‘Con đỗ chuyên sử, em xấu hổ với cơ quan…’
- Năm nay, lớp chuyên sử của cô giáo Nguyễn Thị Loan ở Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương có 100% học sinh đỗ đại học. Kết quả này đã an ủi phần nào với cô và các đồng nghiệp, bởi cô không dễ nguôi trước chia sẻ thật tình của một phụ huynh ba năm trước: “con đỗ chuyên sử, em xấu hổ với cơ quan”. Trò chuyện với VietNamNet, cô Loan chia sẻ nhiều tâm tư của người giáo viên gần 30 năm đứng trên bục giảng theo môn Lịch sử.
‘Không thể quảng cáo mà thành”
Cô Nguyễn Thị Loan (đứng giữa) và các học trò.
Phóng viên: Để học trò không chán và sợ học môn sử, hẳn cô phải có một cách dạy rất hấp dẫn?
Cô Nguyễn Thị Loan: Khi vào chuyên sử, các em có điều kiện học môn này nhiều hơn, vì thế chúng tôi cũng đào sâu kiến thức, rèn luyện cho học sinh phương pháp học hiệu quả. Các em không phải học thuộc chay mà là học để hiểu và có khả năng phân tích.
Bạn thấy trong xã hội có chuyện dạy thêm, học thêm phải không? Quả thực, nếu không học thêm hoặc tự học có phương pháp, các em không thể vượt qua được kỳ thi đại học.
Đặc biệt với môn sử, chỉ có một tiết rưỡi, hai tiết trên lớp không thể đủ để các em nắm căn bản. Bạn có thể tưởng tượng một bài dài đến 16 trang, đều là những kiến thức cơ bản và quan trọng, nếu chỉ 45 phút thì không thể đảm bảo. Có những bài thời lượng chỉ quy định một tiết, nhưng chúng tôi có thể dạy liền 2 tuần không hết kiến thức trong đó.
Chính vì thế, chúng tôi xây dựng bài học thành các chuyên đề, có hệ thống kiến thức rõ ràng, từng vấn đề được mổ xẻ kỹ lưỡng.
Trường chuyên chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi nên môn sử gần như trở thành một môn khoa học thực sự: học sinh được học lý luận lịch sử , biết phân tích, đào sâu, đánh giá sự kiện.
Tổ sử may mắn đều là những thầy cô yêu nghề, trẻ và nhiệt huyết. Chính vì thế, mình và các đồng nghiệp mới cho các em được học môn này bằng rất nhiều hình thức phong phú: xem phim tài liệu, tổ chức những cuộc thi như Rung chuông vàng, thi tìm hiểu lịch sử, những hoạt động ngoại khóa sôi động, giao lưu các khóa với nhau thường xuyên diễn ra, duy trì một tinh thần học sử say sưa.
Cô dạy sử đã lâu. Theo cô, một người giáo viên dạy sử phải có những yếu tố gì để thuyết phục học sinh?
Cái nghề này, mình nghĩ chỉ có thể để “hữu xạ tự nhiên hương”, không thể quảng cáo mà thành được đâu.
Mình đã dạy sử gần 30 năm, cũng không còn là giáo viên trẻ nữa. Về mặt nhạy bén, ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện hiện đại vào dạy học thì không thể bằng các giáo viên trẻ. Tổ mình đoàn kết, vì vậy những cái này các thầy cô trẻ luôn tiên phong làm cho học sinh rất hứng thú.
Vì thế mình cho rằng, để học sinh yêu sử, vai trò của người thầy mang yếu tố quyết định.
Học trò chỉ phục khi thầy cô có kiến thức sâu rộng, am hiểu chắc chắn về vấn đề mình dạy. Bên cạnh đó, rất quan trọng là hệ thống câu hỏi thầy cô đưa ra buộc các em phải tư duy, kích thích tìm tòi để phát hiện ra những điều thú vị. Học sinh bây giờ sắc sảo và chủ động lắm. Đó là thế mạnh để mình phát triển các em.
Nhiều phụ huynh nhờ khuyên học sinh… bỏ sử
Dạy ở trường chuyên, học sinh vào chuyên đã có sẵn tình yêu với môn mình chọn, chắc hẳn cô và đồng nghiệp đã có nhiều thuận lợi hơn hẳn các đồng nghiệp ở trường khác?
(Cười): Chắc hẳn nghe mình nói, bạn tưởng tượng rằng ở trường mình rất thuận lợi để có thể dạy sử mà không phải lo lắng gì?
Tất nhiên, trường mình thuận lợi hơn rất nhiều trường khác vì có lớp chuyên. Các em đã vào đây thì đều theo khối C nên tập trung học ngay từ đầu. Nhưng, không hẳn như vậy đâu!
Học sinh vào chuyên sử không phải em nào cũng thích học sử, thậm chí hầu hết các em đều không thích. Nhưng vì nghĩ rằng, không thể thi vào một chuyên nào khác, các em cố gắng đầu tư để thi vào chuyên với hi vọng, dù sao vào đây cũng có điều kiện học tốt hơn.
Nhưng như vậy, mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều đồng nghiệp ở trường khác. Chủ yếu trường khác tập trung vào Toán, Lý, Hóa để thi khối A, B, D.
Các đồng nghiệp của mình không tìm đâu ra học sinh học sử, các em đều học rất hời hợt. Thậm chí có theo khối C, cho là môn sử chỉ học thuộc, đến học kỳ 2 lớp 12, các em mới đi tìm thầy học. Lúc đó, đâu còn giải quyết được gì.
Hàng năm, chuyên sử của Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi có thu hút đông đảo học sinh dự thi và đặt nguyện vọng học không?
(Cười buồn) Như mình đã nói, ở trường mình cũng không phải là lý tưởng. Chuyên sử hàng năm luôn có điểm đầu vào thấp nhấp trong tất cả các lớp chuyên.
Cho đến năm vừa rồi, lần đầu tiên chuyên sử mới lấy điểm môn chuyên đúng theo quy định của Bộ là thấp nhất 6 điểm, tổng điểm đầu vào chỉ ở mức 22-23. Trong khi các khối chuyên Toán, Anh…, điểm đầu vào từ 30 trở lên. Số lượng học sinh đăng ký thi chuyên sử bao giờ cũng ít nhất.
Trước kia, chuyên sử còn như một bến trung chuyển để các em vào được trường. Sau đó, tìm cách để chuyển sang các lớp không chuyên để theo khối khác. May mắn cho những năm gần đây, Sở GD-ĐT quy định em nào vào chuyên gì phải theo chuyên đó, và không có chuyện di chuyển nên chuyên sử mới tồn tại được như vậy.
Chính vì vậy nên khi các em vào học, nếu gặp những em yêu sử, chúng tôi phải cảm ơn các thầy cô ở cấp 2 nhiều lắm. Còn lại, chúng tôi phải chinh phục các em bằng chuyên môn.
Như vậy, có lẽ cô và đồng nghiệp rất vất vả trong việc ổn định tư tưởng cho cả phụ huynh và học sinh?
Đúng là như thế! Hầu như không có phụ huynh nào muốn con thi vào chuyên sử và lại còn theo sử. Nhiều phụ huynh còn đến gặp tôi than thở, lo lắng hoặc nhờ khuyên nhủ các em…bỏ sử.
Thậm chí, khóa vừa ra trường đây, có một phụ huynh cũng là giáo viên, con đỗ chuyên sử mà tìm đến nhà tôi khóc lóc, tâm sự rằng: “Con đỗ chuyên sử, em xấu hổ với cả cơ quan. Cứ nói đến nó học chuyên sử, người ta lại chê bai: học chuyên gì chứ ai lại cho nó học chuyên sử.” Cho đến năm nay, khi con mình đỗ vào một ĐH có tiếng, phụ huynh mới nhẹ nhõm để cảm ơn và nói với tôi: “Coi như công sức của cô và trò không phải đổ đi. Bây giờ thì em có thể ngẩng cao đầu rồi!”.
Mình là người dạy sử, mình nghe những điều đó cũng buồn lắm chứ! Người ta cứ coi môn sử như một môn ngoài phạm vi của học sinh giỏi vậy.
Chúng tôi đã đấu tranh, nỗ lực để chuyên sử được tồn tại bằng chính những thành tích, kết quả sau 3 năm học của các em. Cũng nhờ vậy mà những năm gần đây, phụ huynh và học sinh yên tâm, phấn khởi hơn khi nhìn kết quả của các lớp đi trước.
Mình thường hay nói đùa với hiệu trưởng rằng: “Chúng tôi luôn nhận một lớp học sinh có kết quả đầu vào thấp nhất trong trường nhưng cuối cùng, chúng tôi đã tặng lại cho trường một kết quả không đến nỗi nào!”.
Nói như vậy, ở trường mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều đồng nghiệp trường khác. Ở đây, mình vẫn còn được phấn đấu, còn kỳ thi để khẳng định bản thân, còn học sinh để đầu tư và say mê với nghề. Đòng nghiệp của mình ở trường khác, mỗi khi đến kỳ thi học sinh giỏi, tìm không ra học sinh, phải đi vận động phụ huynh cho các em đầu tư vài buổi để đi thi sử. Nghe mà buồn quá!
Thưa cô, hầu hết các em sau khi vào trường đều yêu sử. Vậy sau khi tốt nghiệp cấp 3, có em nào tiếp tục theo đuổi môn học này ở bậc đại học?
(Cười) Những năm gần đây thì không! Tâm lý học sinh chuyên là muốn thi vào trường điểm cao để chứng tỏ mình. Trước đây, trường sư phạm lấy điểm cao thì mỗi năm có 5-7 em thi vào. Nhưng bây giờ thi không còn em nào chọn theo sử. Cũng vì các em thực tế hơn rất nhiều.
Các em về quê xin việc, thú thật, mất quá nhiều tiền. Nhiều lần mình hỏi: “Đến bao giờ các em mới làm cho hoàn lại được tiền xin việc?”. Nhưng phụ huynh chấp nhận: “Coi như chúng tôi bỏ tiền ra để mưu cầu hạnh phúc cho con! Con gái có công việc thì lấy chồng mới dễ!”.
Những học sinh của mình, học rất giỏi, nhưng tốt nghiệp chuyên ngành sử mấy năm rồi mà công việc vẫn long đong làm các em “khiếp vía”.
Nếu các em về quê xin việc, thú thật, mất quá nhiều tiền. Nhiều lần mình hỏi: “Đến bao giờ các em mới làm cho hoàn lại được tiền xin việc?”. Nhưng phụ huynh chấp nhận: “Coi như chúng tôi bỏ tiền ra để mưu cầu hạnh phúc cho con! Con gái có công việc thì lấy chồng mới dễ!”.
Như vậy, có lẽ bên cạnh niềm vui chắp cánh cho học sinh vào được cổng trường ĐH, không phụ lòng tin của phụ huynh, những người làm thầy vẫn có nỗi buồn riêng vì không nhìn thấy những thế hệ kế tiếp mình?
Đúng thế! Mình cũng không thể khuyên các em theo sử và cũng không muốn. Tấm gương 5 học sinh ở khóa trước còn đang thất nghiệp làm mình xót xa quá!
Kỳ vọng trả sử về với khoa học
Cuộc sống của cô và đồng nghiệp hiện nay có được đảm bảo từ việc dạy sử không?
Thực sự thì không có đồng nghiệp nào của tôi sống bằng nghề đâu. Chúng tôi cũng không ngồi chờ chế độ cho giáo viên được ưu đãi hơn. Các bạn trẻ năng động, có nhiều người kinh doanh, hoặc mở trung tâm dạy tin học văn phòng, một số cố kiếm sống bằng việc dạy ôn thi ĐH ở các trung tâm. Mình may mắn hơn vì có ông xã làm chủ được kinh tế gia đình nên có thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy.
Vậy với việc thay đổi để môn Lịch sử trong nhà trường thực sự là môn khoa học chứ không chỉ là môn học được “chính trị hóa” như ý kiến của nhiều người làm giáo dục và nghiên cứu lịch sử, có phải là điều các thầy cô mong muốn?
Sự thay đổi mang tính cách mạng thực sự là điều chúng tôi luôn kỳ vọng và mong mỏi nhất đấy!
Để vấn đề của môn sử được giải quyết, đó mới là cái gốc của vấn đề. Trong các hội thảo của ngành giáo dục, khi gặp các chuyên gia đầu ngành, chúng tôi đã nói rất nhiều và rất thẳng về vấn đề này. Nhưng không thấy có chuyển biến gì thì cũng khó. Mong sao, từ đây sẽ có sự thay đổi trong quan điểm của xã hội và từ đó, thay đổi vị thế của người giáo viên dạy sử.
Xin cảm ơn cô!
Nguyễn Thành Công, lớp 12 chuyên Sử, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, giải nhất quốc gia môn Lịch sử, tân sinh viên Học viện An ninh:Em không dám chọn...
Khi thi ĐH, em không dám chọn sử vì không nhìn thấy tương lai như thế nào. Nếu gặp GS Đinh Xuân Lâm sớm hơn thì có lẽ em đã quyết định khác. GS và thầy Phạm Quốc Sử đã hi sinh cả cuộc đời để cống hiến cho Sử. Em nghĩ không có lý do gì để mình không theo nó khi đã có sẵn đam mê và còn trẻ. Khi chia tay, lời của GS Đinh Xuân Lâm khiến em suy nghĩ rất nhiều: “Nếu qua thế hệ giáo sư rồi, không biết môn sử sẽ như thế nào?”. Em cảm thấy như mình có chút trách nhiệm trong lời nói đó. Đến bây giờ, em mới cảm thấy hối hận vì đã không theo sử. Có lẽ, dù học An ninh, em vẫn sẽ dành đam mê cho sử.
Nguyễn Thị Thùy, lớp 12 chuyên sử, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, giải nhất quốc gia môn Lịch sử, tân sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội: Em không dám thi...
Thích sử là một chuyện, nhưng khi chọn ngành, em phải chọn nghề mà sau này em có thể nuôi sống bản thân để bố mẹ không phải vất vả xin việc. Em không dám thi vào một ngành mà mình không nhìn thấy đầu ra. Nhưng dù học luật, em cũng không thể bỏ được sử.
‘Không thể quảng cáo mà thành”
Cô Nguyễn Thị Loan (đứng giữa) và các học trò.
Phóng viên: Để học trò không chán và sợ học môn sử, hẳn cô phải có một cách dạy rất hấp dẫn?
Cô Nguyễn Thị Loan: Khi vào chuyên sử, các em có điều kiện học môn này nhiều hơn, vì thế chúng tôi cũng đào sâu kiến thức, rèn luyện cho học sinh phương pháp học hiệu quả. Các em không phải học thuộc chay mà là học để hiểu và có khả năng phân tích.
Bạn thấy trong xã hội có chuyện dạy thêm, học thêm phải không? Quả thực, nếu không học thêm hoặc tự học có phương pháp, các em không thể vượt qua được kỳ thi đại học.
Đặc biệt với môn sử, chỉ có một tiết rưỡi, hai tiết trên lớp không thể đủ để các em nắm căn bản. Bạn có thể tưởng tượng một bài dài đến 16 trang, đều là những kiến thức cơ bản và quan trọng, nếu chỉ 45 phút thì không thể đảm bảo. Có những bài thời lượng chỉ quy định một tiết, nhưng chúng tôi có thể dạy liền 2 tuần không hết kiến thức trong đó.
Chính vì thế, chúng tôi xây dựng bài học thành các chuyên đề, có hệ thống kiến thức rõ ràng, từng vấn đề được mổ xẻ kỹ lưỡng.
Trường chuyên chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi nên môn sử gần như trở thành một môn khoa học thực sự: học sinh được học lý luận lịch sử , biết phân tích, đào sâu, đánh giá sự kiện.
Tổ sử may mắn đều là những thầy cô yêu nghề, trẻ và nhiệt huyết. Chính vì thế, mình và các đồng nghiệp mới cho các em được học môn này bằng rất nhiều hình thức phong phú: xem phim tài liệu, tổ chức những cuộc thi như Rung chuông vàng, thi tìm hiểu lịch sử, những hoạt động ngoại khóa sôi động, giao lưu các khóa với nhau thường xuyên diễn ra, duy trì một tinh thần học sử say sưa.
Cô dạy sử đã lâu. Theo cô, một người giáo viên dạy sử phải có những yếu tố gì để thuyết phục học sinh?
Cái nghề này, mình nghĩ chỉ có thể để “hữu xạ tự nhiên hương”, không thể quảng cáo mà thành được đâu.
Mình đã dạy sử gần 30 năm, cũng không còn là giáo viên trẻ nữa. Về mặt nhạy bén, ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện hiện đại vào dạy học thì không thể bằng các giáo viên trẻ. Tổ mình đoàn kết, vì vậy những cái này các thầy cô trẻ luôn tiên phong làm cho học sinh rất hứng thú.
Vì thế mình cho rằng, để học sinh yêu sử, vai trò của người thầy mang yếu tố quyết định.
Học trò chỉ phục khi thầy cô có kiến thức sâu rộng, am hiểu chắc chắn về vấn đề mình dạy. Bên cạnh đó, rất quan trọng là hệ thống câu hỏi thầy cô đưa ra buộc các em phải tư duy, kích thích tìm tòi để phát hiện ra những điều thú vị. Học sinh bây giờ sắc sảo và chủ động lắm. Đó là thế mạnh để mình phát triển các em.
Nhiều phụ huynh nhờ khuyên học sinh… bỏ sử
Dạy ở trường chuyên, học sinh vào chuyên đã có sẵn tình yêu với môn mình chọn, chắc hẳn cô và đồng nghiệp đã có nhiều thuận lợi hơn hẳn các đồng nghiệp ở trường khác?
(Cười): Chắc hẳn nghe mình nói, bạn tưởng tượng rằng ở trường mình rất thuận lợi để có thể dạy sử mà không phải lo lắng gì?
Tất nhiên, trường mình thuận lợi hơn rất nhiều trường khác vì có lớp chuyên. Các em đã vào đây thì đều theo khối C nên tập trung học ngay từ đầu. Nhưng, không hẳn như vậy đâu!
Học sinh vào chuyên sử không phải em nào cũng thích học sử, thậm chí hầu hết các em đều không thích. Nhưng vì nghĩ rằng, không thể thi vào một chuyên nào khác, các em cố gắng đầu tư để thi vào chuyên với hi vọng, dù sao vào đây cũng có điều kiện học tốt hơn.
Nhưng như vậy, mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều đồng nghiệp ở trường khác. Chủ yếu trường khác tập trung vào Toán, Lý, Hóa để thi khối A, B, D.
Các đồng nghiệp của mình không tìm đâu ra học sinh học sử, các em đều học rất hời hợt. Thậm chí có theo khối C, cho là môn sử chỉ học thuộc, đến học kỳ 2 lớp 12, các em mới đi tìm thầy học. Lúc đó, đâu còn giải quyết được gì.
Hàng năm, chuyên sử của Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi có thu hút đông đảo học sinh dự thi và đặt nguyện vọng học không?
(Cười buồn) Như mình đã nói, ở trường mình cũng không phải là lý tưởng. Chuyên sử hàng năm luôn có điểm đầu vào thấp nhấp trong tất cả các lớp chuyên.
Cho đến năm vừa rồi, lần đầu tiên chuyên sử mới lấy điểm môn chuyên đúng theo quy định của Bộ là thấp nhất 6 điểm, tổng điểm đầu vào chỉ ở mức 22-23. Trong khi các khối chuyên Toán, Anh…, điểm đầu vào từ 30 trở lên. Số lượng học sinh đăng ký thi chuyên sử bao giờ cũng ít nhất.
Trước kia, chuyên sử còn như một bến trung chuyển để các em vào được trường. Sau đó, tìm cách để chuyển sang các lớp không chuyên để theo khối khác. May mắn cho những năm gần đây, Sở GD-ĐT quy định em nào vào chuyên gì phải theo chuyên đó, và không có chuyện di chuyển nên chuyên sử mới tồn tại được như vậy.
Chính vì vậy nên khi các em vào học, nếu gặp những em yêu sử, chúng tôi phải cảm ơn các thầy cô ở cấp 2 nhiều lắm. Còn lại, chúng tôi phải chinh phục các em bằng chuyên môn.
Như vậy, có lẽ cô và đồng nghiệp rất vất vả trong việc ổn định tư tưởng cho cả phụ huynh và học sinh?
Đúng là như thế! Hầu như không có phụ huynh nào muốn con thi vào chuyên sử và lại còn theo sử. Nhiều phụ huynh còn đến gặp tôi than thở, lo lắng hoặc nhờ khuyên nhủ các em…bỏ sử.
Thậm chí, khóa vừa ra trường đây, có một phụ huynh cũng là giáo viên, con đỗ chuyên sử mà tìm đến nhà tôi khóc lóc, tâm sự rằng: “Con đỗ chuyên sử, em xấu hổ với cả cơ quan. Cứ nói đến nó học chuyên sử, người ta lại chê bai: học chuyên gì chứ ai lại cho nó học chuyên sử.” Cho đến năm nay, khi con mình đỗ vào một ĐH có tiếng, phụ huynh mới nhẹ nhõm để cảm ơn và nói với tôi: “Coi như công sức của cô và trò không phải đổ đi. Bây giờ thì em có thể ngẩng cao đầu rồi!”.
Mình là người dạy sử, mình nghe những điều đó cũng buồn lắm chứ! Người ta cứ coi môn sử như một môn ngoài phạm vi của học sinh giỏi vậy.
Chúng tôi đã đấu tranh, nỗ lực để chuyên sử được tồn tại bằng chính những thành tích, kết quả sau 3 năm học của các em. Cũng nhờ vậy mà những năm gần đây, phụ huynh và học sinh yên tâm, phấn khởi hơn khi nhìn kết quả của các lớp đi trước.
Mình thường hay nói đùa với hiệu trưởng rằng: “Chúng tôi luôn nhận một lớp học sinh có kết quả đầu vào thấp nhất trong trường nhưng cuối cùng, chúng tôi đã tặng lại cho trường một kết quả không đến nỗi nào!”.
Nói như vậy, ở trường mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều đồng nghiệp trường khác. Ở đây, mình vẫn còn được phấn đấu, còn kỳ thi để khẳng định bản thân, còn học sinh để đầu tư và say mê với nghề. Đòng nghiệp của mình ở trường khác, mỗi khi đến kỳ thi học sinh giỏi, tìm không ra học sinh, phải đi vận động phụ huynh cho các em đầu tư vài buổi để đi thi sử. Nghe mà buồn quá!
Thưa cô, hầu hết các em sau khi vào trường đều yêu sử. Vậy sau khi tốt nghiệp cấp 3, có em nào tiếp tục theo đuổi môn học này ở bậc đại học?
(Cười) Những năm gần đây thì không! Tâm lý học sinh chuyên là muốn thi vào trường điểm cao để chứng tỏ mình. Trước đây, trường sư phạm lấy điểm cao thì mỗi năm có 5-7 em thi vào. Nhưng bây giờ thi không còn em nào chọn theo sử. Cũng vì các em thực tế hơn rất nhiều.
Các em về quê xin việc, thú thật, mất quá nhiều tiền. Nhiều lần mình hỏi: “Đến bao giờ các em mới làm cho hoàn lại được tiền xin việc?”. Nhưng phụ huynh chấp nhận: “Coi như chúng tôi bỏ tiền ra để mưu cầu hạnh phúc cho con! Con gái có công việc thì lấy chồng mới dễ!”.
Những học sinh của mình, học rất giỏi, nhưng tốt nghiệp chuyên ngành sử mấy năm rồi mà công việc vẫn long đong làm các em “khiếp vía”.
Nếu các em về quê xin việc, thú thật, mất quá nhiều tiền. Nhiều lần mình hỏi: “Đến bao giờ các em mới làm cho hoàn lại được tiền xin việc?”. Nhưng phụ huynh chấp nhận: “Coi như chúng tôi bỏ tiền ra để mưu cầu hạnh phúc cho con! Con gái có công việc thì lấy chồng mới dễ!”.
Như vậy, có lẽ bên cạnh niềm vui chắp cánh cho học sinh vào được cổng trường ĐH, không phụ lòng tin của phụ huynh, những người làm thầy vẫn có nỗi buồn riêng vì không nhìn thấy những thế hệ kế tiếp mình?
Đúng thế! Mình cũng không thể khuyên các em theo sử và cũng không muốn. Tấm gương 5 học sinh ở khóa trước còn đang thất nghiệp làm mình xót xa quá!
Kỳ vọng trả sử về với khoa học
Cuộc sống của cô và đồng nghiệp hiện nay có được đảm bảo từ việc dạy sử không?
Thực sự thì không có đồng nghiệp nào của tôi sống bằng nghề đâu. Chúng tôi cũng không ngồi chờ chế độ cho giáo viên được ưu đãi hơn. Các bạn trẻ năng động, có nhiều người kinh doanh, hoặc mở trung tâm dạy tin học văn phòng, một số cố kiếm sống bằng việc dạy ôn thi ĐH ở các trung tâm. Mình may mắn hơn vì có ông xã làm chủ được kinh tế gia đình nên có thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy.
Vậy với việc thay đổi để môn Lịch sử trong nhà trường thực sự là môn khoa học chứ không chỉ là môn học được “chính trị hóa” như ý kiến của nhiều người làm giáo dục và nghiên cứu lịch sử, có phải là điều các thầy cô mong muốn?
Sự thay đổi mang tính cách mạng thực sự là điều chúng tôi luôn kỳ vọng và mong mỏi nhất đấy!
Để vấn đề của môn sử được giải quyết, đó mới là cái gốc của vấn đề. Trong các hội thảo của ngành giáo dục, khi gặp các chuyên gia đầu ngành, chúng tôi đã nói rất nhiều và rất thẳng về vấn đề này. Nhưng không thấy có chuyển biến gì thì cũng khó. Mong sao, từ đây sẽ có sự thay đổi trong quan điểm của xã hội và từ đó, thay đổi vị thế của người giáo viên dạy sử.
Xin cảm ơn cô!
Nguyễn Thành Công, lớp 12 chuyên Sử, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, giải nhất quốc gia môn Lịch sử, tân sinh viên Học viện An ninh:Em không dám chọn...
Khi thi ĐH, em không dám chọn sử vì không nhìn thấy tương lai như thế nào. Nếu gặp GS Đinh Xuân Lâm sớm hơn thì có lẽ em đã quyết định khác. GS và thầy Phạm Quốc Sử đã hi sinh cả cuộc đời để cống hiến cho Sử. Em nghĩ không có lý do gì để mình không theo nó khi đã có sẵn đam mê và còn trẻ. Khi chia tay, lời của GS Đinh Xuân Lâm khiến em suy nghĩ rất nhiều: “Nếu qua thế hệ giáo sư rồi, không biết môn sử sẽ như thế nào?”. Em cảm thấy như mình có chút trách nhiệm trong lời nói đó. Đến bây giờ, em mới cảm thấy hối hận vì đã không theo sử. Có lẽ, dù học An ninh, em vẫn sẽ dành đam mê cho sử.
Nguyễn Thị Thùy, lớp 12 chuyên sử, Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, giải nhất quốc gia môn Lịch sử, tân sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội: Em không dám thi...
Thích sử là một chuyện, nhưng khi chọn ngành, em phải chọn nghề mà sau này em có thể nuôi sống bản thân để bố mẹ không phải vất vả xin việc. Em không dám thi vào một ngành mà mình không nhìn thấy đầu ra. Nhưng dù học luật, em cũng không thể bỏ được sử.
- Nguyễn Hường (thực hiện)