[FONT="]Văn học đồng tính hiện nay không còn xa lạ trên thế giới nhưng ở Việt Nam nhắc đến “đồng tính luyến ái” nhiều nhà nghiên cứu hoặc cho đó là một lĩnh vực “nhạy cảm”, hoặc cho đó là dung tục và tầm thường mà bỏ qua. Thế nhưng văn học Việt Nam đương đại lại đang xôn xao vì những tác phẩm ra đời đề cập đến người đồng tính dưới nhiều góc độ. Đã có nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề này, khen cũng nhiều mà chê cũng không ít. Tuy nhiên, chúng ta không quan tâm nhiều đến những ý kiến ấy mà chủ yếu thử nhìn nhận và đánh giá xem văn học Việt Nam có hay không có dòng văn học đồng tính trong dòng chảy chung của nền văn học nước nhà.[/FONT]
[FONT="]Ngược dòng thời gian…[/FONT]
[FONT="]Trường hợp điển hình tiêu biểu của sự đảo trang trong văn học Việt Nam hẳn phải là sự tích “Quan Âm Thị Kính” và đây cũng là khuôn mẫu cho một biến tác hiện đại khá lý thú đi đôi với sự đảo vị giới tính trong cuốn tiểu thuyết lãng mạn “Hồn bướm mơ tiên” (1932) của Khái Hưng giữa hai nhân vật Lan và Ngọc.[/FONT]
[FONT="]
Hình 1: Hồm bướm mơ tiên - Khái hưng.
Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, nhiều người đã viết về ông và nhiều nhất là về thơ tình của ông. Nhưng trong thơ tình của Xuân Diệu, những đối tượng nào được ông yêu thì hình như chưa có ai bàn đến. Trong khi điều đó lại chính là điểm hứa hẹn nhiều chuyện thú vị. [FONT="]Thơ của ông vua thơ tình này có những tác phẩm rất hay về đề tài mà chúng ta đang đề cập. Mở đầu bài thơ “Tình trai” trong tập “Thơ Thơ” (1938) bằng cách trưng dụng hai nhân vật đồng tính điển hình của thơ văn lãng mạn Pháp, Xuân Diệu nhẹ nhàng buông nét bút: “Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine; Hai chàng thi sĩ choáng hơi men; Say thơ xa lạ, mê tình bạn; Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen; …Thây kệ thiên đường và địa ngục ![/FONT][FONT="]; [/FONT][FONT="]Không hề mặc cả, họ yêu nhau”.[/FONT][FONT="]Tuy rất táo tợn và bộc trực, dục cảm này thực ra lại được định vị không chỉ trong một phạm vi biểu trưng cho sự dị biệt văn hóa mà còn ngoài phạm vi của tình dục. Ngoài ra, Xuân Diệu cũng có các bài thơ khác viết về đề tài này như: “Tặng bạn bây giờ”, “Đời anh em đã đi qua” với những vần thơ thương nhớ: “[/FONT][FONT="]Từ đây anh lại trong đời; Bữa ăn ngồi với một đôi đũa cầm; Giường kia một bóng anh nằm; Phòng văn một sách đăm đăm sớm chiều”. [/FONT][FONT="]Bài thơ [/FONT][FONT="]“Em đi” [/FONT][FONT="]– bài thơ tặng mối tình trai của ông với Hoàng Cát. Hoàng Cát – người được Xuân Diệu gọi là “em”, em Cát, người em có khuôn mặt như đoá hoa, là một người con trai. Và chúng ta thấy, dù người yêu là con trai thì tình cảm của Xuân Diệu vẫn dạt dào và nồng cháy. Chính xác chỉ có Xuân Diệu yêu Hoàng Cát, còn Hoàng Cát suốt cả đời chỉ biết thương Xuân Diệu, thương đến vô cùng. Thương quá hóa chiều, Hoàng Cát chỉ chiều yêu Xuân Diệu.
[/FONT][/FONT] [FONT="]Và tuy dựa trên một khung truyện đầy rẫy những lời cợt nhả về chuyện ái ân trong một đêm thù tạc chỉ riêng cho bạn trai với nhau trước ngày tân hôn, truyện ngắn “Thân thể” trong tập “Phấn thông vàng” (1939), Xuân Diệu lại tỏ vẻ ghê ghét tình dục và thậm chí cả nữ giới một cách lạ kỳ về nội dung lẫn văn phong, nhất là khi cao điểm của truyện ra tuyên ngôn lên án tất cả mọi hành vi tính giao, nhất là với đàn bà, và coi đó như là nguyên nhân đưa nam giới vào con đường sa đọa và bệnh hoạn về cả thể xác lẫn tâm hồn.[/FONT]
[FONT="]Xoay quanh vấn đề này, xu hướng hiện nay có nhiều người đề cập đến hiện tượng đồng tính và tác phẩm văn học đồng tính ở ông. Họ không giấu được sự khoái chí khi biết rằng rất nhiều thơ tình Xuân Diệu thực chất là… tình trai. Tuy vậy, cũng có nhiều người lại đưa ra lý luận của mình rằng chả lẽ trong thơ Xuân Diệu, những tác phẩm viết về tình trai thì những thi phẩm ái tình ấy chả còn nghĩa lý, mùi mẽ gì và thực ra, khi chúng ta đọc “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” làm sao có thể bảo được bài này là tình trai, bài kia là tình gái ? Làm sao có thể căn cứ vào tên người được Xuân Diệu đề tặng toàn là đàn ông để khẳng định hàm hồ rằng các thi phẩm ấy là kết quả của những tình yêu đồng tính. Họ bảo, nếu cứ cho rằng đó là tình trai thì khát khao luyến ái ấy dành cho đối tượng nào chẳng là luyến ái, có gì là không chính đáng, có gì là không lành mạnh ? mà rằng khi nó đã kết tinh thành những tiếng thơ làm say mê lòng người đọc bao thế hệ, thì nó cứ là tiếng lòng chân chính đáng được chia sẻ và trân trọng. Những luồng ý kiến này đều gay gắt, đều có cái được và cái chưa được, chưa thấy ai chịu nhường ai trong cuộc chiến.[/FONT]
[FONT="]Nhà thơ Huy Cận của chúng ta cũng có một số bài thơ như “Vạn Lý Tình”: [FONT="]Người ở bên này, ta ở đây; Chờ mong phương nọ, ngóng phương này; Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm; Vạn lý sầu lên núi tiếp mây…; Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày; Chiếu chăn không ấm người nằm một; Thương bạn chiều ôm, sầu gối tay. [/FONT][FONT="]Bài [/FONT][FONT="]“Mai Sau”, “Ngủ Chung”[/FONT][FONT="] (Lửa Thiêng, 1940). Bài thơ“Ngủ Chung” tả cảnh ngủ chung của học trò cùng phái tính, giữa những người bạn trai với nhau. Ở Việt Nam, đó là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta hãy để ý kỹ: Cả ngôn ngữ lẫn cảm xúc trong bài thơ này lại thấp thoáng những dấu hiệu không bình thường, chẳng hạn như chuyện ân ái: “Ân ái xưa kia kiếp ngủ giường”; rồi đôi lứa: “Còn đâu đôi lứa chuyện canh sương”, rồi chuyện nệm là hơi thở: “da là chăn ấm”, rồi chuyện xương cọ vào xương... Đọc kỹ bài thơ, chúng ta thấy ngay tính chất không bình thường của nó. Có lẽ, cùng với bài “Tình trai” và bài “Em đi” của Xuân Diệu, bài “Ngủ chung” này của Huy Cận là những bài thơ tiêu biểu nhất cho chuyện đồng tính luyến ái trong thơ Việt Nam.[/FONT][/FONT]
[FONT="]
Hình 2: Tiểu thuyết Khung rêu của Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Trong cuốn tiểu thuyết “Khung rêu” (1969) của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Cậu con trai ái nam ái nữ tên là Chiêu của một ông phủ đã về hưu kiêm chủ điền trong những ngày tàn của Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc phải chịu khổ sở vì một dục cảm đồng tính ngày càng tăng đã thu hút cậu ta đến với một chàng trai bảnh bao lực lưỡng đang ở trọ học trong nhà ông bà phủ. Ấm ức vì gia đình cứ cố nuôi dạy cậu ta làm con trai, trái với bản năng nữ tính không đè nén nổi của mình, Chiêu ngấm ngầm hành xử theo dục cảm bản năng của mình như là gái trong khi vẫn tiếp tục lợi dụng cung cách xã giao với người cùng phái để kết thân với đối tượng dục cảm của mình. Tuy nhiên cậu ta cũng biết rằng dục cảm của mình là vô vọng trước sự cạnh tranh ráo riết của một người chị họ, và càng ý thức được rõ rệt hơn nỗi khổ tâm về sự tật nguyền sinh lý hiển hiện của mình. Tiến thoái lưỡng nan trong sự bế tắc về cả tình dục lẫn xã giao, trong khi gia đình mình càng ngày càng sa vào hố thẳm của một sự băng hoại đồi trụy, Chiêu quyết định bỏ nhà ra đi vào chiến khu theo cách mạng với hy vọng có thể chuyển vị và giải tỏa dục cảm giới tính bị ức chế của mình theo một lối thoát tích cực hơn. Nhưng một khi đã không tìm được chỗ đứng trong không gian xã hội lẫn không gian tiểu thuyết thì kết cục của nhân vật bất hạnh này chỉ là cái chết mất tích, nghe đồn rằng bị Tây bắt và xử bắn ở đâu đó.[/FONT]
[FONT="]Đến văn học đương đại…[/FONT]
[FONT="]Nếu nói về đề tài đồng tính trong văn học đương đại ở nước ta thì đúng là phải ghi công đầu cho nhà văn Bùi Anh Tấn. [FONT="]Chỉ riêng tác giả Bùi Anh Tấn đã có bộ tác phẩm do Nhà xuất bản Trẻ phát hành gồm: “Một thế giới không có đàn bà” (đồng tính nam), “Les - Vòng tay không đàn ông” (đồng tính nữ), “Không và Sắc”, “Phương pháp của A.C Kinsey”…[/FONT][/FONT]
Hình 3: Les - Vòng tay không đàn ông tác giả Bùi Anh Tấn
Hình 4: Cô đơn của Bùi Anh Tấn
“Cô đơn”[FONT="] (với các truyện như “Cô đơn”, “Tình trai”, “Bướm đêm”, “Bụi đường”, “Biển cạn”, “Trái tim tội lỗi”, “Như một tiếng thở dài”, “Ánh đèn đêm”, “Bên đời hiu quạnh”, “Tình nhớ”...). “Tôi là Les” truyện ngắn đồng tính nữ trong tập “Dị bản” của Keng. Một số truyện ngắn và tiểu thuyết “Song song”, “Ngôi nhà Mondrian”, “Cây rắn lục” của Vũ Đình Giang. T[FONT="]rong tập truyện ngắn “Mưa đời sau” của nhà văn Trần Thùy Mai có truyện ngắn “Bầy thú bông của Quỳnh” viết về đồng tính nữ. Năm 2007 có thêm tập “Chuyện tình Lesbian và Gay” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thơ Sinh, Việt kiều Mỹ, viết về các câu chuyện tình của cả hai giới xảy ra trong cộng đồng người Việt với cái nhìn đầy cảm thông và chia sẻ; “[/FONT][FONT="]1981”[/FONT][FONT="] của Nguyễn Quỳnh Trang; t[/FONT][FONT="]iểu thuyết “Nháp” của Nguyễn Đình Tú, đây là một cuốn tiểu thuyết viết về ẩn ức tình dục của những thanh niên trẻ, nói một cách nôm na là những người có tâm bệnh về tình dục.[/FONT][FONT="]Gần đây nhất là tự truyện “Bóng” (Hoàng Nguyên, Đoan Trang chấp bút), sắp tới là tự truyện “Thành phố không lạc loài” của Phạm Thành Trung.[/FONT][/FONT]
Hình 5: Chuyện tình Lesbian và Gay của Nguyễn Thơ Sinh
Hình 6: Tiểu thuyết “Nháp” của Nguyễn Đình Tú.
Hình 7: Tiểu thuyết “Song song” của Vũ Đình Giang.
[FONT="]Hình 8: Bóng do Hoàng Nguyên, Đoan Trang chấp bút[/FONT]
“Bóng”[FONT="] – cũng như những cuốn sách khác viết về đề tài đồng tính đề cập đến những góc khuất luôn luôn đòi hỏi thời gian, kiến thức và cả sự cảm thông để cùng khám phá, để cùng đau đớn, để cùng nhận thức rằng có ai muốn vậy đâu ! Tạo hóa bắt mình như vậy thì phải cam chịu, vậy thôi !“Bóng” – một cuốn tự truyện đặc biệt, ở chỗ giở mỗi trang của nó, bạn đọc sẽ chứng kiến một thế giới của một tình yêu dữ dội và đầy ám ảnh giữa… những người đàn ông – bởi nhân vật chính là Nguyễn Văn Dũng – Sáng lập viên Thông Xanh (Nhóm tự lực của người đồng tính).Được viết dựa trên lời kể có 80 % là thật, 20 % còn lại là sự thật được viết theo cách nhẹ nhàng hơn để giảm đi phần khốc liệt. Nhưng đằng sau tất cả những dằn vặt, giằng xé nội tâm, những cơn ghen tuông mê mị, những khao khát bị kìm hãm là lời tâm sự mà tất cả những người đồng tính đều từng thốt ra một lần trong đời: “Chúng tôi không muốn là người đồng tính. Xin hãy thông cảm với những số phận như chúng tôi”.[/FONT]
[FONT="]Và có hay không dòng văn học đồng tính ?[/FONT]
[FONT="]Đi đến cuối chặng đường, cuối cùng chúng ta lại trở về với vấn đề ban đầu: trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam có hay không có dòng văn học đồng tính ? Ở đây theo quan điểm của người viết, nền văn học của chúng ta chưa có dòng văn học này, nó chỉ là một hiện tượng mà thôi, dẫu biết rằng đã có khá nhiều tác phẩm văn học viết về đề tài. Ở đây, chúng ta thử tham khảo một số ý kiến xoay quanh vấn đề này:[/FONT]
[FONT="]Tác giả Bùi Anh Tấn nhìn nhận rằng: “Những tác phẩm viết về đồng tính xuất hiện gần đây chưa đủ diện mạo làm nên một dòng văn học đồng tính. Nhiều tác phẩm viết về đồng tính đúng là “trăm hoa đua nở”, như một nhu cầu bộc lộ bản thân của người đồng tính lẫn sự “yêu thích” đề tài này của nhà văn. Chỉ mong đó không là sự đánh bóng bản thân, câu khách rẻ tiền”. [/FONT]
[FONT="]Ông Nguyễn Đức Bình – Giám đốc Nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM cho biết: “Ở Việt Nam, những cái gì mới thường được cho là hiện tượng, chứ văn học và điện ảnh thế giới đã khai thác đề tài này từ lâu rồi… Theo tôi, hãy coi đề tài đồng tính như bất kỳ đề tài nào khác trong xã hội hiện đại, bởi không có đề tài nào là thời thượng hay thấp hèn cả. Vấn đề là người viết thể hiện như thế nào mà thôi. Một tác phẩm văn học hay là ở tính tư tưởng và thủ pháp nghệ thuật, chứ không phải là ở đề tài thời thượng hay không”.[/FONT]
[FONT="]Vâng, cứ hãy coi đề tài đồng tính như một điều tất nhiên. Nó không phải là một đề tài thời thượng cũng chẳng phải là một đề tài thấp hèn. Cái quan tâm là chúng ta có được những tác phẩm đúng nghĩa văn chương: Vừa có những góc sáng tạo nghệ thuật, vừa có những góc ngẫm nghĩ sâu sắc mà tác phẩm ấy chuyển tải – tức nội dung. Điều gì cũng có những bước khởi đầu, có thất bại mới có thành công, có cay đắng rồi mới có ngọt bùi, có chê rồi mới có khen.[/FONT]
________________________
Bài được viết bởi Nhật Bình Nguyễn Như Bình.
[FONT="]Ngược dòng thời gian…[/FONT]
[FONT="]Trường hợp điển hình tiêu biểu của sự đảo trang trong văn học Việt Nam hẳn phải là sự tích “Quan Âm Thị Kính” và đây cũng là khuôn mẫu cho một biến tác hiện đại khá lý thú đi đôi với sự đảo vị giới tính trong cuốn tiểu thuyết lãng mạn “Hồn bướm mơ tiên” (1932) của Khái Hưng giữa hai nhân vật Lan và Ngọc.[/FONT]
Hình 1: Hồm bướm mơ tiên - Khái hưng.
Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, nhiều người đã viết về ông và nhiều nhất là về thơ tình của ông. Nhưng trong thơ tình của Xuân Diệu, những đối tượng nào được ông yêu thì hình như chưa có ai bàn đến. Trong khi điều đó lại chính là điểm hứa hẹn nhiều chuyện thú vị. [FONT="]Thơ của ông vua thơ tình này có những tác phẩm rất hay về đề tài mà chúng ta đang đề cập. Mở đầu bài thơ “Tình trai” trong tập “Thơ Thơ” (1938) bằng cách trưng dụng hai nhân vật đồng tính điển hình của thơ văn lãng mạn Pháp, Xuân Diệu nhẹ nhàng buông nét bút: “Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine; Hai chàng thi sĩ choáng hơi men; Say thơ xa lạ, mê tình bạn; Khinh rẻ khuôn mòn, bỏ lối quen; …Thây kệ thiên đường và địa ngục ![/FONT][FONT="]; [/FONT][FONT="]Không hề mặc cả, họ yêu nhau”.[/FONT][FONT="]Tuy rất táo tợn và bộc trực, dục cảm này thực ra lại được định vị không chỉ trong một phạm vi biểu trưng cho sự dị biệt văn hóa mà còn ngoài phạm vi của tình dục. Ngoài ra, Xuân Diệu cũng có các bài thơ khác viết về đề tài này như: “Tặng bạn bây giờ”, “Đời anh em đã đi qua” với những vần thơ thương nhớ: “[/FONT][FONT="]Từ đây anh lại trong đời; Bữa ăn ngồi với một đôi đũa cầm; Giường kia một bóng anh nằm; Phòng văn một sách đăm đăm sớm chiều”. [/FONT][FONT="]Bài thơ [/FONT][FONT="]“Em đi” [/FONT][FONT="]– bài thơ tặng mối tình trai của ông với Hoàng Cát. Hoàng Cát – người được Xuân Diệu gọi là “em”, em Cát, người em có khuôn mặt như đoá hoa, là một người con trai. Và chúng ta thấy, dù người yêu là con trai thì tình cảm của Xuân Diệu vẫn dạt dào và nồng cháy. Chính xác chỉ có Xuân Diệu yêu Hoàng Cát, còn Hoàng Cát suốt cả đời chỉ biết thương Xuân Diệu, thương đến vô cùng. Thương quá hóa chiều, Hoàng Cát chỉ chiều yêu Xuân Diệu.
[/FONT][/FONT] [FONT="]Và tuy dựa trên một khung truyện đầy rẫy những lời cợt nhả về chuyện ái ân trong một đêm thù tạc chỉ riêng cho bạn trai với nhau trước ngày tân hôn, truyện ngắn “Thân thể” trong tập “Phấn thông vàng” (1939), Xuân Diệu lại tỏ vẻ ghê ghét tình dục và thậm chí cả nữ giới một cách lạ kỳ về nội dung lẫn văn phong, nhất là khi cao điểm của truyện ra tuyên ngôn lên án tất cả mọi hành vi tính giao, nhất là với đàn bà, và coi đó như là nguyên nhân đưa nam giới vào con đường sa đọa và bệnh hoạn về cả thể xác lẫn tâm hồn.[/FONT]
[FONT="]Xoay quanh vấn đề này, xu hướng hiện nay có nhiều người đề cập đến hiện tượng đồng tính và tác phẩm văn học đồng tính ở ông. Họ không giấu được sự khoái chí khi biết rằng rất nhiều thơ tình Xuân Diệu thực chất là… tình trai. Tuy vậy, cũng có nhiều người lại đưa ra lý luận của mình rằng chả lẽ trong thơ Xuân Diệu, những tác phẩm viết về tình trai thì những thi phẩm ái tình ấy chả còn nghĩa lý, mùi mẽ gì và thực ra, khi chúng ta đọc “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” làm sao có thể bảo được bài này là tình trai, bài kia là tình gái ? Làm sao có thể căn cứ vào tên người được Xuân Diệu đề tặng toàn là đàn ông để khẳng định hàm hồ rằng các thi phẩm ấy là kết quả của những tình yêu đồng tính. Họ bảo, nếu cứ cho rằng đó là tình trai thì khát khao luyến ái ấy dành cho đối tượng nào chẳng là luyến ái, có gì là không chính đáng, có gì là không lành mạnh ? mà rằng khi nó đã kết tinh thành những tiếng thơ làm say mê lòng người đọc bao thế hệ, thì nó cứ là tiếng lòng chân chính đáng được chia sẻ và trân trọng. Những luồng ý kiến này đều gay gắt, đều có cái được và cái chưa được, chưa thấy ai chịu nhường ai trong cuộc chiến.[/FONT]
[FONT="]Nhà thơ Huy Cận của chúng ta cũng có một số bài thơ như “Vạn Lý Tình”: [FONT="]Người ở bên này, ta ở đây; Chờ mong phương nọ, ngóng phương này; Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm; Vạn lý sầu lên núi tiếp mây…; Xa nhau chỉ biết nhớ vơi ngày; Chiếu chăn không ấm người nằm một; Thương bạn chiều ôm, sầu gối tay. [/FONT][FONT="]Bài [/FONT][FONT="]“Mai Sau”, “Ngủ Chung”[/FONT][FONT="] (Lửa Thiêng, 1940). Bài thơ“Ngủ Chung” tả cảnh ngủ chung của học trò cùng phái tính, giữa những người bạn trai với nhau. Ở Việt Nam, đó là chuyện bình thường. Nhưng chúng ta hãy để ý kỹ: Cả ngôn ngữ lẫn cảm xúc trong bài thơ này lại thấp thoáng những dấu hiệu không bình thường, chẳng hạn như chuyện ân ái: “Ân ái xưa kia kiếp ngủ giường”; rồi đôi lứa: “Còn đâu đôi lứa chuyện canh sương”, rồi chuyện nệm là hơi thở: “da là chăn ấm”, rồi chuyện xương cọ vào xương... Đọc kỹ bài thơ, chúng ta thấy ngay tính chất không bình thường của nó. Có lẽ, cùng với bài “Tình trai” và bài “Em đi” của Xuân Diệu, bài “Ngủ chung” này của Huy Cận là những bài thơ tiêu biểu nhất cho chuyện đồng tính luyến ái trong thơ Việt Nam.[/FONT][/FONT]
Hình 2: Tiểu thuyết Khung rêu của Nguyễn Thị Thụy Vũ.
Trong cuốn tiểu thuyết “Khung rêu” (1969) của Nguyễn Thị Thụy Vũ. Cậu con trai ái nam ái nữ tên là Chiêu của một ông phủ đã về hưu kiêm chủ điền trong những ngày tàn của Nam Kỳ dưới thời Pháp thuộc phải chịu khổ sở vì một dục cảm đồng tính ngày càng tăng đã thu hút cậu ta đến với một chàng trai bảnh bao lực lưỡng đang ở trọ học trong nhà ông bà phủ. Ấm ức vì gia đình cứ cố nuôi dạy cậu ta làm con trai, trái với bản năng nữ tính không đè nén nổi của mình, Chiêu ngấm ngầm hành xử theo dục cảm bản năng của mình như là gái trong khi vẫn tiếp tục lợi dụng cung cách xã giao với người cùng phái để kết thân với đối tượng dục cảm của mình. Tuy nhiên cậu ta cũng biết rằng dục cảm của mình là vô vọng trước sự cạnh tranh ráo riết của một người chị họ, và càng ý thức được rõ rệt hơn nỗi khổ tâm về sự tật nguyền sinh lý hiển hiện của mình. Tiến thoái lưỡng nan trong sự bế tắc về cả tình dục lẫn xã giao, trong khi gia đình mình càng ngày càng sa vào hố thẳm của một sự băng hoại đồi trụy, Chiêu quyết định bỏ nhà ra đi vào chiến khu theo cách mạng với hy vọng có thể chuyển vị và giải tỏa dục cảm giới tính bị ức chế của mình theo một lối thoát tích cực hơn. Nhưng một khi đã không tìm được chỗ đứng trong không gian xã hội lẫn không gian tiểu thuyết thì kết cục của nhân vật bất hạnh này chỉ là cái chết mất tích, nghe đồn rằng bị Tây bắt và xử bắn ở đâu đó.[/FONT]
[FONT="]Đến văn học đương đại…[/FONT]
[FONT="]Nếu nói về đề tài đồng tính trong văn học đương đại ở nước ta thì đúng là phải ghi công đầu cho nhà văn Bùi Anh Tấn. [FONT="]Chỉ riêng tác giả Bùi Anh Tấn đã có bộ tác phẩm do Nhà xuất bản Trẻ phát hành gồm: “Một thế giới không có đàn bà” (đồng tính nam), “Les - Vòng tay không đàn ông” (đồng tính nữ), “Không và Sắc”, “Phương pháp của A.C Kinsey”…[/FONT][/FONT]
Hình 3: Les - Vòng tay không đàn ông tác giả Bùi Anh Tấn
Hình 4: Cô đơn của Bùi Anh Tấn
“Cô đơn”[FONT="] (với các truyện như “Cô đơn”, “Tình trai”, “Bướm đêm”, “Bụi đường”, “Biển cạn”, “Trái tim tội lỗi”, “Như một tiếng thở dài”, “Ánh đèn đêm”, “Bên đời hiu quạnh”, “Tình nhớ”...). “Tôi là Les” truyện ngắn đồng tính nữ trong tập “Dị bản” của Keng. Một số truyện ngắn và tiểu thuyết “Song song”, “Ngôi nhà Mondrian”, “Cây rắn lục” của Vũ Đình Giang. T[FONT="]rong tập truyện ngắn “Mưa đời sau” của nhà văn Trần Thùy Mai có truyện ngắn “Bầy thú bông của Quỳnh” viết về đồng tính nữ. Năm 2007 có thêm tập “Chuyện tình Lesbian và Gay” của nhà nghiên cứu Nguyễn Thơ Sinh, Việt kiều Mỹ, viết về các câu chuyện tình của cả hai giới xảy ra trong cộng đồng người Việt với cái nhìn đầy cảm thông và chia sẻ; “[/FONT][FONT="]1981”[/FONT][FONT="] của Nguyễn Quỳnh Trang; t[/FONT][FONT="]iểu thuyết “Nháp” của Nguyễn Đình Tú, đây là một cuốn tiểu thuyết viết về ẩn ức tình dục của những thanh niên trẻ, nói một cách nôm na là những người có tâm bệnh về tình dục.[/FONT][FONT="]Gần đây nhất là tự truyện “Bóng” (Hoàng Nguyên, Đoan Trang chấp bút), sắp tới là tự truyện “Thành phố không lạc loài” của Phạm Thành Trung.[/FONT][/FONT]
Hình 5: Chuyện tình Lesbian và Gay của Nguyễn Thơ Sinh
Hình 6: Tiểu thuyết “Nháp” của Nguyễn Đình Tú.
Hình 7: Tiểu thuyết “Song song” của Vũ Đình Giang.
[FONT="]Hình 8: Bóng do Hoàng Nguyên, Đoan Trang chấp bút[/FONT]
“Bóng”[FONT="] – cũng như những cuốn sách khác viết về đề tài đồng tính đề cập đến những góc khuất luôn luôn đòi hỏi thời gian, kiến thức và cả sự cảm thông để cùng khám phá, để cùng đau đớn, để cùng nhận thức rằng có ai muốn vậy đâu ! Tạo hóa bắt mình như vậy thì phải cam chịu, vậy thôi !“Bóng” – một cuốn tự truyện đặc biệt, ở chỗ giở mỗi trang của nó, bạn đọc sẽ chứng kiến một thế giới của một tình yêu dữ dội và đầy ám ảnh giữa… những người đàn ông – bởi nhân vật chính là Nguyễn Văn Dũng – Sáng lập viên Thông Xanh (Nhóm tự lực của người đồng tính).Được viết dựa trên lời kể có 80 % là thật, 20 % còn lại là sự thật được viết theo cách nhẹ nhàng hơn để giảm đi phần khốc liệt. Nhưng đằng sau tất cả những dằn vặt, giằng xé nội tâm, những cơn ghen tuông mê mị, những khao khát bị kìm hãm là lời tâm sự mà tất cả những người đồng tính đều từng thốt ra một lần trong đời: “Chúng tôi không muốn là người đồng tính. Xin hãy thông cảm với những số phận như chúng tôi”.[/FONT]
[FONT="]Và có hay không dòng văn học đồng tính ?[/FONT]
[FONT="]Đi đến cuối chặng đường, cuối cùng chúng ta lại trở về với vấn đề ban đầu: trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam có hay không có dòng văn học đồng tính ? Ở đây theo quan điểm của người viết, nền văn học của chúng ta chưa có dòng văn học này, nó chỉ là một hiện tượng mà thôi, dẫu biết rằng đã có khá nhiều tác phẩm văn học viết về đề tài. Ở đây, chúng ta thử tham khảo một số ý kiến xoay quanh vấn đề này:[/FONT]
[FONT="]Tác giả Bùi Anh Tấn nhìn nhận rằng: “Những tác phẩm viết về đồng tính xuất hiện gần đây chưa đủ diện mạo làm nên một dòng văn học đồng tính. Nhiều tác phẩm viết về đồng tính đúng là “trăm hoa đua nở”, như một nhu cầu bộc lộ bản thân của người đồng tính lẫn sự “yêu thích” đề tài này của nhà văn. Chỉ mong đó không là sự đánh bóng bản thân, câu khách rẻ tiền”. [/FONT]
[FONT="]Ông Nguyễn Đức Bình – Giám đốc Nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM cho biết: “Ở Việt Nam, những cái gì mới thường được cho là hiện tượng, chứ văn học và điện ảnh thế giới đã khai thác đề tài này từ lâu rồi… Theo tôi, hãy coi đề tài đồng tính như bất kỳ đề tài nào khác trong xã hội hiện đại, bởi không có đề tài nào là thời thượng hay thấp hèn cả. Vấn đề là người viết thể hiện như thế nào mà thôi. Một tác phẩm văn học hay là ở tính tư tưởng và thủ pháp nghệ thuật, chứ không phải là ở đề tài thời thượng hay không”.[/FONT]
[FONT="]Vâng, cứ hãy coi đề tài đồng tính như một điều tất nhiên. Nó không phải là một đề tài thời thượng cũng chẳng phải là một đề tài thấp hèn. Cái quan tâm là chúng ta có được những tác phẩm đúng nghĩa văn chương: Vừa có những góc sáng tạo nghệ thuật, vừa có những góc ngẫm nghĩ sâu sắc mà tác phẩm ấy chuyển tải – tức nội dung. Điều gì cũng có những bước khởi đầu, có thất bại mới có thành công, có cay đắng rồi mới có ngọt bùi, có chê rồi mới có khen.[/FONT]
________________________
Bài được viết bởi Nhật Bình Nguyễn Như Bình.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: