• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Cơ hội xét tuyển NV 2, NV 3 tốt hơn

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Cơ hội xét tuyển NV 2, NV 3 tốt hơn


Các trường sẽ phải công khai các thông tin điểm, chỉ tiêu, thí sinh thi đạt hay không đạt... lên trang web để thí sinh theo dõi và từ đó đánh giá cơ hội của mình

Trước khi kỳ thi chính thức khởi động, lãnh đạo nhiều trường ĐH, CĐ đã kiến nghị một số vấn đề để Bộ GD-ĐT xem xét xử lý.

81697609811-DHBK-HNo.jpg

Sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội giờ tan trường

“Ngán” với thi nhờ

Lãnh đạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết năm nay, trường quyết định không nhận thí sinh thi nhờ, chỉ nhận hồ sơ và tổ chức thi cho những thí sinh dự thi vào trường. Việc từ chối thi nhờ này bắt nguồn từ chuyện sau nhiều năm tổ chức thi “3 chung”, nhiều trường đã cảm thấy mệt mỏi, phiền phức khi phải “gánh” thêm đối tượng thí sinh diện thi nhờ này.

Ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, cho rằng các trường tổ chức thi rất vất vả với việc thi nhờ. Bởi sau khi có điểm thi, trường phải mất nhiều thời gian lọc hồ sơ của thí sinh thi nhờ để gửi giấy báo cho trường có thí sinh đăng ký. Do vậy, theo ông Châu, bộ nên xem xét quy định gửi giấy báo kết quả thí sinh thi nhờ về từng sở GD-ĐT thay cho gửi về từng trường như hiện nay.

Cùng quan điểm này, ông Hoàng Văn Thi, Trường ĐH Hồng Đức, cũng đề nghị Bộ GD-ĐT sửa đổi quy định để các trường tổ chức thi gửi giấy báo điểm cho thí sinh thi nhờ về Sở GD-ĐT để sau đó tiện xét tuyển nguyện vọng (NV) 2, NV 3.

Sau 6 năm áp dụng phương thức thi trắc nghiệm, đến kỳ tuyển sinh năm 2011 này, nhiều trường ĐH, CĐ kiến nghị Bộ GD-ĐT cần đưa các quy định về thi trắc nghiệm vào quy chế thi chính thức.

Ông Đinh Xuân Mạnh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải, cho biết mỗi kỳ tuyển sinh, trường phải tự soạn quy chế riêng cho môn thi trắc nghiệm nên rất khó khăn. Còn theo ông Nguyễn Văn Bảng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp, theo quy trình hiện nay, đề thi của môn trắc nghiệm được giao cho cán bộ coi thi sớm hơn đề thi của môn tự luận khoảng 60 phút. Việc này gây khó khăn cho công tác an ninh và bảo mật đề thi.

Công khai thông tin tuyển sinh

Trước đề xuất của nhiều trường cho rằng cần công khai thông tin tuyển sinh để tạo điều kiện cho thí sinh xét tuyển NV2, NV3, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã đồng ý về nguyên tắc cần phải công khai, đồng thời kéo dài thời hạn xét tuyển thay vì quy định quá gấp như các mùa tuyển sinh trước đây. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là việc xử lý kỹ thuật để làm sao bảo đảm quyền lợi ngang bằng cho các thí sinh ở xa hay ít có điều kiện tiếp xúc với thông tin điện tử...

Về vấn đề này, ông Đỗ Thanh Duy, thành viên Ban Chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT, cho biết các trường sẽ phải công khai các thông tin điểm, chỉ tiêu, thí sinh đạt hay không đạt... lên trang web để thí sinh theo dõi và từ đó đánh giá cơ hội của mình. Riêng việc thí sinh có được rút hồ sơ để nộp sang trường khác (khi thời gian nhận hồ sơ xét tuyển vẫn còn) hay không, ông Duy cho biết là bộ sẽ cân nhắc kỹ nhằm bảo đảm quyền lợi cho tất cả thí sinh. Năm nay, dự kiến thời gian xét tuyển NV2, NV3 kéo dài thêm 5 ngày so với kỳ tuyển sinh năm 2010.
Sẽ sớm nghiên cứu quy chế về thi trắc nghiệm

Trước ý kiến của các trường, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết sẽ sớm nghiên cứu quy chế về thi trắc nghiệm nhưng theo hướng quy chế chỉ nêu những vấn đề chung, vẫn phải có hướng dẫn chi tiết kèm theo để tránh những sai sót có thể xảy ra gây thiệt hại cho thí sinh. Về quy trình thời gian biểu của các môn thi tự luận và trắc nghiệm, ông Nghĩa cho biết Bộ GD-ĐT sẽ xem xét điểm nào thống nhất được sẽ thực hiện. Tuy nhiên, do đặc thù của mỗi phương thức thi nên có những điểm không thể thống nhất được. Vì vậy mà vẫn sẽ có những khác biệt và chênh lệch.




Theo NLĐ.
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top