Kỉ lục mới của Trường THPT Phú Nhuận, TPHCM đã được bạn Lê Thị Bích Ngà (lớp 10A1) ghi rất “hoành tráng”. Bích Ngà là học sinh có điểm số trung bình cả năm cao nhất từ trước đến nay: 9,6!
1. Căn phòng rộng hơn chục mét vuông, vừa chật, vừa nóng trong một con hẻm nhỏ phường Thạnh Xuân, Q.12, là nơi hai mẹ con Ngà dựa vào nhau mà sống từ bao nhiêu năm qua. Ba mẹ chia tay nhau lúc Ngà còn nhỏ xíu. Cuộc sống cơ cực ở vùng quê Hòa Thành (Tây Ninh) buộc mẹ phải ẵm Ngà (khi ấy mới lên 3) về thành phố mưu sinh. Được một người quen cho mượn nhà ở tạm, mẹ đã làm đủ thứ nghề để nuôi Ngà. Buôn bán hột gà, bán vé số, làm thuê...
Bây giờ, mẹ đang đi giúp việc nhà cho các gia đình trong xóm với thu nhập trên dưới một triệu đồng. Phân nửa số đó được dành để trả tiền thuê nhà nên cuộc sống lúc nào cũng bấp bênh, đến mức có bệnh mà mẹ cũng không dám đi khám...
Lúc đầu mẹ chỉ định cho Ngà học hết lớp 5 để biết chữ. Không ngờ, năm nào bạn cũng mang danh hiệu học sinh giỏi về khiến mẹ chạnh lòng. Làm sao nỡ buộc Ngà nghỉ học, mẹ chỉ còn biết làm việc gấp mấy lần để lo cho con...
2. Nhìn thấy hết mọi hi sinh của mẹ, Ngà không dám làm bất cứ điều gì khiến mẹ buồn. Có lần, nghe người ta xúi mẹ cho nghỉ học, bạn nài nỉ: “Mẹ ráng cho con học đi, chứ bán vé số sao đổi đời được hả mẹ?”. 9 năm liền là học sinh giỏi, năm lớp 9, đoạt giải ba học sinh giỏi Toán cấp thành phố. Thi tuyển vào lớp 10, Ngà xếp thứ 15 trên tổng số 812 học sinh thi tuyển vào trường Phú Nhuận... Đó là tất cả những thành tích Ngà nỗ lực cho khát vọng đổi đời của mình.
Không chỉ vậy, điểm số của bạn bao giờ cũng cao “ngất ngưỡng”. Môn thấp nhất là... 8,5, các môn còn lại chỉ nằm “hàng 9”. Hỏi bí quyết học tập, cô bạn rụt rè: “Chắc là nhờ mình chăm”. Dãy nhà trọ rất nhiều phòng nên đôi khi cũng ồn ào. Thường đến 9, 10 giờ tối, Ngà mới có được một không gian thật sự yên tĩnh để ngồi vào bàn và học miệt mài đến khuya. Đến 5g30 sáng đã lại lui cui dậy chuẩn bị đi một quãng đường mười mấy cây số để đến trường.
Thấy tôi e ngại “như vậy cũng không tốt cho sức khỏe đâu”, cô bạn vội vàng “thanh minh”: “Mình khó khăn thì phải ráng thôi mà!”.
3. Nhìn cô bạn “ốc tiêu” lọt thỏm giữa bục nhận thưởng, trong lúc người mẹ ngồi bên dưới nước mắt rưng rưng nhưng vẫn không giấu được niềm tự hào, tôi lại tin rằng đó chính là cách hai mẹ con đã cùng nhau vượt qua những khó khăn để thay đổi số phận. Con luôn cố gắng học giỏi để bù đắp phần nào sự hi sinh của mẹ. Còn mẹ lặng lẽ đứng sau, gánh vác mọi nhọc nhằn để đổi lấy không chỉ một niềm vui đến lớp cho con...
Theo Thanh Truyền
Lê Thị Bích Ngà có điểm số trung bình cả năm là 9,6.
1. Căn phòng rộng hơn chục mét vuông, vừa chật, vừa nóng trong một con hẻm nhỏ phường Thạnh Xuân, Q.12, là nơi hai mẹ con Ngà dựa vào nhau mà sống từ bao nhiêu năm qua. Ba mẹ chia tay nhau lúc Ngà còn nhỏ xíu. Cuộc sống cơ cực ở vùng quê Hòa Thành (Tây Ninh) buộc mẹ phải ẵm Ngà (khi ấy mới lên 3) về thành phố mưu sinh. Được một người quen cho mượn nhà ở tạm, mẹ đã làm đủ thứ nghề để nuôi Ngà. Buôn bán hột gà, bán vé số, làm thuê...
Bây giờ, mẹ đang đi giúp việc nhà cho các gia đình trong xóm với thu nhập trên dưới một triệu đồng. Phân nửa số đó được dành để trả tiền thuê nhà nên cuộc sống lúc nào cũng bấp bênh, đến mức có bệnh mà mẹ cũng không dám đi khám...
Lúc đầu mẹ chỉ định cho Ngà học hết lớp 5 để biết chữ. Không ngờ, năm nào bạn cũng mang danh hiệu học sinh giỏi về khiến mẹ chạnh lòng. Làm sao nỡ buộc Ngà nghỉ học, mẹ chỉ còn biết làm việc gấp mấy lần để lo cho con...
2. Nhìn thấy hết mọi hi sinh của mẹ, Ngà không dám làm bất cứ điều gì khiến mẹ buồn. Có lần, nghe người ta xúi mẹ cho nghỉ học, bạn nài nỉ: “Mẹ ráng cho con học đi, chứ bán vé số sao đổi đời được hả mẹ?”. 9 năm liền là học sinh giỏi, năm lớp 9, đoạt giải ba học sinh giỏi Toán cấp thành phố. Thi tuyển vào lớp 10, Ngà xếp thứ 15 trên tổng số 812 học sinh thi tuyển vào trường Phú Nhuận... Đó là tất cả những thành tích Ngà nỗ lực cho khát vọng đổi đời của mình.
Không chỉ vậy, điểm số của bạn bao giờ cũng cao “ngất ngưỡng”. Môn thấp nhất là... 8,5, các môn còn lại chỉ nằm “hàng 9”. Hỏi bí quyết học tập, cô bạn rụt rè: “Chắc là nhờ mình chăm”. Dãy nhà trọ rất nhiều phòng nên đôi khi cũng ồn ào. Thường đến 9, 10 giờ tối, Ngà mới có được một không gian thật sự yên tĩnh để ngồi vào bàn và học miệt mài đến khuya. Đến 5g30 sáng đã lại lui cui dậy chuẩn bị đi một quãng đường mười mấy cây số để đến trường.
Thấy tôi e ngại “như vậy cũng không tốt cho sức khỏe đâu”, cô bạn vội vàng “thanh minh”: “Mình khó khăn thì phải ráng thôi mà!”.
3. Nhìn cô bạn “ốc tiêu” lọt thỏm giữa bục nhận thưởng, trong lúc người mẹ ngồi bên dưới nước mắt rưng rưng nhưng vẫn không giấu được niềm tự hào, tôi lại tin rằng đó chính là cách hai mẹ con đã cùng nhau vượt qua những khó khăn để thay đổi số phận. Con luôn cố gắng học giỏi để bù đắp phần nào sự hi sinh của mẹ. Còn mẹ lặng lẽ đứng sau, gánh vác mọi nhọc nhằn để đổi lấy không chỉ một niềm vui đến lớp cho con...
Các thầy cô hướng dẫn Ngà chạy xe đạp điện - phần thưởng cho thành tích học tập của bạn.
Theo Thanh Truyền
Mực Tím