rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
[h=1] Tham khảo :” What’s Wrong With Our Desires?”[/h]Is there any way to be more satisfied?
Published on August 14, 2011 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love
Tất cả chúng ta đều quen với tình huống phổ biến khi đạt được những gì mình khao khát và sau đó chúng ta không còn thỏa mãn với chúng. Liệu có điều gì sai trái với những khao khát của chúng ta ? Liệu có con đường nào khác giúp chúng ta cảm thấy thỏa mãn hơn ?
Theo Daniel Gilbert vàTimothy Wilson,chúng ta thường có xu hướng “miswant”, tức là khao khát một thứ gì đó mà chúng ta sẽ không còn thích chúng nữa sau khi đã đạt được chúng. Gilbert và Wilson giải thích cho khuynh hướng này như là 1 hậu quả của những thông tin hạn chế về chính bản thân chúng ta, về những trải nghiệm cụ thể, và về sự tương thích giữa 2 điều đó. Bởi vì chúng ta thiếu những thông tin này, nên tính hiệu lực của những dự đoán của chúng ta về tương lai của những trải nghiệm khao khát bị hạn chế.
Chúng ta có thể biết rằng mình khao khát 1 người nhất định, khi chúng ta cảm nhận điều đó trong tâm trí và cơ thể mình, nhưng khi chúng ta không hiểu bản thân mình và người khác đủ để dự đoán được kết cuộc của những ước muốn của chúng ta, thì nó có thể là 1 “ miswant”. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta dừng khao khát một người nào đó khi chúng ta bắt đầu dành nhiều thời gian với anh/cô ấy hơn.
Những dự đoán bị bóp méo liên quan đến bản tính tự nhiên của trải nghiệm khao khát có thể nhắm vào độ dài và tác động của trải nghiệm khao khát. Gilbert và Wilson cho rằng con người có xu hướng đánh giá quá mức độ dài của những sự kiện cảm xúc . Điều này có thể được giải thích bởi những gì chúng ta tập trung vào, và do đó tạo nên tác động lớn hơn của những trải nghiệm.
Khi chúng ta suy nghĩ về 1 trải nghiệm khao khát, những suy nghĩ của chúng ta tập trung vào trải nghiệm này, trong khi đó phớt lời những trải nghiệm và tình huống khác. Điều này đúng đối với hiện tại và ngay cả với tương lai. Theo đó, con người có xu hướng đánh giá quá mức về tác động tích cực của 1 trải nghiệm khao khát và họ thường thất vọng khi thấy trải nghiệm đó kém tích cực hơn so với kỳ vọng của họ.
Còn 1 yếu tố quan trọng nữa làm cho trải nghiệm khao khát ngắn hơn và chất lượng thấp hơn kỳ vọng của chúng ta – đó là sự thích ứng ( adaptation).
Những trải nghiệm khao khát tuyệt vời giảm đi cường độ của nó theo thời gian. Những đam mê mãnh liệt thường giảm đi theo thời gian. Đây là trải nghiệm của sự thích ứng. Do đó, tần số quan hệ tình dục với cùng 1 đối tác sẽ giảm dần khi mối quan hệ kéo dài, chỉ đạt được 1 nửa tần số sau 1 năm kết hôn so với tháng đầu tiên của hôn nhân, và giảm nhiều đi sau đó. Khi khao khát cảm xúc thường được dựa trên sự tri nhận về sự thay đổi thì cường độ của nhiều khao khát giảm đi khi chúng ta trở nên quen thuộc với trải nghiệm đó.
William Irvine chỉ ra khó khăn khác trong việc tiếp tục tận hưởng khao khát của chúng ta : Điều này gắn liền với xu hướng sẵn có của chúng ta là cảm giác bất mãn. Ông cho rằng quá trình tiến hóa đã bắt buộc chúng ta phải cảm thấy bất mãn với một vài hoàn cảnh mang tính ổn định, cho dù nó có thể là gì đi nữa. Thôi thúc muốn có nhiều hơn và tốt hơn đem lại lợi ích to lớn về mặt tiến hóa.
Như vậy, tôi đã chỉ ra một số nhân tố chính ngăn cản chúng ta tận hưởng những trải nghiệm khao khát của mình : (1) Miswant : mong muốn thứ gì đó mà chúng ta có thể sẽ không thích nó nữa sau khi đạt được nó , (2) Sự lượng giá không chính xác về độ dài và cường độ của sự kiện khao khát , (3) sự thích ứng : chúng ta ít khao khát hơn sau khi trải nghiệm đó lặp đi lặp lại , (4) xu hướng tiến hóa có sẵn của chúng ta là cảm giác bất mãn ( nó khuyến khích chúng ta tiếp tục tìm kiếm cách thức nâng cao hoàn cảnh sống của chúng ta ).
Tình trạng trên là kết quả của sự không phù hợp giữa những gì chúng ta thật sự muốn trải nghiệm về lâu dài và bản tính tự nhiên của trải nghiệm khao khát. Để làm giảm bớt sự thất vọng, có vẻ chúng ta cần phải tìm kiếm khả năng tương thích giữa bản tính tự nhiên của chúng ta và bản tính tự nhiên của trải nghiệm khao khát.
Để kéo dài 1 trải nghiệm khao khát thú vị thì trải nghiệm đó nên có 1 giá trị nội tại ( an intrinsic value ). Giá trị của 1 hoạt động có giá trị nội tại nằm ở chính bản thân hoạt động đó chứ không phải ở kết quả bên ngoài. Nghe nhạc và tư duy trí tuệ là những ví dụ của những hoạt động có giá trị nội tại: chúng ta nghe nhạc bởi vì chúng ta đánh giá cao việc này và không phải vì 1 mục tiêu cụ thể bên ngoài. 1 hoạt động có giá trị nội tại là 1 hoạt động thú vị, diễn ra liên tục.
Có 1 cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn tức là ám chỉ về sự hiện diện của nhiều hoạt động có giá trị nội tại trong cuộc sống của chúng ta. Trong khi tham gia vào những hoạt động thú vị đó, chúng ta không quan tâm đến việc đạt được một số mục tiêu khác ( bên ngoài ).
Tính cách của chúng ta không thay đổi một cách nhanh chóng, và những hoạt động có giá trị nội tại có vẻ duy trì được giá trị của chúng trong 1 thời gian dài.
Mặc dù xã hội của chúng ta tưởng thưởng những hoạt động có giá trị bên ngoài ( ngắn gọn và hiệu quả ), thì chúng ta vẫn có khả năng vô tận trong việc theo đuổi những hoạt động có giá trị nội tại khi mà giá trị của nó nằm trong chính bản thân hoạt động đó. Do đó, dù bạn thích đọc sách, viết lách, nhảy múa hoặc đắm chìm bản thân vào 1 công việc có tính phức tạp, bạn sẽ nhận được sự thỏa mãn bất tận từ những hoạt động như vậy. Việc viết lách hoặc suy tư của chúng ta không bao giờ kết thúc hoặc được xem là đã hoàn thành. Những hoạt động có giá trị bên ngoài có vẻ trở nên nhàm chán theo thời gian khi chúng ta không còn đánh giá cao vì lợi ích của chúng nữa; chúng ta chỉ đánh giá cao những mục tiêu mà mình hy vọng sẽ đạt được khi thực hiện.
Nếu bạn liên tục áp dụng theo những sở thích của người khác thì đó là 1 cách chắc chắn để trở nên bất mãn. Người bạn đời của chúng ta không nên có cảm giác bị “bỏ rơi” khi bạn dấn mình vào những hoạt động có giá trị nội tại, và người ấy cũng nên tự tìm cho mình những hoạt động có giá trị nội tại của riêng họ, và cả hai người nên cố gắng đảm bảo rằng có ít nhất một vài trong số những hoạt động có giá trị nội tại đó có cả 2 tham gia. Chúng ta thường thấy những trường hợp người phụ nữ ít bảo vệ cho quyền được tham gia những hoạt động có giá trị nội tại của họ; phụ nữ thường hành xử theo cách này để trở nên quyến rũ trong mắt người bạn đời của cô ấy. Nhưng điều này lại không làm cho phụ nữ hạnh phúc khi kết thúc một ngày, khi mà hạnh phúc lâu dài của họ phụ thuộc vào việc thực hiện những hoạt động có tính tương thích với tính cách cơ bản và những nhu cầu của họ.
Những hoạt động có giá trị nội tại ít bao gồm 4 yếu tố ( nêu trên ) khiến chúng ta cảm thấy thất vọng với những khao khát của mình. Ví dụ như yếu tố trải nghiệm “miswant” hoặc đánh giá sai về giá trị tương lai của 1 trải nghiệm thường không xuất hiện trong những hoạt động có giá trị nội tại. Hoạt động có giá trị nội tại tương thích với nét tính cách cơ bản của chúng ta, nó có thể duy trì sự ổn định ít hoặc nhiều hơn. Trong những hoạt động có giá trị nội tại sâu sắc thì quá trình thích ứng không diễn ra. Chúng ta không thể nói rằng mình trở nên quen thuộc với những tư duy trí tuệ nên nó trở thành vô giá trị với chúng ta bây giờ. Trong kiểu hoạt động này, chúng ta đã có 1 khuynh hướng nội tại để trở nên thỏa mãn.
Tóm lại, không có điều gì sai trái với những khao khát của con người, chừng nào mà chúng được thể hiện trong những hoạt động có giá trị nội tại. Không phải tất cả những hoạt động của chúng ta có thể hoặc nên như thế này, nhưng khi mà tỷ lệ của những hoạt động có giá trị nội tại càng lớn thì viễn cảnh duy trì cường độ hạnh phúc và những khao khát lãng mạn của chúng ta càng lớn trong 1 thời gian dài.
Những xem xét ở trên có thể được tóm gọn trong lời nói sau :” Anh yêu, em biết rằng anh đang buồn chán, nhưng nếu anh nỗ lực hơn nữa để tìm ra những hoạt động mà anh muốn làm vì lợi ích của chính mình, và nếu một vài trong số những hoạt động đó chúng ta có thể tận hưởng, làm cùng nhau thì chúng ta có thể ít cảm thấy thất vọng về nhau hơn”.
Published on August 14, 2011 by Aaron Ben-Zeév, Ph.D. in In the Name of Love
Tất cả chúng ta đều quen với tình huống phổ biến khi đạt được những gì mình khao khát và sau đó chúng ta không còn thỏa mãn với chúng. Liệu có điều gì sai trái với những khao khát của chúng ta ? Liệu có con đường nào khác giúp chúng ta cảm thấy thỏa mãn hơn ?
Theo Daniel Gilbert vàTimothy Wilson,chúng ta thường có xu hướng “miswant”, tức là khao khát một thứ gì đó mà chúng ta sẽ không còn thích chúng nữa sau khi đã đạt được chúng. Gilbert và Wilson giải thích cho khuynh hướng này như là 1 hậu quả của những thông tin hạn chế về chính bản thân chúng ta, về những trải nghiệm cụ thể, và về sự tương thích giữa 2 điều đó. Bởi vì chúng ta thiếu những thông tin này, nên tính hiệu lực của những dự đoán của chúng ta về tương lai của những trải nghiệm khao khát bị hạn chế.
Chúng ta có thể biết rằng mình khao khát 1 người nhất định, khi chúng ta cảm nhận điều đó trong tâm trí và cơ thể mình, nhưng khi chúng ta không hiểu bản thân mình và người khác đủ để dự đoán được kết cuộc của những ước muốn của chúng ta, thì nó có thể là 1 “ miswant”. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta dừng khao khát một người nào đó khi chúng ta bắt đầu dành nhiều thời gian với anh/cô ấy hơn.
Những dự đoán bị bóp méo liên quan đến bản tính tự nhiên của trải nghiệm khao khát có thể nhắm vào độ dài và tác động của trải nghiệm khao khát. Gilbert và Wilson cho rằng con người có xu hướng đánh giá quá mức độ dài của những sự kiện cảm xúc . Điều này có thể được giải thích bởi những gì chúng ta tập trung vào, và do đó tạo nên tác động lớn hơn của những trải nghiệm.
Khi chúng ta suy nghĩ về 1 trải nghiệm khao khát, những suy nghĩ của chúng ta tập trung vào trải nghiệm này, trong khi đó phớt lời những trải nghiệm và tình huống khác. Điều này đúng đối với hiện tại và ngay cả với tương lai. Theo đó, con người có xu hướng đánh giá quá mức về tác động tích cực của 1 trải nghiệm khao khát và họ thường thất vọng khi thấy trải nghiệm đó kém tích cực hơn so với kỳ vọng của họ.
Còn 1 yếu tố quan trọng nữa làm cho trải nghiệm khao khát ngắn hơn và chất lượng thấp hơn kỳ vọng của chúng ta – đó là sự thích ứng ( adaptation).
Những trải nghiệm khao khát tuyệt vời giảm đi cường độ của nó theo thời gian. Những đam mê mãnh liệt thường giảm đi theo thời gian. Đây là trải nghiệm của sự thích ứng. Do đó, tần số quan hệ tình dục với cùng 1 đối tác sẽ giảm dần khi mối quan hệ kéo dài, chỉ đạt được 1 nửa tần số sau 1 năm kết hôn so với tháng đầu tiên của hôn nhân, và giảm nhiều đi sau đó. Khi khao khát cảm xúc thường được dựa trên sự tri nhận về sự thay đổi thì cường độ của nhiều khao khát giảm đi khi chúng ta trở nên quen thuộc với trải nghiệm đó.
William Irvine chỉ ra khó khăn khác trong việc tiếp tục tận hưởng khao khát của chúng ta : Điều này gắn liền với xu hướng sẵn có của chúng ta là cảm giác bất mãn. Ông cho rằng quá trình tiến hóa đã bắt buộc chúng ta phải cảm thấy bất mãn với một vài hoàn cảnh mang tính ổn định, cho dù nó có thể là gì đi nữa. Thôi thúc muốn có nhiều hơn và tốt hơn đem lại lợi ích to lớn về mặt tiến hóa.
Như vậy, tôi đã chỉ ra một số nhân tố chính ngăn cản chúng ta tận hưởng những trải nghiệm khao khát của mình : (1) Miswant : mong muốn thứ gì đó mà chúng ta có thể sẽ không thích nó nữa sau khi đạt được nó , (2) Sự lượng giá không chính xác về độ dài và cường độ của sự kiện khao khát , (3) sự thích ứng : chúng ta ít khao khát hơn sau khi trải nghiệm đó lặp đi lặp lại , (4) xu hướng tiến hóa có sẵn của chúng ta là cảm giác bất mãn ( nó khuyến khích chúng ta tiếp tục tìm kiếm cách thức nâng cao hoàn cảnh sống của chúng ta ).
Tình trạng trên là kết quả của sự không phù hợp giữa những gì chúng ta thật sự muốn trải nghiệm về lâu dài và bản tính tự nhiên của trải nghiệm khao khát. Để làm giảm bớt sự thất vọng, có vẻ chúng ta cần phải tìm kiếm khả năng tương thích giữa bản tính tự nhiên của chúng ta và bản tính tự nhiên của trải nghiệm khao khát.
Để kéo dài 1 trải nghiệm khao khát thú vị thì trải nghiệm đó nên có 1 giá trị nội tại ( an intrinsic value ). Giá trị của 1 hoạt động có giá trị nội tại nằm ở chính bản thân hoạt động đó chứ không phải ở kết quả bên ngoài. Nghe nhạc và tư duy trí tuệ là những ví dụ của những hoạt động có giá trị nội tại: chúng ta nghe nhạc bởi vì chúng ta đánh giá cao việc này và không phải vì 1 mục tiêu cụ thể bên ngoài. 1 hoạt động có giá trị nội tại là 1 hoạt động thú vị, diễn ra liên tục.
Có 1 cuộc sống hạnh phúc và thỏa mãn tức là ám chỉ về sự hiện diện của nhiều hoạt động có giá trị nội tại trong cuộc sống của chúng ta. Trong khi tham gia vào những hoạt động thú vị đó, chúng ta không quan tâm đến việc đạt được một số mục tiêu khác ( bên ngoài ).
Tính cách của chúng ta không thay đổi một cách nhanh chóng, và những hoạt động có giá trị nội tại có vẻ duy trì được giá trị của chúng trong 1 thời gian dài.
Mặc dù xã hội của chúng ta tưởng thưởng những hoạt động có giá trị bên ngoài ( ngắn gọn và hiệu quả ), thì chúng ta vẫn có khả năng vô tận trong việc theo đuổi những hoạt động có giá trị nội tại khi mà giá trị của nó nằm trong chính bản thân hoạt động đó. Do đó, dù bạn thích đọc sách, viết lách, nhảy múa hoặc đắm chìm bản thân vào 1 công việc có tính phức tạp, bạn sẽ nhận được sự thỏa mãn bất tận từ những hoạt động như vậy. Việc viết lách hoặc suy tư của chúng ta không bao giờ kết thúc hoặc được xem là đã hoàn thành. Những hoạt động có giá trị bên ngoài có vẻ trở nên nhàm chán theo thời gian khi chúng ta không còn đánh giá cao vì lợi ích của chúng nữa; chúng ta chỉ đánh giá cao những mục tiêu mà mình hy vọng sẽ đạt được khi thực hiện.
Nếu bạn liên tục áp dụng theo những sở thích của người khác thì đó là 1 cách chắc chắn để trở nên bất mãn. Người bạn đời của chúng ta không nên có cảm giác bị “bỏ rơi” khi bạn dấn mình vào những hoạt động có giá trị nội tại, và người ấy cũng nên tự tìm cho mình những hoạt động có giá trị nội tại của riêng họ, và cả hai người nên cố gắng đảm bảo rằng có ít nhất một vài trong số những hoạt động có giá trị nội tại đó có cả 2 tham gia. Chúng ta thường thấy những trường hợp người phụ nữ ít bảo vệ cho quyền được tham gia những hoạt động có giá trị nội tại của họ; phụ nữ thường hành xử theo cách này để trở nên quyến rũ trong mắt người bạn đời của cô ấy. Nhưng điều này lại không làm cho phụ nữ hạnh phúc khi kết thúc một ngày, khi mà hạnh phúc lâu dài của họ phụ thuộc vào việc thực hiện những hoạt động có tính tương thích với tính cách cơ bản và những nhu cầu của họ.
Những hoạt động có giá trị nội tại ít bao gồm 4 yếu tố ( nêu trên ) khiến chúng ta cảm thấy thất vọng với những khao khát của mình. Ví dụ như yếu tố trải nghiệm “miswant” hoặc đánh giá sai về giá trị tương lai của 1 trải nghiệm thường không xuất hiện trong những hoạt động có giá trị nội tại. Hoạt động có giá trị nội tại tương thích với nét tính cách cơ bản của chúng ta, nó có thể duy trì sự ổn định ít hoặc nhiều hơn. Trong những hoạt động có giá trị nội tại sâu sắc thì quá trình thích ứng không diễn ra. Chúng ta không thể nói rằng mình trở nên quen thuộc với những tư duy trí tuệ nên nó trở thành vô giá trị với chúng ta bây giờ. Trong kiểu hoạt động này, chúng ta đã có 1 khuynh hướng nội tại để trở nên thỏa mãn.
Tóm lại, không có điều gì sai trái với những khao khát của con người, chừng nào mà chúng được thể hiện trong những hoạt động có giá trị nội tại. Không phải tất cả những hoạt động của chúng ta có thể hoặc nên như thế này, nhưng khi mà tỷ lệ của những hoạt động có giá trị nội tại càng lớn thì viễn cảnh duy trì cường độ hạnh phúc và những khao khát lãng mạn của chúng ta càng lớn trong 1 thời gian dài.
Những xem xét ở trên có thể được tóm gọn trong lời nói sau :” Anh yêu, em biết rằng anh đang buồn chán, nhưng nếu anh nỗ lực hơn nữa để tìm ra những hoạt động mà anh muốn làm vì lợi ích của chính mình, và nếu một vài trong số những hoạt động đó chúng ta có thể tận hưởng, làm cùng nhau thì chúng ta có thể ít cảm thấy thất vọng về nhau hơn”.