• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Còn dạy học sinh nói dối nhiều quá!

yezterday

New member
Xu
0
"Chúng ta còn dạy học sinh nói dối nhiều quá. Ta phát động nhiều phong trào, nhưng không đi vào thực chất. Ra khỏi cổng trường, thậm chí hết giờ dạy đạo đức, hết buổi mít tinh phát động phong trào là học sinh thấy những cách hành xử khác" - GS, TS Nguyễn Minh Thuyết nhận định.

day-hoc-sinh-noi%20doi.jpg


"Chúng ta đang phát động nhiều phong trào nhưng vẫn chủ yếu là hô hào, không đi vào thực chất. Hơi một tý là xã hội đòi nhồi nhét vào nhà trường: nào luật giao thông, nào phòng chống tham nhũng, nào bảo vệ môi trường, di sản văn hoá,… Bên cạnh đó còn rất nhiều phong trào, nhiều buổi sinh hoạt Đoàn, Đội, Hội hỗ trợ thêm”.


62 tuổi, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Minh Thuyết là một trong những đại biểu Quốc hội nổi tiếng với những phản biện thẳng thắn, gai góc nhưng đầy tính xây dựng trên nghị trường.

Là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, ông cũng thường có những chia sẻ thực tế, gần gũi trong những vấn đề văn hoá – xã hội.

Ông chia sẻ khi bắt đầu cuộc trò chuyện: “Khi mới xem clip nữ sinh ẩu đả đầu tiên, tôi thực sự bị sốc và dư luận xã hội hầu như đều bàng hoàng, phẫn nộ. Nhưng xem ra đó không phải trường hợp hy hữu, vì sau đó, một loạt vụ khác liên tiếp được báo chí đưa lên. Điều này cho thấy bạo lực học đường đã trở nên phổ biến và trong nhiều trường hợp đã đến mức nghiêm trọng là có hành vi vi phạm pháp luật”.

Báo chí đừng nêu ra vấn đề rồi để đấy!

Cảm giác bàng hoàng, phẫn nộ của dư luận đã vơi dần, dù sau đó có những clip hay sự việc bạo lực học đường khác nghiêm trọng hơn. Có một nghịch lý thú vị là khi mức độ phổ biến và nghiêm trọng tăng cao, đáng cần một sự quan tâm sâu rộng hơn, thì tâm lý chung lại là, chuyện phổ biến thành ra… bình thường.

Điều này một phần phản ánh tâm lý người dân: chuyện hy hữu, chuyện lạ dễ được chú ý hơn chuyện quen thuộc, phổ biến. Cũng có phần do báo chí, vốn có ưu thế là phương tiện tác động nhanh, mạnh đến công chúng.

Thực ra, hiện tượng bạo hành trong nữ sinh không phải bây giờ mới có, nhưng chỉ đến khi báo chí phát hiện ra vụ nữ sinh Trường THPT Trần Nhân Tông và đồng loạt lên tiếng phê bình thì mới được chú ý. Khi báo chí đề cập thì kéo theo sự quan tâm, mà khi báo chí giảm quan tâm thì độc giả cũng không còn diễn đàn để bày tỏ.

Khi đặt vấn đề trở lại mổ xẻ hiện tượng này, để nhìn rộng ra các vấn đề xã hội, văn hoá, giáo dục... bản thân chúng tôi có lúc băn khoăn là sự việc cũng đã nguội dần.

Dù sự việc lúc này đã lùi hơi xa nhưng tôi thấy đây vẫn là vấn đề rất thời sự và bức xúc bởi không phải chỉ có những vụ việc báo chí đã nêu, mà còn nhiều vụ tương tự như vậy ở nhiều nơi như Phú Thọ, Đà Nẵng, Hải Phòng… và nói rộng ra, chuyện nữ sinh bạo hành liên quan đến những vấn đề xã hội rộng lớn hơn. Báo chí cần tham gia tích cực giải quyết vấn đề này.

Báo chí đã làm được việc đánh động dư luận trước hiện tượng này, tuy nhiên theo tôi cần phải tiếp tục đeo đuổi. Tôi thấy báo chí đôi khi cũng giống như một số đại biểu Quốc hội, đưa ra vấn đề rồi bỏ đấy, như thế không mong giải quyết hiệu quả.

Chúng ta còn dạy học sinh nói dối nhiều quá!

* Có ý kiến cho rằng, thực trạng bạo lực học đường tràn lan là hệ quả của nền giáo dục còn chưa chú ý đến dạy đạo đức. Là một nhà giáo, rồi quản lý giáo dục, ông có chia sẻ với ý kiến này?

Tôi cho rằng không phải, thậm chí ngược lại. Ở bậc phổ thông, chương trình dạy đạo đức của chúng ta rất được quan tâm, thậm chí khá nặng. Hơi một tý là xã hội đòi nhồi nhét vào nhà trường: nào luật giao thông, nào phòng chống tham nhũng, nào bảo vệ môi trường, di sản văn hoá,… Bên cạnh đó còn rất nhiều phong trào, nhiều buổi sinh hoạt Đoàn, Đội, Hội hỗ trợ thêm.

Nhưng kết quả giáo dục đạo đức thì kém. Một trong những nguyên do quan trọng là chúng ta còn dạy học sinh nói dối nhiều quá. Ta phát động nhiều phong trào, nhưng vẫn chủ yếu là hô hào, không đi vào thực chất. Ra khỏi cổng trường, thậm chí hết giờ dạy đạo đức, hết buổi mít tinh phát động phong trào là học sinh thấy những cách hành xử khác. Cho nên học sinh nói trên lớp, nói trong các buổi mít tinh là một chuyện, nghĩ thế nào lại là chuyện khác, hành động lại càng khác nữa.

* Có nghĩa là vấn đề không chỉ nằm ở phương pháp giáo dục mà còn là quan niệm, triết lý giáo dục?

Cả xã hội cần có trách nhiệm với học sinh, với lớp trẻ, bởi vì nếu để thanh thiếu niên hư hỏng thì hậu quả rất khó lường, tương lai đất nước rất khó lường.

Chúng ta có nhiều tổ chức xã hội, hội đoàn, nhưng ít sáng kiến thiết thực. Nếu các hội đoàn chịu khó suy nghĩ tìm nội dung, cách làm phù hợp thì sẽ có tác động tích cực. Ví như có những trung tâm tư vấn cho học sinh, những lớp giáo dục kỹ năng cho các bậc cha mẹ, hay những hoạt động tinh thần cho thanh thiếu niên thì sẽ rất tốt.

Tôi nhớ ngày xưa có tổ chức Hướng đạo sinh thu hút đông đảo thanh thiếu niên, định hướng cho họ về kỹ năng sống và ý thức công dân bằng những cách rất hay. Nhờ vậy mà hướng đạo sinh nói chung rất tháo vát, năng động, đồng thời có ý thức kỷ luật cao; họ tự hào về tổ chức của mình, do đó không mấy ai dám làm những điều không xứng đáng.

Những kinh nghiệm này không phải khó để áp dụng.

Theo: Chúng ta dạy học sinh nói dối nhiều quá!
(GS, TS Nguyễn Minh Thuyết/VnMedia)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top