phukiennhat
Banned
- Xu
- 0
phật pháp ứng dụng trong đời sống
Thời Đức Phật còn tại thế, vua Ba Tư Nặc có một người con gái tên là Thiện Quang. Nàng không chỉ là viên ngọc quý được nhà vua nâng niu mà còn được dân chúng cả thành vô cùng yêu mến.
Một hôm, nhà vua hỏi công chúa: “Thiện Quang, phụ vương của con là vua của một nước, được tất cả mọi người tôn kính. Con nhờ vào sức mạnh, uy thế và phúc đức của phụ vương nên cũng được mọi người thương yêu tôn trọng, có ai may mắn như con không?”
Thiện Quang công chúa một lòng kính ngưỡng Phật Pháp, cho rằng phúc báo của một người là ở tự thân. Nàng trả lời vua cha rằng: “Con được mọi người thương yêu tôn trọng thì đó là nhờ vào phúc đức gặt hái được từ những kiếp trước, chứ không phải bởi con là con gái của phụ vương”.
Vua Ba Tư Nặc nghe vậy rất tức giận. Để chứng minh quan điểm của công chúa không đúng, ông liền gả công chúa cho một người ăn xin nghèo khổ.
Nhưng sau khi được gả cho chàng trai nghèo này, công chúa và chồng cùng nhau làm lụng chăm chỉ, chẳng mấy chốc đã nhanh chóng phát tài. Điều này khiến vua Ba Tư Nặc kinh ngạc, ông bèn đến hỏi Đức Phật.
Đức Phật trả lời:
“Trước đây vào thời Đức Phật Ca Diếp, công chúa Thiện Quang rất thành tâm cúng dường cho những người tu Phật. Khi bị chồng ngăn trở, cô nói: ‘Thiếp đã phát tâm nguyện, xin đừng làm thiếp nhụt chí thoái tâm’. Người chồng sau đó đã đồng ý thuận theo cô ấy.
Bởi vì kiếp trước công chúa Thiện Quang có thiện tâm cúng dường Phật, nên cả đời này rất giàu sang, mà chồng cô ấy đã ngăn trở nên mới biến thành bần cùng. Nhưng sau đó người chồng đã đồng thuận, nên chỉ sau khi gặp được công chúa mới được phú quý”.
Nghe đến đây, vua Ba Tư Nặc hiểu ra tất cả.
Quả thật, giàu sang hay phú quý của một người là do phúc báo tự thân mang lại. Tiền bạc dẫu có thể bị lấy mất, nhưng phúc báo thì không ai có thể chiếm đoạt được. Bởi vậy, dẫu rơi vào hoàn cảnh thế nào, người nhiều Đức cuối cùng vẫn sẽ được hưởng phú quý vinh hoa.
Tích tồn tài vật, chi bằng hãy tồn trữ phúc báo. Người xưa vẫn dạy rằng “hành thiện tích đức”, ấy là bởi mọi thành hay được trong đời người đều từ Đức mà sinh ra.
Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang thông tin trực tuyến : vnol.vn
Thời Đức Phật còn tại thế, vua Ba Tư Nặc có một người con gái tên là Thiện Quang. Nàng không chỉ là viên ngọc quý được nhà vua nâng niu mà còn được dân chúng cả thành vô cùng yêu mến.
Thiện Quang công chúa một lòng kính ngưỡng Phật Pháp, cho rằng phúc báo của một người là ở tự thân. Nàng trả lời vua cha rằng: “Con được mọi người thương yêu tôn trọng thì đó là nhờ vào phúc đức gặt hái được từ những kiếp trước, chứ không phải bởi con là con gái của phụ vương”.
Vua Ba Tư Nặc nghe vậy rất tức giận. Để chứng minh quan điểm của công chúa không đúng, ông liền gả công chúa cho một người ăn xin nghèo khổ.
Nhưng sau khi được gả cho chàng trai nghèo này, công chúa và chồng cùng nhau làm lụng chăm chỉ, chẳng mấy chốc đã nhanh chóng phát tài. Điều này khiến vua Ba Tư Nặc kinh ngạc, ông bèn đến hỏi Đức Phật.
Đức Phật trả lời:
“Trước đây vào thời Đức Phật Ca Diếp, công chúa Thiện Quang rất thành tâm cúng dường cho những người tu Phật. Khi bị chồng ngăn trở, cô nói: ‘Thiếp đã phát tâm nguyện, xin đừng làm thiếp nhụt chí thoái tâm’. Người chồng sau đó đã đồng ý thuận theo cô ấy.
Bởi vì kiếp trước công chúa Thiện Quang có thiện tâm cúng dường Phật, nên cả đời này rất giàu sang, mà chồng cô ấy đã ngăn trở nên mới biến thành bần cùng. Nhưng sau đó người chồng đã đồng thuận, nên chỉ sau khi gặp được công chúa mới được phú quý”.
Nghe đến đây, vua Ba Tư Nặc hiểu ra tất cả.
Quả thật, giàu sang hay phú quý của một người là do phúc báo tự thân mang lại. Tiền bạc dẫu có thể bị lấy mất, nhưng phúc báo thì không ai có thể chiếm đoạt được. Bởi vậy, dẫu rơi vào hoàn cảnh thế nào, người nhiều Đức cuối cùng vẫn sẽ được hưởng phú quý vinh hoa.
Tích tồn tài vật, chi bằng hãy tồn trữ phúc báo. Người xưa vẫn dạy rằng “hành thiện tích đức”, ấy là bởi mọi thành hay được trong đời người đều từ Đức mà sinh ra.
Xem thêm các tin tức mới nhất tại trang thông tin trực tuyến : vnol.vn
Sửa lần cuối: