Thach Thao
New member
- Xu
- 0
2.2. Những dạng hóa thạch họ người (Hominidae) đầu tiên.
Sau khi tìm hiểu về bộ Primates, chúng ta sẽ nói về tổ tiên xa xưa dẫn đến nhánh phát triển của người. Trong vòng 3 thập kỷ gần đây nhiều chứng cứ mới được phát hiện làm sáng tỏ thêm giai đoạn lịch sử các hominid trong đó có những dạng tiền thân của con người. Vào kỳ Mioxen thượng các dạng hominid đã phát triển phong phú ở Đông Phi. Có thể kể ra một số nhóm dưới họ sau:
- Proconsul. Lần đầu tiên răng và xương của Proconsul được H.Gordon phát hiện ở châu Phi vào năm 1927 (Consul là tên của con hắc tinh tinh -Simpanze- được nuôi và diễn trò ở một nhà hát music-hall ở Luân Đôn, H.Gordon đã dí dỏm đặt tên cho mẫu vật là Proconsul nghĩa là trước Consul hay là tổ tiên của Consul). Những phát hiện về sau này tới tận năm 1984 đã ráp được bộ xương khá hoàn chỉnh của Proconsul và xác định đó là loài vượn cổ sống cách ngày nay khoảng 18 triệu. Proconsul sống trên cây, di chuyển chậm, có thể chuyền từ cành này sang cành khác, treo trên cây nhờ tay và không có đuôi. Kết quả so sánh kỹ các chi tiết cấu tạo cho thấy Proconsul là tổ tiên chung của người và vượn.
- Ramapitec (Ramapithecus) là hoá thạch đầu tiên được chấp nhận là đại diện nguyên thủy của họ người (Hominidae) được tìm thấy vào những năm 1934 – 1937 trên đồi Xivalik (Bắc An Độ, có tuổi Miocen-Pliocen, sau này còn tìm thấy ở Pakistan. Ramapitec tồn tại cách nay khoảng 14 triệu năm với 2 loài: R-hariensis (Miocen) và R-brevirostris (Pliocen). Ramapitec đã đứng thẳng và đi bẳng hai chân - một đặc điểm sinh học cơ bản của con người – chưa? Nhiều nhà nghiên cứu căn cứ vào việc các di cốt của Ramapitec được phát hiện trong những cảnh quan cổ xưa quang đãng, không phải là rừng nên nhiều khả năng Ramapitec đã đi thẳng. Trong một thời gian dài Ramapitec được coi là tổ tiên của loài người, nhưng khi phân tích mẫu răng và hàm bằng phương pháp cổ sinh học cho thấy Ramapitec giống với đười ươi nhiều hơn với hắc tinh tinh, thử hoạt tính protein và phản ứng kháng nguyên cũng xác nhận điều đó. Các hội nghị quốc tế về nguồn gốc loài người những năm 1981 và 1982 đã cho rằng Ramapitec có nguồn gốc Á-Au không phải là tổ tiên trực tiếp của người và cả đười ươi.
Một dạng khác của Ramapitec là những di cốt Kêniapitec (Kenyapithecus wickeri) do Luy Liki (Lowis Leakey) phát hiện ở Đông Phi vào năm 1961 có niên đại 15 triệu năm cách ngày nay và Kenyapithecus africanus được phát hiện sau đó (cũng ở Kênia), có niên đại là 20 triệu năm. So sánh với Ramapitec thì có rất nhiều điểm tương đồng nên Kêniapitec được gộp trong nhóm dưới họ Ramapithecinae.
- Ôreôpitec (Oreopithecus). Năm 1872 lần đầu tiên một số răng của Ôreôpitec được phát hiện trong các địa tầng Miocen-Pliocen ở Toscan (Italia). Đến năm 1958 một bộ xương khá đầy đủ của nó (Oreopithecus bamboli Gervais) được tìm thấy ở phía nam của TP.Toscan. Hình thái đốt xương chậu, xương đùi, xương gót chân đã tương đối đặc trưng cho sự đi thẳng. Cấu tạo hàm răng với cung hàm uốn tròn cạnh, nanh giảm kích thước, không có khoảng trống bên (diastème), dung tích sọ 400cm3, phần mặt bớt dô. Tất cả những đặc trưng đó là bằng chứng để xếp Ôreôpitec nằm trong họ người (homo).
- Gigantôpitec (Gigantopithecus blacki Koenigswald). Trong những năm 1934-1935 phát hiện được một số răng, đến những năm 1956-1958 mới phát hiện được 3 xương hàm dưới trong hang đá vôi ở Quảng Tây (Trung Quốc), niên đại sơ hoặc trung kỳ Pleistocen. Tiếp đó năm 1968 phát hiện thêm một xương hàm dưới ở đồi Xivalik (Bắc An), niên đại 6-8 triệu năm (Miocen-Pliocen). Ở Việt Nam răng của Gigantôpitec cũng được phát hiện năm 1965 ở hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), hang Thẩm Òm (Nghệ An). Nói chung cả răng và xương hàm của Gigantôpitec (cá thể đực) đều rất lớn, gấp đôi người hiện đại. Nhưng Gigantôpitec cũng có rất nhiều đặc điểm giống người như tiền hàm hai mấu, nanh không nhô cao lắm, không có khoảng trống bên.
Như vậy có thể sơ bộ nhận xét là từ sau kỉ Đệ Tam, khi thời tiết khô và lạnh giá làm cho rừng nhiệt đới bị triệt thoái từng nơi, hình thành rừng thưa và những trảng cỏ (savan) mênh mông thì ở nhiều nơi trên Cưu lục địa, vào những thời điểm khác nhau đã có nhiều giống loài biểu lộ khuyng hướng tiến hóa tới người. Cụ thể hơn là trong khi một số khỉ hình nhân như Dryopitec vẫn sống trên cây trong rừng thì có những loài như Ramapitec, Kenyapitec, nhóm hominid nguyên thủy, đã chuyển xuống sống trên mặt đất, tập đi bằng 2 chân, bộ não và hoạt động thần kinh phát triển, để từ đó sinh ra dạng khỉ lớn được coi là tổ tiên trực tiếp của loài người – Ôxtralôpitec (Australopithecus).
2.3. Oxtralôpitec (Australopithecus) - tổ tiên trực tiếp của loài người
Đến năm 1965 những phát hiện chủ yếu về di cốt người cổ có thể thống kê theo thời gian là:
- Năm 1856: Người Nêandectan (Neanderthal) ở Đức
- Năm 1868: Người Cromanhon (Cro-Magnon) ở Pháp
- Năm 1891 - 1893: Người Đứng thẳng (Homo erectus), hay người vượn Giava Pitecantrôp (Pithecanthropus) ở Java - Inđônêsia.
- Năm 1907: Người Hêyđenbec (Heidelberg)
- Năm 1925: Người vượn phương Nam Ôxtralôpitec (Australopithecus) ở Taung - Nam Phi.
- Năm 1927: Người vượn Bắc Kinh - Xinantrôp (Sianthropus)
- Năm 1961 - 1964: Người Khéo léo - Homo habilis ở Onduvai - Tanzania
Trong 30 năm gần đây nhiều cuộc khai quật được tiến hành, thu được rất nhiều số liệu mới, từ đó cho phép các nhà nghiên cứu đi đến một sơ đồ khái quát về quá trình tiến hóa từ tổ tiên trức tiếp đến loài người hiện đại như sau:
* Giống người vượn phương Nam Ôxtralôpitec, tổ tiên trực tiếp của loài người, có sự phân hóa đa dạng (có ít nhất 6 loài), niên đại từ 5 triệu (hoặc lâu hơn) đến 1,3 triệu năm trước đây.
* Người Khéo léo - Homo habilis là loài người cổ nhất, cách nay từ 3 triệu đến 1,6 triệu.
* Người Đứng thẳng - Homo erectus cách ngày nay khoảng 1,6 triệu năm và biến mất khoảng 400.000 năm trước đây.
* Người cổ Xapiên (Homo sapiens neandertalensis) xuất hiện cách nay khoảng 300.000 đến 150.000 năm trước đây.
* Người hiện đại Xapiên (Homo sapiens sapiens) có từ cách nay 40.000 đến 35.000 năm.
Từ đây chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề của quá trình tiến hóa thành người hiện đại theo sơ đồ khái quát trên.
Năm 1924, Tiến sĩ Raymond Dart, người dạy giải phẫu học ở Đại học Witwatersrand - Nam Phi, nhận được mẫu sọ tìm thấy ở Taung Nam Phi. Đó là sọ không đầy đủ một cá thể 3-5 tuổi, còn răng sữa, dung tích sọ 390cm3 niện đại thuộc Pliocen muộn. R.Dart khẳng định đó là một mẫu người tiền sử (pre-homonid) và đặt tên là Australopithecus africanus - Vượn phương Nam của châu Phi.
Đến năm 1936, Robert Broom tìm ra hóa thạch nữ của Australopithecus. Năm 1948 ông lại phát hiện ra Australopithecus robustus ở Kromdraai và ông cho rằng Australopithecus gồm ít nhất 2 loài: Australopithecus africanus nhỏ hơn và Australopithecus robustus lớn hơn
Năm 1959, hai vợ chồng nhà cổ nhân học Anh là Louis và Mary Leakey phát hiện loài Australopithecus ở hẻm vực Onduvai ở Bắc Tanzania (Hẻm vực Onduvai rất đặc biệt ở chỗ là vách đá dựng đứng cao cả trăm thước gồm các lớp địa chất xếp chồng lên nhau theo thứ tự thời gian). Họ đặt tên cho mẫu vật là Zinjanthropus boisei (Zij theo chữ Ả Rập là Đông Phi, còn boisei bắt nguồn từ tên của người tài trợ cho cuộc khai quật - Charles Boise) về sau gọi là Australopithecus boisei.
Ngày 30/11/1974, Donald Johanson người Mĩ phát hiện được mẫu gồm 52 xương không trùng lặp nhau của cá thể khoảng 20 tuổi, cao 1m và nặng khoảng gần 30kg mà ông đặt tên là Lucy (lấy từ tên bài hát “Lucy in the sky with diamonds” của ban nhạc “The Beathles”). Về sau được gọi là Australopithecus afarensis, có niên đại khoảng 3,5 triệu năm.
Tiếp đó hóa thạch Ôxtralôpitec được phát hiện nhiều nơi ở Đông và Nam Phi, tới trên 250 cá thể với tuổi địa chất từ 4 triệu đến 1 triệu năm cách ngày nay, trong đó Đông Phi được coi là nơi phát sinh Ôxtralôpitec vì ở đây phát hiện các dạng cổ nhất. Ngày nay người ta phân Ôxtralôpitec thành 3 loài: Australopithecus africanus (Ôxtralôpitec thanh mảnh), Australopithecus robustus (Ôxtralôpitec vạm vỡ) v Australopithecus boisei.
Nghiên cứu sâu có thể nhận thấy một số đặc điểm chung của Ôxtralôpitec như sau:
- Dung tích sọ trong khoảng 440-530 cm3, thành hộp sọ mỏng. Hộp sọ loe rộng nhất ở phần đáy. Ở loại hình vạm vỡ thường có gờ dọc trên vòm sọ.
- Dạng thanh mảnh cung mày dô vừa phải, dô nhiều ở dạng vạm vỡ.
- Phần mặt kích thước lớn so với phần hộp sọ.
- Cấu tạo phần sau hộp sọ, xương hông, xương chi chứng tỏ rằng Ôxtralôpitec đã đi thẳng bằng hai chi sau.
Vấn đề Ôxtralôpitec đã có công cụ hay chưa? Khi thám sát di chỉ Macapansgat (phía Bắc Sterfontein), R.Dart đã phát hiện thấy nhiều xương và sừng động vật móng guốc lớn. Ông cho rằng đó là khí cụ mà Ôxtralôpitec sử dụng để săn bắt các thú nhỏ và gọi đó là “nền văn hóa xương - răng - sừng” (the osteodontokeratic culture). Như vậy, theo R.Dart, Ôxtralôpitec mới chỉ biệt sử dụng công cụ, mầm mống văn hóa của loài người, chứ chưa làm ra công cụ.
Vậy trong các loài Australopithecus hiện đã phát hiện thì loài nào là tổ tiên trực tiếp của con người? Ý kiến còn khác nhau:
- Một số nhà nghiên cứu tương đối thống nhất cho rằng Australopithecus robustus là nhánh cụt của quá trình này, còn loài Ôxtralôpitec thanh mảnh Nam Phi (A.africanus) là tổ tiên trực tiếp của con người và có thể là tổ tiên chung của cả Homo v Australopithecus robustus.
- Một số khác do nghi ngại tuổi địa chất của Ôxtralôpitec thanh mảnh quá gần con người nên loài có niên đại cổ nhất là Australopithecus afarensis là tổ tiên chung nhưng xa của cả Homo và các Ôxtralôpitec còn lại.
Từ loài Vượn phương Nam Australopithecus dẫn đến quá trình phát triển của giống Người (Homo). Quá trình tiến hóa này theo trình tự: người Khéo léo (Homo habilis), người Đứng thẳng (Homo erectus), người cổ Xapin (archaic sapiens hay Homo sapiens neandertalensis) và Người hiện đại (Homo sapien sapien).
by:Lịch sử Việt Nam
Sau khi tìm hiểu về bộ Primates, chúng ta sẽ nói về tổ tiên xa xưa dẫn đến nhánh phát triển của người. Trong vòng 3 thập kỷ gần đây nhiều chứng cứ mới được phát hiện làm sáng tỏ thêm giai đoạn lịch sử các hominid trong đó có những dạng tiền thân của con người. Vào kỳ Mioxen thượng các dạng hominid đã phát triển phong phú ở Đông Phi. Có thể kể ra một số nhóm dưới họ sau:
- Proconsul. Lần đầu tiên răng và xương của Proconsul được H.Gordon phát hiện ở châu Phi vào năm 1927 (Consul là tên của con hắc tinh tinh -Simpanze- được nuôi và diễn trò ở một nhà hát music-hall ở Luân Đôn, H.Gordon đã dí dỏm đặt tên cho mẫu vật là Proconsul nghĩa là trước Consul hay là tổ tiên của Consul). Những phát hiện về sau này tới tận năm 1984 đã ráp được bộ xương khá hoàn chỉnh của Proconsul và xác định đó là loài vượn cổ sống cách ngày nay khoảng 18 triệu. Proconsul sống trên cây, di chuyển chậm, có thể chuyền từ cành này sang cành khác, treo trên cây nhờ tay và không có đuôi. Kết quả so sánh kỹ các chi tiết cấu tạo cho thấy Proconsul là tổ tiên chung của người và vượn.
- Ramapitec (Ramapithecus) là hoá thạch đầu tiên được chấp nhận là đại diện nguyên thủy của họ người (Hominidae) được tìm thấy vào những năm 1934 – 1937 trên đồi Xivalik (Bắc An Độ, có tuổi Miocen-Pliocen, sau này còn tìm thấy ở Pakistan. Ramapitec tồn tại cách nay khoảng 14 triệu năm với 2 loài: R-hariensis (Miocen) và R-brevirostris (Pliocen). Ramapitec đã đứng thẳng và đi bẳng hai chân - một đặc điểm sinh học cơ bản của con người – chưa? Nhiều nhà nghiên cứu căn cứ vào việc các di cốt của Ramapitec được phát hiện trong những cảnh quan cổ xưa quang đãng, không phải là rừng nên nhiều khả năng Ramapitec đã đi thẳng. Trong một thời gian dài Ramapitec được coi là tổ tiên của loài người, nhưng khi phân tích mẫu răng và hàm bằng phương pháp cổ sinh học cho thấy Ramapitec giống với đười ươi nhiều hơn với hắc tinh tinh, thử hoạt tính protein và phản ứng kháng nguyên cũng xác nhận điều đó. Các hội nghị quốc tế về nguồn gốc loài người những năm 1981 và 1982 đã cho rằng Ramapitec có nguồn gốc Á-Au không phải là tổ tiên trực tiếp của người và cả đười ươi.
Một dạng khác của Ramapitec là những di cốt Kêniapitec (Kenyapithecus wickeri) do Luy Liki (Lowis Leakey) phát hiện ở Đông Phi vào năm 1961 có niên đại 15 triệu năm cách ngày nay và Kenyapithecus africanus được phát hiện sau đó (cũng ở Kênia), có niên đại là 20 triệu năm. So sánh với Ramapitec thì có rất nhiều điểm tương đồng nên Kêniapitec được gộp trong nhóm dưới họ Ramapithecinae.
- Ôreôpitec (Oreopithecus). Năm 1872 lần đầu tiên một số răng của Ôreôpitec được phát hiện trong các địa tầng Miocen-Pliocen ở Toscan (Italia). Đến năm 1958 một bộ xương khá đầy đủ của nó (Oreopithecus bamboli Gervais) được tìm thấy ở phía nam của TP.Toscan. Hình thái đốt xương chậu, xương đùi, xương gót chân đã tương đối đặc trưng cho sự đi thẳng. Cấu tạo hàm răng với cung hàm uốn tròn cạnh, nanh giảm kích thước, không có khoảng trống bên (diastème), dung tích sọ 400cm3, phần mặt bớt dô. Tất cả những đặc trưng đó là bằng chứng để xếp Ôreôpitec nằm trong họ người (homo).
- Gigantôpitec (Gigantopithecus blacki Koenigswald). Trong những năm 1934-1935 phát hiện được một số răng, đến những năm 1956-1958 mới phát hiện được 3 xương hàm dưới trong hang đá vôi ở Quảng Tây (Trung Quốc), niên đại sơ hoặc trung kỳ Pleistocen. Tiếp đó năm 1968 phát hiện thêm một xương hàm dưới ở đồi Xivalik (Bắc An), niên đại 6-8 triệu năm (Miocen-Pliocen). Ở Việt Nam răng của Gigantôpitec cũng được phát hiện năm 1965 ở hang Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), hang Thẩm Òm (Nghệ An). Nói chung cả răng và xương hàm của Gigantôpitec (cá thể đực) đều rất lớn, gấp đôi người hiện đại. Nhưng Gigantôpitec cũng có rất nhiều đặc điểm giống người như tiền hàm hai mấu, nanh không nhô cao lắm, không có khoảng trống bên.
Như vậy có thể sơ bộ nhận xét là từ sau kỉ Đệ Tam, khi thời tiết khô và lạnh giá làm cho rừng nhiệt đới bị triệt thoái từng nơi, hình thành rừng thưa và những trảng cỏ (savan) mênh mông thì ở nhiều nơi trên Cưu lục địa, vào những thời điểm khác nhau đã có nhiều giống loài biểu lộ khuyng hướng tiến hóa tới người. Cụ thể hơn là trong khi một số khỉ hình nhân như Dryopitec vẫn sống trên cây trong rừng thì có những loài như Ramapitec, Kenyapitec, nhóm hominid nguyên thủy, đã chuyển xuống sống trên mặt đất, tập đi bằng 2 chân, bộ não và hoạt động thần kinh phát triển, để từ đó sinh ra dạng khỉ lớn được coi là tổ tiên trực tiếp của loài người – Ôxtralôpitec (Australopithecus).
2.3. Oxtralôpitec (Australopithecus) - tổ tiên trực tiếp của loài người
Đến năm 1965 những phát hiện chủ yếu về di cốt người cổ có thể thống kê theo thời gian là:
- Năm 1856: Người Nêandectan (Neanderthal) ở Đức
- Năm 1868: Người Cromanhon (Cro-Magnon) ở Pháp
- Năm 1891 - 1893: Người Đứng thẳng (Homo erectus), hay người vượn Giava Pitecantrôp (Pithecanthropus) ở Java - Inđônêsia.
- Năm 1907: Người Hêyđenbec (Heidelberg)
- Năm 1925: Người vượn phương Nam Ôxtralôpitec (Australopithecus) ở Taung - Nam Phi.
- Năm 1927: Người vượn Bắc Kinh - Xinantrôp (Sianthropus)
- Năm 1961 - 1964: Người Khéo léo - Homo habilis ở Onduvai - Tanzania
Trong 30 năm gần đây nhiều cuộc khai quật được tiến hành, thu được rất nhiều số liệu mới, từ đó cho phép các nhà nghiên cứu đi đến một sơ đồ khái quát về quá trình tiến hóa từ tổ tiên trức tiếp đến loài người hiện đại như sau:
* Giống người vượn phương Nam Ôxtralôpitec, tổ tiên trực tiếp của loài người, có sự phân hóa đa dạng (có ít nhất 6 loài), niên đại từ 5 triệu (hoặc lâu hơn) đến 1,3 triệu năm trước đây.
* Người Khéo léo - Homo habilis là loài người cổ nhất, cách nay từ 3 triệu đến 1,6 triệu.
* Người Đứng thẳng - Homo erectus cách ngày nay khoảng 1,6 triệu năm và biến mất khoảng 400.000 năm trước đây.
* Người cổ Xapiên (Homo sapiens neandertalensis) xuất hiện cách nay khoảng 300.000 đến 150.000 năm trước đây.
* Người hiện đại Xapiên (Homo sapiens sapiens) có từ cách nay 40.000 đến 35.000 năm.
Từ đây chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề của quá trình tiến hóa thành người hiện đại theo sơ đồ khái quát trên.
Năm 1924, Tiến sĩ Raymond Dart, người dạy giải phẫu học ở Đại học Witwatersrand - Nam Phi, nhận được mẫu sọ tìm thấy ở Taung Nam Phi. Đó là sọ không đầy đủ một cá thể 3-5 tuổi, còn răng sữa, dung tích sọ 390cm3 niện đại thuộc Pliocen muộn. R.Dart khẳng định đó là một mẫu người tiền sử (pre-homonid) và đặt tên là Australopithecus africanus - Vượn phương Nam của châu Phi.
Đến năm 1936, Robert Broom tìm ra hóa thạch nữ của Australopithecus. Năm 1948 ông lại phát hiện ra Australopithecus robustus ở Kromdraai và ông cho rằng Australopithecus gồm ít nhất 2 loài: Australopithecus africanus nhỏ hơn và Australopithecus robustus lớn hơn
Năm 1959, hai vợ chồng nhà cổ nhân học Anh là Louis và Mary Leakey phát hiện loài Australopithecus ở hẻm vực Onduvai ở Bắc Tanzania (Hẻm vực Onduvai rất đặc biệt ở chỗ là vách đá dựng đứng cao cả trăm thước gồm các lớp địa chất xếp chồng lên nhau theo thứ tự thời gian). Họ đặt tên cho mẫu vật là Zinjanthropus boisei (Zij theo chữ Ả Rập là Đông Phi, còn boisei bắt nguồn từ tên của người tài trợ cho cuộc khai quật - Charles Boise) về sau gọi là Australopithecus boisei.
Ngày 30/11/1974, Donald Johanson người Mĩ phát hiện được mẫu gồm 52 xương không trùng lặp nhau của cá thể khoảng 20 tuổi, cao 1m và nặng khoảng gần 30kg mà ông đặt tên là Lucy (lấy từ tên bài hát “Lucy in the sky with diamonds” của ban nhạc “The Beathles”). Về sau được gọi là Australopithecus afarensis, có niên đại khoảng 3,5 triệu năm.
Tiếp đó hóa thạch Ôxtralôpitec được phát hiện nhiều nơi ở Đông và Nam Phi, tới trên 250 cá thể với tuổi địa chất từ 4 triệu đến 1 triệu năm cách ngày nay, trong đó Đông Phi được coi là nơi phát sinh Ôxtralôpitec vì ở đây phát hiện các dạng cổ nhất. Ngày nay người ta phân Ôxtralôpitec thành 3 loài: Australopithecus africanus (Ôxtralôpitec thanh mảnh), Australopithecus robustus (Ôxtralôpitec vạm vỡ) v Australopithecus boisei.
Nghiên cứu sâu có thể nhận thấy một số đặc điểm chung của Ôxtralôpitec như sau:
- Dung tích sọ trong khoảng 440-530 cm3, thành hộp sọ mỏng. Hộp sọ loe rộng nhất ở phần đáy. Ở loại hình vạm vỡ thường có gờ dọc trên vòm sọ.
- Dạng thanh mảnh cung mày dô vừa phải, dô nhiều ở dạng vạm vỡ.
- Phần mặt kích thước lớn so với phần hộp sọ.
- Cấu tạo phần sau hộp sọ, xương hông, xương chi chứng tỏ rằng Ôxtralôpitec đã đi thẳng bằng hai chi sau.
Vấn đề Ôxtralôpitec đã có công cụ hay chưa? Khi thám sát di chỉ Macapansgat (phía Bắc Sterfontein), R.Dart đã phát hiện thấy nhiều xương và sừng động vật móng guốc lớn. Ông cho rằng đó là khí cụ mà Ôxtralôpitec sử dụng để săn bắt các thú nhỏ và gọi đó là “nền văn hóa xương - răng - sừng” (the osteodontokeratic culture). Như vậy, theo R.Dart, Ôxtralôpitec mới chỉ biệt sử dụng công cụ, mầm mống văn hóa của loài người, chứ chưa làm ra công cụ.
Vậy trong các loài Australopithecus hiện đã phát hiện thì loài nào là tổ tiên trực tiếp của con người? Ý kiến còn khác nhau:
- Một số nhà nghiên cứu tương đối thống nhất cho rằng Australopithecus robustus là nhánh cụt của quá trình này, còn loài Ôxtralôpitec thanh mảnh Nam Phi (A.africanus) là tổ tiên trực tiếp của con người và có thể là tổ tiên chung của cả Homo v Australopithecus robustus.
- Một số khác do nghi ngại tuổi địa chất của Ôxtralôpitec thanh mảnh quá gần con người nên loài có niên đại cổ nhất là Australopithecus afarensis là tổ tiên chung nhưng xa của cả Homo và các Ôxtralôpitec còn lại.
Từ loài Vượn phương Nam Australopithecus dẫn đến quá trình phát triển của giống Người (Homo). Quá trình tiến hóa này theo trình tự: người Khéo léo (Homo habilis), người Đứng thẳng (Homo erectus), người cổ Xapin (archaic sapiens hay Homo sapiens neandertalensis) và Người hiện đại (Homo sapien sapien).
by:Lịch sử Việt Nam