Có lẽ không phải ai cũng biết rằng, các cụ cố lâu đời của chúng ta hồi còn trẻ trung và duyên dáng đã rất mê thích niken, và kim loại này cũng đã đền đáp lại tình cảm của họ: có người thì đeo nó như một thứ trân bảo lủng lẳng trước ngực, có người thì làm vòng xuyến đeo ở cổ tay, có người biến nó thành vành khăn để trang điểm cho mái tóc óng mượt. Thế đấy, các bạn đừng ngạc nhiên: ngay từ đầu thế kỷ XIX, niken đã được coi là một kim loại quý. Việc khai thác niken gặp những khó khăn lớn, và số niken ít ỏi sản xuất được đã lọt vào tay những người thợ kim hoàn tân thời. Còn kỹ sư thì không hề quan tâm đến kim loại này, vì thời bấy giờ họ chưa dùng nó vào việc gì cả.
Con người đã biết đến niken từ nhiều thế kỷ trước. Chẳng hạn, ngay từ thế kỷ thứ II trước công nguyên, người Trung Hoa cổ đại đã nấu luyện được thứ hợp kim của niken với đồng và kẽm, gọi là “bạch đồng”, được nhiều nước ưa chuộng: Nó cũng từng lọt đến Bactria - một quốc gia nằm ở địa phận các nước cộng hòa trung Á thuộc Liên Xô ngày nay. Người Bactria đã dùng hợp kim này để đúc tiền. Một đồng tiền như vậy phát hành từ năm 235 trước công nguyên hiện đang được cất giữ tại viện bảo tàng Anh quốc ở London. Với tư cách một nguyên tố hóa học, niken được phát hiện một năm 1751: nhà hóa học kiêm luyện kim người Thụy Điển tên là Acxen Fređeric Cronxtet (Axel Frederic Cronseted) đã khám phá ra nó trong khoáng vật “cupfe niken”, có nghĩa là “con quỷ đồng”. Vì những tội lỗi gì mà thứ đá này phải mang cái tên dễ sợ như vậy? Nguyên do là ở thời trung cổ, những người đào quặng ở xứ Xaxonia thường gặp một khoáng vật màu hơi đỏ. Do có màu sắc như vậy nên họ thường nhầm là quặng đồng. Một thời gian khá lâu, các nhà luyện kim đã ra sức nấu luyện thứ “quặng đồng” đó để lấy đồng, nhưng họ cũng không may mắn gì hơn các nhà giả kim thuật từng hy vọng lấy được vàng từ nước đái súc vật nhờ “hòn đá mầu nhiệm”.
Người Xaxonia đã “nát óc” vì câu hỏi: “Nguyên nhân thất bại là ở chỗ nào?” Cuối cùng, trong bọn họ có người nảy ra ý nghĩ: chẳng qua đó chỉ là mưu mô của thần Nick - vị thần núi độc ác, kẻ đã bám chặt trong thứ đá quỷ quái này và không muốn nhả một lạng đồng nào ra khỏi kho dự trữ của mình. Có thể các nhà thông thái về sau đã luận chứng một cách khoa học về giả thuyết táo bạo này. Nhưng dẫu sao, từ đấy không ai dám nghĩ đến việc lấy đồng từ khoáng vật màu đỏ nhạt ấy nữa. Và để cho mai sau không còn ai bị cám dỗ bởi ý định hão huyền ấy, người ta đã quyết định gọi khoáng vật này là “con quỷ đồng”. Hẳn rằng, Cronxtet không phải là người mê tín. Vì không sợ quỷ nên ông vẫn lấy được kim loại từ “con quỷ đồng” ấy, nhưng không phải là đồng mà là một nguyên tố mới nào đó được ông gọi là niken. Nhưng hình như con quỷ đã trả thù nhà bác học: các nhà hóa học không ai muốn thừa nhận niken là một nguyên tố. Mãi đến năm 1775, tức là mười năm sau khi Cronxtet qua đời, người đồng hương của ông là Torben Berman (Tobern Bergman) đã công bố những kết quả nghiên cứu của mình, trong đó tác giả đã chứng minh một cách chắc chắn rằng, niken không phải là hỗn hợp của vài nguyên tố như những người chống đối đã khẳng định, mà nó là một kim loại độc lập. Nhưng cả sau đó nữa, các cuộc tranh cãi vẫn không lắng xuống.
Phải gần ba mươi năm nữa trôi qua, nhà hóa học Đức Ieremia Richtrơ (Jeremiah Richter) mới chấm dứt được các cuộc tranh cãi ấy: năm 1804, vẫn từ “con quỷ đồng” này, ông đã tách được niken rất tinh khiết, nhưng để đạt điều đó, ông đã phải cho niken sunfat kết tinh lại 32 lần. Nhà bác học này đã đặt đầu đề cho bài báo mà trong đó ông đã mô tả niken là “Bàn về niken tinh khiết tuyệt đối - một thứ kim loại quý, cách điều chế và những tính chất của nó”. Rõ ràng là thứ kim loại khai thác được một cách khó khăn như vậy thì chỉ những người thợ kim hoàn mới có thể sử dụng được mà thôi. Lúc bấy giờ chưa thể nói đến việc sản xuất niken trên quy mô công nghiệp. Phải chờ hơn nửa thế kỷ nữa, trong cuốn “Cơ sở của hóa học” xuất bản năm 1869 ở Petecbua, nhà tiên tri vĩ đại Đ. I. Menđelêep mới có thể khẳng định: “Nếu như sau này phát hiện ra các mỏ niken giàu có, thì kim loại này nhất định sẽ được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn cả ở trạng thái tinh khiết lẫn ở dạng các hợp kim”.
Con người đã biết đến niken từ nhiều thế kỷ trước. Chẳng hạn, ngay từ thế kỷ thứ II trước công nguyên, người Trung Hoa cổ đại đã nấu luyện được thứ hợp kim của niken với đồng và kẽm, gọi là “bạch đồng”, được nhiều nước ưa chuộng: Nó cũng từng lọt đến Bactria - một quốc gia nằm ở địa phận các nước cộng hòa trung Á thuộc Liên Xô ngày nay. Người Bactria đã dùng hợp kim này để đúc tiền. Một đồng tiền như vậy phát hành từ năm 235 trước công nguyên hiện đang được cất giữ tại viện bảo tàng Anh quốc ở London. Với tư cách một nguyên tố hóa học, niken được phát hiện một năm 1751: nhà hóa học kiêm luyện kim người Thụy Điển tên là Acxen Fređeric Cronxtet (Axel Frederic Cronseted) đã khám phá ra nó trong khoáng vật “cupfe niken”, có nghĩa là “con quỷ đồng”. Vì những tội lỗi gì mà thứ đá này phải mang cái tên dễ sợ như vậy? Nguyên do là ở thời trung cổ, những người đào quặng ở xứ Xaxonia thường gặp một khoáng vật màu hơi đỏ. Do có màu sắc như vậy nên họ thường nhầm là quặng đồng. Một thời gian khá lâu, các nhà luyện kim đã ra sức nấu luyện thứ “quặng đồng” đó để lấy đồng, nhưng họ cũng không may mắn gì hơn các nhà giả kim thuật từng hy vọng lấy được vàng từ nước đái súc vật nhờ “hòn đá mầu nhiệm”.
Người Xaxonia đã “nát óc” vì câu hỏi: “Nguyên nhân thất bại là ở chỗ nào?” Cuối cùng, trong bọn họ có người nảy ra ý nghĩ: chẳng qua đó chỉ là mưu mô của thần Nick - vị thần núi độc ác, kẻ đã bám chặt trong thứ đá quỷ quái này và không muốn nhả một lạng đồng nào ra khỏi kho dự trữ của mình. Có thể các nhà thông thái về sau đã luận chứng một cách khoa học về giả thuyết táo bạo này. Nhưng dẫu sao, từ đấy không ai dám nghĩ đến việc lấy đồng từ khoáng vật màu đỏ nhạt ấy nữa. Và để cho mai sau không còn ai bị cám dỗ bởi ý định hão huyền ấy, người ta đã quyết định gọi khoáng vật này là “con quỷ đồng”. Hẳn rằng, Cronxtet không phải là người mê tín. Vì không sợ quỷ nên ông vẫn lấy được kim loại từ “con quỷ đồng” ấy, nhưng không phải là đồng mà là một nguyên tố mới nào đó được ông gọi là niken. Nhưng hình như con quỷ đã trả thù nhà bác học: các nhà hóa học không ai muốn thừa nhận niken là một nguyên tố. Mãi đến năm 1775, tức là mười năm sau khi Cronxtet qua đời, người đồng hương của ông là Torben Berman (Tobern Bergman) đã công bố những kết quả nghiên cứu của mình, trong đó tác giả đã chứng minh một cách chắc chắn rằng, niken không phải là hỗn hợp của vài nguyên tố như những người chống đối đã khẳng định, mà nó là một kim loại độc lập. Nhưng cả sau đó nữa, các cuộc tranh cãi vẫn không lắng xuống.
Phải gần ba mươi năm nữa trôi qua, nhà hóa học Đức Ieremia Richtrơ (Jeremiah Richter) mới chấm dứt được các cuộc tranh cãi ấy: năm 1804, vẫn từ “con quỷ đồng” này, ông đã tách được niken rất tinh khiết, nhưng để đạt điều đó, ông đã phải cho niken sunfat kết tinh lại 32 lần. Nhà bác học này đã đặt đầu đề cho bài báo mà trong đó ông đã mô tả niken là “Bàn về niken tinh khiết tuyệt đối - một thứ kim loại quý, cách điều chế và những tính chất của nó”. Rõ ràng là thứ kim loại khai thác được một cách khó khăn như vậy thì chỉ những người thợ kim hoàn mới có thể sử dụng được mà thôi. Lúc bấy giờ chưa thể nói đến việc sản xuất niken trên quy mô công nghiệp. Phải chờ hơn nửa thế kỷ nữa, trong cuốn “Cơ sở của hóa học” xuất bản năm 1869 ở Petecbua, nhà tiên tri vĩ đại Đ. I. Menđelêep mới có thể khẳng định: “Nếu như sau này phát hiện ra các mỏ niken giàu có, thì kim loại này nhất định sẽ được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn cả ở trạng thái tinh khiết lẫn ở dạng các hợp kim”.