Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
Xã hội học tập
Cô học trò phụ việc ở căngtin
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ButNghien" data-source="post: 66674" data-attributes="member: 18"><p style="text-align: center"><span style="font-size: 15px"><strong>Cô học trò phụ việc ở căngtin</strong></span></p><p></p><p>Võ Thị Thanh Thùy (lớp 11A11 THPT Nguyễn Huệ, thị xã Bình Long, Bình Phước) chào đời trong hoàn cảnh khá ngặt nghèo: ba qua đời vì đột quỵ, mẹ bệnh tật triền miên.</p><p> </p><p> <p style="text-align: center"><img src="https://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=466620" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /> </p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">Thanh Thùy và công việc hằng ngày ở căngtin trường - Ảnh: T.V.PHƯƠNG</p> <p style="text-align: center"></p><p></p><p> Vậy mà cô bé vẫn lớn lên, học giỏi và là phát thanh viên của chương trình phát thanh măng non ở trường hồi học cấp II nhờ giọng đọc trong trẻo, truyền cảm. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện năm lớp 9, Thùy đã liên tiếp gây ngạc nhiên cho bạn bè, thầy cô khi cùng lúc đoạt giải III môn văn và giải khuyến khích môn vật lý.</p><p></p><p> <strong>Nghèo khó và rủi ro</strong></p><p></p><p> Đồ chơi, áo quần mới... là những thứ xa xỉ với Thùy suốt cả thời ấu thơ lẫn hiện tại. Không có anh chị em, Thùy thường thui thủi ở nhà tự học và làm việc vặt mỗi khi mẹ đi làm mướn. Tuy phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn cả tinh thần lẫn vật chất, Thùy vẫn khiến mọi người yêu quý vì sự lễ phép và chăm học hiếm có của mình.</p><p></p><p> Chưa kịp tận hưởng niềm vui lớn từ học tập thì cuối năm lớp 9, gánh nặng gia đình đột ngột chuyển từ vai mẹ sang Thùy. Do bị xe tông khá nặng khi đang trên đường về nhà, mẹ Thùy bị gãy chân, sức khỏe suy kiệt hẳn và phải nằm dưỡng thương tại bệnh viện.</p><p></p><p> Không có tiền trả viện phí, thuốc men... hai mẹ con cắn răng bán đi ngôi nhà nhỏ của mình để giải quyết nợ nần và đến ở nhờ nhà một người bà con. Đứng giữa việc bước tiếp vào lớp 10 ở ngôi trường cách nhà 20km và hình ảnh người mẹ gầy nhom, không còn sức tự chăm lo chính mình, Thùy giấu nước mắt, khép ước mơ và chấp nhận dừng học. Không chỉ là nước mắt, Thùy cũng nhiều lần giấu vẻ mặt đau đớn với căn bệnh viêm xoang, viêm khớp mãn tính, suy tim... mỗi khi trở trời mà không có thuốc uống.</p><p></p><p> Ngày mẹ chập chững đi lại được là ngày Thùy thấy hạnh phúc nhất. “Lúc đó niềm vui trong em được nhân đôi bởi sức khỏe của mẹ đã hồi phục, và em lại có hi vọng được quay trở về trường học”, Thùy nhớ lại.</p><p><strong></strong></p><p> <strong>Đi học lại!</strong></p><p></p><p> Thùy tự mình cầm hồ sơ đến nộp vào Trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Bình Long cũ) và may mắn được các thầy cô tại đây đồng ý tiếp nhận.</p><p></p><p> Nhập học trễ hơn một năm so với chúng bạn cùng trang lứa, Thùy tự hứa phải cố gắng gấp nhiều lần để lấy lại những kiến thức ít nhiều bị rơi rớt và đuổi kịp bè bạn. Do nhà xa trường nên Thùy xin phép mẹ ở lại ký túc xá của trường và nhận việc rửa chén bát, quét dọn, phục vụ căngtin mỗi ngày để trả chi phí ăn, ở.</p><p></p><p> Hằng ngày Thùy dậy từ lúc 4 giờ sáng để kịp chuẩn bị mọi thứ ở căngtin. Sau khi đi học về, Thùy tiếp tục làm ca chiều đến tầm 7 giờ và chỉ bưng bát cơm, cầm quyển vở khi mọi việc đã xong xuôi. Nhọc nhằn là thế nhưng Thùy vẫn luôn tri ân người quản lý ký túc xá đã giúp em giải quyết được vấn đề tiền nong.</p><p></p><p> Tuy điểm số năm lớp 10 của em chỉ dừng ở mức 7,83 và là học sinh khá, nhưng nghị lực của Thùy đã khiến nhiều thầy cô, bè bạn trong trường nể phục.</p><p></p><p> Cô Nguyễn Thị Hải (giáo viên chủ nhiệm lớp 10 của Thùy) không tiếc lời khen khi nhắc về cô học trò nhỏ: “Thùy đi học ai cũng thương và quý. Tất cả là bởi em luôn cố gắng hết sức trong học tập lẫn phong trào dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, còn bản thân thì mắc nhiều bệnh tật. Tôi tin rằng rất nhiều người không chỉ trong lớp mà cả trong trường đều luôn nghĩ về Thùy như một tấm gương sáng để noi theo”.</p><p></p><p> Hiện tại Thùy được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh của trường, cô bạn bộc bạch: “Em sẽ cố học hết sức để có thể trở thành bác sĩ, sau này lỡ mẹ có can hệ gì thì ít ra em có thể lo cho mẹ...”. Thùy lại nghĩ đến mẹ, trong khi bản thân vẫn mang nhiều căn bệnh chưa được chữa trị.</p><p> </p><p></p><p></p><p></p><p>Theo TTO.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ButNghien, post: 66674, member: 18"] [CENTER][SIZE=4][B]Cô học trò phụ việc ở căngtin[/B][/SIZE][/CENTER] Võ Thị Thanh Thùy (lớp 11A11 THPT Nguyễn Huệ, thị xã Bình Long, Bình Phước) chào đời trong hoàn cảnh khá ngặt nghèo: ba qua đời vì đột quỵ, mẹ bệnh tật triền miên. [CENTER][IMG]https://phienbancu.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=466620[/IMG] Thanh Thùy và công việc hằng ngày ở căngtin trường - Ảnh: T.V.PHƯƠNG [/CENTER] Vậy mà cô bé vẫn lớn lên, học giỏi và là phát thanh viên của chương trình phát thanh măng non ở trường hồi học cấp II nhờ giọng đọc trong trẻo, truyền cảm. Trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện năm lớp 9, Thùy đã liên tiếp gây ngạc nhiên cho bạn bè, thầy cô khi cùng lúc đoạt giải III môn văn và giải khuyến khích môn vật lý. [B]Nghèo khó và rủi ro[/B] Đồ chơi, áo quần mới... là những thứ xa xỉ với Thùy suốt cả thời ấu thơ lẫn hiện tại. Không có anh chị em, Thùy thường thui thủi ở nhà tự học và làm việc vặt mỗi khi mẹ đi làm mướn. Tuy phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn cả tinh thần lẫn vật chất, Thùy vẫn khiến mọi người yêu quý vì sự lễ phép và chăm học hiếm có của mình. Chưa kịp tận hưởng niềm vui lớn từ học tập thì cuối năm lớp 9, gánh nặng gia đình đột ngột chuyển từ vai mẹ sang Thùy. Do bị xe tông khá nặng khi đang trên đường về nhà, mẹ Thùy bị gãy chân, sức khỏe suy kiệt hẳn và phải nằm dưỡng thương tại bệnh viện. Không có tiền trả viện phí, thuốc men... hai mẹ con cắn răng bán đi ngôi nhà nhỏ của mình để giải quyết nợ nần và đến ở nhờ nhà một người bà con. Đứng giữa việc bước tiếp vào lớp 10 ở ngôi trường cách nhà 20km và hình ảnh người mẹ gầy nhom, không còn sức tự chăm lo chính mình, Thùy giấu nước mắt, khép ước mơ và chấp nhận dừng học. Không chỉ là nước mắt, Thùy cũng nhiều lần giấu vẻ mặt đau đớn với căn bệnh viêm xoang, viêm khớp mãn tính, suy tim... mỗi khi trở trời mà không có thuốc uống. Ngày mẹ chập chững đi lại được là ngày Thùy thấy hạnh phúc nhất. “Lúc đó niềm vui trong em được nhân đôi bởi sức khỏe của mẹ đã hồi phục, và em lại có hi vọng được quay trở về trường học”, Thùy nhớ lại. [B] Đi học lại![/B] Thùy tự mình cầm hồ sơ đến nộp vào Trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Bình Long cũ) và may mắn được các thầy cô tại đây đồng ý tiếp nhận. Nhập học trễ hơn một năm so với chúng bạn cùng trang lứa, Thùy tự hứa phải cố gắng gấp nhiều lần để lấy lại những kiến thức ít nhiều bị rơi rớt và đuổi kịp bè bạn. Do nhà xa trường nên Thùy xin phép mẹ ở lại ký túc xá của trường và nhận việc rửa chén bát, quét dọn, phục vụ căngtin mỗi ngày để trả chi phí ăn, ở. Hằng ngày Thùy dậy từ lúc 4 giờ sáng để kịp chuẩn bị mọi thứ ở căngtin. Sau khi đi học về, Thùy tiếp tục làm ca chiều đến tầm 7 giờ và chỉ bưng bát cơm, cầm quyển vở khi mọi việc đã xong xuôi. Nhọc nhằn là thế nhưng Thùy vẫn luôn tri ân người quản lý ký túc xá đã giúp em giải quyết được vấn đề tiền nong. Tuy điểm số năm lớp 10 của em chỉ dừng ở mức 7,83 và là học sinh khá, nhưng nghị lực của Thùy đã khiến nhiều thầy cô, bè bạn trong trường nể phục. Cô Nguyễn Thị Hải (giáo viên chủ nhiệm lớp 10 của Thùy) không tiếc lời khen khi nhắc về cô học trò nhỏ: “Thùy đi học ai cũng thương và quý. Tất cả là bởi em luôn cố gắng hết sức trong học tập lẫn phong trào dù hoàn cảnh gia đình khó khăn, còn bản thân thì mắc nhiều bệnh tật. Tôi tin rằng rất nhiều người không chỉ trong lớp mà cả trong trường đều luôn nghĩ về Thùy như một tấm gương sáng để noi theo”. Hiện tại Thùy được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh của trường, cô bạn bộc bạch: “Em sẽ cố học hết sức để có thể trở thành bác sĩ, sau này lỡ mẹ có can hệ gì thì ít ra em có thể lo cho mẹ...”. Thùy lại nghĩ đến mẹ, trong khi bản thân vẫn mang nhiều căn bệnh chưa được chữa trị. Theo TTO. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
NGÔI NHÀ CHUNG
CAFE VnKienThuc
DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC
Xã hội học tập
Cô học trò phụ việc ở căngtin
Top