Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Có những nhà văn như thế.
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Hide Nguyễn" data-source="post: 31247" data-attributes="member: 6"><p><strong>Nguyễn Xuân Khánh - Nhà văn không có tuổi.</strong></p><p></p><p><strong>Nguyễn Thẩm Văn</strong> </p><p></p><p>Sau vụ chấn thương kéo dài qua nhiều mùa giải, Nguyễn Xuân Khánh xuất hiện trở lại trong màu áo đội tuyển quốc gia và nhanh chóng lấy lại phong độ của mình. Đúng như những người hâm mộ anh từng kì vọng, ra sân trận này, bằng những pha đi bóng cực kì ngoạn mục, Nguyễn Xuân Khánh đã liên tiếp gây sóng gió cho khung thành của đối phương và lập tức trở nên cực kì sáng giá với hai pha dứt điểm rất đẳng cấp ngay trong hiệp một: “Hồ Quý Ly” và “Mẫu thượng ngàn” giành liên tiếp hai giải: Cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn VN và Giải thưởng hàng năm Hội Nhà văn Hà Nội.</p><p></p><p> <p style="text-align: left"> <img src="https://hoinhavanvietnam.vn/UserFiles/Image/Anh%20Chan%20Dung/ng%20xuan%20khanh.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p> Có thể nhiều nhà văn sẽ phản ứng tôi khi dùng cách so sánh có phần khập khiễng này. Sao lại đem cái chân so với cái đầu, nói thế khác nào bì phấn với vôi? Vâng, đúng vậy! Song tôi vốn rất mê bóng đá, thành ra thích kiểu nói này. Xin các đại gia bỏ quá cho. Thực lòng tôi chỉ mong muốn các nhà văn ta luôn trẻ khỏe như tuyển thủ, chứ lúc nào cũng cao đạo xênh xang diệu vợi thì không khéo sẽ cũ kĩ già nua như<strong> nha may co khi gia lam (nhà máy cơ khí Gia Lâm </strong>hay là <strong>nhà mày có khỉ già lắm)</strong> thì buồn quá! </p><p></p><p> Xem như bác Nguyễn Xuân Khánh ấy, U80 mà còn rất trẻ. Trẻ cả ngoài đời và cả trong văn. Ngoài đời ông thế nào đã rất nhiều người viết, cảm giác chung sau khi đọc các bài viết đó là sự sôi nổi nhiệt thành, đôi lúc còn tếu táo thả phanh khiến bạn bè rất khoái. Còn trong văn thì phải nói rằng ông vừa già vừa trẻ, già dặn trong trải nghiệm cuộc đời còn tươi trẻ trong việc thể hiện nó ra trên từng trang viết. Nhất là khi ông viết về <em>sex,</em> có thể nói là hấp dẫn hơn cả xem sex thật. Đọc thấy sức vóc ông (dĩ nhiên là thông qua nhân vật) hừng hực như một gã chăn bò lang thang giữa những cô gái Digan trong đám dân du mục. Nhưng việc ông dụng công tả <em>sex</em> đâu chỉ đơn thuần nhằm câu khách mà còn gửi gắm nhiều ý tưởng. Đúng như ông từng tâm sự với bạn bè về yếu tố sex trong cuốn “Mẫu thượng ngàn” :”<em>Đề cập đến nhục cảm không có gì xấu, sự giao hòa đàn ông và đàn bà là đẹp nhất và người nhất, không thể lảng tránh. Nó thể hiện sức sống Việt, phồn thực Việt và làm nên sức mạnh Việt Nam cứu rỗi dân tộc và nhân bản”.</em></p><p></p><p> “Mẫu thượng ngàn” quả là một cuốn sách hay. Trong cuốn sách này, tác giả đã lý giải một cách thuyết phục nhất về một vấn đề khó lý giải nhất xưa nay là “Bản sắc văn hóa Việt”. Bản sắc không thể là thứ vay mượn được, vì thế bản sắc văn hóa Việt đâu phải xuất phát từ đạo Giáo, đạo Nho, đạo Phật đã hàng ngàn năm chế ngự trên xứ sở này mà khởi nguồn của nó là Đạo Mẫu, một thứ đạo dân gian, một thứ đạo bất thành văn, phi vật thể nhưng, nói theo cách của nhà văn Nguyên Ngọc, <em>đã thấm sâu âm thầm có lẽ từ thưở mới hình thành của dân tộc. Đạo Mẫu rất Việt, rất phương Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất, như Mẹ, như người Đàn bà. </em></p><p></p><p> Trong tiểu thuyết “Mẫu thượng ngàn”<em>, </em>vấn đề này được phản ánh khá rõ nét qua những trang mô tả sinh động về những quang cảnh của lễ hội ngày xưa tại một ngôi làng có tên Cổ Đình, nơi ông chọn làm phông cảnh cho tác phẩm. Những đám rước xách về lễ “phồn thực” tục “trải ổ” rất đời thường mà vô cùng hấp dẫn, rồi những cảnh cung tiến, lễ bái, lên đồng khá là đồng bóng được thực thi một cách nghiêm cẩn đến khôi hài trong mắt người hiện đại. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đó thì đây chỉ là một tiểu thuyết phong tục với sự phát hiện khá mới mẻ về “Bản sắc văn hóa Việt” là Đạo Mẫu. Điều đáng nể phục hơn ở Nguyễn Xuân Khánh là bên cạnh cái khung cảnh thôn dã thanh bình ấy, ông đã đặt thêm một cái đồn Tây, trong đó có một nhà truyền giáo người Pháp. Đây chính là điểm mấu chốt để nâng tác phẩm lên một tầm khái quát cao. Hãy theo dõi xem khi ông Tây xuất hiện tại ngôi làng, câu chuyện bắt đầu phát triển theo hướng khác. Sự du nhập, tiếp biến giữa hai nền văn hóa được thể hiện trong mối quan hệ đôi bên, cụ thể là mối tình mãnh liệt giữa cô Mùi và ông Philip - tên của nhà truyền giáo nọ. Và thế là một “đồng cô” xinh đẹp nhất làng trong phút chốc trở nên hiện đại không kém người Âu một chút nào. Nhất là cảnh làm tình được diễn tả một cách khoái lạc nhưng chứa đầy ẩn ý, như tác giả từng tâm sự <em>:”Sự phồn thực được đề cập đến để thể hiện cuộc đấu tranh văn hóa giữa người Việt và người Pháp, thậm chí ngay cả trên giường ngủ...”</em>. Từ đó giúp người đọc ngầm hiểu một điều rằng: Từ rất lâu rồi, người Việt đã rất nhạy cảm, thích ứng nhanh trước mọi biến thiên thời cuộc. Chính vì thế đã bao đời nay, mọi sự xâm thực nhằm đồng hóa dân tộc và nền văn hóa bản địa của các thế lực lớn tới đây dường như đều thất bại, có thì cũng chỉ làm tha hóa nó trên bề mặt chứ không thể xóa nhòa tất cả. </p><p></p><p> Để lý giải điều này, tác giả đã cất công tìm hiểu từ gốc tích, suy ngẫm từ cốt lõi, bản chất dân tộc Việt. Người Việt tuy nhỏ bé nhưng vô cùng cứng cỏi, dân dã quê mùa nhưng rất đỗi tinh khôn, thô sơ cảm tính nhưng lại nắm bắt mọi sự chuẩn xác hơn bất kì một trí giả nào từ bất kì phương trời nào tìm đến hòng nô dịch họ, nhất là nô dịch về văn hóa. Những điểm mạnh đó thường được che đậy bằng cái vẻ ngoài ngờ nghệch và ngoan đạo, để khi đứng trước đối thủ mạnh hơn mình gấp nhiều lần, họ vẫn tỏ ra bình thản nhún nhường kiểu “khinh ngạo cốt bất khinh ngạo thái”. Và song hành với nó là những thủ thuật tranh đấu được rút ra từ những câu tục ngữ kiểu như “Lạt mềm buộc chặt” vốn dĩ là kinh nghiệm làm ăn đồng thời là văn hóa ứng xử ít nhiều mang tính nhân nghĩa của dân tộc Việt. Chính điều này đã giúp họ nhiều lúc biến nguy thành an, chuyển bại thành thắng và cuối cùng là chinh phục được thiên hạ bằng tình cảm, tạo nên sự đồng thuận trong sự tiếp biến văn hóa từ hai phía. </p><p></p><p> Đây có thể xem là tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong cuốn tiểu thuyết này. Một ý tưởng mang tính phổ quát cao, vừa dân tộc vừa nhân loại, vừa hiện đại vừa cổ kính, lại mạng đậm dấu ấn cá nhân tác giả. </p><p></p><p> Các nhà “Văn bản học”, khi nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn, để có cái nhìn thật khách quan, thường cố gắng tránh sự liên hệ với nhân thân người viết. Hay nói cho đúng hơn là mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm. Trong cuốn “Đối thoại với tương lai” mới xuất bản của mình, ông Nguyễn Trần Bạt, người luôn chinh phục tôi bởi những kiến giải cực kì sáng láng trong nhiều lĩnh vực đời sống văn hóa kinh tế chính trị xã hội, khi nói về Văn học, cũng khẳng định rằng “<em>tài năng hay thiên tài là kết quả của trạng thái thần thánh mà con người bắt gặp chứ không phải chính nó. Do vậy, đừng nhầm lẫn giữa tác giả và tác phẩm, cũng đừng nhầm lẫn giữa tác giả và con người ấy. Nếu có thiên tài thì mỗi con người chỉ là quán trọ của những trạng thái thiên tài mà thôi...”. </em></p><p></p><p> Tôi rất đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt. Nhưng không hiểu sao khi đọc Nguyễn Xuân Khánh, tôi bỗng có cảm giác trường hợp này không phải thế. Dường như tác giả và tác phẩm ở đây là một. “Mẫu thượng ngàn” thì rõ rồi, đọc tác phẩm này có thể nhận thấy sự thâm hậu của “nhà văn hóa” Nguyễn Xuân Khánh, một mặt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa, mặt khác lại luôn muốn bứt ra khỏi nó để vươn tới một tầm nhìn mới, xa rộng hơn. Nghĩa là tác phẩm của ông là chính con người ông, là sự thông kim bác cổ của ông, cả tính cách đầy lãng tử của ông cũng được thể hiện rõ trong tác phẩm. Chỉ có ông, chứ không phải là ai khác, mới có thể viết ra, bày ra được các “tích trò” vừa gần gũi vừa lạ lùng như vậy. Khi đọc “Hồ Quý Ly” cũng thế, tôi luôn bị ám ảnh bởi mối quan hệ gì đó rất khó lý giải giữa ngài tể tướng đầu triều này với tiên sinh Nguyễn Xuân Khánh, đến mức tôi phải tự đặt ra câu hỏi: Phải chăng thành công của tác phẩm này nếu không phải là <em>kết quả của trạng thái thần thánh mà con người bắt gặp</em> thì sẽ là kết quả của sự gặp gỡ thần thánh giữa nhà văn và nhân vật của mình? Phải chăng những suy tư về thế sự của nhà văn ở thời hiện đại đã được gửi gắm vào hành động của người xưa, bởi thế mới tạo nên cách nhìn khác hẳn các sử gia kim cổ về nhân vật đó? Phải chăng Hồ Quý Ly là hiện thân của một thông điệp về sự “cải cách táo bạo” của một người cầm bút hôm nay, trong cái thời điểm ngày càng xuất hiện nhiều hơn sự du nhập và pha trộn ào ạt giữa các dòng ý thức vồn dĩ trái ngược nhau từ khắp năm châu hội tụ về xứ sở này, mà hệ quả của nó chăc chắn sẽ là sự nâng cao chất lượng sống, mà trước hết là chất lượng Người của con người? Trước một tư tưởng lớn lao như vậy, tôi luôn có cảm giác đằng sau nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly, dù có hiển hiện sừng sững qua từng trang viết của Nguyễn Xuân Khánh, vẫn không che khuất được ông mà ngược lại càng làm nổi bật thêm bóng hình tác giả?</p><p></p><p> Đấy là tôi cảm nhận thế thôi. Có thể chỉ là suy diễn chủ quan, không có gì đáng phải bàn. Tôi viết bài này chỉ cốt để bạn đọc biết “nhà văn ta đang làm gì”, tiện thể nói nên đôi điều mình nghĩ. Có vậy thôi. </p><p></p><p> Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1932 tại Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội, tuổi Nhâm Thân, tuổi Thân vất vả nhưng do được mệnh Kiếm Phong Kim nên dẫu thế nào cũng nên nghiệp lớn. Ấy là sách Tử Vi nói vậy. Tôi không biết gì về Tử Vi, cũng không biết gì về bác Khánh. Chỉ nghe bạn bè nói ông vốn yêu văn chương từ nhỏ. Từ năm 12 tuổi đã đọc rất nhiều. Lớn lên đi bộ đội, cầm súng rồi cầm bút. Bắt đầu viết từ năm 1957. Tập truyện ngắn đầu tay ra đời bị “tai nạn nghề nghiệp”, hình như vào năm Dần, thuộc Tứ Xung, hạn lớn, phải rời khỏi cơ quan nhà nước, xoay ra làm nghề may cộng thêm việc nuôi lợn sinh nhai. Điều này không chỉ mình ông, nhiều nhà văn thời đó, do nóng lòng muốn nâng cao “chất lượng Người” một cách cả tin cũng từng gặp lắm điều bất trắc. Riêng Nguyễn Xuân Khánh, có thể do đứng chữ Nhâm nên gặp may hơn. Được biết lúc bấy giờ, do “thương vì hạnh, trọng vì tài”, các chị trong Ban biên tập NXB Phụ Nữ đã bí mật giúp ông, bằng cách dành cho ông việc dịch sách văn học nước ngoài, lấy bút danh gì đó để gia đình ông có thêm thu nhập dù rất ít ỏi thôi vì chế độ nhuận bút của ta quá thấp. Và như thế, vô tình họ đã âm thầm thắp lên ngọn lửa sáng tạo tưởng đâu sắp lụi tàn trong tâm hồn đắng đót của ông, níu lại cho ông niềm tin trước cuộc đời, khiến ông bền bỉ hơn mà vượt qua vận bĩ. </p><p></p><p> Ôi cái thiện tâm của con người ta sao mà quí hóa! Nếu lúc bấy giờ không có cái cọc phủ đầy rêu ấy cho cái người văn sắp chết đuối kia, chắc gì ngày nay văn đàn ta có một Nguyễn Xuân Khách lừng lững sử thi như vậy? </p><p> Và điều đó khiến tôi, khi gặp ông lần đầu, đã chẳng biết làm gì hơn ngoài việc ngả mũ chào nhà văn một cách vô cùng kính cẩn. Cách đây ít ngày, Hội nhà văn tổ chức gặp mặt các nhà văn cao tuổi tại trụ sở Hội. Nhà văn Văn Chinh làm nhiệm vụ chụp ảnh đưa tin, thấy tôi cũng loanh quanh ở đó, anh đoán ngay là tôi muốn gặp bác Khánh, bèn vẫy lại gần, dắt tôi đến giới thiệu với ông. Đã hình dung về một Nguyễn Xuân Khánh từ khi đọc ông rồi, gặp ông tôi nhận ra ngay. Ông đúng như tôi nghĩ. Sâu sắc nhưng hơi quậy. Gương mặt già nhăn nhưng nụ cười rất trẻ. Cái răng cửa chìa ra trên cặp môi hơi trễ xuống như đang giễu cợt ai, trông rất nhộn: </p><p></p><p> - Thế hả? Định viết về mình hả? Có gì đâu mà viết. Hai cuốn kia coi như cũ rồi, cuốn mới thì chưa xuất bản. </p><p></p><p> - Nếu em không nhầm thì đó là cuốn “Đội gạo lên chùa” với độ dày không kém cuốn “Hồ Quý Ly”?</p><p></p><p> - Cũng khoảng ấy. Nhưng cậu đừng nói vội, còn đang sửa chưa xong. Mình lại sắp đi du lịch cùng mấy người bạn, cũng lâu lâu đấy. Hay cậu cứ đi viết anh em khác đi. Còn mình thì... </p><p></p><p> - Không được không được! Bọn em đâu được tùy tiện thế. Nhất định dịp này anh phải dành cho em một buổi. Anh phải hiểu rằng đây là lệnh... </p><p></p><p> - Lệnh á? Lệnh của ai? </p><p></p><p> - Của bạn bè đồng nghiệp, của công chúng, của Hội ta. Anh phải chấp hành. Dứt khoát! </p><p></p><p> - Dứt khoát thế a? </p><p></p><p> Tôi đứng lập nghiêm. Bác Khánh lại nhe răng cười, trông rất ngây ngô, như trẻ nhỏ. Và đây mới chính là cái cảm giác thần thánh mà tôi bắt gặp ở ông. Một tâm hồn trẻ thơ trú ngụ trong một ông già!</p><p></p><p> Phải chăng vì thế, dù năm nay ông đã sấp sỉ 80, người ta vẫn bảo ông là “nhà văn không có tuổi”. Đúng như thế thật. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Còn nghĩa bóng thì nhà văn nào chẳng thế, khi tác phẩm đã có chỗ đứng trong lòng bạn đọc thì anh ta làm gì có tuổi.</p><p></p><p></p><p> <strong><em>Hà Nội Xuân Canh Dần</em></strong></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Hide Nguyễn, post: 31247, member: 6"] [B]Nguyễn Xuân Khánh - Nhà văn không có tuổi.[/B] [B]Nguyễn Thẩm Văn[/B] Sau vụ chấn thương kéo dài qua nhiều mùa giải, Nguyễn Xuân Khánh xuất hiện trở lại trong màu áo đội tuyển quốc gia và nhanh chóng lấy lại phong độ của mình. Đúng như những người hâm mộ anh từng kì vọng, ra sân trận này, bằng những pha đi bóng cực kì ngoạn mục, Nguyễn Xuân Khánh đã liên tiếp gây sóng gió cho khung thành của đối phương và lập tức trở nên cực kì sáng giá với hai pha dứt điểm rất đẳng cấp ngay trong hiệp một: “Hồ Quý Ly” và “Mẫu thượng ngàn” giành liên tiếp hai giải: Cuộc thi tiểu thuyết Hội Nhà văn VN và Giải thưởng hàng năm Hội Nhà văn Hà Nội. [LEFT] [IMG]https://hoinhavanvietnam.vn/UserFiles/Image/Anh%20Chan%20Dung/ng%20xuan%20khanh.jpg[/IMG][/LEFT] Có thể nhiều nhà văn sẽ phản ứng tôi khi dùng cách so sánh có phần khập khiễng này. Sao lại đem cái chân so với cái đầu, nói thế khác nào bì phấn với vôi? Vâng, đúng vậy! Song tôi vốn rất mê bóng đá, thành ra thích kiểu nói này. Xin các đại gia bỏ quá cho. Thực lòng tôi chỉ mong muốn các nhà văn ta luôn trẻ khỏe như tuyển thủ, chứ lúc nào cũng cao đạo xênh xang diệu vợi thì không khéo sẽ cũ kĩ già nua như[B] nha may co khi gia lam (nhà máy cơ khí Gia Lâm [/B]hay là [B]nhà mày có khỉ già lắm)[/B] thì buồn quá! Xem như bác Nguyễn Xuân Khánh ấy, U80 mà còn rất trẻ. Trẻ cả ngoài đời và cả trong văn. Ngoài đời ông thế nào đã rất nhiều người viết, cảm giác chung sau khi đọc các bài viết đó là sự sôi nổi nhiệt thành, đôi lúc còn tếu táo thả phanh khiến bạn bè rất khoái. Còn trong văn thì phải nói rằng ông vừa già vừa trẻ, già dặn trong trải nghiệm cuộc đời còn tươi trẻ trong việc thể hiện nó ra trên từng trang viết. Nhất là khi ông viết về [I]sex,[/I] có thể nói là hấp dẫn hơn cả xem sex thật. Đọc thấy sức vóc ông (dĩ nhiên là thông qua nhân vật) hừng hực như một gã chăn bò lang thang giữa những cô gái Digan trong đám dân du mục. Nhưng việc ông dụng công tả [I]sex[/I] đâu chỉ đơn thuần nhằm câu khách mà còn gửi gắm nhiều ý tưởng. Đúng như ông từng tâm sự với bạn bè về yếu tố sex trong cuốn “Mẫu thượng ngàn” :”[I]Đề cập đến nhục cảm không có gì xấu, sự giao hòa đàn ông và đàn bà là đẹp nhất và người nhất, không thể lảng tránh. Nó thể hiện sức sống Việt, phồn thực Việt và làm nên sức mạnh Việt Nam cứu rỗi dân tộc và nhân bản”.[/I] “Mẫu thượng ngàn” quả là một cuốn sách hay. Trong cuốn sách này, tác giả đã lý giải một cách thuyết phục nhất về một vấn đề khó lý giải nhất xưa nay là “Bản sắc văn hóa Việt”. Bản sắc không thể là thứ vay mượn được, vì thế bản sắc văn hóa Việt đâu phải xuất phát từ đạo Giáo, đạo Nho, đạo Phật đã hàng ngàn năm chế ngự trên xứ sở này mà khởi nguồn của nó là Đạo Mẫu, một thứ đạo dân gian, một thứ đạo bất thành văn, phi vật thể nhưng, nói theo cách của nhà văn Nguyên Ngọc, [I]đã thấm sâu âm thầm có lẽ từ thưở mới hình thành của dân tộc. Đạo Mẫu rất Việt, rất phương Nam, rất dồi dào, bất tận, bất tử, như Đất, như Mẹ, như người Đàn bà. [/I] Trong tiểu thuyết “Mẫu thượng ngàn”[I], [/I]vấn đề này được phản ánh khá rõ nét qua những trang mô tả sinh động về những quang cảnh của lễ hội ngày xưa tại một ngôi làng có tên Cổ Đình, nơi ông chọn làm phông cảnh cho tác phẩm. Những đám rước xách về lễ “phồn thực” tục “trải ổ” rất đời thường mà vô cùng hấp dẫn, rồi những cảnh cung tiến, lễ bái, lên đồng khá là đồng bóng được thực thi một cách nghiêm cẩn đến khôi hài trong mắt người hiện đại. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng ở đó thì đây chỉ là một tiểu thuyết phong tục với sự phát hiện khá mới mẻ về “Bản sắc văn hóa Việt” là Đạo Mẫu. Điều đáng nể phục hơn ở Nguyễn Xuân Khánh là bên cạnh cái khung cảnh thôn dã thanh bình ấy, ông đã đặt thêm một cái đồn Tây, trong đó có một nhà truyền giáo người Pháp. Đây chính là điểm mấu chốt để nâng tác phẩm lên một tầm khái quát cao. Hãy theo dõi xem khi ông Tây xuất hiện tại ngôi làng, câu chuyện bắt đầu phát triển theo hướng khác. Sự du nhập, tiếp biến giữa hai nền văn hóa được thể hiện trong mối quan hệ đôi bên, cụ thể là mối tình mãnh liệt giữa cô Mùi và ông Philip - tên của nhà truyền giáo nọ. Và thế là một “đồng cô” xinh đẹp nhất làng trong phút chốc trở nên hiện đại không kém người Âu một chút nào. Nhất là cảnh làm tình được diễn tả một cách khoái lạc nhưng chứa đầy ẩn ý, như tác giả từng tâm sự [I]:”Sự phồn thực được đề cập đến để thể hiện cuộc đấu tranh văn hóa giữa người Việt và người Pháp, thậm chí ngay cả trên giường ngủ...”[/I]. Từ đó giúp người đọc ngầm hiểu một điều rằng: Từ rất lâu rồi, người Việt đã rất nhạy cảm, thích ứng nhanh trước mọi biến thiên thời cuộc. Chính vì thế đã bao đời nay, mọi sự xâm thực nhằm đồng hóa dân tộc và nền văn hóa bản địa của các thế lực lớn tới đây dường như đều thất bại, có thì cũng chỉ làm tha hóa nó trên bề mặt chứ không thể xóa nhòa tất cả. Để lý giải điều này, tác giả đã cất công tìm hiểu từ gốc tích, suy ngẫm từ cốt lõi, bản chất dân tộc Việt. Người Việt tuy nhỏ bé nhưng vô cùng cứng cỏi, dân dã quê mùa nhưng rất đỗi tinh khôn, thô sơ cảm tính nhưng lại nắm bắt mọi sự chuẩn xác hơn bất kì một trí giả nào từ bất kì phương trời nào tìm đến hòng nô dịch họ, nhất là nô dịch về văn hóa. Những điểm mạnh đó thường được che đậy bằng cái vẻ ngoài ngờ nghệch và ngoan đạo, để khi đứng trước đối thủ mạnh hơn mình gấp nhiều lần, họ vẫn tỏ ra bình thản nhún nhường kiểu “khinh ngạo cốt bất khinh ngạo thái”. Và song hành với nó là những thủ thuật tranh đấu được rút ra từ những câu tục ngữ kiểu như “Lạt mềm buộc chặt” vốn dĩ là kinh nghiệm làm ăn đồng thời là văn hóa ứng xử ít nhiều mang tính nhân nghĩa của dân tộc Việt. Chính điều này đã giúp họ nhiều lúc biến nguy thành an, chuyển bại thành thắng và cuối cùng là chinh phục được thiên hạ bằng tình cảm, tạo nên sự đồng thuận trong sự tiếp biến văn hóa từ hai phía. Đây có thể xem là tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh trong cuốn tiểu thuyết này. Một ý tưởng mang tính phổ quát cao, vừa dân tộc vừa nhân loại, vừa hiện đại vừa cổ kính, lại mạng đậm dấu ấn cá nhân tác giả. Các nhà “Văn bản học”, khi nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn, để có cái nhìn thật khách quan, thường cố gắng tránh sự liên hệ với nhân thân người viết. Hay nói cho đúng hơn là mối quan hệ giữa tác giả và tác phẩm. Trong cuốn “Đối thoại với tương lai” mới xuất bản của mình, ông Nguyễn Trần Bạt, người luôn chinh phục tôi bởi những kiến giải cực kì sáng láng trong nhiều lĩnh vực đời sống văn hóa kinh tế chính trị xã hội, khi nói về Văn học, cũng khẳng định rằng “[I]tài năng hay thiên tài là kết quả của trạng thái thần thánh mà con người bắt gặp chứ không phải chính nó. Do vậy, đừng nhầm lẫn giữa tác giả và tác phẩm, cũng đừng nhầm lẫn giữa tác giả và con người ấy. Nếu có thiên tài thì mỗi con người chỉ là quán trọ của những trạng thái thiên tài mà thôi...”. [/I] Tôi rất đồng tình với ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt. Nhưng không hiểu sao khi đọc Nguyễn Xuân Khánh, tôi bỗng có cảm giác trường hợp này không phải thế. Dường như tác giả và tác phẩm ở đây là một. “Mẫu thượng ngàn” thì rõ rồi, đọc tác phẩm này có thể nhận thấy sự thâm hậu của “nhà văn hóa” Nguyễn Xuân Khánh, một mặt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa, mặt khác lại luôn muốn bứt ra khỏi nó để vươn tới một tầm nhìn mới, xa rộng hơn. Nghĩa là tác phẩm của ông là chính con người ông, là sự thông kim bác cổ của ông, cả tính cách đầy lãng tử của ông cũng được thể hiện rõ trong tác phẩm. Chỉ có ông, chứ không phải là ai khác, mới có thể viết ra, bày ra được các “tích trò” vừa gần gũi vừa lạ lùng như vậy. Khi đọc “Hồ Quý Ly” cũng thế, tôi luôn bị ám ảnh bởi mối quan hệ gì đó rất khó lý giải giữa ngài tể tướng đầu triều này với tiên sinh Nguyễn Xuân Khánh, đến mức tôi phải tự đặt ra câu hỏi: Phải chăng thành công của tác phẩm này nếu không phải là [I]kết quả của trạng thái thần thánh mà con người bắt gặp[/I] thì sẽ là kết quả của sự gặp gỡ thần thánh giữa nhà văn và nhân vật của mình? Phải chăng những suy tư về thế sự của nhà văn ở thời hiện đại đã được gửi gắm vào hành động của người xưa, bởi thế mới tạo nên cách nhìn khác hẳn các sử gia kim cổ về nhân vật đó? Phải chăng Hồ Quý Ly là hiện thân của một thông điệp về sự “cải cách táo bạo” của một người cầm bút hôm nay, trong cái thời điểm ngày càng xuất hiện nhiều hơn sự du nhập và pha trộn ào ạt giữa các dòng ý thức vồn dĩ trái ngược nhau từ khắp năm châu hội tụ về xứ sở này, mà hệ quả của nó chăc chắn sẽ là sự nâng cao chất lượng sống, mà trước hết là chất lượng Người của con người? Trước một tư tưởng lớn lao như vậy, tôi luôn có cảm giác đằng sau nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly, dù có hiển hiện sừng sững qua từng trang viết của Nguyễn Xuân Khánh, vẫn không che khuất được ông mà ngược lại càng làm nổi bật thêm bóng hình tác giả? Đấy là tôi cảm nhận thế thôi. Có thể chỉ là suy diễn chủ quan, không có gì đáng phải bàn. Tôi viết bài này chỉ cốt để bạn đọc biết “nhà văn ta đang làm gì”, tiện thể nói nên đôi điều mình nghĩ. Có vậy thôi. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1932 tại Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội, tuổi Nhâm Thân, tuổi Thân vất vả nhưng do được mệnh Kiếm Phong Kim nên dẫu thế nào cũng nên nghiệp lớn. Ấy là sách Tử Vi nói vậy. Tôi không biết gì về Tử Vi, cũng không biết gì về bác Khánh. Chỉ nghe bạn bè nói ông vốn yêu văn chương từ nhỏ. Từ năm 12 tuổi đã đọc rất nhiều. Lớn lên đi bộ đội, cầm súng rồi cầm bút. Bắt đầu viết từ năm 1957. Tập truyện ngắn đầu tay ra đời bị “tai nạn nghề nghiệp”, hình như vào năm Dần, thuộc Tứ Xung, hạn lớn, phải rời khỏi cơ quan nhà nước, xoay ra làm nghề may cộng thêm việc nuôi lợn sinh nhai. Điều này không chỉ mình ông, nhiều nhà văn thời đó, do nóng lòng muốn nâng cao “chất lượng Người” một cách cả tin cũng từng gặp lắm điều bất trắc. Riêng Nguyễn Xuân Khánh, có thể do đứng chữ Nhâm nên gặp may hơn. Được biết lúc bấy giờ, do “thương vì hạnh, trọng vì tài”, các chị trong Ban biên tập NXB Phụ Nữ đã bí mật giúp ông, bằng cách dành cho ông việc dịch sách văn học nước ngoài, lấy bút danh gì đó để gia đình ông có thêm thu nhập dù rất ít ỏi thôi vì chế độ nhuận bút của ta quá thấp. Và như thế, vô tình họ đã âm thầm thắp lên ngọn lửa sáng tạo tưởng đâu sắp lụi tàn trong tâm hồn đắng đót của ông, níu lại cho ông niềm tin trước cuộc đời, khiến ông bền bỉ hơn mà vượt qua vận bĩ. Ôi cái thiện tâm của con người ta sao mà quí hóa! Nếu lúc bấy giờ không có cái cọc phủ đầy rêu ấy cho cái người văn sắp chết đuối kia, chắc gì ngày nay văn đàn ta có một Nguyễn Xuân Khách lừng lững sử thi như vậy? Và điều đó khiến tôi, khi gặp ông lần đầu, đã chẳng biết làm gì hơn ngoài việc ngả mũ chào nhà văn một cách vô cùng kính cẩn. Cách đây ít ngày, Hội nhà văn tổ chức gặp mặt các nhà văn cao tuổi tại trụ sở Hội. Nhà văn Văn Chinh làm nhiệm vụ chụp ảnh đưa tin, thấy tôi cũng loanh quanh ở đó, anh đoán ngay là tôi muốn gặp bác Khánh, bèn vẫy lại gần, dắt tôi đến giới thiệu với ông. Đã hình dung về một Nguyễn Xuân Khánh từ khi đọc ông rồi, gặp ông tôi nhận ra ngay. Ông đúng như tôi nghĩ. Sâu sắc nhưng hơi quậy. Gương mặt già nhăn nhưng nụ cười rất trẻ. Cái răng cửa chìa ra trên cặp môi hơi trễ xuống như đang giễu cợt ai, trông rất nhộn: - Thế hả? Định viết về mình hả? Có gì đâu mà viết. Hai cuốn kia coi như cũ rồi, cuốn mới thì chưa xuất bản. - Nếu em không nhầm thì đó là cuốn “Đội gạo lên chùa” với độ dày không kém cuốn “Hồ Quý Ly”? - Cũng khoảng ấy. Nhưng cậu đừng nói vội, còn đang sửa chưa xong. Mình lại sắp đi du lịch cùng mấy người bạn, cũng lâu lâu đấy. Hay cậu cứ đi viết anh em khác đi. Còn mình thì... - Không được không được! Bọn em đâu được tùy tiện thế. Nhất định dịp này anh phải dành cho em một buổi. Anh phải hiểu rằng đây là lệnh... - Lệnh á? Lệnh của ai? - Của bạn bè đồng nghiệp, của công chúng, của Hội ta. Anh phải chấp hành. Dứt khoát! - Dứt khoát thế a? Tôi đứng lập nghiêm. Bác Khánh lại nhe răng cười, trông rất ngây ngô, như trẻ nhỏ. Và đây mới chính là cái cảm giác thần thánh mà tôi bắt gặp ở ông. Một tâm hồn trẻ thơ trú ngụ trong một ông già! Phải chăng vì thế, dù năm nay ông đã sấp sỉ 80, người ta vẫn bảo ông là “nhà văn không có tuổi”. Đúng như thế thật. Đấy là hiểu theo nghĩa đen. Còn nghĩa bóng thì nhà văn nào chẳng thế, khi tác phẩm đã có chỗ đứng trong lòng bạn đọc thì anh ta làm gì có tuổi. [B][I]Hà Nội Xuân Canh Dần[/I][/B] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
VĂN HỌC
Lý luận & Phê bình Văn học
Có những nhà văn như thế.
Top