Cơ thể người

  • Thread starter Thread starter HuyNam
  • Ngày gửi Ngày gửi
H

HuyNam

Guest
CƠ THỂ NGƯỜI

Cơ thể người là toàn bộ cấu trúc vật lý của một con người. Cơ thể người bao gồm đầu, thân và tứ chi (hai tay và hai chân). Chiều cao trung bình của một người trưởng thành là khoảng 1,7 m (5 - 6 foot). Kích thước này được quyết định chủ yếu bởi các gen di truyền. Hình dáng và thể trạng chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như chế độ ăn và thể dục, hoạt động hàng ngày. Khi con người đạt đến tuổi trưởng thành, cơ thể có khoảng 100 ngàn tỉ tế bào. Mỗi tế bào là một phần của một cơ quan được thiết kế để thực hiện các chức năng sống thiết yếu. Các hệ cơ quan của cơ thể bao gồm: hệ vận động, các hệ mạch (hệ tuần hoàn, hệ bạch huyết), hệ miễn dịch, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục nam hoặc nữ.

Tải xem TẠI ĐÂY

Nguồn khoa y
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cơ thể người được bao bọc bởi một lớp da. Trên da có nhiều lông nhỏ, mọc không đều nhau. Trong da có mạch máu, đầu mút các dây thần kinh và tuyến mồ hôi. Da bảo vệ các cơ quan trong cơ thể tránh được những ảnh hưởng có hại của môi trường ngoài, góp phần giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là xương. Cơ tạo nên hình dạng ngoài cơ thể, xương làm thành cái khung bảo vệ cơ thể và các nội quan.
 
Đông Y quan niệm con người là một tiểu vũ trụ,là một vũ trụ thu nhỏ. Theo nguyên lý tính toàn đồ vũ trụ có gì thì con người có đấy.
Vũ trụ có trời-đất,ngày-đêm thì con người có nam-nữ,vũ trụ có 4 hướng thì con người có tứ chi,vũ trụ có ngũ hành thì con người có ngũ tạng...Nói theo triết học hiện đại thì cơ thể con người là sản phẩm của tự nhiên. Chính thế giới tự nhiên đã phản ánh vào con người nên cơ thể con người cũng có các tính chất quy luật của tự nhiên,ngoài ra trong ý thức con người cũng có những quy tắc đạo đức,pháp luật...do xã hội phản ánh vào trong đầu óc. Chính thế giới phản ánh vào con người và tạo ra một thế giới thu nhỏ bên trong con người.
Theo quy luật thiên địa nhân thì con người muốn mạnh khỏe,đề kháng bệnh tật và sống lâu thì phải làm cho năng lượng trong cơ thể giao hòa với năng lượng trời đất. Điều này không phải ai cũng làm được và làm được một cách tuyệt đối.
Cơ thể con người có các huyệt đạo như cái cổng để trao đổi nặng lượng với trời đất. Huyệt ở lòng bàn chân tiếp với đất,và huyệt ở đỉnh đầu tiếp xúc với trời. Nếu đóng kín huyệt đạo này cơ thể sẽ không thải chất độc ra ngoài và cũng không tiếp nhận năng lượng trời đất vào người cơ thể sẽ suy yếu. Tuy nhiên nếu cơ địa con người không khỏe thì chính tà khí cũng sẽ xâm nhập vào cơ thể qua các huyệt đạo trên. Vì thế chỉ những người có sức đề kháng tốt mới có khả năng "đầu đội trời chân đạp đất". Trong tác phẩm "Tây du ký" Phật Thích Ca cũng đầu đội trời chân đạp đất đi thuyết giảng. Hay có nhân vật Tôn Ngộ Không sau khi luyện trong lò Bát Quái ra luyện được thuật "kinh thiên động địa" có khả năng hấp thu năng lượng,nguyên khí trời đất vào người để gia tăng công lực làm trời đất trao đảo,chỉ có Phật Thích Ca mới có thể chế ngự.
Trên thực tế Đông Y coi trọng khí huyết. Sự lưu thông khí huyết quyết định tới sức khỏe. Khí huyết lưu thông trôi chảy thì cơ thể khỏe mạnh,còn khí huyết ứ trệ thì cơ thể ốm yếu dễ bệnh tật. Khi trên cơ thể bộ phận nào gồng cứng thì khí huyết bị giữ lại tại phần bộ phận gồng cứng đó, còn khi cơ thể mềm mại thả lỏng thì khí huyết tuôn chảy tự nhiên. Vì thế Môn Võ Thái Cực Quyền lấy sự mềm mại làm cơ sở giúp cho con người có sức đề kháng cao hơn và trường thọ hơn. Và điều này cũng lý giải tại sao đàn bà về già lại thường khỏe mạnh và thọ hơn đàn ông. Vì cơ thể đàn bà thuộc Âm,là mềm mại,thuận lợi cho khí huyết lưu thông.
Thái cực quyền quan niệm năng lượng phải thu vào trong nhằm dưỡng nội tạng nên không làm hình thể bên ngoài cường tráng ,lực đánh phải từ nội tạng truyền qua khí huyết tạo thành nội công mềm,hay nhuyễn công . Cao thủ nhuyễn công có khả năng tạo âm kình lớn đả thương người từ xa không cần va chạm. Người trúng phải âm kình bên ngoài không thấy thương tật nhưng bên trong đã bị nội thương khó chữa trị.
Các môn võ cương luyện cho cơ bắp bên ngoài mạnh mẽ,đòn đánh cũng chỉ phá hủy các phần cơ xương bên ngoài của đối thủ trái ngược hẳn với các môn nhuyễn công và dễ bị nhuyễn công khắc chế.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top