Có một loài cây chỉ nở hoa lúc cuối đời
Trong cõi trần, có những loài cây nở hoa đẹp và buồn như những huyền thọai, như những triết nhân. Người ta khó vui được khi nhìn thấy một giàn hoa ty-gôn đỏ như màu máu vẳng về những câu thơ của TTKH. Nhìn hoa sen, lòng người chợt nhận ra lẽ vô thường thanh sạch của kiếp người. Ai đã từng có một đêm thức với hoa quỳnh, hẳn khó cầm được tấc lòng trước hình ảnh cái đẹp quá đỗi mong manh, mau chóng tàn phai. Người xưa một lần qua núi, thấy hoa lau nở trắng bạt ngàn, đã thảng thốt buông một câu hỏi buồn trong gió: Sao vừa nở ra đã vội bạc đầu thế hở lau ơi?...
Và có một loài cây chỉ nở hoa lúc cuối đời, nở xong là chết; nở như biết mình đã đến và sẽ ra đi trong cuộc đời; nở như những giây phút dọn mình để giã từ thế giới; nở tưng bừng như điệp khúc một giai điệu tráng ca. Loài đó là TRE.
Tôi nghĩ đã là người Việt Nam, dù ở đâu và làm gì, ai cũng mang trong mình một bóng tre của quê hương, xứ sở. Sau lũy tre làng, đó là nơi hội ngộ buồn vui của cả một cộng đồng người, của hàng bao thế hệ. Không biết tự bao giờ, tre đã tham dự vào cuộc sống con người như một thành tố không thể thiếu được. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa đã có cây tre trăm đốt. Và dẫu bây giờ nông thôn đã công nghiệp hóa, tre vẫn không thể thiếu được đối với người. Đó là cái đòn gánh có thể đàn hồi làm nhẹ vai cô thôn nữ gánh nước từ bến sông, gánh hàng ra chợ. Đó là mười sáu vành nón lá của mẹ tảo tần qua nắng qua mưa nuôi ta khôn lớn, của em dấu nụ cười e ấp mối tình đầu. Đó là giàn bí, giàn bầu nặng lòng câu ca” bầu ơi thương lấy bí cùng” mà cha ngồi hóng mát mỗi chiều. Đó là sợi lạc buộc chiếc bánh chưng xanh luôn gợi nhắc truyền thuyết Lang Liêu...Tre thủy chung một mối tình vĩnh cửu với người dân Việt.
Tre lặng lẽ hiến dâng cho đời và hy sinh tất cả. Trong hành trình dâng hiến của mình, tre dâng tặng con người âm thanh từ máu thịt của nó. Tre tạo nên tiếng sáo Trương Chi làm điêu đứng người con gái cành vàng lá ngọc. Tre tạo nên cây đàn bầu khiến cả thế giới phải nghiêng mình trước ngón độc huyền của một dân tộc, mà dân tộc ấy lại đa tình làm sao: Đàn bầu ai gảy nấy nghe, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu! Trên non ngàn Tây Nguyên, hồn tre nứa nhập vào đàn t’rưng, nhập vào đàn klông put, đàn chim đing, đàn đinh pah, và cả ching kram (chiêng tre) nữa...tạo nên âm sắc núi rừng Việt Nam độc đáo, không nơi nào có được. Và trong những ngày hội tưng bừng trên đỉnh non ngàn này, không thể thiếu những ché rượu cần mà những chiếc cần như những chiếc cầu của tình bạn, tình yêu, của men nồng cuộc sống...
Tôi nghĩ đã là người Việt Nam, dù ở đâu và làm gì, ai cũng mang trong mình một bóng tre của quê hương, xứ sở. Sau lũy tre làng, đó là nơi hội ngộ buồn vui của cả một cộng đồng người, của hàng bao thế hệ. Không biết tự bao giờ, tre đã tham dự vào cuộc sống con người như một thành tố không thể thiếu được. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa đã có cây tre trăm đốt. Và dẫu bây giờ nông thôn đã công nghiệp hóa, tre vẫn không thể thiếu được đối với người. Đó là cái đòn gánh có thể đàn hồi làm nhẹ vai cô thôn nữ gánh nước từ bến sông, gánh hàng ra chợ. Đó là mười sáu vành nón lá của mẹ tảo tần qua nắng qua mưa nuôi ta khôn lớn, của em dấu nụ cười e ấp mối tình đầu. Đó là giàn bí, giàn bầu nặng lòng câu ca” bầu ơi thương lấy bí cùng” mà cha ngồi hóng mát mỗi chiều. Đó là sợi lạc buộc chiếc bánh chưng xanh luôn gợi nhắc truyền thuyết Lang Liêu...Tre thủy chung một mối tình vĩnh cửu với người dân Việt.
Tre lặng lẽ hiến dâng cho đời và hy sinh tất cả. Trong hành trình dâng hiến của mình, tre dâng tặng con người âm thanh từ máu thịt của nó. Tre tạo nên tiếng sáo Trương Chi làm điêu đứng người con gái cành vàng lá ngọc. Tre tạo nên cây đàn bầu khiến cả thế giới phải nghiêng mình trước ngón độc huyền của một dân tộc, mà dân tộc ấy lại đa tình làm sao: Đàn bầu ai gảy nấy nghe, làm thân con gái chớ nghe đàn bầu! Trên non ngàn Tây Nguyên, hồn tre nứa nhập vào đàn t’rưng, nhập vào đàn klông put, đàn chim đing, đàn đinh pah, và cả ching kram (chiêng tre) nữa...tạo nên âm sắc núi rừng Việt Nam độc đáo, không nơi nào có được. Và trong những ngày hội tưng bừng trên đỉnh non ngàn này, không thể thiếu những ché rượu cần mà những chiếc cần như những chiếc cầu của tình bạn, tình yêu, của men nồng cuộc sống...
Nguồn: Internet.