• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Cô nữ sinh mê nghiên cứu 'hát quan làng'

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Tóc nhuộm màu hạt dẻ, trang phục thời thượng, thật khó tin cô nữ sinh Ngọc Hải Anh lại chọn đề tài nghiên cứu khoa học là Hát quan làng ở Bắc Kạn – một hình thức văn hóa dân gian - và rồi đứng đầu giải thưởng SV Nghiên cứu khoa học của Bộ GD&ĐT năm 2009.

ImageView.aspx


Ngọc Hải Anh nhận Bằng khen của Bộ GD-ĐT về giải thưởng nghiên cứu khoa học "Hát quan làng" của mình. Ảnh : CTV

Hát quan làng : Chỉ có trong đám cưới của người Tày

Xã Phương Yên, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn – nơi Hải Anh tiến hành nghiên cứu văn hóa dân gian – nằm cách trường ĐH Sư phạm Thái Nguyên của cô hơn 140km.

Vất vả đi lại là vậy, nữ sinh sư phạm còn phải rình các đám cưới để được tận mắt thấy hát quan làng. Bởi, đây là loại hình hát giao duyên, chỉ có trong các đám cưới của dân tộc Tày. “Mình cũng đi phỏng vấn nhiều người, ghi chép cẩn thận như nhà báo ấy”- Hải Anh hào hứng kể lại.

Tuy nhiên, có những vấn đề mà người dân ở đây chưa giải thích được, như điển tích thơ, nghệ thuật diễn xướng...thì cô lại phải tra tài liệu, tìm các đĩa VCD, hoặc hỏi chính bác mình – cũng là một quan làng chính hiệu. Đó là người đại diện cho nhà trai, trong các đám cưới, có nhiệm vụ hát những bài giao duyên, đối đáp với pả mẻ - là đại diện nhà gái, chuyên đưa ra những câu hát, để thách đố trí tuệ của đoàn người muốn đón dâu.

Bát đũa xếp trên chạn thấp cao/ Có lúc còn đụng nhau vỡ mẻ/Huống hồ chồng - vợ trong nhà lâu ngày/Sao tránh khỏi những lời sai trái

Hải Anh đã cùng nhiều người dịch các đoạn hát quan làng ra tiếng Kinh, nhưng cô không diễn xuôi, mà gieo vần, gieo điệu, hệt những lời thơ. Điều này, cô làm thật nhẹ nhàng, vì thời còn là học sinh chuyên văn, Hải Anh đã từng tập làm thi sĩ.

Yêu và khâm phục người Tày

Ngọc Hải Anh hiện là SV năm thứ 4, ĐH Sư phạm Thái Nguyên, ngành Ngữ văn.
Từng học chuyên Văn, trường THPT chuyên Thái Nguyên. Thủ khoa đầu vào, khối C, ĐH Sư phạm Thái Nguyên.

Nhiều lần được nhận học bổng của trường. Giải Nhất SV Nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2009.

“Nhiều người cứ nghĩ người dân tộc thì sống đơn giản, xuề xòa. Nhưng càng hiểu họ, càng thấy họ sống tinh tế, có văn hóa cao”- Hải Anh chiêm nghiệm qua từng câu hát. Đó không chỉ là những lời vui vẻ, tươi tắn trong ngày hạnh phúc được làm vợ, làm chồng, mà còn là những lời răn dạy, lời khuyên làm người. Tuy là văn học dân gian, nhưng hát quan làng còn có nhiều yếu tố bác học: sử dụng điển tích, điển cố, vay mượn văn học nước ngoài... Mới thấy yêu và khâm phục người dân tộc Tày.

Hải Anh kể về đợt đi thực tập tại một trường miền núi, huyện Đại Từ. Lần đầu, đứng trên bục giảng, thấy những ánh mắt thơ trẻ, trong sáng, những nụ cười hồn nhiên, rạng rỡ...ai nấy đều thấy yêu học sinh nhiều hơn và thực sự cảm nhận được niềm hạnh phúc khi được làm thầy. “Lúc đó, chúng mình mới thấy thực sự yêu nghề sư phạm” – cô chân thành nhớ lại.

Buổi chia tay, sau hai tuần thân thiết, các em học sinh mang khoai lang, chè đến biếu thầy, cô, khiến ai cũng rưng rưng cảm động trước tấm lòng trong sáng, hồn nhiên của học trò vùng cao.

Hải Anh đã viết trong báo cáo khoa học: “...tìm hiểu về hát quan làng ở Chợ Đồn – Bắc Kạn giúp tôi hiểu sâu sắc và đầy đủ hơn giá trị văn hóa của dân tộc mình. Đó cũng như một sự tri ân chân thành mà tôi muốn gửi tới mảnh đất quê ngoại thân thương”.

“Khóa luận tốt nghiệp tôi sẽ mở rộng đề tài nghiên cứu ở khía cạnh tiếp nhận và bảo tồn hát quan làng” – cô cho biết.


Theo TPO.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top