“Con hãy còn nhỏ, hãy để bố, mẹ giúp con nhé!” – Không nên lúc nào cũng giúp đỡ vì như thế có thể sẽ làm cản trở sự phát triển tính cách và trí tuệ của trẻ.
1. Nhật kí quan sát của Mông Đài Tuấn Lợi
Tại một góc sân trường, trẻ con xúm lại thành vòng tròn, có đứa nói, có người cười. Ở giữa vòng tròn này có một bồn nước lớn, trong bồn nước có một ít đồ chơi đang nổi lên.
Trong trường có một thằng bé con tên là Cương Cương 2 tuổi rưỡi. Nó chơi một mình ở ngoài, thấy điều đó, nó rất hiếu kỳ. Nó tiến dần tới chỗ lũ trẻ, muốn chen chân vào nhưng không đủ sức nên đành phải đứng ở ngoài.Nó xịu mặt xuống trông rất hay, lúc đó giá mà có máy ảnh tôi sẽ chụp lại hình ảnh đó.
Đột nhiên, mắt của nó hướng về chiếc ghế nhỏ, hiển nhiên nó muốn đám đông biến đi lập tức để nó được trèo lên trên chiếc ghế ấy. Nó bắt đầu đi về phía chiếc ghế, nét mặt khấp khởi hy vọng. Vừa lúc đó, cô giáo đi ngang qua, cô đã nhẹ nhàng bế nó qua đầu mấy đứa trẻ khác để cho nó nhìn thấy được bồn nước, rồi nói: “Nào, đáng thương cho đứa trẻ nhà nghèo, hãy xem đi nào!”
Đứa trẻ nhà nghèo nhìn thấy những đồ vật nổi trong bồn nước thì trên mặt hiện lên vẻ thích thú cực độ, thế nhưng sự hào hứng và đầy hy vọng đó một lúc sau lại biến mất. Nó nghĩ nhờ có người khác nên nó mới có thể chen vào xem bồn nước.
Đây chính là nhật ki quan sát mà nhà giáo dục học nổi tiếng người Ý tên là Mông Đài Tuấn Lợi.
Cho dù đứa trẻ nhỏ cuối cùng có nhìn thấy được những thứ đồ chơi nổi trên bồn nước, nhưng nó không có cơ hội được thể nghiệm những cảm nhận của nó. Nó vốn có thể nhờ chính sức của mình để vượt qua được chướng ngại, để cảm nhận được niềm vui trước mắt, nhưng cơ hội đó lại bị cô giáo lấy mất. Nhà tâm lí học người Mỹ tên là Mã Tư Lạc chỉ ra rằng: Nhu cầu là nguyên nhân trực tiếp khích lệ các hành vi và hoạt động của con người. Con người có những nhu cầu ở các mức độ khác nhau, từ nhu cầu sinh lí, nhu cầu yên ổn cho đến nhu cầu xã hội và nhu cầu được tôn trọng, mà cao nhất là nhu cầu do chính mình thực hiện được. Nhu cầu mình thực hiện được đầy đủ chính là nhu cầu phát huy hết được tiềm lực của mình, đạt đến được mục tiêu bản thân đặt ra. Đây là một loại nhu cầu sáng tạo. Người có nhu cầu tự mình thực hiện, sẽ dốc hết sức để làm cho nó thật toàn mỹ. Tự mình thực hiện có một ý nghĩa lớn lao và đầy hứng khởi, quên đi chính bản thân mình, tập trung toàn bộ sức lực và tinh thần để thể nghiệm. Khi đạt được mục tiêu rồi, họ đạt đến cảm giác gọi là “thể nghiệm đỉnh cao”. Điều đáng sợ đó là những đứa trẻ từ nhỏ đã có nhu cầu ước muốn tự mình thực hiện như vậy rồi.
Trở lại với đứa trẻ trong bài, khi “nhìn thấy được đồ chơi” đáng lẽ nó phải vui chứ, nhưng nếu nó tự dùng trí tuệ của mình, nỗ lực hết sức để phát triển năng lực bên trong của mình thì cũng có thể đạt đến niềm vui thích đó. Nhưng cô giáo không quan sát tinh tế hành vi và biểu hiện của nó, khi đứa trẻ nhà nghèo đang nỗ lực để thưởng thức vui thú thì cô giáo lại cắt ngang sự cố gắng, cản trở nhu cầu mong muốn tự thực hiện ước muốn của nó.
Chúng ta thường cảm thấy sự trưởng thành của trẻ thật thần kì, đứa trẻ mới sinh ra chưa biết gì nhưng chỉ vài năm sau nó đã học được rất nhiều thứ. Chúng thông qua cái gì bên ngoài mà học được những điều như vậy? Đứa trẻ trước 3 tháng tuổi, sự vận động của tay chân vẫn chưa phát triển tốt, nhưng không có mùi vị gì của thế giới mà chúng không thể cảm nhận được. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, thời kỳ này trẻ thông qua mũi và đầu lưỡi để cảm nhận các sự vật bên ngoài. Một nhóm thực hiệm đã đặt ra hai tình huống, những đứa trẻ trong vườn trẻ chưa có đồ chơi và những đứa trẻ đã nhìn thầy đồ chơi trước mặt chúng.
Kết quả quan sát cho thấy, ở tình huống có đồ chơi, những đứa trẻ sẽ dùng đầu lưỡi của mình và hai mắt nhìn chăm chú vào vật thể. Điều này cho thấy đứa trẻ 2 tháng tuổi đã có thể có dục vọng. Ngoài ra còn có một phát hiện thực nghiệm khác, đứa trẻ 3 -4 tháng tuổi, tuy có thể dùng tay để lấy đồ chơi, nắm đồ chơi rất lâu nhưng sau khi nắm được đồ chơi, chúng lại cho lên miệng để cắn. Chúng thông qua đầu lưỡi để cảm nhận được chất, thông tin về vật thể…từ đó có thể dùng tay chạm vào vật để tìm hiểu tính chất của sự vật đó.
2. Không phải thông qua bất kì việc gì trẻ cũng có thể phát triển thành người có trí tuệ cao độ
Ở ví dụ trên về hai đứa trẻ rất nhỏ, đã cho chúng ta thấy rằng, con trẻ dù bất cứ việc gì cũng tích cực “làm việc”, bất luận là xem, nghe hay là sờ nắm. Thông qua giác quan và vận động, trẻ con cảm nhận được sự vật bên ngoài, cảm nhận mối quan hệ giữa hành động của mình với các vật bên ngoài. Đây là bước tiến đầu tiên của nhân loại.
Cho nên, chỉ cần hành vi không làm tổn hại đến trẻ, cha mẹ không cần can thiệp.Trẻ con chẳng phải thích đồ chơi hay sao? Bố mẹ không nên cấm chúng, mà nên cho chúng những thứ đồ chơi sạch sẽ, an toàn để chúng có thể gặm, ngửi. Khi trẻ đến lúc học bò và học đi, chúng chẳng thích lật bên này bên kia sao? Bố mẹ cũng chẳng nên cấm chúng, hãy để cho nó lật, bò qua bò lại, nhưng bố mẹ nên để trẻ ở nơi an toàn, ví dụ, đem các vật nguy hiểm đi chỗ khác, cắt tất cả các nguồn điện hoặc che ổ cắm điện lại. Chỉ cần không can thiệp và trong môi trường an toàn, bố mẹ hãy để cho trẻ tự do vận động.
View attachment 9839
Ngoài ra, bố mẹ không nên dùng cách nhìn của người lớn để xem xét những hành vi của trẻ. Đối với sự giảng giải của bố mẹ không có tác dụng gì với trẻ hoặc không có thứ gì làm cho trẻ cảm thấy hứng thú, thật là kì quái, thậm chí rất khó lí giải. Ví dụ, khi một đứa trẻ phát hiện ra khăn trải bàn, nó sẽ muốn biết làm sao mà khăn trải bàn có thể được trải thẳng như vậy, nó sẽ kiên nhẫn để thử làm việc đó. Trong giai đoạn phát triển của trẻ, đó là hành vi gây ra sự hưng phấn. Lúc này, người lớn cần phải để yên như vậy và hãy để mặc chúng, không nên ngăn cấm hoặc gây trở ngại đối với sự cố gắng của trẻ, đảm bảo cơ hội để trẻ thể nghiệm thành công.
Nhưng, trong sinh hoạt thường ngày bố mẹ thường thích làm thay trẻ tất cả mọi việc. Họ thường không để những chướng ngại trong phạm vi trẻ tìm hiểu để thể nghiệm: họ muốn thay thế trẻ thể nghiệm sự rửa tay, mặc áo quần; bế trẻ hay dùng xe nhỏ đẩy trẻ đi dạo; hằng ngày đều dọn dẹp phòng của trẻ mà không để trẻ động tay vào. Chúng ta thường nghe các bậc cha mẹ nói với con mình rằng: “Đừng chạy”, “Đừng làm ồn ào”, “Để mẹ cầm cho, con sẽ làm vỡ cái cốc mất thôi”, “con đi nghe nhạc đi, mẹ sẽ xếp quần áo cho”. Bố mẹ sẽ làm cho sự phát triển và khả năng nhận thức của trẻ, không hiểu được nhu cầu của trẻ, thường xuất phát từ tình yêu con trẻ hay không muốn đang tâm nhìn trẻ bị tổn thương, mà làm chậm đi quá trình phát triển nhận thức của trẻ, quá trình hình thành trí tuệ, làm chậm tiến trình tự phát triển, bỏ qua thời kì phát triển nhạy cảm quí báu của trẻ.
Sự phát triển bị kìm hãm ấy chính là hành động dìm đi sự phát triển. Nó chủ yếu biểu hiện trên hai phương diện, thứ là là làm thay trẻ mọi hoạt động, thứ hai là đối với tất cả các nhu cầu của trẻ đều thuận theo. Sự kìm kẹp của bố mẹ làm cho trẻ thành vô tâm và ích kỉ. Rất nhiều bậc cha mẹ khó có thể tiếp nhận điều đó, họ cho rằng sự kìm kẹp của mình làm thế nào mà có thể dẫn đến sự ích kỉ của trẻ được?
Kì thực, sự ích kỉ biểu hiện ở rất nhiều phương diện. Ở chương thứ nhất đã nói đến, khi trẻ đối mặt với hoàn cảnh khó khăn, lúc đó sẽ là sự khảo nghiệm dũng khí của bố mẹ chứ không phải là sự khảo nghiệm dũng khí của trẻ. Điều đó cũng cho thấy, bố mẹ không thể tiếp nhận được việc trẻ chịu tổn thương (dù sự tổn thương ấy chỉ là rất nhỏ). Bởi vì cho dù thương tổn rất nhỏ với trẻ bố mẹ cũng đã không thể chịu được rồi, cho nên họ tìm cách ngăn chặn và hạn chế hành vi của trẻ.
Người lớn vốn thường đem sự khảo nghiệm của mình ra dùng để thay đổi nhịp sống của trẻ, làm cho trẻ phải thích ứng với nhịp sống của mình, đây chính là sự biểu hiện của sự ích kỉ của bố mẹ. Khi chúng ta nhất thiết phải đi cùng nhau trên một con đường một cách áp lực, chúng ta cảm thấy thật là khốn khổ; khi chúng ta gặp phải một người bị trúng gió, chúng ta phải dùng tay bắt gó và lấy cốc nước từ từ đưa lên miệng họ, động tác của họ với động tác linh hoạt của chúng ta, có sự khác biệt, riêng điều đó cũng làm cho chúng ta khổ lắm rồi.
Nếu như chúng ta muốn giúp đỡ họ, chúng ta phải dùng trăm phương ngàn kế dùng tiết tấu của mình thay đổi tiết tấu của họ, điều đó sẽ làm cho xung đột nội tại của chúng ta được giải thoát.
Người lớn cảm nhận được hành vi đối đãi với trẻ hoặc cái gì đó tương tự như vậy. Bố mẹ thường tiến hành những biện pháp nhằm cản trở sự phát triển tự nhiên này, dần dần, cuộc sống sẽ trì trệ, trẻ sẽ nảy sinh sự chán nản muốn thử nghiệm. Nếu trẻ muốn chải đầu, bố mẹ có thể không biết được rằng đây là cách rất thú vị, bởi vì chúng sẽ hiểu rất rõ rằng một đứa bé bằng tuổi nó khó có thể mà tự dùng lược để chải đầu, cũng không thể thành công trong việc tự mình ra ngoài. Khi người lớn nhìn thấy trẻ muốn tự mặc quần áo hoặc tự mang giày, họ có thể dự đoán được tình huống phát sinh. Nếu như hoạt động của người khác càng gần với những thói quen của chúng ta, chúng ta cảm thấy hứng thú vô cùng.
Thế nhưng, khi chúng ta bị bức bách phải tự mình thích ứng với nhịp điệu cuộc sống của người khác, chúng ta sẽ cảm thấy khổ sở. Kỳ thực, trẻ con cũng cảm thấy như vậy, hỡi các bậc làm cha mẹ, các bạn đã từng nghĩ đến điều này cho trẻ chưa?
3. Chúng ta không phỏng theo để thích ứng với các bước phạt ban đầu của trẻ
Vào một ngày nọ, tôi nhìn thấy một người đàn ông Mỹ dẫn con đi tản bộ. Tôi theo sau họ, đột nhiên phát hiện ra rằng đứa trẻ khoảng một tuổi rưỡi đến 2 tuổi, dang cánh tay ôm chân của bố nó. Lúc này người đàn ông đứng lại, để cho đứa trẻ ôm cả hai chân mình. Khi đứa trẻ chơi xong, người bố mới đi tiếp. Được một lúc trẻ lại ngồi xuống bên đường, lúc này, bố nó dừng lại, đứng bên cạnh để đợi nó. Người bố với nét mặt nghiêm trang, nhưng đợi mười phút quả không phải là một chuyện tầm thường. Sau đó ông lại dắt con cùng đi tản bộ tiếp.
Chúng ta thường đem trẻ cùng đi tản bộ hay dẫn chúng đi chơi công viên, nhưng chúng ta khó có thể làm được như ông bố nọ, tự thích ứng với nhịp điệu của con trẻ.
Không ít các bậc cha mẹ xem việc dẫn con trẻ đi chơi công viên là một việc chán ngắt, mệt mỏi, kiệt sức. “Đừng chạy nào! Coi chừng ngã đấy!”, “Đừng ngồi nữa, đứng lên đi!”, “Ai cha! Nhanh chút đi nào, sao con chậm thế! Có muốn mẹ bế con đi không nào?”, “Cẩn thận đấy, có xe! Đưa tay mẹ nắm nào!”, “Nhanh tới xem đi, đóa hoa này rất đẹp!”.
Sự kìm kẹp con trẻ, bao biện cho chúng từ hoạt động chân tay đến hoạt động trí não, về lâu dài, con trẻ sẽ hình thành nên tính ỷ lại đối với bố mẹ, từ đó sẽ mất đi tính độc lập quí báu và quyền tự do của trẻ. Tính ỷ lại không những nguy hiểm mà còn dẫn tới sự yếu đuối, hơn nữa cũng gây tổn hại lớn đối với sự hình thành tính cách của con người.
Một người công nhân có trí não thông minh, thành thạo kỹ thuật, anh ta không những hoàn thành công việc và nhiệm vụ của mình trước thời hạn mà còn đưa ra những sáng kiến hợp lí cho công xưởng. Vì anh ta có năng lực quản lí và lãnh đạo tốt tình hình sản xuất và công việc, anh ta là người giải quyết mọi tình huống; khi người khác có gì không bằng lòng, hay tức giận, anh ta chỉ cười, thể hiện sự tự tin và năng lực kiềm chế bản thân mình.
Nhưng khi về nhà, nếu không có cơm dọn sẵn hoặc vợ làm cơm không hợp khẩu vị thì anh ta liền nổi cơn thịnh nộ. Trong nhà, anh ta không đóng vai trò như một người công nhân mẫn cán, không phải là nơi anh ta biểu thị năng lực của mình, là nơi anh ta là người luôn chiến thắng, không phải là nơi anh ta phải thi thố…Vì vậy, anh liền biến thành một người thô bạo.
Nếu như anh ta học được cách hài hòa thì anh ta đã có thể biến thành một người hoàn thiện.
Trong sự thay đổi thái độ và tính cách của người công nhân này, đã đặt cho chúng ta câu hỏi: Làm sao anh ta có thể từ một người có thói quen độc lập thay đổi thành người thiếu ý thức độc lập, lại còn thường xuyên gây gổ như vậy?
Ai cũng biết rằng, dạy cho con cái biết cách tự rửa tay, tự ăn cơm, tự mặc quần áo, tự đi qua đường, tự sắp xếp quần áo…So với việc thay thế con cái làm những việc như rửa tay cho chúng, dỗ chúng ăn cơm, giúp chúng mặc quần áo, dắt chúng qua đường, sắp xếp áo quần cho chúng, cần phải có sự nhẫn nại, chịu đựng khó khăn. Cũng tương tự như vậy, trước tiên người làm công tác giáo dục phải giúp trẻ có khả năng sáng tạo, sau đó làm công việc giống như của một người trợ giúp, điều quan trọng là chỉ ra con đường cho chúng phát triển.
Ở Mỹ, đứa trẻ hơn nửa tuổi được đặt trong một loại ghế đặc biệt, có thể tự ăn. Chúng có thể làm rơi thức ăn trên quần áo, trên mặt, trên sàn, nhưng rất ít các bậc cha mẹ phàn nàn như: “Ái chà! Con đến việc ăn cũng không xong nữa, hãy để bố mẹ cho con ăn nào!”. Trong siêu thị, thường bắt gặp trẻ nhỏ bỏ tới bò lui trên đất, còn bố mẹ thì đứng bên cạnh, nhưng rất ít bậc cha mẹ bế trẻ lên nói rằng: “Con xem kìa, cái quần vừa thay đã bẩn rồi!” Phương thức giáo dục từ nhỏ của trẻ ở đây đã có sự liên quan với nhau. Các bậc cha mẹ người Mỹ rất chú trọng đến sự tự phát triển của trẻ khi cho trẻ sự tự do. Cha mẹ chỉ giặt hộ quần áo của trẻ hay làm việc gì đó thay chúng một số lần mà thôi. Thế nhưng điều này lại giúp cho trẻ phát triển một cách tốt nhất.
Cần ghi nhớ, sự giúp đỡ của bố mẹ không nên gây ra sự cản trở đối với sự phát triển trí tuệ và tính cách ở trẻ.
Chỉ cần không nên ngăn cản lòng hăm hở và các hành vi muốn tìm hiểu thế giới bên ngoài của trẻ, đó cũng là sự khích lệ tinh thần và bồi dưỡng sự kiên trì nhẫn nại của trẻ, hãy để cho chúng cảm thấy tràn đầy hứng khởi khi tìm hiểu những thứ xung quanh mình.
Theo Sách Thói quen dạy trẻ thành đạt*