Hoạt động của con người, chứ không phải tự nhiên, có thể là nguyên nhân gây nên chiếc hố khổng lồ ở giữa thủ đô của Guatemala.
Dư luận cho rằng “hố địa ngục” tại thành phố Guatemala – rộng khoảng 18 m và sâu 100 m – được tạo nên bởi hiện tượng ngập nước sau cơn bão nhiệt đới Agatha. Tuy nhiên, Sam Bonis, một nhà địa chất của Đại học Darthmouth tại Mỹ bác bỏ khả năng này. Ông nói hố hình thành do thành phố Guatemala và hệ thống cơ sở hạ tầng dưới lòng đất của nó được xây dựng trên một tầng đất được tạo nên chủ yếu bởi đá bọt – thứ vật chất tích tụ sau nhiều vụ núi lửa phun trào trong quá khứ. Tầng đất này có độ dày khoảng vài trăm m.
“Do nhiệt độ và sức nặng ở phía trên, đá bọt dính chặt vào đá cứng. Tại thành phố Guatemala đá bọt không ổn định. Nó khá xốp và không gắn vào đá cứng. Vì thế đã bọt rất dễ bị xói mòn, đặc biệt khi có nước chảy qua”, National Geographic dẫn lời Bonis nói.
Nhìn chung, theo Bonis, các tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị và xây dựng của thành phố Guatemala khá thấp. Bên cạnh đó vài quy định về xây dựng thường bị phớt lờ. Điều đó dẫn đến một tình trạng là các ống ngầm bị nứt và vỡ hiếm khi được sửa chữa ngay. Những vết nứt tồn tại đủ lâu để tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự hình thành của hố.
Trên thực tế, Bonis nghĩ người ta không nên gọi thứ đang tồn tại ở thành phố Guatemala là hố sụt, bởi một hố sụt được gây nên bởi hiện tượng tự nhiên chứ không phải con người. Không có bất kỳ thuật ngữ khoa học nào dành cho sự kiện đã xảy ra tại Guatemala.
Những hố sụt tự nhiên thường hình thành khi đất nặng, ngấm nước khiến vòm của một hang đá vôi ngầm sụp xuống, hoặc khi nước làm một khe nứt tự nhiên trong tầng đá vôi mở rộng. Thế nhưng Bonis nói bên dưới cái hố thành phố Guatemala không có đá vôi, ít nhất là sát đáy của nó.
“Có thể tầng đất ở độ sâu hàng nghìn m ở đó chứa đá vôi, nhưng ở độ sâu vài trăm m thì không có”, Bonis giải thích.
Thay vào đó, rất có thể tự nhiên chỉ làm tăng tốc một quá trình do con người gây nên.
Những vụ phun trào núi lửa gần đây tại Guatemala khiến thủ đô của nước này bị bao phủ bởi một lớp tro bụi mới. Nếu tro bụi lọt vào các đường ống và cống ngầm bên dưới thành phố, nó có thể gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước thải, tạo nên các vết nứt. Những cơn mưa rào trong bão nhiệt đới Agatha có thể khiến những ống và cống ngầm rơi vào tình trạng quá tải. Một trong những vết nứt nằm trong hang ngầm toác ra khiến hang sụp xuống, tạo nên chiếc hố khổng lồ.
Bonis, người từng làm việc với Viện Địa chất quốc gia Guatemala, nói rằng giới chức thành phố Guatemala đã biết hiểm họa hố sụt từ lâu. Nhưng họ không bao giờ có phản ứng. Theo Bonis, có lẽ chính quyền không có đủ tiền để trám những vết nứt trong hệ thống xả nước thải ngầm.
“Chính quyền cần phải cho người kiểm tra hệ thống xả nước thải dưới lòng đất. Đó là những việc họ nên làm”, ông nói.
Minh Long
Dư luận cho rằng “hố địa ngục” tại thành phố Guatemala – rộng khoảng 18 m và sâu 100 m – được tạo nên bởi hiện tượng ngập nước sau cơn bão nhiệt đới Agatha. Tuy nhiên, Sam Bonis, một nhà địa chất của Đại học Darthmouth tại Mỹ bác bỏ khả năng này. Ông nói hố hình thành do thành phố Guatemala và hệ thống cơ sở hạ tầng dưới lòng đất của nó được xây dựng trên một tầng đất được tạo nên chủ yếu bởi đá bọt – thứ vật chất tích tụ sau nhiều vụ núi lửa phun trào trong quá khứ. Tầng đất này có độ dày khoảng vài trăm m.
“Do nhiệt độ và sức nặng ở phía trên, đá bọt dính chặt vào đá cứng. Tại thành phố Guatemala đá bọt không ổn định. Nó khá xốp và không gắn vào đá cứng. Vì thế đã bọt rất dễ bị xói mòn, đặc biệt khi có nước chảy qua”, National Geographic dẫn lời Bonis nói.
Nhìn chung, theo Bonis, các tiêu chuẩn về quy hoạch đô thị và xây dựng của thành phố Guatemala khá thấp. Bên cạnh đó vài quy định về xây dựng thường bị phớt lờ. Điều đó dẫn đến một tình trạng là các ống ngầm bị nứt và vỡ hiếm khi được sửa chữa ngay. Những vết nứt tồn tại đủ lâu để tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự hình thành của hố.
Trên thực tế, Bonis nghĩ người ta không nên gọi thứ đang tồn tại ở thành phố Guatemala là hố sụt, bởi một hố sụt được gây nên bởi hiện tượng tự nhiên chứ không phải con người. Không có bất kỳ thuật ngữ khoa học nào dành cho sự kiện đã xảy ra tại Guatemala.
Những hố sụt tự nhiên thường hình thành khi đất nặng, ngấm nước khiến vòm của một hang đá vôi ngầm sụp xuống, hoặc khi nước làm một khe nứt tự nhiên trong tầng đá vôi mở rộng. Thế nhưng Bonis nói bên dưới cái hố thành phố Guatemala không có đá vôi, ít nhất là sát đáy của nó.
“Có thể tầng đất ở độ sâu hàng nghìn m ở đó chứa đá vôi, nhưng ở độ sâu vài trăm m thì không có”, Bonis giải thích.
Thay vào đó, rất có thể tự nhiên chỉ làm tăng tốc một quá trình do con người gây nên.
Những vụ phun trào núi lửa gần đây tại Guatemala khiến thủ đô của nước này bị bao phủ bởi một lớp tro bụi mới. Nếu tro bụi lọt vào các đường ống và cống ngầm bên dưới thành phố, nó có thể gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước thải, tạo nên các vết nứt. Những cơn mưa rào trong bão nhiệt đới Agatha có thể khiến những ống và cống ngầm rơi vào tình trạng quá tải. Một trong những vết nứt nằm trong hang ngầm toác ra khiến hang sụp xuống, tạo nên chiếc hố khổng lồ.
Bonis, người từng làm việc với Viện Địa chất quốc gia Guatemala, nói rằng giới chức thành phố Guatemala đã biết hiểm họa hố sụt từ lâu. Nhưng họ không bao giờ có phản ứng. Theo Bonis, có lẽ chính quyền không có đủ tiền để trám những vết nứt trong hệ thống xả nước thải ngầm.
“Chính quyền cần phải cho người kiểm tra hệ thống xả nước thải dưới lòng đất. Đó là những việc họ nên làm”, ông nói.
Minh Long