H
HuyNam
Guest
CÔNG NGHỆ SINH HỌC MÔI TRƯỜNG
Tải bài giảng TẠI ĐÂY
Nguồn: sinh viên sinh học
Nhận thức tầm quan trọng của ngành Công nghệ sinh học và Công nghệ môi trường đối với đời sống xã hội và phát triển kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập toàn cầu, cách đây 10 năm trường ĐH Phương Đông đã thành lập khoa Công nghê sinh học và môi trường.
Đáp ứng nhu cầu xã hội là nhiệm vụ hàng đầu
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều trường mở ngành Công nghê sinh học (CNSH) với mục tiêu đào tạo khác nhau. Có trường đi sâu nghiên cứu cơ bản, có trường đi sâu về CNSH ứng dụng trong nông nghiệp hay ngư nghiệp, có trường đi sâu về CNSH ứng dụng trong công nghiệp hay xử lý môi trường.
Còn Công nghệ kỹ thuật môi trường là ngành học đang được nhiều trường đại học quan tâm đào tạo vì kỹ sư kỹ thuật môi trường đang là nhu cầu của nhiều lĩnh vực kinh tế từ các nhà máy, xí nghiệp đến các nông lâm ngư trường, trang trại từ thành phố đến nông thôn, từ cơ quan quản lý đến các viện nghiên cứu, trường đại học.
Mặc dù ĐH Phương Đông là một trong những cơ sở đào tạo ngoài công lập đầu tiên mở ngành CNSH và ngành CNMT nhưng nhà trường không đào tạo đi sâu vào xu hướng nghiên cứu mà hướng đến việc sinh viên ra trường có thể tự tin đảm đương các nhiệm vụ mà xã hội yêu cầu.
PGS.TS. Nguyễn Kim Vũ - Chủ nhiệm khoa Công nghệ sinh học và Môi trường (ĐH Phương Đông) cho biết: ngành CNSH bao gồm nhiều chuyên ngành khoa học công nghệ như: Công nghệ vi sinh, công nghệ enzym-protein, công nghệ tế bào, kỹ thuật di truyền phân tử… và được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực như: y - dược (sản xuất thuốc, chuẩn đoán bệnh, sản xuất vac-xin…), nông lâm ngư nghiệp (chọn giống, chữa bệnh, sản xuất thức ăn gia súc…), công nghệ thực phẩm (sản xuất rượu, bia, chế biên thực phẩm…), công nghệ sau thu hoạch (sử dụng chất bảo quản sinh học, vật liệu sinh học…), kỹ thuật môi trường (xử lý phế thải rắn, lỏng…).
Với khoa CNSH và MT của Trường ĐH Phương Đông đã dựa trên cơ sở khung đào tạo của Bộ GD-ĐT để cung cấp cho sinh viên những kiến thức chung về sinh học đại cương, sinh học thực nghiệm, những thành tựu mới về CNSH. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội và nguyện vọng của sinh viên, khoa có nhiều chuyên ngành đào tạo: CNSH Công nghiệp, CNSH nông nghiệp và CNSH môi trường. Đối với ngành MT thì khoa tập trung trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, toàn diện về khoa học môi trường, chú ý đào tạo kỹ năng thực hành về các kỹ thuật, thiết bị xử lý môi trường.
Với hình thức đào tạo đơn giản nhưng hiệu quả nên nhiều sinh viên khi theo học CNSH và MT đều có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để tham gia thực hành tốt trong sản xuất kinh doanh những nghề nghiệp. Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để ứng dụng chúng vào sản xuất và phục vụ đời sống một cách sáng tạo.
Một giờ học về công nghệ sinh học tại trường ĐH Phương Đông.
Theo thống kê của Trường ĐH Phương Đông, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo được ghi nhận qua khảo sát là 75 - 80%. Nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đã và đang học tiếp lên sau đại học tại các trường đại học trong và ngoài nước.
Để nâng cao năng lực tự học, làm việc sáng tạo sau khi tốt nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Kim Vũ cho hay, khoa chú trọng đào tạo để sinh viên có đủ vốn kiến thức về Tiếng Anh cơ bản, tiếng Anh chuyên ngành, tin học ứng dụng. Trong quá trình học tập sinh viên được học tập, thực hành ở nhiều phòng thí nghiệm hiện đại, trọng điểm quốc gia ở các cơ sở liên kết.
Từ năm thứ 3, những sinh viên có kết quả học loại khá được hỗ trợ kinh phí để thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, dưới sự hướng dẫn của nhiều nhà khoa học nổi tiếng.
Qua 10 năm xây dựng và phát triển, sinh viên khoa CNSH - MT có 10 giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Điển hình là sinh viên Trương Ngọc Tú, sinh viên lớp 931 đạt giải nhất sinh viên NCKH năm 2006; sinh viên Lê Thùy Quyên lớp 503301 đạt giải nhất sinh viên NCKH năm 2007, giải thưởng Vifotech, giải thưởng Wipo duy nhất của Việt Nam năm 2007 do tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới trao tặng...
Theo Dân Trí*