• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Công nghiệp tỉnh Tiền Giang

Giao Su Vọc

New member
Xu
0
Bài viết có nội dung bổ trợ cho Địa lí kinh tế, Địa lí Công nghiệp, Địa lí vùng kinh tế phía nam, địa lí vùng ĐB Sông Cưu Long.


Công nghiệp

Là một tỉnh đất hẹp, người đông, ngành nông nghiệp đã phát triển gần đến ngưỡng theo chiều rộng; những năm gần đây, Tiền Giang đã tận dụng các tiềm năng và lợi thế để phát triển công nghiệp nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nhờ định hướng đúng, công nghiệp Tiền Giang trong những năm qua liên tục phát triển. Bình quân giai đoạn 2001-2005 tăng 17,3%/năm; năm 2006, ngành công nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng 29,8% so với năm 2005 và đạt giá trị 3.408 tỷ đồng, là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong hàng chục năm trở lại đây. Đây là sự nỗ lực của tỉnh Tiền Giang nói chung và ngành công nghiệp nói riêng trong việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển của ngành công nghiệp trong những năm qua được đánh dấu bằng sự chuyển động tích cực của Khu công nghiệp Mỹ Tho và Cụm Công nghiệp Trung An, toàn bộ diện tích đã được lắp đầy và hầu hết các dự án đầu tư vào đây đều có quy mô tương đối lớn.

Đạt được kết quả trên là nhờ tỉnh đã tận dụng tất cả các thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu phong phú, lực lượng lao động dồi dàoooo để tập trung phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế như:

20091008145606_viipipdotcom_1185tien%20giang.jpg


Ảnh minh họa . Nguồn Internet.

- Chế biến thủy hải sản: Được xác định là một trong những ngành mũi nhọn của tỉnh và là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất nhờ các dự án đầu tư vào Khu Công nghiệp Mỹ Tho có quy mô tương đối lớn, trong đó đáng chú ý nhất là Công ty cổ phần Hùng Vương có đầu tư lớn nhất (trên 120 tỷ đồng). Năm 2006, sản lượng thủy sản chế biến đông lạnh đạt 33,7 ngàn tấn tương đương 1.185 tỷ đồng giá trị sản xuất, (tăng 65,5% về giá trị và tăng 47,9% về lượng so năm 2005) chiếm 34,8% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (năm 2005 chỉ chiếm 23,47%), trong đó Công ty cổ phần Hùng Vương chiếm khoảng 21% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (tương đương 729,3 tỷ đồng).

Tính đến nay, ngành chế biến thủy sản Tiền Giang có 11 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đang hoạt động với tổng công suất trên 55.000 tấn/năm.
- Chế biến thức ăn chăn nuôi: Tiền Giang là một tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển nhất miền Tây Nam bộ với khoảng 500 ngàn con heo, 4,4 triệu gia cầm và diện tích nuôi trồng thủy sản trên 12.000 ha và cũng là tỉnh dồi dào nguyên liệu dùng cho chế biến thức ăn chăn nuôi như tấm, bắp, bột cáááá nên rất thuận lợi để phát triển ngành này. Năm 2006, sản lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất đạt 258,5 ngàn tấn, tương đương 606,3 tỷ đồng (tăng 27% về giá trị và 20% về lượng so năm 2005), chiếm 17,8% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh chủ yếu nhờ có thêm Chi nhánh Công ty TNHH Uni-President Việt Nam (vốn đầu tư trên 25 triệu USD) hoạt động vào tháng 7/2006.

Toàn tỉnh hiện có 04 doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đều được trang bị khá hiện đại, tổng công suất 576.000 tấn/năm.

- Chế biến rau quả: Là tỉnh có diện tích trồng cây ăn quả lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long (trên 75 ngàn ha); năm 2006, giá trị sản xuất của ngành chế biến rau quả Tiền Giang khoảng 103,5 tỷ đồng, tăng 14,66% so với năm 2005, chỉ chiếm 3,04% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Hiện nay tỉnh chỉ có 02 công ty chế biến trái cây có trang thiết bị tương đối hiện đại là Công ty CP Rau Quả Tiền Giang - là doanh nghiệp độc lập có quy mô lớn nhất nước với công suất chế biến 12.000 tấn trái cây đóng hộp/năm, 1.200 tấn sản phẩm trái cây đông lạnh IQF/năm, dây chuyền nước quả cô đặc và pureeeee 3.500 tấn/năm và Công ty TNHH Thịnh Phát chuyên chế biến sản phẩm từ trái sơ ri với công suất 12 tấn sơ ri đông lạnh/ngày, dây chuyền cô đặc nước sơ ri công suất 28 tấn nguyên liệu/ngày. Ngoài ra tỉnh còn có các cơ sở sản xuất chế biến trái cây có quy mô nhỏ, sản xuất theo phương pháp thủ công, chủ yếu là xông sấy nhãn với công suất khoảng 50.000 tấn/năm.

- Chế biến lương thực: Là ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất về số lượng cơ sở với hơn 1.264 cơ sở xay xát với tổng công suất thiết kế gần 4 triệu tấn/năm. Sản lượng xay xát và xoa bóng gạo của tỉnh năm 2006 đạt 2,02 triệu tấn, tăng 15,5% so năm 2005. Đến nay, tỉnh có 02 doanh nghiệp tinh chế lương thực có quy mô công nghiệp (sản xuất bánh tráng xuất khẩu) với tổng công suất khoảng 3.000 tấn/năm (Công ty TNHH SXCB nông thủy sản xuất khẩu Thuận Phong và Xí nghiệp Bánh tráng xuất khẩu ở xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo).

- Công nghiệp may: Với nguồn lao động dồi dào, ngành này đã không ngừng phát triển. Năm 2006, thực hiện được 14,43 triệu sản phẩm, tương đương 98,15 tỷ đồng giá trị sản xuất, tăng 22,35% so năm 2005, chiếm 2,9% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 7 doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm may mặc có quy mô tương đối lớn, thu hút trên 7.000 lao động; trong đó có Công ty TNHH Nam of London, Công ty TNHH sản xuất Excel Việt Nam, Công ty CP May Tiền Tiến được trang bị khá hiện đại. Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp may tư nhân có quy mô sản xuất nhỏ và trong năm 2007 sẽ có một doanh nghiệp mới hoạt động là Công ty CP May Công Tiến, thu hút khoảng 1.000 lao động.

Từ những kết quả đạt được cho thấy thời gian qua ngành công nghiệp Tiền Giang đã có hướng đi đúng, khai thác tốt các lợi thế so sánh của địa phương để tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển với tốc độ cao. Để tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 60/2005/ QĐ-UBND về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Quyết định số 08/2007/QĐ-UBND ngày 28/3/2007 về Quy định khuyến khích, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (thay cho Quyết định số 66/2005/QĐ-UBND ngày 29/12/2005 về Quy định khuyến khích, ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang).


Để chuẩn bị kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp, đáp ứng nhu cầu về mặt bằng cho các nhà đầu tư, tỉnh đã và đang tiếp tục tập trung triển khai xây dựng một số khu, cụm công nghiệp sau:

* KCN Tân Hương (huyện Châu Thành):

Khu Công nghiệp Tân Hương có diện tích 197 ha, tổng vốn đầu tư của dự án là 581 tỷ đồng do Công ty TNHH Nhựt Thành Tân làm chủ đầu tư. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được triển khai tháng 10/2006, đến nay, đã tiến hành san lấp hoàn thiện san nền khu 58 ha, đang tiếp tục san bù cát 42 ha khác; đã xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà làm việc Ban quản lý KCN Tân Hương (diện tích 1.000 m2); đang tiến hành khoan giếng tầng sâu và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như: đường nội bộ, hệ thống thoát nước, đã khoan khảo sát xong 01 giếng và chuyển sang khoan khai thác và triển khai khoan thăm dò một giếng khác.

Công ty TNHH Nhựt Thành Tân cũng đã ký hợp đồng cho thuê đất với 4 đơn vị (tổng diện tích cho thuê 4,84 ha). Ngoài ra, Công ty đang chuẩn bị ký hợp đồng với Công ty EAST HOPE của Trung Quốc cho thuê 3 ha để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

* CCN Tân Mỹ Chánh (thành phố Mỹ Tho):

Cụm Công nghiệp Tân Mỹ Chánh có diện tích 23,57 ha, vốn đầu tư hạ tầng khoảng 77,7 tỷ đồng. Đến nay đã hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật trong cụm công nghiệp như: hệ thống cấp nước, thoát nước; hệ thống điện; viễn thông. Còn hai công trình chưa hoàn thành là đường giao thông nội bộ và hệ thống xử lý nước thải. Đã giao 5 ha đất cho 6 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp (thuê 1,5 ha) đã xây dựng xong nhà xưởng và đang lắp đặt máy móc chuẩn bị cho sản xuất.

* CCN Long Hưng (thị xã Gò Công):

Cụm Công nghiệp Long Hưng có diện tích 23 ha, vốn đầu tư hạ tầng dự kiến 72,97 tỷ đồng. Đang tiến hành san lấp mặt bằng, dự kiến hoàn thành san lấp trong tháng 6/2007.

* CCN Vàm Láng (huyện Gò Công Đông:

Cụm Công nghiệp Vàm Láng có diện tích 26,74 ha, tổng vốn đầu tư hạ tầng dự kiến 70 tỷ đồng. Hiện Ủy ban nhân dân huyện đang chuẩn bị đấu thầu lập dự án và tiến hành công tác kê biên trong khu vực xây dựng cụm công nghiệp.

* Cụm Công nghiệp Tam Hiệp (huyện Châu Thành):

Công ty TNHH Nhựt Thành Tân (chủ đầu tư KCN Tân Hương) đã có văn bản xin Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật CCN Tam Hiệp và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận. Công ty đã thuê Công ty Tư vấn đầu tư huyện Bình Chánh lập qui hoạch chi tiết. Hiện nay, tư vấn đang tiến hành khảo sát, đo đạc và thu thập tài liệu; theo dự kiến chậm nhất là đầu tháng 5/2007 sẽ trình tỉnh nhiệm vụ qui hoạch Cụm công nghiệp Tam Hiệp.

Ngoài ra, Khu công nghiệp tàu thủy Soài Rạp (qui mô 500 ha) do Tổng Công ty công nghiệp Tàu thủy làm chủ đầu tư và Khu công nghiệp Long Giang ở huyện Tân Phước do Công ty TNHH ngành mỏ Qian Sheng Tứ Xuyên và Công ty TNHH Cổ phần thuộc da Xie Li tỉnh Triết Giang Trung Quốc làm chủ đầu tư (qui mô 285 ha) cũng đang trong quá trình khởi động tích cực, hứa hẹn một chuyển biến cơ bản của ngành công nghiệp Tiền Giang trong những năm tiếp theo.


Nguồn : tiengiang.gov.vn
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top