Đối với các động vật sống và hiện diện chung quanh con người, có lẽ có một con vật mà chúng ta vẫn còn chưa hoàn toàn hiểu thấu đáo là con rắn.
Đại đa số chúng ta đều ghét rắn – nếu chưa muốn nói là sợ rắn. Thật ra, rắn cũng có con xấu, con tốt, con nguy hiểm, con hiền lành, con hay phá hoại, làm được việc ích lợi.
Dù thế nào đi nữa, khi một con rắn dù là độc, hay không độc, nếu chẳng may bị con người phát giác, nó sẽ tìm mọi cách chuồn ngay tức thì. Rắn chỉ tấn công người khi nó thật hoảng hốt, khi bị ngăn chặn hết các lối thoát. Con người, ngược lại chẳng kể rắn độc, không độc, cứ tìm mọi cách phạng rắn túi bụi trước cái đã. Đập cho bằng chết rồi mới tính sau. Kết quả là có nhiều giống rắn gần hoặc đã tuyệt chủng trong khi chúng ta không biết rằng rắn rất hiệu quả trong việc diệt trừ chuột - loài gặm nhấm vừa phá hoại mùa màng, nhà cửa vừa gây đủ các thứ bệnh hiểm nghèo cho con người.
Người ta phân biệt nhiều loại rắn hổ: rắn hổ ngựa, rắn hổ mây, rắn hổ hành, rắn hổ đất, rắn ri cá, ri voi, rắn lục, lục cườm, ... Rắn có loại sống thuần trên cạn, loại chỉ sống dưới nước, loại vừa sống ở cả hai môi trường cạn, nước. Có loại ăn thịt được (rắn nước, rắn trun, hổ hành, hổ đất, ri cá, ri voi,…), có loại không ăn được (rắn lục, rắn mái gầm, rắn hổ lửa,…)
Tại sao con người lại sợ Rắn?
View attachment 11166
Con người sợ rắn gần như là chuyện tự nhiên. Ngay cả những người chưa thực sự gặp hay thấy rắn sống bao giờ mà cũng sợ rắn mới kỳ lạ. Các nghiên cứu về nhân chủng cho thấy con người có khuynh hướng hay để ý đến rắn (và cả nhện) rồi cảm thấy sợ vớ vẩn... Các nhà Tâm lý học đã chứng minh được rằng người lớn cũng như trẻ con có thể nhìn thấy một con rắn nhỏ ngay tức thì khi nó nằm lẫn lộn trong một đám đông gồm các vật nhỏ như hoa, lá, cành khô và các con vật nhỏ như nhái, sâu,… Các nhà khảo cứu nghĩ rằng sự “sợ rắn” ở đây xuất phát là một khả năng sinh tồn rất đặc biệt của con người qua tiến trình của lịch sử, và tiến hóa của vạn vật… Sự “sợ rắn” đã di truyền qua “gene” từ thế hệ này qua thế hệ khác hàng chục thế kỷ.
Một số chi tiết mà chúng ta chưa biết rõ về rắn
Bộ răng nanh của rắn trực tiếp dẫn và nối với các túi nọc độc nằm dưới hàm. Cho một miệng con rắn độc cắn vào cạnh của một cái ly thủy tinh, chúng ta sẽ thấy nọc độc phun ào ào ra từ bộ răng nanh của nó.
Rắn nhỏ có thể nuốt trọn một con rắn lớn hơn chính thân thể nó. Con rắn nhỏ dùng cái hàm của nó mở rộng toác ra chụp vào đầu con rắn lớn như cái vợt bắt cá. Sau đó nó dồn cả hệ thống xương sống của nó xếp lại như dạng một cây đàn để từ từ kéo rút trọn vẹn con rắn lớn vào bụng nó.
Rắn mẹ thường ăn thịt con của mình. Kết quả khảo cứu cho thấy, trung bình, rắn mẹ ăn độ 11% số trứng và rắn con bị chết sau khi sinh nở.
Rắn có thể bay rất cao như người dơi mặc dù không có cánh. Đầu tiên, rắn căng bẹt dẹp các xương sườn của cơ thể từ đầu đến đuôi giống như hình dạng một cánh dơi rồi rơi tự do từ trên cành cao. Khi đang rơi, thân mình rắn uốn theo hình chữ S bằng cách di chuyển cái đầu từ bên này qua bên kia đồng thời giữ cơ thể song song với mặt đất. Rắn cứ giữ cái dạng chữ S uốn từ bên này qua bên kia như vậy để giữ thế bay và rồi sẽ tìm một điểm đáp.
Rắn (và trăn) chỉ thích ăn động vật có xương cứng vì cơ thể của rắn được cấu tạo đặc biệt để tiêu hóa “calcium” từ xác (xương) các con mồi động vật; và biến calcium này thành một nguồn dinh dưỡng dự trữ, để đối phó với sự nhịn đói dài hạn những ngày sau đó.
Rắn trong đời sống và cách đối nhân xử thế dân gian
Để lý giải hiện tượng rắn lột vỏ, dân gian có câu: Rắn già rắn lột, Người già người tụt vào săng.
Rắn là con vật cầm tinh năm Tỵ vàà những người sinh năm con rắn cũng được tác giả dân gian hài hước qua câu ca: Tuổi Tỵ rắn ở ngọn cây, Nằm khoanh trong bộng có hay việc gì!
Từ hình tượng của “rắn không chân”, tác giả dân gian muốn thể hiện sự khẳng khái dành cho kẻ bản lĩnh, vượt khó khăn, thách thức: Rắn không chân rắn bò khắp rú,Gà không vú răng nuôi đặng chín mười con.
Quan hệ xã hội, sự phân chia giàu nghèo, giữa trọng và khinh, xưa nay luôn luôn được người dân ý thức, nhắc nhở nhau: Khó khăn ở quán ở lều, Bà cô, ông cậu chẳng điều hỏi sao, Giàu sang ở tận bên Lào, Hùm tha rắn cắn, tìm vào cho nhanh.
Ở hình thức lời nói, dân gian vùng đất này cũng như các vùng miền khác, mượn hình ảnh của rắn để răn dạy: Len lén như rắn mồng năm hay Nọc người hơn mười nọc rắn
Rắn trong những câu hát nghĩa tình, đùa vui, giải trí
Trong đời sống hàng ngày, hình tượng con rắn cũng có mặt trong những câu ca về tình yêu lứa đôi. Đặc biệt hơn, hầu như cung bậc tình tứ nào cũng có rắn!
Từ buổi đầu gặp nhau, nàng về nhà trăn trở không biết lòng dạ chàng ra sao: Rắn có chân rắn biết, Ngọc ẩn đá ngọc hay, Anh cùng em mới gặp nhau đây, Biết thời biết mặt nào hay trong lòng.
Đến lúc duyên nồng tình mặn, họ thề nguyền chung thuỷ, son sắt: Đôi ta như rắn liu điu, Nước chảy mặc nước ta dìu lấy nhau.
Một lời hờn trách, dựa trên lối chơi chữ: Con rắn hổ đất nằm trên cây thục địa, Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên,Trách anh bạn tình gian dối đảo điên, Gạt em xuống chốn huỳnh tuyền bỏ em.
Đến lúc tương tư, rắn cũng có mặt trong nỗi nhớ thương của họ: Con quạ đen con cò trắng, Con ếch ngắn, con rắn dài, Em trông anh trông mãi, trông hoài, Trông cho thấy mặt thấy mày mới yên.
Như một quy luật muôn thuở, mối tình nào rồi cũng đến hồi kết thúc, lứa đôi chia lìa, nguyên nhân “tại”, “bị”, có đến hàng trăm, hàng nghìn, một trong số đó có cả chuyện “rồng rắn” chẳng thể hộ đối môn đăng: Con công ăn lẫn với gà, Rồng kia rắn nọ, xem đà sao nên?
Rắn trong trò chơi dân gian
Vào các buổi chiều, trẻ con thường hay tụ lại các khoảng sân rộng trong xóm hoặc một thửa ruộng gần nhà đã thu hoạch xong chơi trò “đuổi bắt” rồng rắn lên mây.
Rắn trong giai thoại dân gian
Những bậc cao niên thường hay kể câu chuyện rắn báo thù. Từ những câu chuyện truyền miệng, dân gian muốn cảnh báo rằng, nọc rắn hổ rất độc và có thể tồn tại một thời gian lâu sau khi rắn chết. Nếu con người tình cờ để vết thương trầy xước chạm phải răng (hay là đầu) rắn vẫn có nguy cơ không toàn mạng sống.
Cách bắt rắn
Người chuyên nghiệp bắt rắn bằng cách đào hang. Nhìn vào miệng hang xem nếu bóng láng là hang có rắn do rắn thường bò ra vào làm nhẵn đi. Người đi bắt rắn có thể dẫn theo chó săn, hang nào chó ngửi miệng hang mặt mày lắm le lắm lét, chạy xung quanh mà sủa không đứng yên, chắc chắn hang đó có rắn.
Dân không chuyên nghiệp thì dùng chỉa hai ngạnh ngắn để "xom" rắn, dùng lợp (có thả vài con chuột bên trong) đặt gần miệng hang rắn. Thỉnh thoảng rắn hổ đất cũng dính câu cắm, vì chúng ăn mồi nhái hoặc ăn cá đã dính vào lưỡi câu và mắc lưỡi câu luôn. Rắn hổ, rắn nước cũng có thể dính lưới khi người ta giăng cá.
Cách làm rắn
Rắn có thể đem đi cắt cổ, lấy máu pha rượu hoặc đập đầu cho chết, kế đó dùng than hoặc rơm rạ khô hơ nhẹ cho lớp vảy tróc ra hoặc nhúng rắn vào nồi nước nóng, hoặc đang sôi để dễ làm vảy. Cạo vảy xong, rửa sạch rồi mổ bụng, chú ý, phải lấy mật trước, sau đó mới lấy bộ đồ lòng. Gan, đặc biệt là mỡ rắn rất ngon và béo, nếu gặp rắn có trứng thì trứng rắn ngon hơn cả trứng gà, bởi nó vừa ngọt, vừa bùi.
Khi làm thịt rắn, trước hết người ta chặt bỏ cái đầu, lấy một cây que vót nhọn đâm vào và đem chôn ngay, không thì phải dùng dao bằm nát, hoặc bỏ vào lửa đốt đi vì trong cái đầu ấy nọc độc vẫn còn, tay chân trầy xước, tróc da, vướng vào răng nó lúc ấy vẫn nguy hiểm đến tính mạng như thường.
Các món ăn
Rắn nướng trui: Dùng cây trúc cặp gắp đem nướng bằng rơm, rạ, lá tranh khô. Tàn một, hai lượt rơm đem rắn ra cạo sạch tro, dùng tay xé, chấm ngay với muối ớt.
Rắn hầm sả: Rắn làm sạch chặt thành từng khúc, sả ớt băm nhuyễn trộn gia vị ướp cho đều. Bắc nồi lên bếp cho nóng, phi ít mỡ heo với sả ớt đã băm nhuyễn cho thơm. Đổ thịt rắn vào đảo đều cho săn. Đổ nước săm sấp rồi bỏ lá sả, cọng sả xắt khúc vào, đậy nắp cho kín, chụm lửa cháy đều, vừa, cho nước hầm sôi đều đến khi thịt rắn mềm, là ăn được.
Rắn nấu cháo: Rắn (hổ hành và hổ đất) làm sạch, chặt ra làm hai hay làm ba bốn khúc nấu cháo với đậu xanh cà, cần thêm nước cốt dừa cho ngon. Khi thịt rắn thật chín xé tách thịt để vào một cái dĩa to hoặc trong cái thố lớn, hành củ thái mỏng ngâm giấm có thêm một ít đường cát, để một lát cho thấm đem trộn với thịt rắn, rau răm xắt nhỏ rải lên cùng với đậu phọng rang đâm nhuyễn, rắc nhiều tiêu và hành, ngò rí. Muốn ăn nồi cháo rắn hổ cho ngon là phải ăn thật nóng, tiêu phải đủ cay.
Rượu rắn hổ: Thả rắn hổ còn sống vào keo, đổ rượu trắng nặng độ vào, cho ngập mình rắn. Rắn sẽ nhả nọc ra rồi chết. Rượu này để khoảng 03 tháng đem ra uống dù có mùi tanh, nhưng đây là phương thuốc trị mỏi gối đau lưng, thận hư, khí nhược.
Nếu ngâm thêm rắn ráo, rắn cạp nong ngâm chung được gọi là tam xà tửu, thêm rắn lục và cạp nia vào gọi là ngũ xà tửu. Các loại rắn này thường được làm sạch, nướng vàng rồi mới cho vào ngâm chứ không để ngâm sống như cách ngâm rắn hổ đất đã nêu trên. Tam xà, ngũ xà đều là rượu thuốc dùng để trị bệnh suy nhược cơ thể.
Kinh nghiệm nhân gian:
Thịt rắn hổ kỵ thớt me: khi làm thịt rắn hổ, tuyệt đối không được dùng tấm thớt làm bằng gỗ me để xắt, chặt.
Cháo rắn kỵ bồ hóng: khi nấu cháo rắn hổ, dân gian còn tuyệt đối cấm kỵ không để cho bồ hóng lọt vào.
Kỵ hút gió vào ban đêm. Bởi khi nghe tiếng người hút gió, rắn lục tưởng “đồng loại” gọi, chúng sẽ tìm vào.
Đập rắn phải đập ngay xương sống: Cách tốt nhất khi đập bất cứ loại rắn nào cũng nhè ngay xương sống của nó đập mạnh, dứt khoát, rắn gãy xương sống sẽ mất 80% khả năng nguy hiểm, lúc đó nó không bò được nữa.
Mái gầm tại chỗ, rắn hổ về nhà. Người bị rắn cắn phải buộc dây thật chặt ngay phía trên vết cắn để chặn nọc. Tuyệt đối không để đàn bà có thai đến thăm, không để nạn nhân bước qua cầu, không được bước vào nhà có mái lá chằm bằng dây lạt, nạn nhân cũng không được hút thuốc lá, bởi như vậy sẽ không cứu được.
Tóm lại, Rắn là loài động vật hoang dã nhưng không thể tách khỏi đời sống con người. Rắn ăn chuột, giúp cân bằng môi trường sinh thái. Rắn được chế biến làm thức ăn, làm rượu rắn vừa bổ dưỡng vừa để chữa bệnh. Nọc rắn được các nhà khoa học sử dụng chế biến ra nhiều dược liệu quý hiếm phục vụ con người.
Rắn cũng đi vào đời sống, sinh hoạt văn hoá dân gian của người đồng bằng. Từ lời ca, điệu hò, câu lý, đến những truyền thuyết, cổ tích, giai thoại, rắn ít khi vắng mặt. Hình tượng con rắn trong dân gian thường tượng trưng cho hạng người xấu, lòng sâu dạ hiểm độc, cần phải tránh xa nơi hang hùm nọc rắn, hay hạng người như sư hổ mang !
Rắn độc rất nguy hiểm, con người cần có biện pháp phòng tránh, đặc biệt người dân quê thường hay đi đêm đến những môi trường mà rắn thường ẩn núp. Cách chữa trị rắn cắn trong dân gian bằng những thứ lá cỏ, vỏ cây không phải là không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Chúng ta cần phải sưu tầm và phổ biến những cách thức, những vị thuốc quý để cứu chữa người bị rắn cắn.
Đại đa số chúng ta đều ghét rắn – nếu chưa muốn nói là sợ rắn. Thật ra, rắn cũng có con xấu, con tốt, con nguy hiểm, con hiền lành, con hay phá hoại, làm được việc ích lợi.
Dù thế nào đi nữa, khi một con rắn dù là độc, hay không độc, nếu chẳng may bị con người phát giác, nó sẽ tìm mọi cách chuồn ngay tức thì. Rắn chỉ tấn công người khi nó thật hoảng hốt, khi bị ngăn chặn hết các lối thoát. Con người, ngược lại chẳng kể rắn độc, không độc, cứ tìm mọi cách phạng rắn túi bụi trước cái đã. Đập cho bằng chết rồi mới tính sau. Kết quả là có nhiều giống rắn gần hoặc đã tuyệt chủng trong khi chúng ta không biết rằng rắn rất hiệu quả trong việc diệt trừ chuột - loài gặm nhấm vừa phá hoại mùa màng, nhà cửa vừa gây đủ các thứ bệnh hiểm nghèo cho con người.
Người ta phân biệt nhiều loại rắn hổ: rắn hổ ngựa, rắn hổ mây, rắn hổ hành, rắn hổ đất, rắn ri cá, ri voi, rắn lục, lục cườm, ... Rắn có loại sống thuần trên cạn, loại chỉ sống dưới nước, loại vừa sống ở cả hai môi trường cạn, nước. Có loại ăn thịt được (rắn nước, rắn trun, hổ hành, hổ đất, ri cá, ri voi,…), có loại không ăn được (rắn lục, rắn mái gầm, rắn hổ lửa,…)
Tại sao con người lại sợ Rắn?
View attachment 11166
Con người sợ rắn gần như là chuyện tự nhiên. Ngay cả những người chưa thực sự gặp hay thấy rắn sống bao giờ mà cũng sợ rắn mới kỳ lạ. Các nghiên cứu về nhân chủng cho thấy con người có khuynh hướng hay để ý đến rắn (và cả nhện) rồi cảm thấy sợ vớ vẩn... Các nhà Tâm lý học đã chứng minh được rằng người lớn cũng như trẻ con có thể nhìn thấy một con rắn nhỏ ngay tức thì khi nó nằm lẫn lộn trong một đám đông gồm các vật nhỏ như hoa, lá, cành khô và các con vật nhỏ như nhái, sâu,… Các nhà khảo cứu nghĩ rằng sự “sợ rắn” ở đây xuất phát là một khả năng sinh tồn rất đặc biệt của con người qua tiến trình của lịch sử, và tiến hóa của vạn vật… Sự “sợ rắn” đã di truyền qua “gene” từ thế hệ này qua thế hệ khác hàng chục thế kỷ.
Một số chi tiết mà chúng ta chưa biết rõ về rắn
Bộ răng nanh của rắn trực tiếp dẫn và nối với các túi nọc độc nằm dưới hàm. Cho một miệng con rắn độc cắn vào cạnh của một cái ly thủy tinh, chúng ta sẽ thấy nọc độc phun ào ào ra từ bộ răng nanh của nó.
Rắn nhỏ có thể nuốt trọn một con rắn lớn hơn chính thân thể nó. Con rắn nhỏ dùng cái hàm của nó mở rộng toác ra chụp vào đầu con rắn lớn như cái vợt bắt cá. Sau đó nó dồn cả hệ thống xương sống của nó xếp lại như dạng một cây đàn để từ từ kéo rút trọn vẹn con rắn lớn vào bụng nó.
Rắn mẹ thường ăn thịt con của mình. Kết quả khảo cứu cho thấy, trung bình, rắn mẹ ăn độ 11% số trứng và rắn con bị chết sau khi sinh nở.
Rắn có thể bay rất cao như người dơi mặc dù không có cánh. Đầu tiên, rắn căng bẹt dẹp các xương sườn của cơ thể từ đầu đến đuôi giống như hình dạng một cánh dơi rồi rơi tự do từ trên cành cao. Khi đang rơi, thân mình rắn uốn theo hình chữ S bằng cách di chuyển cái đầu từ bên này qua bên kia đồng thời giữ cơ thể song song với mặt đất. Rắn cứ giữ cái dạng chữ S uốn từ bên này qua bên kia như vậy để giữ thế bay và rồi sẽ tìm một điểm đáp.
Rắn (và trăn) chỉ thích ăn động vật có xương cứng vì cơ thể của rắn được cấu tạo đặc biệt để tiêu hóa “calcium” từ xác (xương) các con mồi động vật; và biến calcium này thành một nguồn dinh dưỡng dự trữ, để đối phó với sự nhịn đói dài hạn những ngày sau đó.
Rắn trong đời sống và cách đối nhân xử thế dân gian
Để lý giải hiện tượng rắn lột vỏ, dân gian có câu: Rắn già rắn lột, Người già người tụt vào săng.
Rắn là con vật cầm tinh năm Tỵ vàà những người sinh năm con rắn cũng được tác giả dân gian hài hước qua câu ca: Tuổi Tỵ rắn ở ngọn cây, Nằm khoanh trong bộng có hay việc gì!
Từ hình tượng của “rắn không chân”, tác giả dân gian muốn thể hiện sự khẳng khái dành cho kẻ bản lĩnh, vượt khó khăn, thách thức: Rắn không chân rắn bò khắp rú,Gà không vú răng nuôi đặng chín mười con.
Quan hệ xã hội, sự phân chia giàu nghèo, giữa trọng và khinh, xưa nay luôn luôn được người dân ý thức, nhắc nhở nhau: Khó khăn ở quán ở lều, Bà cô, ông cậu chẳng điều hỏi sao, Giàu sang ở tận bên Lào, Hùm tha rắn cắn, tìm vào cho nhanh.
Ở hình thức lời nói, dân gian vùng đất này cũng như các vùng miền khác, mượn hình ảnh của rắn để răn dạy: Len lén như rắn mồng năm hay Nọc người hơn mười nọc rắn
Rắn trong những câu hát nghĩa tình, đùa vui, giải trí
Trong đời sống hàng ngày, hình tượng con rắn cũng có mặt trong những câu ca về tình yêu lứa đôi. Đặc biệt hơn, hầu như cung bậc tình tứ nào cũng có rắn!
Từ buổi đầu gặp nhau, nàng về nhà trăn trở không biết lòng dạ chàng ra sao: Rắn có chân rắn biết, Ngọc ẩn đá ngọc hay, Anh cùng em mới gặp nhau đây, Biết thời biết mặt nào hay trong lòng.
Đến lúc duyên nồng tình mặn, họ thề nguyền chung thuỷ, son sắt: Đôi ta như rắn liu điu, Nước chảy mặc nước ta dìu lấy nhau.
Một lời hờn trách, dựa trên lối chơi chữ: Con rắn hổ đất nằm trên cây thục địa, Con ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên,Trách anh bạn tình gian dối đảo điên, Gạt em xuống chốn huỳnh tuyền bỏ em.
Đến lúc tương tư, rắn cũng có mặt trong nỗi nhớ thương của họ: Con quạ đen con cò trắng, Con ếch ngắn, con rắn dài, Em trông anh trông mãi, trông hoài, Trông cho thấy mặt thấy mày mới yên.
Như một quy luật muôn thuở, mối tình nào rồi cũng đến hồi kết thúc, lứa đôi chia lìa, nguyên nhân “tại”, “bị”, có đến hàng trăm, hàng nghìn, một trong số đó có cả chuyện “rồng rắn” chẳng thể hộ đối môn đăng: Con công ăn lẫn với gà, Rồng kia rắn nọ, xem đà sao nên?
Rắn trong trò chơi dân gian
Vào các buổi chiều, trẻ con thường hay tụ lại các khoảng sân rộng trong xóm hoặc một thửa ruộng gần nhà đã thu hoạch xong chơi trò “đuổi bắt” rồng rắn lên mây.
Rắn trong giai thoại dân gian
Những bậc cao niên thường hay kể câu chuyện rắn báo thù. Từ những câu chuyện truyền miệng, dân gian muốn cảnh báo rằng, nọc rắn hổ rất độc và có thể tồn tại một thời gian lâu sau khi rắn chết. Nếu con người tình cờ để vết thương trầy xước chạm phải răng (hay là đầu) rắn vẫn có nguy cơ không toàn mạng sống.
Cách bắt rắn
Người chuyên nghiệp bắt rắn bằng cách đào hang. Nhìn vào miệng hang xem nếu bóng láng là hang có rắn do rắn thường bò ra vào làm nhẵn đi. Người đi bắt rắn có thể dẫn theo chó săn, hang nào chó ngửi miệng hang mặt mày lắm le lắm lét, chạy xung quanh mà sủa không đứng yên, chắc chắn hang đó có rắn.
Dân không chuyên nghiệp thì dùng chỉa hai ngạnh ngắn để "xom" rắn, dùng lợp (có thả vài con chuột bên trong) đặt gần miệng hang rắn. Thỉnh thoảng rắn hổ đất cũng dính câu cắm, vì chúng ăn mồi nhái hoặc ăn cá đã dính vào lưỡi câu và mắc lưỡi câu luôn. Rắn hổ, rắn nước cũng có thể dính lưới khi người ta giăng cá.
Cách làm rắn
Rắn có thể đem đi cắt cổ, lấy máu pha rượu hoặc đập đầu cho chết, kế đó dùng than hoặc rơm rạ khô hơ nhẹ cho lớp vảy tróc ra hoặc nhúng rắn vào nồi nước nóng, hoặc đang sôi để dễ làm vảy. Cạo vảy xong, rửa sạch rồi mổ bụng, chú ý, phải lấy mật trước, sau đó mới lấy bộ đồ lòng. Gan, đặc biệt là mỡ rắn rất ngon và béo, nếu gặp rắn có trứng thì trứng rắn ngon hơn cả trứng gà, bởi nó vừa ngọt, vừa bùi.
Khi làm thịt rắn, trước hết người ta chặt bỏ cái đầu, lấy một cây que vót nhọn đâm vào và đem chôn ngay, không thì phải dùng dao bằm nát, hoặc bỏ vào lửa đốt đi vì trong cái đầu ấy nọc độc vẫn còn, tay chân trầy xước, tróc da, vướng vào răng nó lúc ấy vẫn nguy hiểm đến tính mạng như thường.
Các món ăn
Rắn nướng trui: Dùng cây trúc cặp gắp đem nướng bằng rơm, rạ, lá tranh khô. Tàn một, hai lượt rơm đem rắn ra cạo sạch tro, dùng tay xé, chấm ngay với muối ớt.
Rắn hầm sả: Rắn làm sạch chặt thành từng khúc, sả ớt băm nhuyễn trộn gia vị ướp cho đều. Bắc nồi lên bếp cho nóng, phi ít mỡ heo với sả ớt đã băm nhuyễn cho thơm. Đổ thịt rắn vào đảo đều cho săn. Đổ nước săm sấp rồi bỏ lá sả, cọng sả xắt khúc vào, đậy nắp cho kín, chụm lửa cháy đều, vừa, cho nước hầm sôi đều đến khi thịt rắn mềm, là ăn được.
Rắn nấu cháo: Rắn (hổ hành và hổ đất) làm sạch, chặt ra làm hai hay làm ba bốn khúc nấu cháo với đậu xanh cà, cần thêm nước cốt dừa cho ngon. Khi thịt rắn thật chín xé tách thịt để vào một cái dĩa to hoặc trong cái thố lớn, hành củ thái mỏng ngâm giấm có thêm một ít đường cát, để một lát cho thấm đem trộn với thịt rắn, rau răm xắt nhỏ rải lên cùng với đậu phọng rang đâm nhuyễn, rắc nhiều tiêu và hành, ngò rí. Muốn ăn nồi cháo rắn hổ cho ngon là phải ăn thật nóng, tiêu phải đủ cay.
Rượu rắn hổ: Thả rắn hổ còn sống vào keo, đổ rượu trắng nặng độ vào, cho ngập mình rắn. Rắn sẽ nhả nọc ra rồi chết. Rượu này để khoảng 03 tháng đem ra uống dù có mùi tanh, nhưng đây là phương thuốc trị mỏi gối đau lưng, thận hư, khí nhược.
Nếu ngâm thêm rắn ráo, rắn cạp nong ngâm chung được gọi là tam xà tửu, thêm rắn lục và cạp nia vào gọi là ngũ xà tửu. Các loại rắn này thường được làm sạch, nướng vàng rồi mới cho vào ngâm chứ không để ngâm sống như cách ngâm rắn hổ đất đã nêu trên. Tam xà, ngũ xà đều là rượu thuốc dùng để trị bệnh suy nhược cơ thể.
Kinh nghiệm nhân gian:
Thịt rắn hổ kỵ thớt me: khi làm thịt rắn hổ, tuyệt đối không được dùng tấm thớt làm bằng gỗ me để xắt, chặt.
Cháo rắn kỵ bồ hóng: khi nấu cháo rắn hổ, dân gian còn tuyệt đối cấm kỵ không để cho bồ hóng lọt vào.
Kỵ hút gió vào ban đêm. Bởi khi nghe tiếng người hút gió, rắn lục tưởng “đồng loại” gọi, chúng sẽ tìm vào.
Đập rắn phải đập ngay xương sống: Cách tốt nhất khi đập bất cứ loại rắn nào cũng nhè ngay xương sống của nó đập mạnh, dứt khoát, rắn gãy xương sống sẽ mất 80% khả năng nguy hiểm, lúc đó nó không bò được nữa.
Mái gầm tại chỗ, rắn hổ về nhà. Người bị rắn cắn phải buộc dây thật chặt ngay phía trên vết cắn để chặn nọc. Tuyệt đối không để đàn bà có thai đến thăm, không để nạn nhân bước qua cầu, không được bước vào nhà có mái lá chằm bằng dây lạt, nạn nhân cũng không được hút thuốc lá, bởi như vậy sẽ không cứu được.
Tóm lại, Rắn là loài động vật hoang dã nhưng không thể tách khỏi đời sống con người. Rắn ăn chuột, giúp cân bằng môi trường sinh thái. Rắn được chế biến làm thức ăn, làm rượu rắn vừa bổ dưỡng vừa để chữa bệnh. Nọc rắn được các nhà khoa học sử dụng chế biến ra nhiều dược liệu quý hiếm phục vụ con người.
Rắn cũng đi vào đời sống, sinh hoạt văn hoá dân gian của người đồng bằng. Từ lời ca, điệu hò, câu lý, đến những truyền thuyết, cổ tích, giai thoại, rắn ít khi vắng mặt. Hình tượng con rắn trong dân gian thường tượng trưng cho hạng người xấu, lòng sâu dạ hiểm độc, cần phải tránh xa nơi hang hùm nọc rắn, hay hạng người như sư hổ mang !
Rắn độc rất nguy hiểm, con người cần có biện pháp phòng tránh, đặc biệt người dân quê thường hay đi đêm đến những môi trường mà rắn thường ẩn núp. Cách chữa trị rắn cắn trong dân gian bằng những thứ lá cỏ, vỏ cây không phải là không phải lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Chúng ta cần phải sưu tầm và phổ biến những cách thức, những vị thuốc quý để cứu chữa người bị rắn cắn.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: