Xỏ hai bàn tay vào đôi dép, trên lưng là chiếc cặp sách cũ, cô gái người Dao bò lê từng bước trên con đường đồi ghập ghềnh đá sỏi tới lớp học theo nhịp trống trường. Cô gái ấy là Lý Thị Liều, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, Yên Bái.
Số phận uốn đời cô gái trẻ
Men theo con đường nhỏ vào đến ngôi nhà gỗ trống hoắc, đang ngồi chăm chỉ vào những mũi thêu thì Liều dừng tay và ngẩng lên nhìn khi bất ngờ có khách tới nhà. Không đứng dậy đi trên đôi chân như người bình thường nhưng Liều vẫn rót nước mời khách và tiếp chuyện rất hoạt bát.
5 năm qua, Liều đã đi học bằng đôi tay này. (Ảnh: Trần Tân)
Đến tuổi đi học, thấy chúng bạn cắp sách tới trường, Liều cũng xin bố mẹ cho đi học nhưng vì nhà nghèo, lại không có người ở nhà trông em nên bố mẹ Liều không cho đi.
Vậy là hàng ngày Liều ở nhà trông em, nấu cơm, giặt giũ và học thêu thùa nhưng cô gái nhỏ vẫn luôn hướng về phía mái trường và mơ ước một ngày được đến trường và học chữ.
24 tuổi bò đến trường học lớp 1
Ước mơ một ngày được đi học đã đến với Liều khi cô giáo Nga (giáo viên trường tiểu học Nậm Lành) thấy được tâm nguyện của Liều. “Cô giáo Nga bảo tôi nhất định sẽ học được chữ, chỉ cần chăm chỉ là được.” - Liều mỉm cười kể lại.
Lúc rảnh rỗi, Liều mang sách vở ra xem lại, cô khao khát một ngày không xa sẽ được đi học. (Ảnh: Trần Tân)
24 tuổi, Liều đến trường và học lớp 1 với sự háo hức của một đứa trẻ. Ngày nào Liều cũng dậy thật sớm và chuẩn bị thật kĩ trước khi đến lớp. Con đường từ nhà đến trường như dài hơn đối với Liều. Đôi tay và hai đầu gối vẫn hàng ngày không mệt mỏi bò đến trường qua dốc đồi dù những sỏi đá làm rướm máu, quần áo bê bết những bùn đất mỗi khi trời mưa.
Lớn tuổi hơn nhiều so với các học sinh khác trong lớp nên Liều thường xuyên bị trêu trọc. Nhưng những vất vả đó không làm nản ý chí và tinh thần ham hiểu biết của cô học trò nghèo tật nguyền.
Học hết lớp 5 thì anh trai cả của Liều bảo: “Con gái học thế là đủ rồi! Phải ở nhà giúp đỡ anh chị chứ!”. Thế là Liều phải nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình. Trong chiếc hòm cũ kĩ, Liều mở ra và mang cho chúng tôi xem những quyển vở được gìn giữ cẩn thận với những điểm 9, 10 đỏ chót với một niềm tự hào. Đối với Liều, đây là những thứ rất có ý nghĩa. Dù đã không còn tiếp tục đi học nhưng mỗi lần ngồi buồn chán Liều lại mang sách vở ra để ôn bài và mơ ước đến một ngày được tiếp tục đi học.
Giờ đây Liều đã thêu thùa rất giỏi và may được quần áo cho mọi người trong nhà. Cô luôn mong muốn tự làm việc để nuôi sống gia đình và phụ giúp gia đình. Hy vọng với ý chí và nghị lực của bản thân Liều sẽ mãi là người tàn nhưng không phế.
Theo VNN.
Số phận uốn đời cô gái trẻ
Men theo con đường nhỏ vào đến ngôi nhà gỗ trống hoắc, đang ngồi chăm chỉ vào những mũi thêu thì Liều dừng tay và ngẩng lên nhìn khi bất ngờ có khách tới nhà. Không đứng dậy đi trên đôi chân như người bình thường nhưng Liều vẫn rót nước mời khách và tiếp chuyện rất hoạt bát.
5 năm qua, Liều đã đi học bằng đôi tay này. (Ảnh: Trần Tân)
Vừa ngồi thêu Liều vừa chậm rãi kể về cuộc đời mình: “Lên bốn tuổi thì tôi bị ốm nặng, bố mẹ mời thầy cúng về cúng ma hết nhiều tiền của lắm mà vẫn không đuổi được con ma đi. Dần dần hai chân tôi tê liệt và mất cảm giác hoàn toàn”.
Nhìn xuống hai chân giờ đã thừa, nhớ lại những ngày đầu khi mới bị liệt, cảm giác chua xót và nỗi đau như lại hiện về trong tâm trí cô gái tội nghiệp.
Nhìn xuống hai chân giờ đã thừa, nhớ lại những ngày đầu khi mới bị liệt, cảm giác chua xót và nỗi đau như lại hiện về trong tâm trí cô gái tội nghiệp.
“Lúc đầu tôi còn không thể tin được là tôi đã trở thành người tàn tật, nhưng rồi thời gian trôi qua, hai chân vẫn không hề có cảm giác nên tôi cũng phải chấp nhận sự thật đó. Có lẽ ông trời đã sắp sẵn cho thế rồi!” - Liều cúi mặt.
Không thể cứ nằm mãi với hai chân như vậy, Liều dậy và tập di chuyển bằng cách… bò. Những ngày đầu mới tập di chuyển với đôi chân nay đã “vô cảm” quả là một cực hình đối với Liều. “Lúc mới tập bò, hai tay và hai đầu gối đều rớm máu, mẹ phải cắt mảnh vải quần áo cũ băng lại”. Rồi từ đó, Liều di chuyển bằng cách bò, có thể tự nấu cơm, giặt giũ quần áo trong lúc cả nhà đi làm.
Đến tuổi đi học, thấy chúng bạn cắp sách tới trường, Liều cũng xin bố mẹ cho đi học nhưng vì nhà nghèo, lại không có người ở nhà trông em nên bố mẹ Liều không cho đi.
Vậy là hàng ngày Liều ở nhà trông em, nấu cơm, giặt giũ và học thêu thùa nhưng cô gái nhỏ vẫn luôn hướng về phía mái trường và mơ ước một ngày được đến trường và học chữ.
24 tuổi bò đến trường học lớp 1
Ước mơ một ngày được đi học đã đến với Liều khi cô giáo Nga (giáo viên trường tiểu học Nậm Lành) thấy được tâm nguyện của Liều. “Cô giáo Nga bảo tôi nhất định sẽ học được chữ, chỉ cần chăm chỉ là được.” - Liều mỉm cười kể lại.
Lúc rảnh rỗi, Liều mang sách vở ra xem lại, cô khao khát một ngày không xa sẽ được đi học. (Ảnh: Trần Tân)
Nhưng khi Liều mang tâm sự này nói với gia đình thì đã bị mọi người ngăn cản. Mọi người đều cho rằng Liều là con gái lại bị tật thì không cần đi học. Nghe mọi người nói vậy, nước mắt Liều ứa ra, ước mơ được đi học của cô gái không biết chữ mà ham học một lần nữa lại bị nhấn chìm.
Nhưng cô giáo Nga đã không để cho ước mơ đó của Liều bị quên lãng. Với đồng lương ít ỏi, cô đã trích ra một ít để mua tặng Liều sách, bút, vở rồi nhận Liều vào lớp học do cô chủ nhiệm.
Nhưng cô giáo Nga đã không để cho ước mơ đó của Liều bị quên lãng. Với đồng lương ít ỏi, cô đã trích ra một ít để mua tặng Liều sách, bút, vở rồi nhận Liều vào lớp học do cô chủ nhiệm.
Lớn tuổi hơn nhiều so với các học sinh khác trong lớp nên Liều thường xuyên bị trêu trọc. Nhưng những vất vả đó không làm nản ý chí và tinh thần ham hiểu biết của cô học trò nghèo tật nguyền.
Học hết lớp 5 thì anh trai cả của Liều bảo: “Con gái học thế là đủ rồi! Phải ở nhà giúp đỡ anh chị chứ!”. Thế là Liều phải nghỉ học, ở nhà phụ giúp gia đình. Trong chiếc hòm cũ kĩ, Liều mở ra và mang cho chúng tôi xem những quyển vở được gìn giữ cẩn thận với những điểm 9, 10 đỏ chót với một niềm tự hào. Đối với Liều, đây là những thứ rất có ý nghĩa. Dù đã không còn tiếp tục đi học nhưng mỗi lần ngồi buồn chán Liều lại mang sách vở ra để ôn bài và mơ ước đến một ngày được tiếp tục đi học.
Giờ đây Liều đã thêu thùa rất giỏi và may được quần áo cho mọi người trong nhà. Cô luôn mong muốn tự làm việc để nuôi sống gia đình và phụ giúp gia đình. Hy vọng với ý chí và nghị lực của bản thân Liều sẽ mãi là người tàn nhưng không phế.
Theo VNN.