“Con muốn giữ kiểu tóc này!” – hãy cho trẻ tự thưởng thức thành quả
1. Đội vũ đạo của Mạn Nhi đang tuyển thành viên
Mạn Nhi muốn gia nhập vào đội vũ đạo của trường, thế nhưng, bản thân cô bé không được xuất sắc, mặc dù cô bé rất thích múa. Cô bé nghĩ người khác có thể tham gia thi tuyển, vậy thì mình cũng có thể thử, cô cảm thấy rất vui với quyết định này.
Mọi người ai cũng nỗ lực tập luyện cho kì tuyển chọn này. Mẹ cũng hơn ba lần nhắc nhở Mạn Nhi chuẩn bị, nhưng cô bé không nghe lời, lúc cao hứng, cô bé tự múa ở nhà, cô không có lòng nhẫn nại để mời thầy cô giáo về chỉ dạy.
Trong ngày tuyển chọn, mẹ càng cảm thấy có vấn đề, cuối cùng nói chuyện với Mạn Nhi: “Mạn Nhi này!” Mẹ khẽ nói, “vẫn còn cách ngày thi tuyển mấy hôm, con có cần mời thầy dạy không?”
“Bây giờ chưa cần. Con khẳng định là con có thể làm được mà!”, Mạn Nhi nhăn nhó nói.
Lần này mẹ quyết định nói ra: “Khoan đã! Mẹ cảm thấy sự chuẩn bị của con chưa được đầy đủ, những đứa bạn khác của con đều mời thấy dạy, làm sao có thể giành chiến thắng được”.
“Hãy đợi đến lúc đó đi!”, Mạn Nhi không muốn trả lời mẹ.
“Được rồi!”, mẹ nói, sau đó đóng cửa phòng đi ra ngoài. Mẹ đợi cho Mạn Nhi nghĩ thông suốt, nhưng Mạn Nhi rốt cuộc không làm bất cứ điều gì.
Ngày thi tuyển đã đến, Mạn Nhi vui vẻ đến trường. Thế nhưng đã muộn, đúng như lời mẹ dự đoán, cô lặng lẽ quay trở về nhà.
Cô bé nhẹ nhàng mở cửa lên thẳng trên lầu, chỉ nói một câu duy nhất: “Con là người đáng chán!”. Đại khái mẹ chỉ nghe thấy “con thật đáng chán, con đã làm sai rồi!”.
Mẹ đợi một lúc, sau đó lên lầu, phát hiện ra Mạn Nhi đang nằm khóc trên giường.
“Thế nào rồi?”, mẹ ôn tồn hỏi.
“Con thật là đáng thương”, cô bé vừa khóc vừa nói.
“Con nhất định sẽ vượt qua thôi mà!”, mẹ an ủi. Lúc đó, mẹ đã tránh nói với cô bé những lời như “mẹ đã sớm nói với con rồi”.
“Con đang nhảy thì bất ngờ gặp sự cố…”
“Con đã tiến bộ nhiều, sau này vẫn còn nhiều cơ hội mà!”, mẹ lại nói.
“Nhưng lúc đó có rất nhiều người…”, Mạn Nhi nói thật đáng thương.
“Con nghĩ con nhất định đã thắng. Chẳng qua, người khác không biết con đã tự mình cố gắng tập luyện, họ chỉ quan tâm đến việc biểu diễn của con thôi”.
Mạn Nhi gục đầu vào gối, tâm trạng của cô bé đã khá hơn nhiều. Lúc này, mẹ mới nói: “Năm nay con có thể tiếp tục luyện tập, nếu sang năm con vẫn muốn thử lại lần nữa, con nhất định sẽ chuẩn bị tốt hơn.”
Mạn Nhi không còn tranh luận thêm gì nữa.
Trẻ con nên học cách tự lập. Người thành niên là một cá thể độc lập, trẻ con cũng vậy. Học cách “chịu trách nhiệm về chính mình” chính là bài học quan trọng về sự rèn luyện tính độc lập ở trẻ.
Đối với các bậc cha mẹ mà nói, nhìn thấy con cái mắc lỗi, họ sẽ có nhiều điều không vui, hãy để cho trẻ “tự chịu hậu quả của mình”, kỳ thực việc này không hề dễ dàng. Bởi vì chẳng có ông bố bà mẹ nào là không yêu con của mình, hơn nữa bố mẹ là người từng trải, đối với sự việc như vậy họ xem kết quả như vậy là hiển nhiên. Hãy để trẻ hiểu rõ hậu quả của sự việc, nhìn nhận hậu quả, với bố mẹ đó là sự khảo nghiệm. Ông bố trong bộ phim “Tổng động viên đáy biển”, lúc đầu chỉ là một ông bố nhút nhát, đối với trẻ con mà nói, ông bố này không biết giải quyết sự việc phát sinh thế nào. Một con cá rất đẹp nói rằng: “Trông bạn thật là kì quái, bạn không thể ngăn chặn được những sự việc xảy ra, bởi vì các sự việc vẫn cứ xảy ra, cho dù nó không phương hại gì”. Đúng như vậy, thời gian trôi qua, đứa trẻ lớn lên, không thể ở mãi dưới vây của bố, đó là quy luật tự nhiên. Bố mẹ không nên ngăn chặn những tình huống phát sinh, đặt con cái trong vòng kiểm soát bảo vệ, mà hãy để sự việc cứ xảy ra, rồi bố mẹ nên tìm cách ứng phó với tình huống đó, khích lệ tinh thần và thể chất của trẻ. Có lúc hãy để trẻ sớm va chạm và có lúc giúp đỡ trẻ nhận thức được thế giới này.
Điều có ý nghĩa đó là, tới phút cuối nên giúp trẻ xử lí vấn đề. Khi đó, trẻ đã mệt mỏi không đủ sức giải quyết vấn đề nữa, khẩn khoản nhờ sự giúp đỡ của bạn, làm như vậy có thể làm cho mối quan hệ giữa con cái với bố mẹ găn bó thêm.
Trong cuộc sống hằng ngày, bố mẹ nên chủ động tạo ra những cơ hội để giáo dục con cái về tinh thần trách nhiệm. Ví dụ, khi trẻ không chuẩn bị bài tập; khi bạn cho rằng trẻ nên có sự tích cực hơn, trẻ không nghe lời bạn hay cãi lời bạn, cự tuyệt sự giúp đỡ của bạn…
2. Bố mẹ nên theo phương pháp tùy lúc mà “rút lui một cách hợp lí”
Neeustrer không làm theo sự nhắc nhở của bạn, vậy thì bố mẹ nên theo phương pháp rút lui một cách hợp lí,. Bạn phải thuyết phục chính mình, đẻ trẻ “tự chịu trách nhiệm với những việc nó làm” trong quá trình giáo dục trẻ.
Sau khi cùng bạn tranh luận, trẻ muốn tự chịu những hậu quả mà chúng đã làm. Sau cùng nó sẽ tự biết cách hạn chế hành vi của mình. Bạn sớm để cho trẻ tự chịu trách nhiệm, như vậy trẻ mới sớm học được cách tự giúp mình.
Thế nhưng, cần ghi nhớ, khi “hậu quả” xảy ra, bạn cần cẩn trọng, không nên nói trực tiếp với trẻ rằng: “Bố, mẹ đã sớm cảnh báo cho con biết thế nào rồi mà”…mà nên ôn hòa nhắc nhở trẻ lần sau nên làm như thế nào. Ví dụ nói: “Khóa học thực nghiệm của con chỉ còn hai tuần nữa kết thúc, đợi đến lúc con làm xong bài tập, bố, mẹ sẽ giúp con lập kế hoạch để hoàn thành bài làm”. Ngược lại, nếu như bạn không ngừng tranh chấp với trẻ, muốn dốc sức để cho trẻ hiểu, con làm một mình thì tự chịu hậu quả không tốt, để làm thay đổi sự chú ý của trẻ, làm cho trẻ muốn chiến thắng trong quá trình tranh luận, hành vi này đã nằm trong suy nghĩ của nó. Chỉ có khi bạn để trẻ nói ra những lo lắng của mình, lúc đó trẻ mới nói rõ cả nguyên nhân và hậu quả.
Nếu bạn có thói quen bắt đầu mọi việc một cách không đầu cuối, muốn bảo vệ trẻ, trẻ sẽ không có cách gì nhận biết được phạm vi thế giới và thế giới của riêng mình. Cách giáo dục như vậy dẫn đến hai khuynh hướng cực đoan: một là sau khi lớn lên, rất thích tranh biện với người khác, một cách không khách quan chính là nói chuyện không chân thành, làm cho người khác chán không muốn tranh luận; trường hợp khác đó là sau khi lớn lên, việc gì cũng dựa dẫm vào quyền lực, vừa không trở thành một người có thành tựu, cũng không rộng lượng thừa nhận trách nhiệm, trở thành người nhu nhược.
Dưới đây, chúng ta hãy xem xét lại nhà giáo dục nổi tiếng người Mỹ Ba Ba Lạp làm thế nào bình tĩnh để cho trẻ “tự thường thức thành quả của mình.”
Vào ngày nọ, đứa trẻ 11t tuổi tên là Ước Cầm Phu nói với Ba Ba Lạp rằng: “Con muốn rẽ đôi mái tóc ra”
Làm cha mẹ, bà nói với con rằng: “Mẹ không thích con để kiểu tóc này, hơn nữa theo kinh nghiệm của mẹ, mẹ biết nhiều người cũng không thích kiểu tóc như vậy. Nhưng nếu như con quyết định, mẹ có thể sẽ chấp nhận. Đồng thời, con có thể đối mặt với sự phản đối của người khác.”
Ba Ba Lạp đưa cậu bé đến tiệm cắt tóc, trước tiên, thợ cắt tóc gội đầu cho cậu bé và không khỏi tấm tắc khen mái tóc vàng của cậu bé rất đẹp. Sau đó, cậu bé miêu tả kiểu tóc mình muốn. Thợ cắt tóc rất kinh ngạc hỏi bà Ba Ba Lạp rằng: “Cắt tóc thành hai mái cho cậu bé có ổn không nhỉ?”. Ba Ba Lạp trả lời rằng bà ta không thích kiểu tóc đó tí nào nhưng cậu bé nhất quyết như thế. Lúc này, người thợ cắt tóc đưa kéo cắt tóc cho cậu bé, rồi rẽ thành hai mái cho cậu, cuối cùng đã cắt xong, ngày đầu tiên xem thấy cũng được.
Thế nhưng, đến buổi sáng ngày hôm sau, cậu bé ngẫm nghĩ lại kiểu tóc trước đây của mình. Có thể ngẫm mà phải biết được rằng, ngày đầu tiên cậu đã gặp phải sự thất bại. Thế nhưng, cậu đã rất nỗ lực, mái tóc của cậu cũng không khá hơn. Chị cảu cậu thuyết phục giúp đỡ, cậu bé mới dám đi gặp những người khác.
Trong năm đó, cậu đã thay đổi bảy, tám kiểu tóc, nhưng đến năm sau cậu mới phát hiện ra rằng kiểu tóc cũ của mình cũng không thay đổi nhiều.
Đứa trẻ này ngoan cố đi ngược lại với trật tự phép tắc, nó mãn nguyện cho rằng vũ trụ chỉ xoay quanh mình nó. Chúng tự cho mình là có linh tính thông minh, hiếu kì, làm mê hoặc người khác, rất thú vị, đáng yêu và khiến người khác bị kích động, hơn nữa cũng rất ích kỷ, chống đối và phá hoại. Một câu châm ngôn mà một diễn viên hài từng nói: “Cho tôi 200 đứa trẻ nhỏ 2 tuổi, tôi có thể chinh phục thế giới”. Nếu như đối với sự khiêu chiến bình thường của trẻ thực chất chẳng có nguy hại gì với người khác, vậy thì bố mẹ không làm theo tự nhiên, mà cho nó đầy đủ sự tôn trọng và giá trị quan. Như vậy, trẻ sớm muộn gì cũng nhận ra được cái gì là tốt, cái gì không tốt. Chúng sẽ không hét lên rằng: “Sao bố mẹ cổ lỗ vậy”, cũng không trách móc: “Bố mẹ không hiểu con”, đương nhiên, như vậy trẻ cũng không buồn cáu một cách vô lí nữa.
Khi giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, tinh thần, bố mẹ cũng nên làm như thế. Thấy trẻ đang tập trung tinh thần làm việc gì đó, chúng ta tuyệt đối không nên can thiệp. Thế nhưng, nếu như trẻ muốn chúng ta tán thưởng đồng tình, chúng ta cũng nên khen ngợi hợp lí.
Cần ghi nhớ, đối tượng phục vụ của bố mẹ chính là chủ thể tinh thần của trẻ, khi trẻ biểu hiện nhu cầu, bố mẹ phải nhanh chóng đáp ứng lại.
Theo Sách Những thói quen dạy con thành đạt*