0
Công viên Lê Văn Tám và phố Đặng Tiến Đông
1- Công viên Lê Văn Tám
Công viên Lê Văn Tám (quận 10, TP Hồ Chí Minh) là một công viên đẹp mang tên một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp với chiến công bất hủ là tự mình làm cây đuốc sống để đốt kho đạn của thực dân Pháp ở Thị Nghè vào ngày 17 tháng 10 năm 1945. Từ đó hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng được dựng tượng đài, đặt tên cho trường học, công viên, đưa vào sách giáo khoa để các thế hệ thiếu nhi học tập tấm gương anh hùng của một thiếu niên đã xã thân vì sự nghiệp lớn giải phóng dân tộc. Qua hơn nữa thế kỷ, tấm gương anh hùng của Lê Văn Tám đã được định hình trong lịch sử của đất nước,cái tên Lê Văn Tám không chỉ là một tượng đài trong công viên mà đã thực sự đã là một tượng đài vĩnh cửu trong lòng dân tộc Việt nam nhất là trong lòng các thế hệ trẻ. Ấy thế mà từ sau 2005, tượng đài Lê Văn Tám đã bị công kích và người khởi xướng làn sóng công kích này lại là một nhà sử học danh tiếng: giáo sư, NGND Phan Huy Lê! Theo ông Phan Huy Lê thì cái tên Lê Văn Tám là không có thật.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, ông Phan Huy Lê công bố một sự kiện động trời:”Tôi còn nợ anh Trần Huy Liệu (thầy học của ông Phan Huy Lê-TDT) mà đến nay chưa trả được. Đó là lúc anh Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau cách mạng tháng Tám-1945, Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động) anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè…Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: ”Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa…”Như vậy theo thầy-trò Trần Huy Liệu-Phan Huy Lê thì Lê Văn Tám là“không có thật” Thông tin trên đã bị nhiều học giả từng nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống Pháp như Trần Trọng Tân…,nhiều cựu chiến binh từng sống và chiến đấu trong những ngày đầu kháng chiến chông Pháp ở Sài gòn phản đối kịch liệt. Hộ nêu nhiều bằng chứng cho thấy sự kiện Lê Văn Tám làm cây đuốc sống đốt kho đạn ở Thị Nghè vào ngày 17 tháng 10 năm 1945 là một sự thật lịch sử đã được chép cụ thể chi tiết trong các pho sách có giá trị lịch sử như:”Lịch sử Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định kháng chiến (1945-1975)” của Trần Trọng Tân (NXB TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994-trang 63), trong tập II bộ sách “Mùa thu rồi ngày hăm ba”của NXB Chính trị Quốc Gia- Hà Nội năm 1996, trang 67. Ngoài ra nhiều báo lớn có uy tín trong những ngày đầu chống Pháp như báo “Quyết Chiến” số ngày thứ sáu 19 tháng 10 năm 1945 (hai ngày sau trận Lê Văn Tám đốt kho đạn ở Thị Nghè), báo “Cờ Giải phóng” ngày 5 tháng 11 năm 1945…đều đăng tin chi tiết về thiếu niên anh hùng tự mình làm cây đuốc sống thiêu trụi kho đạn Thị Nghè do nhiều lính Anh, Ấn, Pháp canh phòng nghiêm ngặt…Những tư liệu lịch sử trên chưa đủ đề chứng minh sự thật về tấm gương anh hùng của thiếu niên Lê Văn Tám hay sao? Lời kể của Trần Huy Liệu chỉ là một chứng cứ vu vơ trong một rừng chứng cứ từng được lịch sử xác nhận. Ông Trần Huy Liệu sinh năm 1901 và qua đời năm 1969. Sự kiện Lê Văn Tám xảy ra tháng 10/1945 tức ông đã sống với sự kiện này 24 năm, riêng giai đoạn kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, một ½ nước cùng Thủ đô Hà Nội xây dựng chế độ XHCN cũng được 14 năm, vậy quan niệm của ông là “sau này đất nước yên ổn” là đến bao giờ vì sao ông không tự mình nói ra mà phải nhờ “học trò” nói giúp? Nhiều học giả, cựu chiến binh từng nhận xét: việc loan truyền huyền thoại tượng đài Lê Văn Tám là “không có thật” là một điều phỉ báng lịch sử, một hành vi vô trách nhiệm đối với lịch sử nhất là đối với thế hệ trẻ của thầy-trò Trần Huy Liệu-Phan Huy Lê! Người viết bài này không bình luận chỉ nêu thêm một nghi án lịch sử mới xảy trong thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2-Phố Đặng Tiến Đông.
Phố Đặng Tiến Đông là tên mới đặt năm 1980 cho con đường từ phố Tây Sơn vào ấp Thái Hà đi cạnh gò Đống Đa. Lúc mới đọc tin Hà Nội đặt tên đường Đặng Tiến Đông, vốn là nhà báo có ít nhiều kiến thức lịch sử, tôi ngạc nhiên vì chưa hề thấy tên “Đặng Tiến Đông” trên các trang sử từ cổ chí kim của dân tộc Việt nam. Vào thư viên lục tìm may mắn tìm được tạp chí Nghiên cứu lịch sử (Viện Sử học) số 154 (tháng 01 năm 1974) có đăng bài “Đô đốc Đặng Tiến Đông-một tướng Tây Sơn chỉ huy trận Đống Đa” của Phan Huy Lê. Trong bài báo dài 10 trang này tác giả đã trình bày đầy đủ chi tiết việc phát hiên một số di vật đời Tây Sơn ở huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây cũ(nay thuộc Hà Nội) quan trọng nhất là bộ ba di bản gốc: một đạo “Sắc phong” có niên đại Thái Đức 10(tức năm 1787), một tấm bia đá có khắc bài văn ‘Tông đức thế tự bi” do 2 danh thần đời Tây Sơn là Phan Huy Ích biên soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc khắc năm Cảnh Thịnh thứ 5 (tức năm 1797) và bộ phả Đặng gia phả hệ toản chính thực lục (6 quyển). Qua khai thác các di bản trên, tác giả đã công bố kết luận: ba di bản đời Tây Sơn mới phát hiện ở Lương Xá-Hà Tây (nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương MỸ, Hà Nội) đã cung cấp bằng chứng cho thấy Đô đốc Đặng Tiến Đông thuộc Đặng tộc ở Lương Xá chính là Đô đốc Long vị tướng tài danh của Tây Sơn đã chỉ huy đánh thắng quân Thanh ở phòng tuyến Đông Đa và tiến trước vào giải phóng Thăng Long ngày 5 tháng Giêng năm kỷ Dậu (1789) từ trước đến nay vãn khuyết la lịch.
Ngoài các di bản ở Lương Xá, ông Phan Huy Lê còn tìm thấy tại chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm tự-Chương Mỹ) có thêm một tượng truyền thần của Đặng Tiến Đông bằng gổ, một chuông đồng do Đặng Tiến Đông đúc tặng chùa đều có niên đại Cảnh Thịnh 2 (tức 1794).Việc GS Phan Huy Lê phát hiện tên họ, lai lịch đầy đủ của Đô đốc Long là Đô đốc Đặng Tiến Đông dòng dõi Đặng tộc danh giá ở Lương Xá với bằng chứng bia đá, Sắc phong, gia phả, tượng gỗ, chuông đồng đều có niên đại Tây Sơn đã nhanh chóng thuyết phục các cơ quan quản lý văn hóa, giới nghiên cứu lịch sử…một, hai thập kỷ sau đó không ai có ý kiến khác biệt. Do đó tên“Đô đốc Đặng Tiến Đông” đã chính thức thay thế tên“Đô đốc Long” trong bảo tàng, trong sách giáo khoa, trong từ điển, trong đặt tên đường phố và trên tất cả cơ quan truyền thống đại chúng trong và ngoài nước. Song từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 sự độc quyền về lập luận“Đô đốc Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long” đã bị phá vỡ. Người nã loạt đạn pháo đầu tiên là nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh (sau này là PGS-TS Đỗ Văn Ninh) với bài “Đô đốc Đặng Tiến Đông hay Đô đốc Long” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3 tháng 5-6 năm 1999. Bằng kiến thức uyên thâm về sử học và Hán ngữ tác giả đã nêu bằng chứng có sức thuyết phục về 2 sai lầm của Phan Huy Lê: 1-tên của nhân vật chữ Hán là chữ “Giản”(Đặng Tiến Giản) không phải là chữ “Đông”(Đặng Tiến Đông). 2-Văn bia chép về trận đánh của Tây Sơn năm Mậu Thân(1788) là trận đánh của Tây Sơn ra Thăng Long để tiêu diệt Nguyễn Hửu Chỉnh. Phan Huy Lê suy diễn ra thành trận đánh năm Kỷ Dậu để gán công trạng của Đô đốc Long đánh quân Thanh ở Đống Đa cho “Đô đốc Đặng Tiến Đông”(đúng ra là Đô đốc Đặng Tiến Giản). Tiếp sau đó lập luận của Đỗ Văn Ninh được Trần Văn Quý, Lê Trọng Khánh-đều là nhà sử học thông thạo Hán ngữ, nhất trí viết bài bổ sung thêm chứng cứ đăng trên cuốn “Đối thoại sử học” (NXB Thanh Niên 2000).Ngay sau khi ra mắt độc giả,phần “đối thoại”- thực chất là phản biện,về “Đặng tiến Đông hay Đặng Tiến Giản” trên “Đối thoại sủ học” đã được sự quan tâm của giới nghiên cứu cả trong và ngoài nước với thái độ hưởng ứng,đồng tình.Nhiều nhà nghiên cứu có tâm huyết đã dày công sưu tầm chứng cứ tiếp tục hoàn thiện phản biện trong khi nhóm tác giả đi đầu trên “Đối thoại sử học” lần lượt qua đời vì tuổi tác,bệnh tật.Đáng chú ý nhân vật “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”ngoài ý kiến của Phan Huy Lê không còn thấy chép ở bất cứ sách sử nào!Về nhân vật“Đặng Tiến Giản” do Đỗ Văn Ninh phát hiện qua khai thác Đạo Sắc và văn bia Tông đức thế tự bi đã tìm thấy một tư liệu lịch sử khác chép với nhiều chi tiết trùng hợp với kết luận của Đỗ Văn Ninh.Đó là cuốn “Tây Sơn thuật lược” bằng chữ Hán xuất bản dưới triều Nguyễn, chưa rõ tác giả và năm xuất bản nhưng lần đầu tiên được tạp chi Nam Phong (phần chữ Hán) đăng toàn văn trên số 148 (1930).Hơn ba thập kỷ sau ,“Tây Sơn thuật lược” lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt do chuyên viên Hán học viện Khảo cổ Sài gòn Tạ Quang Phát thực hiện đăng trên Tạp chí Sử Địa Sài gòn số Xuân Mậu Thân (1968).Cũng cần biết thêm vào thời điểm xuất hiện “Tây Sơn thuật lược” năm 1930 dưới triều Nguyễn và cả vào năm 1968 ở Sài Gòn thì “Đạo Sắc” và “Tông đức thế tự bi” còn nằm ẩn ở Lương Xá (Hà Tây) chưa từng được phát hiện nhưng những chi tiết về “Đô đốc Đặng Giản người ở Lương Xá,dòng dõi Đặng Nghĩa Huấn,được Nguyến Huệ giao cầm đạo tiên phong đánh ra Thăng Long để tiêu diệt phản nghịch Nguyễn Hữu Chỉnh” nêu trong “Tây Sơn thuật lược” lại hoàn toàn trùng khớp với lai lịch và công trạng của Đô đốc Đặng Tiến Giản chép trên văn bia Tông đúc thế tụ bi mà Đỗ Văn Ninh đã khai thác kết luận vào năm 1999.Với những chứng cứ như trên đã cho thấy: nhân vật “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long” chỉ là một sản phẩm do Phan Huy Lê bịa ra nhưng đã lợi dụng Sắc phong, văn bia, gia phả, tượng gỗ, chuông đồng vốn là nguồn sử liệu giành cho Đô đốc Đặng Tiến Giản để Nhà nước, Đặng tộc tôn vinh một hình nộm khoác áo bào Đô đốc Long và gạt một danh tướng chân chính rất có công với Tây Sơn và Đặng tộc ra rìa! Điều lạ nữa là mặc cho công luận lên tiếng đã gần 2 thập kỷ, cơ quan và người có trách nhiệm với lịch sử đất nước với Đặng tộc vẫn bỏ ngoài tai?
[FONT=&]
Hà Nội tháng 5 năm 2014-
Trúc Diệp Thanh[/FONT]
1- Công viên Lê Văn Tám
Công viên Lê Văn Tám (quận 10, TP Hồ Chí Minh) là một công viên đẹp mang tên một thiếu niên anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp với chiến công bất hủ là tự mình làm cây đuốc sống để đốt kho đạn của thực dân Pháp ở Thị Nghè vào ngày 17 tháng 10 năm 1945. Từ đó hình ảnh Lê Văn Tám được coi là một biểu tượng anh hùng cách mạng được dựng tượng đài, đặt tên cho trường học, công viên, đưa vào sách giáo khoa để các thế hệ thiếu nhi học tập tấm gương anh hùng của một thiếu niên đã xã thân vì sự nghiệp lớn giải phóng dân tộc. Qua hơn nữa thế kỷ, tấm gương anh hùng của Lê Văn Tám đã được định hình trong lịch sử của đất nước,cái tên Lê Văn Tám không chỉ là một tượng đài trong công viên mà đã thực sự đã là một tượng đài vĩnh cửu trong lòng dân tộc Việt nam nhất là trong lòng các thế hệ trẻ. Ấy thế mà từ sau 2005, tượng đài Lê Văn Tám đã bị công kích và người khởi xướng làn sóng công kích này lại là một nhà sử học danh tiếng: giáo sư, NGND Phan Huy Lê! Theo ông Phan Huy Lê thì cái tên Lê Văn Tám là không có thật.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 2 năm 2005 tại Hà Nội, ông Phan Huy Lê công bố một sự kiện động trời:”Tôi còn nợ anh Trần Huy Liệu (thầy học của ông Phan Huy Lê-TDT) mà đến nay chưa trả được. Đó là lúc anh Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền (sau cách mạng tháng Tám-1945, Trần Huy Liệu làm Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Cổ động) anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè…Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê Văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: ”Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa…”Như vậy theo thầy-trò Trần Huy Liệu-Phan Huy Lê thì Lê Văn Tám là“không có thật” Thông tin trên đã bị nhiều học giả từng nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống Pháp như Trần Trọng Tân…,nhiều cựu chiến binh từng sống và chiến đấu trong những ngày đầu kháng chiến chông Pháp ở Sài gòn phản đối kịch liệt. Hộ nêu nhiều bằng chứng cho thấy sự kiện Lê Văn Tám làm cây đuốc sống đốt kho đạn ở Thị Nghè vào ngày 17 tháng 10 năm 1945 là một sự thật lịch sử đã được chép cụ thể chi tiết trong các pho sách có giá trị lịch sử như:”Lịch sử Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định kháng chiến (1945-1975)” của Trần Trọng Tân (NXB TP Hồ Chí Minh xuất bản năm 1994-trang 63), trong tập II bộ sách “Mùa thu rồi ngày hăm ba”của NXB Chính trị Quốc Gia- Hà Nội năm 1996, trang 67. Ngoài ra nhiều báo lớn có uy tín trong những ngày đầu chống Pháp như báo “Quyết Chiến” số ngày thứ sáu 19 tháng 10 năm 1945 (hai ngày sau trận Lê Văn Tám đốt kho đạn ở Thị Nghè), báo “Cờ Giải phóng” ngày 5 tháng 11 năm 1945…đều đăng tin chi tiết về thiếu niên anh hùng tự mình làm cây đuốc sống thiêu trụi kho đạn Thị Nghè do nhiều lính Anh, Ấn, Pháp canh phòng nghiêm ngặt…Những tư liệu lịch sử trên chưa đủ đề chứng minh sự thật về tấm gương anh hùng của thiếu niên Lê Văn Tám hay sao? Lời kể của Trần Huy Liệu chỉ là một chứng cứ vu vơ trong một rừng chứng cứ từng được lịch sử xác nhận. Ông Trần Huy Liệu sinh năm 1901 và qua đời năm 1969. Sự kiện Lê Văn Tám xảy ra tháng 10/1945 tức ông đã sống với sự kiện này 24 năm, riêng giai đoạn kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, một ½ nước cùng Thủ đô Hà Nội xây dựng chế độ XHCN cũng được 14 năm, vậy quan niệm của ông là “sau này đất nước yên ổn” là đến bao giờ vì sao ông không tự mình nói ra mà phải nhờ “học trò” nói giúp? Nhiều học giả, cựu chiến binh từng nhận xét: việc loan truyền huyền thoại tượng đài Lê Văn Tám là “không có thật” là một điều phỉ báng lịch sử, một hành vi vô trách nhiệm đối với lịch sử nhất là đối với thế hệ trẻ của thầy-trò Trần Huy Liệu-Phan Huy Lê! Người viết bài này không bình luận chỉ nêu thêm một nghi án lịch sử mới xảy trong thời kỳ đất nước thống nhất, cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2-Phố Đặng Tiến Đông.
Phố Đặng Tiến Đông là tên mới đặt năm 1980 cho con đường từ phố Tây Sơn vào ấp Thái Hà đi cạnh gò Đống Đa. Lúc mới đọc tin Hà Nội đặt tên đường Đặng Tiến Đông, vốn là nhà báo có ít nhiều kiến thức lịch sử, tôi ngạc nhiên vì chưa hề thấy tên “Đặng Tiến Đông” trên các trang sử từ cổ chí kim của dân tộc Việt nam. Vào thư viên lục tìm may mắn tìm được tạp chí Nghiên cứu lịch sử (Viện Sử học) số 154 (tháng 01 năm 1974) có đăng bài “Đô đốc Đặng Tiến Đông-một tướng Tây Sơn chỉ huy trận Đống Đa” của Phan Huy Lê. Trong bài báo dài 10 trang này tác giả đã trình bày đầy đủ chi tiết việc phát hiên một số di vật đời Tây Sơn ở huyện Chương Mỹ tỉnh Hà Tây cũ(nay thuộc Hà Nội) quan trọng nhất là bộ ba di bản gốc: một đạo “Sắc phong” có niên đại Thái Đức 10(tức năm 1787), một tấm bia đá có khắc bài văn ‘Tông đức thế tự bi” do 2 danh thần đời Tây Sơn là Phan Huy Ích biên soạn, Ngô Thì Nhậm nhuận sắc khắc năm Cảnh Thịnh thứ 5 (tức năm 1797) và bộ phả Đặng gia phả hệ toản chính thực lục (6 quyển). Qua khai thác các di bản trên, tác giả đã công bố kết luận: ba di bản đời Tây Sơn mới phát hiện ở Lương Xá-Hà Tây (nay thuộc xã Lam Điền, huyện Chương MỸ, Hà Nội) đã cung cấp bằng chứng cho thấy Đô đốc Đặng Tiến Đông thuộc Đặng tộc ở Lương Xá chính là Đô đốc Long vị tướng tài danh của Tây Sơn đã chỉ huy đánh thắng quân Thanh ở phòng tuyến Đông Đa và tiến trước vào giải phóng Thăng Long ngày 5 tháng Giêng năm kỷ Dậu (1789) từ trước đến nay vãn khuyết la lịch.
Ngoài các di bản ở Lương Xá, ông Phan Huy Lê còn tìm thấy tại chùa Trăm Gian (Quảng Nghiêm tự-Chương Mỹ) có thêm một tượng truyền thần của Đặng Tiến Đông bằng gổ, một chuông đồng do Đặng Tiến Đông đúc tặng chùa đều có niên đại Cảnh Thịnh 2 (tức 1794).Việc GS Phan Huy Lê phát hiện tên họ, lai lịch đầy đủ của Đô đốc Long là Đô đốc Đặng Tiến Đông dòng dõi Đặng tộc danh giá ở Lương Xá với bằng chứng bia đá, Sắc phong, gia phả, tượng gỗ, chuông đồng đều có niên đại Tây Sơn đã nhanh chóng thuyết phục các cơ quan quản lý văn hóa, giới nghiên cứu lịch sử…một, hai thập kỷ sau đó không ai có ý kiến khác biệt. Do đó tên“Đô đốc Đặng Tiến Đông” đã chính thức thay thế tên“Đô đốc Long” trong bảo tàng, trong sách giáo khoa, trong từ điển, trong đặt tên đường phố và trên tất cả cơ quan truyền thống đại chúng trong và ngoài nước. Song từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 sự độc quyền về lập luận“Đô đốc Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long” đã bị phá vỡ. Người nã loạt đạn pháo đầu tiên là nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh (sau này là PGS-TS Đỗ Văn Ninh) với bài “Đô đốc Đặng Tiến Đông hay Đô đốc Long” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3 tháng 5-6 năm 1999. Bằng kiến thức uyên thâm về sử học và Hán ngữ tác giả đã nêu bằng chứng có sức thuyết phục về 2 sai lầm của Phan Huy Lê: 1-tên của nhân vật chữ Hán là chữ “Giản”(Đặng Tiến Giản) không phải là chữ “Đông”(Đặng Tiến Đông). 2-Văn bia chép về trận đánh của Tây Sơn năm Mậu Thân(1788) là trận đánh của Tây Sơn ra Thăng Long để tiêu diệt Nguyễn Hửu Chỉnh. Phan Huy Lê suy diễn ra thành trận đánh năm Kỷ Dậu để gán công trạng của Đô đốc Long đánh quân Thanh ở Đống Đa cho “Đô đốc Đặng Tiến Đông”(đúng ra là Đô đốc Đặng Tiến Giản). Tiếp sau đó lập luận của Đỗ Văn Ninh được Trần Văn Quý, Lê Trọng Khánh-đều là nhà sử học thông thạo Hán ngữ, nhất trí viết bài bổ sung thêm chứng cứ đăng trên cuốn “Đối thoại sử học” (NXB Thanh Niên 2000).Ngay sau khi ra mắt độc giả,phần “đối thoại”- thực chất là phản biện,về “Đặng tiến Đông hay Đặng Tiến Giản” trên “Đối thoại sủ học” đã được sự quan tâm của giới nghiên cứu cả trong và ngoài nước với thái độ hưởng ứng,đồng tình.Nhiều nhà nghiên cứu có tâm huyết đã dày công sưu tầm chứng cứ tiếp tục hoàn thiện phản biện trong khi nhóm tác giả đi đầu trên “Đối thoại sử học” lần lượt qua đời vì tuổi tác,bệnh tật.Đáng chú ý nhân vật “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long”ngoài ý kiến của Phan Huy Lê không còn thấy chép ở bất cứ sách sử nào!Về nhân vật“Đặng Tiến Giản” do Đỗ Văn Ninh phát hiện qua khai thác Đạo Sắc và văn bia Tông đức thế tự bi đã tìm thấy một tư liệu lịch sử khác chép với nhiều chi tiết trùng hợp với kết luận của Đỗ Văn Ninh.Đó là cuốn “Tây Sơn thuật lược” bằng chữ Hán xuất bản dưới triều Nguyễn, chưa rõ tác giả và năm xuất bản nhưng lần đầu tiên được tạp chi Nam Phong (phần chữ Hán) đăng toàn văn trên số 148 (1930).Hơn ba thập kỷ sau ,“Tây Sơn thuật lược” lần đầu tiên được dịch ra tiếng Việt do chuyên viên Hán học viện Khảo cổ Sài gòn Tạ Quang Phát thực hiện đăng trên Tạp chí Sử Địa Sài gòn số Xuân Mậu Thân (1968).Cũng cần biết thêm vào thời điểm xuất hiện “Tây Sơn thuật lược” năm 1930 dưới triều Nguyễn và cả vào năm 1968 ở Sài Gòn thì “Đạo Sắc” và “Tông đức thế tự bi” còn nằm ẩn ở Lương Xá (Hà Tây) chưa từng được phát hiện nhưng những chi tiết về “Đô đốc Đặng Giản người ở Lương Xá,dòng dõi Đặng Nghĩa Huấn,được Nguyến Huệ giao cầm đạo tiên phong đánh ra Thăng Long để tiêu diệt phản nghịch Nguyễn Hữu Chỉnh” nêu trong “Tây Sơn thuật lược” lại hoàn toàn trùng khớp với lai lịch và công trạng của Đô đốc Đặng Tiến Giản chép trên văn bia Tông đúc thế tụ bi mà Đỗ Văn Ninh đã khai thác kết luận vào năm 1999.Với những chứng cứ như trên đã cho thấy: nhân vật “Đặng Tiến Đông chính là Đô đốc Long” chỉ là một sản phẩm do Phan Huy Lê bịa ra nhưng đã lợi dụng Sắc phong, văn bia, gia phả, tượng gỗ, chuông đồng vốn là nguồn sử liệu giành cho Đô đốc Đặng Tiến Giản để Nhà nước, Đặng tộc tôn vinh một hình nộm khoác áo bào Đô đốc Long và gạt một danh tướng chân chính rất có công với Tây Sơn và Đặng tộc ra rìa! Điều lạ nữa là mặc cho công luận lên tiếng đã gần 2 thập kỷ, cơ quan và người có trách nhiệm với lịch sử đất nước với Đặng tộc vẫn bỏ ngoài tai?
[FONT=&]
Hà Nội tháng 5 năm 2014-
Trúc Diệp Thanh[/FONT]