H
HuyNam
Guest
Công nghệ tái sinh mặt đường
Mỗi năm ở Việt Nam có hàng trăm km đường phải nâng cấp, cải tạo và xây mới đòi hỏi hàng triệu mét khối vật liệu để xây dựng mặt đường. Tận dụng được công nghệ tái chế mặt đường sẽ góp phần giải quyết bài toán về chi phí, thời gian và giảm thiểu tác động môi trường tự nhiên.
Áp dụng công nghệ tái chế mặt đường có thể giảm chi phí, hạn chế tác động đến môi trường
Vật liệu xây dựng mặt đường ở Việt Nam phân bố không đều do các mỏ đá tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung, điều kiện khai thác khó khăn, số lượng mỏ đảm bảo chất lượng không nhiều, cự ly vận chuyển xa, giá thành cao.
Tài nguyên thiên nhiên có hạn, việc tận dụng tối đa vật liệu hiện có là một giải pháp tiết kiệm về chi phí, tiết kiệm thời gian và giảm thiểu tác động môi trường tự nhiên là cần thiết. Việc tận dụng công nghệ tái chế mặt đường đáp ứng được yêu cầu trên.
Hiện nay, các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á đã áp dụng những máy móc và công nghệ hiện đại nhất trong việc gia cố và tái chế mặt đường. Các công nghệ tái tạo Fotress, tái chế Reflex bằng nhũ tương đặc biệt đang ngày càng được áp dụng vào các dự án lớn với các loại mặt đường khác nhau ở nhiều nước trên thế giới và bắt đầu được giới thiệu đến VN qua một số hãng tư vấn nước ngoài như Wirten Group, Semmaterials, Hall Brothers...
Một số công nghệ đang được áp dụng hiện nay như công nghệ tái chế nguội; Tái chế nguội bằng xi măng; Tái chế nguội bằng bitumen bọt; Tái chế nóng.
Cùng với xu thế chung của thế giới, việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tái chế mặt đường trong xây dựng đường ô tô ở VN là rất cần thiết và thiết thực. Ngày 5/3/2010, Cục trưởng Cục Đường bộ VN đã có kết luận về triển khai thí điểm công nghệ cào bóc tái chế tại chỗ trong sửa chữa, cải tạo và nâng cấp đường bộ ở VN và có quyết định cho phép lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thí điểm công nghệ cào bóc tái chế tại chỗ mặt đường QL1A đoạn km1941+000 - km1942+000, giao nhiệm vụ cho chủ đầu tư là Khu QLĐB VII, nhà thầu là Liên danh Cienco1 - Hall Brothers và sự tham gia của CTCP TVTK cầu đường.
Theo thông tin từ Hall Brothers, công nghệ tái chế nguội áo đường theo toàn chiều sâu (Full Fepth Reclamation - FDR) sử dụng một dây chuyền tái chế gồm máy tái chế bánh lốp và hệ đầm nén. Máy tái xế ở đây là trung tâm của công nghệ có chức năng cào bóc mặt đường cũ đồng thời xáo xới và phun hỗn hợp chất phụ gia kết dính. Phía sau tái chế là hệ đầm nén, thông thường là xe lu rung bánh thép loại lớn. Lớp vật liệu tái chế được san phẳng bằng máy san. Sau đó tiến hành đầm nén sau cùng để đảm bảo lớp vật liệu tái chế đầm nén toàn bộ.
Chất kế dính ở đây là nhũ tương nhựa đường, được thiết kế đặc biệt cho riêng từng dự án và phát triển cường độ nhanh, cải thiện độ dính kết, chống ẩm tốt, phân tán tốt với độ dày lớp màng cao hơn.
Theo nhóm các nhà khoa học thuộc CTCP TVTK cầu đường thì công nghệ tái chế mặt đường đã và đang được áp dụng trên hầu hết các quốc gia trên thế giới và là xu hướng tất yếu cần áp dụng bởi nhiều ưu điểm.
Trong đó phải kể đến hiệu quả của việc tận dụng lại vật liệu cũ (lượng bổ sung không đáng kể), dẫn tới hạn chế phá hoại môi trường (do khai thác, vận chuyển vật liệu); Không nâng cao mặt đường, do đó đặc biệt phù hợp với các đường đô thị; Thi công nhanh do tiến hành 1 công nghệ đồng thời cào bóc, trộn, rải lu và lu lèn. Do đó, việc áp dụng công nghệ tái chế mặt đường trong xây dựng đường ô tô ở VN là việc làm cần thiết và thiết thực, phù hợp với điều kiện nước ta và xu hướng phát triển chung của thế giới.
Nguồn
Thầy Nguyễn Quang Dũng
Phòng KHCN&QHQT
Trường Cao đẳng GTVT III