benoinhieu_kg
New member
- Xu
- 40
Đông được gọi là "Siêu máy tính" vì tất cả các công đoạn em chỉ học qua một lần là thao tác thành thạo và đam mê khai thác. Đông tâm sự: "Em không đứng được, nên chỉ còn cách học thật giỏi máy tính sau này thi vào đại học CNTT rồi dạy máy tính miễn phí cho các lớp học của những người khuyết tật".
Sau ba năm ở quân ngũ, anh Nguyễn Đình Thắng về quê kết duyên cùng chị Nguyễn Thị Hằng định cư tại xóm 14, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Bốn đứa con lần lượt ra đời. Hạnh phúc vừa mỉm cười, thì tai họa ập đến. Cậu con trai đầu hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng hai cô gái tiếp theo sinh ra đều bị liêt hai chân.
Bằng mọi cố gắng, anh chị đã đưa hai con đi khắp các bệnh viện trong Nam, ngoài Bắc. Dốc đến những đồng tiền cuối cùng trong gia đình những mong cứu đôi chân 2 chị em nhưng vô vọng. 14 tuổi, cô con gái thứ 2 bỏ anh chị vĩnh viễn ra đi. Nguyễn Thị Đông là con gái thứ 3.
Kinh tế kiệt quệ, bố mẹ đầu tắt mặt tối làm thuê cuốc mướn, bỏ mặc Đông bò lê la khắp nơi. Năm Đông 6 tuổi không có đồ chơi, mẹ xin cuốn sách vỡ lòng về để Đông xem hình đỡ buồn. Không ngờ, Đông dùng một cái que theo các nét chữ O, A, C, M… vạch kín nền nhà đất, rồi nằng nặc đòi đi học.
Em Nguyễn Thị Đông (ngồi xe) bên thầy cô và bạn bè. Ảnh: PV.
Mẹ bảo: "Người khỏe mạnh còn chưa ăn nhằm gì, con liệt cả hai chân học làm chi vô ích". Vậy là Đông khóc sướt mướt cả ngày. Bố thương quá đành cõng Đông ra trường xin học, cho con bằng lòng.
Rất may, thầy hiệu trưởng cảm phục trước cô gái tật nguyền thiết tha tìm cái chữ nên nhận em vào học. Từ đó hằng ngày, ông Thắng vội vã chở con đến trường rồi vội vã đi làm. Bù lại, em viết rất đẹp, học rất giỏi.
Hoàn cảnh khó khăn, bố Đông phải khăn gói vào Nam làm thuê, mẹ bận túi bụi không thể đưa con đến trường. Khao khát được tiếp tục đến trường, em nhờ mẹ buộc cho mấy chiếc quần áo cũ xuống dưới mông làm nệm, rồi chống 2 cùi tay xuống đường tự lết đi.
Không có từ nào tả xiết trước nghị lực phi thường của cô trò nhỏ. Ngày lại ngày, em cứ vậy lết đi từng đoạn, mặc cùi tay toé máu, mặc bọn nhóc chạy theo trêu chọc, mặc nắng nóng giá rét, em cắn răng nhẫn nại lết đến trường không bỏ buổi nào, cần mẫn chăm chỉ để năm nào cũng đứng đầu lớp.
Năm học 2008-2009, em thi đậu vào Trường THPT Nghi Lộc 5 với số điểm cao. Nhà cách trường 5km nên em không thể tiếp tục tự lết đi. Thương hoàn cảnh của cô học trò hiếu học, Đoàn trường đã phân công các bạn trong lớp đến đón em đi, đưa em về, cõng em vào lớp và xếp cho em học trong một phòng của tầng trệt. Tổng kết học kỳ một, em tiếp tục đạt học sinh tiên tiến...
Các bạn lớp 10D đều gọi Đông là "Siêu máy tính" bởi Đông có một khả năng kỳ lạ. Tất cả các công đoạn, em chỉ học qua một lần là thao tác thành thạo và đam mê khai thác. Đông tâm sự: "Em không đứng được, nên chỉ còn cách học thật giỏi máy tính sau này thi vào đại học CNTT rồi dạy máy tính miễn phí cho các lớp học của những người khuyết tật".
Hiệu phó Nguyễn Thị Minh Chất cho biết: "Phòng máy tính nhà trường đặt ở tầng 2, mỗi khi đến giờ học các bạn trong lớp lại phải cõng em lên. Em rất giỏi về máy tính, nhưng muốn tiếp cận thì phải có một máy đặt tại nhà nhưng điều kiện của em thì không thể. Nhà trường đã phát động quyên góp ủng hộ nhưng cũng chỉ đủ chi phí cho em theo học".
Chị Nguyễn Thị Hằng, mẹ Đông mới 40 tuổi mà trông như đã 60 nức nở nói: "Chúng tôi nợ nần chồng chất, hàng tháng tìm cho ra ít tiền trả lãi đã khó, lấy đâu cho con ăn học tiếp. Chắc nó cũng phải bỏ học thôi. Tội con lắm nhưng biết sao đây các chú ơi".
Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Tý cho biết: "Xã đã quan tâm hỗ trợ nhưng không thấm vào đâu. Điều cần nhất bây giờ là chiếc xe lăn điện, nhưng xã tôi lực bất tòng tâm".
Một cô học trò tật nguyền như Đông lại có tất cả: Nghị lực vươn lên, khao khát đến trường, khổ luyện và năng khiếu. Chẳng lẽ chỉ vì thiếu thốn vật chất, một chiếc xe lăn, một máy tính, mà Đông phải từ bỏ tất cả? Đó là điều nhắn gửi đến các nhà hảo tâm, tấm lòng vàng hãy mở rộng vòng tay nhân ái.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Ông Nguyễn Đình Thắng, xóm 14, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An; hoặc Báo CAND, 66 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Sau ba năm ở quân ngũ, anh Nguyễn Đình Thắng về quê kết duyên cùng chị Nguyễn Thị Hằng định cư tại xóm 14, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc (Nghệ An). Bốn đứa con lần lượt ra đời. Hạnh phúc vừa mỉm cười, thì tai họa ập đến. Cậu con trai đầu hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng hai cô gái tiếp theo sinh ra đều bị liêt hai chân.
Bằng mọi cố gắng, anh chị đã đưa hai con đi khắp các bệnh viện trong Nam, ngoài Bắc. Dốc đến những đồng tiền cuối cùng trong gia đình những mong cứu đôi chân 2 chị em nhưng vô vọng. 14 tuổi, cô con gái thứ 2 bỏ anh chị vĩnh viễn ra đi. Nguyễn Thị Đông là con gái thứ 3.
Kinh tế kiệt quệ, bố mẹ đầu tắt mặt tối làm thuê cuốc mướn, bỏ mặc Đông bò lê la khắp nơi. Năm Đông 6 tuổi không có đồ chơi, mẹ xin cuốn sách vỡ lòng về để Đông xem hình đỡ buồn. Không ngờ, Đông dùng một cái que theo các nét chữ O, A, C, M… vạch kín nền nhà đất, rồi nằng nặc đòi đi học.
Em Nguyễn Thị Đông (ngồi xe) bên thầy cô và bạn bè. Ảnh: PV.
Rất may, thầy hiệu trưởng cảm phục trước cô gái tật nguyền thiết tha tìm cái chữ nên nhận em vào học. Từ đó hằng ngày, ông Thắng vội vã chở con đến trường rồi vội vã đi làm. Bù lại, em viết rất đẹp, học rất giỏi.
Hoàn cảnh khó khăn, bố Đông phải khăn gói vào Nam làm thuê, mẹ bận túi bụi không thể đưa con đến trường. Khao khát được tiếp tục đến trường, em nhờ mẹ buộc cho mấy chiếc quần áo cũ xuống dưới mông làm nệm, rồi chống 2 cùi tay xuống đường tự lết đi.
Không có từ nào tả xiết trước nghị lực phi thường của cô trò nhỏ. Ngày lại ngày, em cứ vậy lết đi từng đoạn, mặc cùi tay toé máu, mặc bọn nhóc chạy theo trêu chọc, mặc nắng nóng giá rét, em cắn răng nhẫn nại lết đến trường không bỏ buổi nào, cần mẫn chăm chỉ để năm nào cũng đứng đầu lớp.
Năm học 2008-2009, em thi đậu vào Trường THPT Nghi Lộc 5 với số điểm cao. Nhà cách trường 5km nên em không thể tiếp tục tự lết đi. Thương hoàn cảnh của cô học trò hiếu học, Đoàn trường đã phân công các bạn trong lớp đến đón em đi, đưa em về, cõng em vào lớp và xếp cho em học trong một phòng của tầng trệt. Tổng kết học kỳ một, em tiếp tục đạt học sinh tiên tiến...
Các bạn lớp 10D đều gọi Đông là "Siêu máy tính" bởi Đông có một khả năng kỳ lạ. Tất cả các công đoạn, em chỉ học qua một lần là thao tác thành thạo và đam mê khai thác. Đông tâm sự: "Em không đứng được, nên chỉ còn cách học thật giỏi máy tính sau này thi vào đại học CNTT rồi dạy máy tính miễn phí cho các lớp học của những người khuyết tật".
Hiệu phó Nguyễn Thị Minh Chất cho biết: "Phòng máy tính nhà trường đặt ở tầng 2, mỗi khi đến giờ học các bạn trong lớp lại phải cõng em lên. Em rất giỏi về máy tính, nhưng muốn tiếp cận thì phải có một máy đặt tại nhà nhưng điều kiện của em thì không thể. Nhà trường đã phát động quyên góp ủng hộ nhưng cũng chỉ đủ chi phí cho em theo học".
Chị Nguyễn Thị Hằng, mẹ Đông mới 40 tuổi mà trông như đã 60 nức nở nói: "Chúng tôi nợ nần chồng chất, hàng tháng tìm cho ra ít tiền trả lãi đã khó, lấy đâu cho con ăn học tiếp. Chắc nó cũng phải bỏ học thôi. Tội con lắm nhưng biết sao đây các chú ơi".
Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Tý cho biết: "Xã đã quan tâm hỗ trợ nhưng không thấm vào đâu. Điều cần nhất bây giờ là chiếc xe lăn điện, nhưng xã tôi lực bất tòng tâm".
Một cô học trò tật nguyền như Đông lại có tất cả: Nghị lực vươn lên, khao khát đến trường, khổ luyện và năng khiếu. Chẳng lẽ chỉ vì thiếu thốn vật chất, một chiếc xe lăn, một máy tính, mà Đông phải từ bỏ tất cả? Đó là điều nhắn gửi đến các nhà hảo tâm, tấm lòng vàng hãy mở rộng vòng tay nhân ái.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Ông Nguyễn Đình Thắng, xóm 14, xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An; hoặc Báo CAND, 66 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Nguồn Tin: CAND