Chuyện về "những vị thần" trong giới công nghệ

kuta tutu

New member
Xu
0
Chuyện về "những vị thần" trong giới công nghệ


Bắt đầu từ hôm nay, mình xin phép đc post loạt bài về những người đứng đầu trong các công ty hàng đầu về IT hiện nay, qua loạt bài này, hy vọng chúng ta sẽ học hỏỉ được thật nhiều điều từ họ! Tại sao không? Hãy cùng mình bắt đầu với người đầu tiên:
Kì 1: Người đồng sáng lập của Facebook, Mark Zuckerberg - tỷ phú trẻ, giầu nhất thế giới

Không có gì ngạc nhiên khi anh ấy là một tỷ phú. Người đồng sáng lập của Facebook, Mark Zuckerberg làm việc ngay cả khi đang đi bộ.


Thiên tài lập trình máy tính hôm cuối tuần vừa qua đã bị báo giới “chộp” được đang đi dạo bộ gần ngôi nhà thuê khiêm tốn gần phía bắc California.

Mark Zuckerberg đã làm việc cật lực để trở thành tỷ phú ở tuổi 26.

Mặc dù đã tạo ra cho mình một số tiền khổng lồ, nhưng dường như người đồng sáng lập ra Facebook chưa thể sớm thay đổi nguyên tắc làm việc mọi lúc mọi nơi của mình.

Thiên tài lập trình máy tính hôm cuối tuần vừa qua đã bị báo giới “chộp” được đang đi dạo bộ gần ngôi nhà thuê khiêm tốn gần phía bắc California.

Zuckerberg dồn hoàn toàn tâm trí vào chiếc iPhone, vừa đi vừa nhìn vào màn hình và gõ phím liên tục, và nhanh nhẹn vượt qua một ngã tư đông đúc.​

Bất kể vấn đề mà anh tập trung vào là gì thì giám đốc điều hành của mạng xã hội thành công nhất thế giới này đang cho thấy niềm đam mê lớn lao đối với công việc của mình.

Một điều khá chắc chắn là, Zuckerberg lúc đó không kiểm tra những phản hồi về bộ phim Facebook.

Bộ phim “The Social Network” nói về những người sáng lập ra Facebook, Mark Zuckerberg, cùng với người bạn thân Eduardo Saverin, đã có một lượng khá giả khổng lồ, với vị trí số một trong danh sách những bộ phim ăn khách nhất Bắc Mỹ trong suốt hai tuần qua, và đã mang lại khoảng 46 triệu USD cho nhà sản xuất phim.


Zuckerberg đã thẳng thừng từ chối hợp tác với các nhà sản xuất bộ phim này, đồng thời thề sẽ không bao giờ xem nó, và thậm chí đã xóa TV show yêu thích của mình là West Wing khỏi trang Facebook vì nó được đạo diễn và người viết kịch của bộ phim nói trên, ông Aaron Sorkin

Doanh nhân mặt tàn nhang, tóc đỏ đang xuất hiện khắp nơi trên màn ảnh rộng và bất chấp những phản đối của Zuckerberg thì hình ảnh đó là khá chính xác.

Zuckerberg được miêu tả là một chàng trai trẻ, ít cười, dễ sợ hãi và rất ít cả tính.

Và chân dung thật ngoài đời: Zuckerberg tại một sự kiện với báo chí tại trụ sở chính của Facebook tại Palo Alto. Anh thề sẽ không bao giờ xem bộ phim về mình.

Chân dung đó được rất nhiều cựu nhân viên và bạn cũ xác nhận là chuẩn xác.

Trong khi đó, không chỉ có Zuckerberg than phiền về sự thiếu chính xác của bộ phim, nhiều người yêu máy tính đã mổ xẻ bộ phim và chỉ ra nhiều điểm sai với thực tế khá rõ ràng.

Trong những điểm thiếu chính xác đó là những chiếc máy tính trong bộ phim được xây dựng trong bối cảnh 2003-2004 đang chạy hệ điều hành Windows XP Service Pack 3. Nhưng trên thực tế, hệ điều hành này được phát hành trong năm 2008.

Một phần mềm nhạc có tên gọi Serato Scratch Live cũng đã được phim cho ra đời sớm hơn so với thực tế...

Mặc dù vậy, “The Social Network” vẫn đang khiến khán giả Mỹ mê mẩn. Gương mặt thành công ngoài sức tưởng tượng này đang nhen nhóm hy vọng trong rất nhiều thanh thiếu niên trẻ tại nước này, cũng như giới yêu công nghệ trên thế giới.

Điều này cũng không đáng ngạc nhiên, bởi Zuckerberg đang sở hữu trang mạng xã hội với hơn nửa tỷ người dùng. Năm vừa qua, trong bảng xếp hạng các tỷ phú Mỹ, tài sản của Zuckerberg đã tăng tới 245%.

Đến cuối quý III vừa qua, tổng tài sản của anh chàng 26 tuổi này đã lên tới 6,9 tỷ USD, cao hơn cả tài sản của giám đốc điều hành lừng danh thế giới là Steve Jobs của Apple.

(Theo VNN)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Kì 2: "Người còn lại" của Facebook, "nữ tướng" Sheryl Sandberg

Sheryl Sandberg và Mark Zuckerberg hiện được coi là cặp bài trùng kỳ lạ nhất ở thung lũng công nghệ Silicon.

Sheryl Sandberg được New York Times đánh giá "là người bạn giá trị nhất của Mark Zuckerberg, người sáng lập và là giám đốc điều hành

Trước 10 giờ mỗi sáng thứ 2, Sheryl Sandberg – giám đốc kinh doanh của Facebook viết nhanh một email cho cấp trên của mình là Mark Zuckerberg – người đồng sáng lập và hiện là giám đốc điều hành của Facebook. “Chúng ta có một cuộc hẹn”, Sandberg nói. Anh ta trả lời, ‘Tôi đang tới đây’”. Mấy phút sau, Zuckerberg bước tới tổng hành dinh của công ty, sau màn chào hỏi với các nhân viên, anh tới thẳng phòng họp và thảo luận với Sandberg hàng giờ đồng hồ. Hai lãnh đạo cấp cao của Facebook này cũng có cách kết thúc một tuần làm việc giống nhau, với một cuộc họp kín vào chiều thứ Sáu. Họ thảo luận với nhau về các sản phẩm, chiến lược, các thương vụ và nhân sự.

“Chúng tôi thỏa thuận sẽ đưa ra các ý kiến phản hồi vào mỗi thứ Sáu”, Sandberg nói. “Chúng tôi thường tranh luận về mọi thứ, chưa bao giờ có vấn đề gì mà cả hai chúng tôi nhất trí hoàn toàn cả”. Cũng như cuộc họp gần đây nhất họ đã không đạt được sự nhất trí về chi tiết của thỏa thuận mà Zuckerberg cam kết sẽ tài trợ 100 triệu USD cho các trường học ở Newark.

Sandberg, một lãnh đạo có tiếng trong giới các công ty Internet, lại được biết đến bởi các kỹ năng giao tiếp và sự thông minh nhạy bén. Và những cuộc họp thường xuyên giữa bà và Zuckerberg vốn nổi tiếng bởi sự kín đáo đã góp phần duy trì một trong những sự cộng tác không bình thường nhất tại Facebook ở thung lũng Silicon.

Hơn thế, từ nhiều những lí do khác nhau, Sandberg còn được biết đến nhiều vì bà là người bạn thân nhất của Zuckerberg.
Kể từ khi Sandberg đến với công ty này từ 2 năm trước, Facebook đã trải qua một giai đoạn “siêu tăng trưởng”. Số nhân viên của công ty đã tăng lên gấp 6 lần, với gần 1.800 người, và số lượng người sử dụng dịch vụ của họ trên toàn thế giới đã tăng hơn 7 lần, lên khoảng 500 triệu người. Về doanh thu, theo dự báo chưa đầy đủ từ Webush Securities, con số này sẽ đạt khoảng 1,6 tỷ USD trong năm nay. (Facebook là một công ty tư nhân nên họ không công bố doanh thu của mình).

Một phần trong động lực giúp mang lại sự tăng trưởng về doanh số là mối liên hệ chặt chẽ giữa Sandberg với nhiều nhà quảng cáo lớn nhất thế giới, là những mối quan hệ bà xây dựng từ khi còn là một lãnh đạo cao cấp trong hội đồng điều hành của Google. Sandberg cũng đồng thời mang lại sự ổn định cho Facebook, yếu tố mà mạng xã hội này không có được trước đó do chịu ảnh hưởng trong một thời gian dài do xảy ra những xáo trộn nhân sự với việc ra đi của hàng loạt những lãnh đạo cấp cao cũng như những nhân viên lâu năm, trong đó có cả người đồng sáng lập ra công ty.

Mike Schroepfer, phó chủ tịch phụ trách mảng công nghệ của Facebook nhận xét: “Một trong những lý do khiến công ty đang hoạt động tốt là bởi vì họ đã làm việc với nhau rất hiệu quả”.

Sandberg đã tập trung vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh, mở rộng ra phạm vi quốc tế, và tận dụng mối quan hệ với những nhà quảng cáo lớn và đưa dấu ấn của mình vào những lịch vực như truyền thông hay các chính sách công. Điều đó đã giải phóng cho Zuckerberg và giúp anh có thời gian tập trung vào những công việc anh thích nhất: đó là Facebook website và những nền tảng của nó.

Donald Graham, chủ tịch của Washington Post Company , người từng có lần cố gắng lôi kéo Sandberg về làm việc cho mình, đã nói rằng trong hai năm qua, nhiều trong số những câu hỏi về khả năng tồn tại của Facebook đã biến mất.

“Sự kết hợp giữa Mark và Sheryl Sandberg là nguyên nhân căn bản nhất”, Graham – người hiện cũng là một thành viên trong ban lãnh đạo của Facebook nhận xét.

Những ngày này, Sandberg còn phải đảm nhiệm một nhiệm vụ khác: đó là bảo vệ Zuckerberg trong thời gian mà bộ phim mới ra mắt “The Social Network” (Mạng Xã hội) đã mô tả anh ta như là sinh viên xảo trá và lập dị, người có thể đã ăn cắp ý tưởng phát triển Facebook từ người khác. Và Sandberg không đồng tình với điều đó.

“Anh ta thường tỏ ra xấu hổ và kiệm lời, và dường như không mấy mặn mà với những người không biết rõ mình, nhưng bản thân anh ta là một người chân tình”, Sandberg nói về Zuckerberg, với những lời nói được nhấn mạnh rõ. “Anh ấy luôn quan tâm tới những người đang làm việc ở đây”.

Bà còn là người luôn bảo vệ Zuckerberg trong đời sống cá nhân. Tại một cuộc hội thảo công nghệ vào mùa hè vừa qua, Zuckerberg đã tỏ ra mất bình tĩnh trong một cuộc phỏng vấn trên sân khấu. Anh đã đưa ra câu trả lời lan man cho những câu hỏi liên quan đến chính sách bảo mật của Facebook, trở nên mất bình tĩnh một cách rõ rệt và bắt đầu đổ mồ hôi trên trán. Sau cuộc phỏng vấn, Sandberg đã động viên anh chàng không được tự làm khó mình trong những tình hống như vậy, mà phải tập trung vào những phần quan trọng của cuộc phỏng vấn để anh ta có thể làm tốt hơn những lần tới. Cuộc trò chuyện trên được một số người không tiết lộ danh tính kể lại và họ không được phép thảo luận về việc này.

Một trong số họ nhấn mạnh: “Bà ấy thực sự muốn anh ta thành công”.

Trong tất cả những thành tựu mà bà đạt được, còn một lĩnh vực mà những ảnh hưởng của Sandberg chưa thực sự phát huy tác dụng tích cực: đó là vấn đề bí mật cá nhân. Trong khi Sandberg không chịu trách nhiệm trực tiếp về những chức năng này của Facebook website – mà đó là công việc của Zuckerberg – nhưng bà là người có ảnh hưởng sâu tới bản kế hoạch mà họ đã bàn thảo đi lại nhiều lần. Bà cũng sẵn sàng chấp nhận rằng Facebook đã mắc sai lầm ở điểm này. Bà nói: “Hoàn toàn công bằng khi nói rằng chúng tôi gặp những thách thức xung quanh vấn đề bí mật cá nhân”.

Sandberg nói rằng Facebook đã xây dựng những chức năng quản lí thông tin cá nhân rất mạnh, nhưng chúng đã trở nên quá phức tạp cho một người sử dụng bình thường. Facebook gần đây cũng đã đơn giản hóa những chức năng này. Bà khẳng định thêm rằng “Mark đã thực hiện những động thái để sửa sai về vấn đề bí mật thông tin cá nhân”.

Nhưng một số người phê phán lại cho rằng vấn đề bảo mật thông tin nằm ngoài tính thân thiện của các chức năng mà Facebook cung cấp đối với người dùng. Mà họ đưa các dẫn chứng rằng Facebook đã thu thập những thông tin cá nhân từ lượng người dùng đang ngày một tăng lên để giúp các nhà làm marketing gửi đi các thông điệp quảng cáo của mình tới đúng nơi chúng cần phải đến.

“Tôi sợ rằng bà Sandberg đã thất bại trong việc cung cấp sự giám sát người trưởng thành như là Facebook yêu cầu”, đó là lời phê phán của Jeff Chester, giám đốc điều hành của Center for Digital Democracy , một nhóm hoạt động xã hội đặt tại Washington. “Định hướng của Facebook liên quan tới việc họ sử dụng các thông tin của thành viên và các hoạt động marketing lén lút mà họ có liên quan tới, là một điều đáng lên án”.

Một người phát ngôn của Facebook đã khẳng định rằng trang mạng xã hội này cho phép người dùng quản lí và quyết định thông tin nào sẽ được họ chia sẻ với ai, và khẳng định rõ các thông tin sẽ được sử dụng trong các sản phẩm quảng cáo của công ty như thế nào. Và Facebook không bao giờ bán những thông tin đó cho bên thứ 3.

Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg có lẽ là cặp bài trùng kỳ lạ nhất ở thung lũng Silicon.

Zuckerberg, một kỹ sư và là người có các ý tưởng về sản phẩm mới vừa bước qua tuổi 26, là một người được cả xã hội xem là một người kín tiếng. Còn ở tuổi 41, Sandberg lại trái ngược: bóng bẩy, xinh đẹp, hay nói và luôn tỏ ra tự tin trước công chúng.

Sự khác biệt vẫn chưa kết thúc ở đây. Zuckerberg bỏ học sau khi kết thúc năm thứ 2 tại Havard để tập trung xây dựng phát triển Facebook, và anh ta chưa bao giờ làm việc ở một nơi nào khác. Còn Sandberg, tốt nghiệp MBA tại Harvard, từng là một nhân viên ở Google, nơi bà đóng vai trò trung tâm trong việc xây dựng và phát triển chiến lược quảng cáo lớn nhất và thành công nhất trên Internet.

Cho tới khi bà rời Google, bộ phận của bà đã phát triển từ một nhóm nhỏ nhân viên lên tới khoảng 4 ngàn người, chiếm khoảng ¼ số nhân viên của công ty này, và mang lại khoảng hơn ½ doanh thu cho toàn công ty. Bà cũng đã góp phần xây dựng các kế hoạch nhân đạo của Google, và điều hành hoạt động của các dự án khác nhau, trong đó có dự án về xây dựng thư viện sách điện tử của Google.

Eric Schmidt, giám đốc điều hành của Google nói rằng ông xem Sandberg như là một “siêu sao”. Nhưng hiện đã có những sự cạnh tranh đang ngày càng lớn giữa hai công ty, một phần bởi vì Sandberg đã tuyển dụng một loạt các nhân sự điều hành và nhân viên của Google. Có khoảng 200 cựu nhân viên Google hiện đang làm việc tại Facebook.

Trước khi tới thung lũng Silicon năm 2001, Sandberg đã tốt nghiệp cử nhân kinh tế và sau đó là MBA tại đại học Havard, làm việc tại World Bank, sau đó là McKinsey & Company, và là trưởng nhóm nhân viên cho Lawrence H. Summers khi ông này là Bộ trưởng Bộ Tài chính trong chính quyền Clinton.

Mặc dù có những sự khác biệt giữa họ - hoặc có thể là bởi vì họ như thế - Zuckerberg và Sandberg đã dần trở nên thân thiết với nhau. “Rất nhiều người sẽ lựa chọn cách tuyển dụng những người có tính cách giống mình”, Zuckerberg nói. “Ở đây chúng tôi đã cân bằng được rất nhiều. Công việc đã tạo nên mối quan hệ của chúng tôi, và mọi thứ diễn ra tốt đẹp, cuối cùng bạn có một hệ thống ưu việt hơn rất nhiều”.

Zuckerberg gặp Sandberg vào một bữa tiệc mừng Giáng Sinh năm 2007, và họ ngay lập tức nhận được sự thiện cảm lẫn nhau. Sau đó là một quá trình thảo luận công việc với cường độ cao kéo dài trong 6 tuần liền, và họ đã ăn tối với nhau nhiều lần trong mỗi tuần. Bởi vì họ đều là những nhân vật được chú ý ở thung lũng Silicon, nên họ chủ yếu ăn tối ở nhà riêng của Sandberg, nên họ giữ được bí mật nội dung những cuộc thảo luận của hai người.

“Chúng tôi đều cân nhắc kỹ và có phương pháp khi nghĩ về mối quan hệ công việc này”, Sandberg nhớ lại.

Về phần mình, Zuckerberg, mặc dù được coi là một nhân vật xuất chúng, vẫn mô tả sự tương tác của họ giống như “đường truyền tốc độ cao băng thông rộng”.

“Chúng tôi có thể nói với nhau chỉ trong 30 giây, và chừng đó còn ý nghĩa hơn cả việc trao đổi trong nhiều cuộc họp kéo dài hàng giờ mà tôi từng tham dự”, anh nói. Sandberg cũng có thể đưa cho anh ta những thông tin cập nhật khi nói chuyện, ví dụ như sự phát triển những văn phòng của Facebook tại Ailen và Ấn Độ.

“Tôi chắc chắn rằng tôi đang hiểu những điều căn bản mà chúng tôi đang thực hiện”, Zuckerberg nói. Nhưng anh ta cũng nói rằng, anh tin tưởng bất kỳ lĩnh vực nào mà Sandberg chịu trách nhiệm thì đều vận hành một cách ổn thỏa. Người đứng đầu Facebook nói: “Sự linh hoạt của đội ngũ lãnh đạo đã được cải thiện rất nhiều kể từ khi bà ấy tới đây”.

Bên ngoài công ty, Sandberg sử dụng phần lớn thời gian của mình với các công ty quảng cáo. Tuần trước, bà đã tới Manhattan, nơi bà có một bài phát biểu quan trọng tại hội thảo Avertising Week và các cuộc gặp riêng với các nhà quảng cáo lớn.

Sandberg cũng giám sát những chi tiết công việc có vẻ phức tạp, từ đó có thể giúp một công ty vận hành trôi chảy – đặc biệt với một công ty đang phát triển ở tốc độ cao.

Mới đây bà đã gặp gỡ với Pedram Keyani, kỹ sư phụ trách nhóm chuyên gia xây dựng các công cụ xử lí các phản hồi hoặc yêu cầu từ phía những người sử dụng Facebook. Keyani nói rằng Sandberg muốn gặp nhóm làm việc của ông là để tìm hiểu những thách thức phải đối mặt, và sau đó sẽ sắp xếp lại để cho nó vận hành hiệu quả hơn.

“Bà ấy có mặt và điều hành công việc ở mọi cấp”, Keyani nói. “Bà ấy là người có tầm chiến lược và luôn đi sâu cũng như hiểu rõ làm thế nào để các nhóm có thể phối hợp tốt với nhau”.

Sự kết hợp giữa Sandberg và Zuckerberg cùng với ê-kíp lãnh đạo của Facebook là không được dự kiến trước. Khi bà được tuyển dụng, một bầu không khí thân tình đã lan tỏa khắp công ty, theo những nhân viên có mặt lâu năm, và các blog công nghệ cho rằng bà đã được tuyển dụng để mang lại bầu không khí này.

Cho đến nay, Sandberg dường như có một chút gì đó ở ngoài địa điểm của Facebook. Bà ngồi trong một dãy bàn làm việc trong đó có cả bàn của Zuckerberg và một số các nhân sự cấp cao phụ trách về công nghệ và sản phẩm của công ty. Họ thích mặc quần jean, áo phông thoải mái, khác hẳn với phong cách ăn mặc chững chạc của bà. Nhân viên của bà là những người quản lí phần lớn các công việc kinh doanh của Facebook lại làm việc cách khu đó mấy toàn nhà.

Những nỗ lực lấy lòng nhân viên tại Facebook của bà bắt đầu từ những ngày đầu tiên bà xuất hiện ở đây. Bà tới từng bàn để tự giới thiệu về mình, nói những câu chuyện vui và hỏi rất nhiều câu hỏi. Và nỗ lực đó đã mang lại kết quả.

“Bà ấy là một người khá linh hoạt”, Christopher Cox – phó chủ tịch phụ trách sản phẩm và là người thân cận của Zuckerberg nói. “Và không hề máy móc giống như một người thông thường có bằng MBA. Những người đã từng phải đi khỏi đây là những người tới và nói những điều giống như trong sách giáo trình MBA vậy”.

Sandberg được biết đến nhiều ở khả năng dìu dắt nhiều những nhân viên trẻ hơn – đặc biệt là các nhân viên nữ, và khuyến khích họ không được tự ti khi tham gia những vai trò quan trọng cho dù họ đang có kế hoạch chuẩn bị lập gia đình. Sandberg có thể nói về vấn đề này từ kinh nghiệm của bản thân: bà đã kết hôn với Dave Goldberg, giám đốc điều hành của SurveyMonkey, một nhà sản xuất phần mềm cho các cuộc điều tra trực tuyến, và họ đã có hai con.

Bất kỳ khi nào có một nhân viên cộng tác với bà được thăng chức, bà đều gửi thư chúc mừng.

Những người đã quen Sandberg từ lâu đều nói rằng họ không hề bất ngờ với thành công của bà. Khi còn là sinh viên ở đại học Havard, bà ngồi gần phía cuối lớp trong những bài giảng về kinh tế của Summers. Vị giáo sư này kể lại rằng ông không hề để ý tới cô sinh viên này cho tới khi Sandberg giành được kết quả xuất sắc nhất trong kì thi giữa kì – và sau đó là vị trí dẫn đầu ở kỳ thi cuối khóa.

Summers đã trở thành người hướng dẫn luận văn và sau đó tuyển dụng bà vào làm việc trong ê-kíp của ông tại World Bank rồi Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Mặc dù khi đó mới hơn 20 tuổi, nhưng bà đã được đảm nhận những vị trí quan trọng, như là trợ giúp thúc đẩy các nỗ lực hỗ trợ châu Phi bằng việc mở cửa Bộ Tài chính chào đón Bono của ban nhạc U2.

“Tôi chưa bao giờ nghe về anh ta và nói với Sheryl rằng tôi chỉ gặp những ai có đầy đủ tên họ”, Summers nhớ lại. Nhưng trước sự thuyết phục của Sandberg, ông cuối cùng đã đồng ý. “Chương trình xóa nợ cho châu Phi đã không thành hiện thực nếu cô ấy không thuyết phục tôi gặp Bono và kiên nhẫn với vấn đề này”, Summers nói.

Sự kết nối giữa Sanberg và Zuckerberg là đặc biệt sâu sắc. Họ thường xuất hiện cùng nhau trước công chúng, và Zuckerberg, người từng là thủ quân của đội đấu kiếm ở trường trung học, đã dạy cho cậu con trai 5 tuổi của Sandberg một vài đường đấu kiếm cơ bản.

Khi Zuckerberg và Priscilla Chan, bạn gái của anh ta bắt đầu nghĩ tới việc làm từ thiện, họ đã tới gặp Sandberg. Bà ngay lập tức chỉ cho cô ta những mối liên hệ và các cuộc gặp đã được sắp xếp với những nhân vật quan trọng như là thị trưởng Michael R. Bloomberg của New York và Michelle A. Rhee – người đứng cầu cơ quan giáo dục của Washington, D.C.

Sandberg “đã giúp tôi định hướng công việc này tới những nơi mà ở đó cần thiết nhất”, Zuckerberg nói. “Bà ấy là người mà tôi và Priscilla coi như là một biểu tượng mạnh mẽ trong mói quan hệ của chúng tôi”.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Kì 3: Thiên tài máy tính-Steve Jobs
"Tôi luôn lao đến những nơi quả bóng sắp sửa đến, không phải nơi nó vừa ở đó" lLà câu nói yêu thích của Steve Jobs được trích từ cầu thủ côn cầu khúc quân cầu nổi tiếng.

1. Thiên tài máy tính

Steve Jobs được ca ngợi đã giúp toàn thế giới thay đổi định nghĩa về phương pháp tiếp cận, cách nhìn và cảm xúc đối với máy tính cá nhân. Ông cũng là một trong những người đi tiên phong phát hiện ra tiềm năng thương mại to lớn của giao diện đồ họa, ứng dụng hệ thống điều khiển chuột và click, vốn trở nên phlổ biến và xuất hiện trong hầu hết máy tính để bàn ngày nay. Bốn thập kỷ lao động và cống hiến của Steve Jobs đã đem lại cho người dùng toàn cầu những sản phẩm công nghệ mang tính đột phá, giúp định hình lại ngành công nghiệp công nghệ cao.

2. Người bạn đồng hành đầu tiên

Người đồng hành đầu tiên của Steve Jobs là Steve Wozniak, ông gặp khi đang đi làm thêm tại công ty Hewlett-Packard (HP) thời trung học. Kết thúc trung học, Jobs đăng ký vào trường Reed College nhưng nhanh chóng bỏ ngang chỉ sau có một học kỳ. Đam mê với máy tính vẫn cháy bỏng trong ông, đưa Steve Jobs đến với thung lũng công nghệ Silicon Valley vào 1974. Tại đây, Steve Jobs vui mừng gặp lại người bạn Wozniak khi cả hai cùng tham gia một câu lạc bộ máy tính. Đến 1976, họ chung tay lập ra quả táo Apple, đặt nền móng đầu tiên cho người khổng lồ trong ngành công nghệ thế giới sau này.

3. Cuộc cách mạng trong một chiếc hộp

Đây là thế hệ máy tính Apple đầu tiên, chiếc Apple 1 được bán với giá 666,66 USD trong quầy máy tính của trung tâm thương mại Bay Area. Chiếc máy tính này chỉ bao gồm một bộ điều khiển và quyển sách hướng dẫn dài 16 trang. Để có thể sử dụng được, người dùng cần có nguồn điện, bàn phím và tất nhiên phải mua thêm cả màn hình.

4. Chân dung một nhà doanh nhân trẻ

Lợi thế của Steve Jobs là năng khiếu kỹ thuật thiên tài đi cùng với kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tính cách luôn kiên định với những lý tưởng và sản phẩm của mình khiến Steve Jobs không ít lần xung đột với đồng nghiệp và dư luận. Từ đó, ông càng nổi tiếng là một nhà quản lý “khó chơi” và có phần dữ dội.

5. Thử thách

Đến năm1983, Jobs mạnh tay chi tiền để lôi kéo Chủ tịch của hãng đồ uống Pepsi (ở giữa) để về tham gia xây dựng đế chế Apple cùng với ông và Wozniak. Tuy nhiên, mối quan hệ đồng nghiệp thân tình giữa ba bên nhanh chóng xấu đi. Không may, đó cũng là thời kỳ ngành công nghệ gặp khủng hoảng về doanh số khiến các công ty phải cân nhắc bài toán sa thải nhân công. Tại Apple, người bị sa thải lại chính là Steve Jobs, 9 năm sau ngày ông góp phần đặt viên gạch đầu tiên xây dựng hãng.

6. NeXT

Với Steve Jobs, việc rời khỏi Apple chỉ càng làm bùng thêm khao khát làm cuộc cách mạng ngành máy tính cá nhân thế giới. Ông vạch ra ngay dự án công ty NeXT Computer. Ngay cái tên cũng thể hiện rõ tham vọng của Steve Jobs về một thế hệ máy tính mới với những ý tưởng đột phá. Máy tính của ông được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất thời đó như giao diện đồ họa mới nhất, cổng Ethernet được tích hợp bên trong và nhiều sản phẩm công nghệ cao khác. Máy tính của Jobs được đánh giá là quá đắt đỏ để có thể trở nên phổ biến trên thị trường. Mặc dù vậy, sản phẩm của Steve Jobs đã tạo ra những ảnh hưởng to lớn đối với các thế hệ máy tính tiếp theo

7. Trở lại Apple

Sau khi mất Jobs, Apple mới thấm thía tầm quan trọng của ông khi công việc kinh doanh liên tục đi xuống. Thậm chí hồi giữa những năm 1990, Apple lâm vào thảm cảnh ngấp nghé vực phá sản. Apple biết rằng chỉ có thể đưa Steve Jobs quay trở lại mới có cơ may phục hồi. Để hợp thức hóa việc này, năm 1996, Apple tuyên bố họ mua NeXT Computer với giá 429 triệu USD. Đến năm 1998, hội đồng quản trị của Apple không cần đợi được đề nghị đến lần thứ 2, đã nhất trí đưa Steve Jobs lên làm CEO.

8. Công việc của Jobs

Có được Jobs, Apple cũng có thêm những công nghệ hiện đại của sản phẩm máy tính NeXT, vốn tạo tiền đề cho những thế hệ sản phẩm sau này. Những năm tiếp theo kể từ khi được nhìn nhận, Steve Jobs đã khôi phục được danh tiếng cho Apple bằn những sản phẩm lừng danh như máy tính iMac. Ngoài ra, năng khiếu kinh doanh thiên bẩm của Steve Jobs đã đưa cái tên Apple trở nên quen thuộc với mọi tín đồ công nghệ. Nhờ Jobs, Apple có được được hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp và hệ thống bán lẻ chỉ bán duy nhất sản phẩm của Apple.

9. Hoạt hình

Trong những năm rời xa Apple, Steve Jobs cũng đã kịp mua lại và phát triển một xương chế tạo phim hoạt hình mang tên Pixar. Dưới bàn tay của Steve Jobs, Pixar nhanh chóng trở nên nổi tiếng ngay từ bộ phim đầu tiên của ông, Câu chuyện Đồ chơi (Toy Story), ra mắt năm 1995. Bộ phim này mang về 360 triệu USD và lập tức đưa Pixar lên hạng sao trong số những nhà làm phim của Hollywood. Kể từ đó, Pixar được đà tiến lên với những bộ phim thành công nối tiếp nhau ra đời như Đi tìm Nemo (Finding Nemo), Vương quốc Xe hơi (Cars), Wall-E, và gần đây nhất là Vút bay (Up). Năm 2006, hãng Disney nhận thấy không thể ngồi yên trước sức cạnh tranh của Pixar, quyết định mua lại hãng hoạt hình. Vụ mua bán không những đem lại cho Steve Jobs 7,4 tỷ USD, mà còn đưa ông vào hội đồng quản trị Disney và sở hữu hơn một nửa cổ phiếu của Pixar.

10. Rock and Roll

Năm 2001, Jobs giới thiệu ra công chúng chiếc máy nghe nhạc iPod. Cho dù sản phẩm này không sử dụng những công nghệ quá tiên tiến so với các hãng khác, iPod vẫn ngay lập tức gây được tiếng vang lớn. Người hâm mộ iPod yêu chiếc máy nghe nhạc ở thiết kế đột phá và tính thân thiện, dễ sử dụng. Không những thế, iPod còn được thiết kế để kết nối với iTunes, kho âm nhạc trực tuyến khổng lồ của Apple. Cách làm này của Apple đã gây ảnh hưởng và thay đổi bộ mặt của ngành âm nhạc toàn cầu. Sản phẩm này thành công đến nỗi năm 2007, khảo sát của Bloomberg cho thấy iPod chiếm tới 72,7% thị phần sản phẩm nghe nhạc tại Mỹ. Tính đến tháng 9/2009, đã có tổng cộng 220 triệu chiếc iPod được bán ra trên toàn cầu.

11. iPhone

Đến năm 2007, sau khi thống lĩnh và thay đổi cục diện của thị trường máy tính xách tay, ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu, Apple chính thức lấn sân sang ngành truyền thông đa phương tiện. Đây là năm ông công bố chiếc iPhone, sau khi cố tình để rò rỉ thông tin một thời gian dài trước đó. Vào tháng 6/2007, iPhone ra đời và lập tức gây sốt khi 6 triệu chiếc được mua hết veo chỉ sau một thời gian ngắn. Sức nóng dành cho sản phẩm này vẫn không hề giảm trong nhiều năm tiếp theo.

12. Sản phẩm mới nhất

Tháng 1/2010, Jobs chính thức tuyên bố Apple sắp sửa cho ra mắt dòng máy tính bảng mới. Với chức năng và giao diện gần giống chiếc iPhone, sản phẩm iPad có màn hình rộng hơn và người dùng có thể dùng nó như một quyển sách điện tử, máy chơi games và màn hình xem phim tiện dụng. Hôm nay sẽ là ngày iPad chính thức ra mắt người dùng tại Mỹ nhưng sức nóng của sản phẩm đã tăng lên từng ngày ngày kể từ khi được công bố. Nhiều khách hàng xếp hàng chầu chực sẵn tại các điểm bán từ vài ngày trước để ít tiếng đồng hồ nữa, sẽ trở thành một trong những người đầu tiên sở hữu sản phẩm mới nhất của Apple.

(Theo VnExpress)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Kì 4: 5 nguyên tắc của Jonney Shih - chủ tịch của hãng máy tính Asus

Bằng tầm nhìn, kinh nghiệm và cả trực giác, Shih đã phát triển Asus thành một công ty trị giá 23 tỉ USD và đang thách thức vị trí hãng máy tính lớn thứ 3 thế giới của Dell.

Hiện nay, Jonney Shih, Chủ tịch của hãng máy tính Asus (Đài Loan), chỉ quan tâm đến 3 điều: máy tính netbook và tương lai của cuộc sống số, cử nhân viên đến Trường Kinh doanh Harvard học và đưa Asus vượt qua Dell trở thành hãng máy tính lớn thứ 3 thế giới vào năm 2011.

Trong khi chiếc máy tính bảng iPad của Apple liên tục khuấy đảo thị trường trong thời gian qua, người đàn ông 57 tuổi này vẫn điềm tĩnh bởi trong đầu ông đã có ít nhất hai phương hướng phát triển cho Asus trong thời gian tới. Thứ nhất, netbook vẫn tiếp tục là mảng kinh doanh chủ lực của Công ty khi nó được xem là sản phẩm tiên phong đón đầu trào lưu thiết bị trên nền công nghệ điện toán máy chủ ảo (cloud-computing). Thứ hai, trái với suy nghĩ của nhiều người, Shih cho rằng, máy tính để bàn sẽ không những không bị khai tử mà còn trở thành miếng bánh béo bở cho Asus.

Tại các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, châu Phi và Đông Nam Á, máy tính để bàn vẫn là phương tiện chính giúp mọi người kết nối với internet. Có thể điều này không đúng ở các thành phố lớn và giàu có, nhưng tại những thị trấn, đô thị loại ba, bốn hoặc năm, máy tính để bàn là một lĩnh vực kinh doanh đang phất lên từng ngày.

Bằng tầm nhìn, kinh nghiệm và cả trực giác, Shih đã phát triển Asus thành một công ty trị giá 23 tỉ USD và đang thách thức vị trí hãng máy tính lớn thứ 3 thế giới của Dell trong tương lai không xa. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố kể trên, ông còn có 5 nguyên tắc bất di bất dịch:

1. Mài gươm
Hãy chọn cho mình một lĩnh vực, một công nghệ hay một dịch vụ và dồn hết tâm trí vào nó. Thuở ban sơ, Shih cùng một nhóm 4 kỹ sư đã chọn bo mạch chủ máy tính và cùng nhau làm ra những bo mạch chủ nhanh nhất và ổn định nhất thế giới. Họ thống trị lĩnh vực này trước khi mở rộng sang các loại hình kinh doanh khác. “Tôi khuyên bạn đừng bao giờ đứng núi này trông núi nọ”, Shih nói.

2. Cưỡi đúng con sóng

Asus không có tiềm lực tài chính mạnh bởi khi thành lập Công ty, Shih và đội ngũ của ông chỉ có 300.000 USD. Tuy vậy, chìa khóa thành công của ông và đội ngũ là khả năng nhìn thấy và nắm bắt cơ hội. Năm 1990, Shih và cộng sự đã nhận thấy nhu cầu về các loại bo mạch chủ máy tính là rất cao và “bằng trực giác, chúng tôi đều nhìn nhận lĩnh vực kinh doanh này sẽ bùng nổ trong tương lai”, Shih kể lại.

3. Chọn đúng đối tác

Chọn đối tác không thể chỉ dựa vào chuyên môn của họ. Bởi “có thể bạn và họ sẽ làm việc cả đời với nhau nên tính cách bẩm sinh của họ cũng quan trọng như khả năng chuyên môn vậy”, Shih nói.

4. Tuyển dụng những trưởng nhóm giỏi nhất ngay từ đầu
Shih luôn tìm đến các trường khối kỹ thuật hàng đầu Đài Loan và chiêu mộ những sinh viên giỏi nhất cho Asus.

5. Có một chiến lược đúng đắn và dám đối mặt với sự thật nghiệt ngã

Shih là bộ não chiến lược của Asus, ông thường nhìn thẳng vào vấn đề, xác định nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp. Shih luôn muốn biết cả hai mặt tốt xấu của vấn đề. Và nhờ đối diện với mặt xấu, ông chèo lái Asus phản ứng nhanh hơn và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết.


(Theo Nhipcaudautu)
 
Kì 5: Những ngày hưu của Bill Gates

Sau khi rời Microsoft, Bill Gates làm gì cho hết ngày? Cứu rỗi thế giới, giúp đỡ các doanh nhân mới khởi nghiệp và đưa con đi học

Khi Bill Gates chính thức rời khỏi Microsoft (Mỹ) vào tháng 7/2008, ông cũng từ bỏ luôn thú chơi golf của mình. Lý do của ông rất đơn giản: “Muốn giỏi môn này thì phải mất rất nhiều thời gian”. Có vẻ như thời gian là điều mà Gates đang muốn có cho cuộc sống về hưu của mình.

Mặc dù Gates vẫn còn là Chủ tịch của Microsoft (dù không tham gia vào công việc điều hành hằng ngày), nhưng tập đoàn phần mềm này dường như là mối quan tâm thứ yếu hiện nay của ông. Gates đang bận rộn với Bill and Melinda Gates Foundation, quỹ từ thiện và nghiên cứu khoa học do ông thành lập nhằm giải quyết những vấn đề thế giới đang phải đối mặt như bệnh sốt rét, bại liệt, HIV/AIDS. Không những thế, Gates còn là một nhà hoạt động tích cực trong lĩnh vực công nghệ. Ông dùng tiền của mình và vốn huy động được để thúc đẩy sự cải tiến trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp, ngân hàng, giáo dục, vệ sinh cho đến năng lượng xanh nhằm đối phó với tình trạng nóng lên toàn cầu.

Gần đây, Gates còn thành lập một trang web riêng gọi là thegatesnotes.com. Trang web này viết về những hoạt động và những mối quan tâm của ông cũng như đăng tải những quan điểm, ý kiến của ông về cải tiến và những vấn đề thời sự trên thế giới.

Một hoạt động chính khác của Gates là cứ vài tuần, ông lại có mặt tại các buổi thí nghiệm của Intellectual Ventures (IV), một hãng nghiên cứu công nghệ do một người bạn cũ của ông là Nathan Myhrvold (Myhrvold trước đây cũng từng phụ trách bộ phận nghiên cứu và phát triển của Microsoft) thành lập, để thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học cho quỹ nhân đạo Gates Foundation.

Về hưu tích cực

Quan điểm của Gates về cái gọi là “về hưu tích cực” còn tham vọng hơn cả sự nghiệp của nhiều người. Nói cho cùng, Gates chỉ mới 54 tuổi và sau khi rót hàng chục tỉ USD vào quỹ Gates Foundation, ông vẫn còn một lượng tài sản khá lớn ước tính 50 tỉ USD (Gates sở hữu khoảng 641 triệu cổ phiếu Microsoft, trị giá hơn 16 tỉ USD).

Mặc dù đã về hưu, nhưng Gates vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thế giới theo một cách khác. Ông thường xuyên gặp gỡ các nhà lãnh đạo đứng đầu chính phủ để tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho các nước đang phát triển. Ông cũng gặp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, khuyến khích họ tìm cách phục vụ người tiêu dùng ở các nước đang phát triển tốt hơn.

“Nhờ các mối quan hệ trong kinh doanh, tiếng tăm trong làng công nghệ, những hoạt động nhân đạo và sự thông minh của mình, Gates đã mang đến một cái nhìn mới và hiện đại về thế giới”, Jeff Raikes, nguyên là một lãnh đạo cấp cao tại Microsoft, nhận định. “Có hôm, ông ấy viếng thăm Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi để vận động Chính phủ Ý tiếp tục viện trợ nước ngoài. Ngay ngày hôm sau, ông lại gặp gỡ với các nhà khoa học tại Viện nghiên cứu Y Sinh học Seattle để bàn về những tiến triển trong việc phát triển một loại vaccine phòng chống AIDS. Hôm sau đó, ông lại gặp Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Arne Duncan để thảo luận việc làm thế nào tìm ra những giáo viên giỏi và có chế độ đãi ngộ thích hợp cho họ”, Raikes cho biết.

Đó là cuộc sống “nhàn rỗi” của Gates sau khi về hưu.

Chủ nghĩa tư bản sáng tạo

Ông còn đưa ra một thuật ngữ mới cho triết lý của ông: Chủ nghĩa tư bản sáng tạo. Đó là chủ nghĩa tư bản luôn nỗ lực tìm kiếm những cơ hội hoặc giải quyết những thách thức qua con đường công nghệ, giúp duy trì sự phát triển bền vững của xã hội. Là một nhà hoạt động nhân đạo, ông lại có cách tiếp cận thực tế hơn. Đó là không chỉ vận động, kêu gọi mà còn trực tiếp tham gia phát triển các loại thuốc, các sản phẩm và dịch vụ phục vụ cho người nghèo trên khắp thế giới. Chẳng hạn, quỹ nhân đạo của ông đang tìm cách tận dụng mạng điện thoại di động để đưa các dịch vụ ngân hàng đến tận những vùng sâu vùng xa.


Đôi khi cả hai thế giới “hoạt động nhân đạo” và “hoạt động kinh doanh” của Gates lại tình cờ gặp nhau. Đó là khi ông cùng với các nhà khoa học tại hãng nghiên cứu công nghệ IV thực hiện những dự án nghiên cứu “khác thường” cho Gates Foundation: tạo ra những phát minh chỉ có trong tưởng tượng để giải quyết những khó khăn đang tồn tại ở các quốc gia đang phát triển. Chẳng hạn, phát minh ra một thiết bị tiệt trùng sữa sử dụng tay quay không cần dùng điện để chế biến sữa tươi nguyên chất hay bình thủy siêu tiện lợi có thể bảo quản vaccine trong một thời gian dài.

Trong một buổi thử nghiệm gần đây, Myhrvold của hãng IV và Gates đã tập hợp một nhóm nhà khoa học để nghiên cứu một loại giấy thấm có kích cỡ bằng một con tem có thể thu thập các dấu máu, nước bọt và nước tiểu trên một mẫu duy nhất, từ đó xác định nhóm máu và tìm ra các kiểu gene nhằm điều trị một căn bệnh nào đó. Những bước thử nghiệm như vậy có thể được tiến hành ở bất kỳ nơi nào và có thể cứu hàng triệu sinh mạng.

Gates cũng tham gia vào các buổi thử nghiệm mà IV gọi là Invention Science Fund (ISF), có sự góp mặt của một nhóm nhà khoa học, nhà phát minh và các chuyên gia chủ yếu đến từ các học viện. Dự án được một nhóm nhỏ các nhà đầu tư như Gates rót vốn vào và nhóm nhà đầu tư này cho phép IV thực hiện các dự án nghiên cứu mà họ muốn. Mục đích của ISF là nghĩ ra những ý tưởng có thể hiện thực hóa thành những phát minh được cấp bản quyền sáng chế, sau đó bán phát minh cho một công ty khác và các nhà đầu tư ban đầu sẽ cùng chia số tiền thu được.

Khi so với tất cả những điều này, Microsoft dường như đã không còn quan trọng đối với Gates. Tuy nhiên, Gates cũng có lúc can thiệp vào Microsoft. Thi thoảng ông vẫn xuất hiện trước công chúng khi Công ty ra mắt sản phẩm mới hoặc trong các buổi khen thưởng nhân viên.

Hỏi Gates điều ông thích nhất sau khi nghỉ hưu thì cũng giống như hỏi một bậc cha mẹ đứa con nào mình yêu thương nhất. Gates cho biết ông thích tất cả những điều ông đang làm. Tuy nhiên, điều ông cảm thấy hài lòng nhất là có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình. Ông có thể đưa con đi học hoặc đón con về mỗi ngày. Cả gia đình hầu như chưa hề bỏ lỡ một buổi tối Chủ nhật nào được ở bên nhau. Những buổi tối khác, ông và vợ, Melinda, ghé qua nhà bạn bè để chơi đánh bài chẳng hạn, điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây.

Gates làm những điều này không phải vì ông đang có nhiều thời gian rỗi mà là vì ông muốn mình hiện diện trong cuộc đời của các con và giáo dục chúng, nhất là khi chúng đang tuổi ăn tuổi lớn: 2 đứa nhỏ đang học tiểu học, còn đứa lớn thì học trung học. Và điều quan trọng là ông có thể gắn bó hơn với Melinda khi cùng điều hành quỹ Gates Foundation. “Chúng tôi cùng nhau nuôi dạy con cái, đó là một dự án cực kỳ lớn. Tại Microsoft, chúng tôi không phải là những bạn đồng hành đúng nghĩa. Cô ấy hiểu công việc của tôi nhưng chỉ hiểu một cách khái quát mà thôi. Nhưng khi cùng làm việc tại Quỹ, chúng tôi là những cộng sự thực sự. Đó là điều tuyệt vời”, Gates cho biết.

(Theo NCĐT)
 
Kì 6: Nhà sáng lập IDG: Có thể bạn chưa biết

Patrick J. McGovern là Nhà sáng lập và Chủ tịch của Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) - Tập đoàn nổi tiếng thế giới về truyền thông, nghiên cứu và quản lý sự kiện trong lĩnh vực công nghệ. Sau đây là những thông tin về Patrick có thể bạn sẽ quan tâm.

McGovern bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành xuất bản từ khi ông là một sinh viên tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Khi còn đang học tại trường, ông nộp đơn xin làm công việc biên tập bán thời gian cho Tạp chí Computers and Automation (Máy tính và Tự động hóa) – tạp chí vi tính đầu tiên của Mỹ. Ông đã trở thành Phó Tổng biên tập và đồng chủ tờ báo này ngay sau khi ông tốt nghiệp khoa vật lý sinh học tại Học viện Công nghệ Massachusetts vào năm 1959.

Năm 1964, khi ngành công nghiệp máy tính vẫn ở trong giai đoạn phôi thai, McGovern thành lập Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDC), giờ là một chi nhánh nghiên cứu của IDG nhằm cung cấp cho ngành số liệu kịp thời và đáng tin cậy về thị trường công nghệ thông tin (IT). Ba năm sau, McGovern cho ra đời tạp chí Computerworld (Thế giới Vi tính) - tờ báo tuần nhằm giúp người mua máy vi tính cập nhật thông tin về CNTT và sản phẩm CNTT.

Từ ấn phẩm Computer World đầu tiên năm 1972, McGovern bắt đầu đưa khái niệm Computerworld ra thế giới, bắt đầu từ việc phát hành tạp chí Shukan Computer tại Nhật Bản. Với quan niệm “tư duy toàn cầu, am hiểu địa phương”, một chiến lược mang tính định hướng trong suốt quá trình mở rộng của IDG trên toàn thế giới, McGovern đảm bảo rằng ấn phẩm phát hành tại Nhật Bản sẽ không chỉ là một bảo sao của Computerworld.

Ngay từ khi ra đời, tờ tạp chí này đã được biên tập và quản lý bởi một đội ngũ nhân viên người Nhật Bản nhằm mang lại sự hài lòng cho độc giả thông qua việc thiết kế các ấn phẩm cao cấp phù hợp với nhu cầu của thị trường địa phương.

McGovern hiện đang chịu trách nhiệm về việc phát hành của hơn 300 tạp chí và báo của IDG tại 85 quốc gia đồng thời hơn 450 website của IDG trên toàn thế giới. Những thương hiệu truyền thông danh tiếng toàn cầu của IDG không thể không kể đến như như CIO, CSO, Computerworld, GamePro, InfoWorld/TechWorld/TecChannel, Macworld, Network World and PC World. Hơn thế nữa, IDG còn tổ chức hơn 700 hội thảo và sự kiện CNTT ở 55 quốc gia bao gồm các sự kiện tầm cỡ quốc tế như Macworld Conference & Expo, DEMO, Storage Networking World and IDC Directions. Ngoài ra, IDC còn cung cấp hơn 1000 nhà phân tích, nghiên cứu thị trường và tư vấn về xu hướng ngành công nghệ thông tin ở hơn 90 quốc gia trên toàn thế giới .

“Tư duy toàn cầu” là tư tưởng cốt lõi trong chiến lược phát triển IDG và cũng là yếu tố làm nên những thành tựu nổi bật của McGovern trong việc xác định và mở ra những thị trường mới. Năm 1980, McGovern thành lập liên doanh đầu tiên giữa một công ty Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông đã có hơn 100 chuyến công tác tới đất nước này. Kết quả vào năm 1993 McGovern đã thành lập IDGVC, công ty liên doanh đầu tiên ở Trung Quốc.

Đến nay, IDG có hơn 30 ấn phẩm và 45 trang web tại Trung Quốc. Hơn thế nữa, hàng năm công ty này cũng tổ chức hơn 18 triển lãm và 60 hội thảo ở thị trường CNTT phát triển nhanh nhất trên thế giới này. IDGVC Partners đã trở thành công ty liên doanh hàng đầu ở Trung Quốc với việc quản lý hơn 3 tỉ USD.

Quan niệm “Am hiểu địa phương” được thể hiện trong sự giao quyền cho nhân viên trong cơ cấu quản lý phân quyền tập trung của McGovern. Quan niệm này cũng thể hiện sự tôn trọng của ông dành cho nhân viên và khách hàng IDG. Vào tháng 4/2004, tạp chí Inc. đã bình chọn McGovern là một trong “25 Doanh nhân được yêu mến” vì “nhận ra sức mạnh của sự tôn trọng”.

“Việc thực hiện phân quyền đã tạo ra động lực cho các đơn vị kinh doanh khi họ được tự mình đưa ra các quyết định trong mọi việc từ chế độ khen thưởng cho nhân viên cho đến việc khởi xướng các hoạt động kinh doanh mới. Ông cũng dành cho các khách hàng cuối cùng của mình – độc giả của những ấn phẩm như Computerworld, PC World và Macworld một sự kính trọng đặc biệt. Tại IDG, chất lượng nội dung được đặt lên hàng đầu…”.

McGovern đã được nhận giải Thành tựu trọn đời Robert L. Krakoff từ Hiệp hội Truyền thông Thương mại Mỹ (ABM) năm 2008 và giải thưởng Thành tựu suốt đời của Các nhà xuất bản Tạp chí Mỹ (MPA) vào năm 2005. Trong việc lựa chọn Nhà sáng lập và Chủ tịch IDG, MPA cho biết: “Pat McGovern đã kết hợp niềm tin vào sức mạnh công nghệ với kiến thức uyên bác của mình trong lĩnh vực xuất bản nhằm tạo ra một tập đoàn hàng đầu thế giới trong việc cung cấp tin tức, thông tin và các nghiên cứu về công nghệ thông tin”. Những giải thưởng khác gần đây của ông là Giải thưởng Thành tựu suốt đời năm 2004 của Hiệp hội các nhà biên tập ấn phẩm thương mại Mỹ (ASBPE) và Giải thưởng Nhà cải cách dẫn đầu trong ngành xuất bản kinh doanh do tạp chí BtoB Media Business trao tặng

Các danh hiệu mà ông đạt được còn bao gồm Huy chương hai trăm năm James Smithsonian từ Học viện Smithsonian, doanh nghiệp của năm từ tập đoàn Ernst & Young và Giải thưởng Lãnh đạo Doanh nghiệp 1999 từ Diễn đàn Doanh nghiệp MIT của Tập đoàn Cambridge.

McGovern còn đảm đương trọng trách giám đốc của Hiệp hội Công nghiệp Thông tin, Hiệp hội Các nhà xuất bản Tạp chí và Hiệp hội quản lý Mỹ. Ông còn là thành viên của Viện Khoa học và Nghệ thuật Mỹ. McGovern cũng là một ủy viên của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Viện McGovern tại Học viện Công nghệ Massachusetts và Viện Whitehead.

(Theo VTV)
 
Kì 7: Chân dung 'Giáo chủ' của phần mềm tự do

"Tôi là người cuối cùng của một nền văn hóa đã chết. Thực ra tôi không còn thuộc về thế giới này nữa. Có lúc tôi cảm thấy mình nên chết đi thì hơn". Richard Stallman đôi lần bộc bạch ý nghĩ chán đời của mình. Dường như đó là tâm sự của một người bất đắc chí và tuyệt vọng. Thế nhưng ông vẫn sống, vẫn đi diễn thuyết khắp thế giới với tư cách người sáng lập FSF (Free Software Foundation - Tổ chức Phần mềm Tự do). Không ai có thể phủ nhận tác động sâu sắc của FSF đối với sự hình thành xã hội thông tin hiện tại.

Trong quyển sách biên khảo "Hacker: Những người hùng của cuộc cách mạng máy tính" (1984), nhà báo kỳ cựu Steven Levy gọi Richard Stallman là "người cuối cùng của cộng đồng hacker chân chính". Gặp lại Stallman đầu năm 2010, Levy nhận thấy Stallman ngày càng cô độc hơn trong thế giới hiện đại xa lạ với lý tưởng sống của ông.

Những hacker mà Levy nhắc đến thuộc về cộng đồng những chuyên viên máy tính ở thời kỳ hình thành mạng Internet và hệ điều hành Unix trong hai thập niên 1960 và 1970, những người đam mê phân giải hệ thống máy tính phức tạp và tạo ra những chức năng mới, biến điều không thể thành có thể. Hacker rất ghét hành động "giấu nghề", xem sự chia sẻ mã nguồn phần mềm để học hỏi lẫn nhau là nguyên tắc đạo đức cơ bản của cộng đồng. Hacker rất ghét sự phân biệt đối xử dựa vào bằng cấp hoặc chức vụ, chống lại việc ban quyền ưu tiên sử dụng hệ thống máy tính cho một số người "bề trên", xem sự bình đẳng trong việc sử dụng hệ thống máy tính là một phần của nhân quyền. Điều này có thể khó hiểu đối với thế hệ lớn lên sau thời kỳ bùng nổ máy tính cá nhân.

Trong thập niên 1980, giới truyền thông tùy tiện dùng từ hacker để chỉ những kẻ "bẻ khóa" (cracker), xâm nhập bất hợp pháp các hệ thống máy tính để đánh cắp thông tin hoặc chỉ đơn thuần thỏa mãn sở thích bệnh hoạn. Hacker chân chính luôn dùng tên thật, kể cả khi vô hiệu hóa những biện pháp an ninh để chứng minh nhược điểm của hệ thống hoặc để khẳng định quyền tự do của mình. Hacker luôn khinh miệt cracker. Thế nhưng ngày nay nghĩa gốc của từ hacker đã trở thành nghĩa hiếm.

Stallman trưởng thành từ nền văn hóa hacker và phong trào hippie. Khi thời thế đổi thay, ông trở nên lạc lõng. Đối với nhiều người, Stallman là kẻ lập dị với quan niệm cực đoan về quyền tự do. Nay đã ở tuổi 53, Stallman gần như không cắt tóc, không vợ con, không nhà, chỉ ngủ trên võng trong một gian phòng nhỏ hẹp, bừa bộn thuộc khuôn viên của MIT (Massachusetts Institute of Technology - Viện Công nghệ Massachusetts). Có người chắc chắn rằng Stallman là một bệnh nhân tự kỷ.

Mẹ của cậu bé Stallman ngày xưa cũng nghi ngờ con mình mắc bệnh tự kỷ và phải mời bác sĩ chuyên khoa điều trị. Thường bị bạn bè trêu chọc khi đến trường, cậu bé Stallman co vào thế giới riêng của mình, thế giới tràn ngập niềm vui thích đối với môn Toán cùng các môn khoa học tự nhiên. Đối với cậu, những đứa trẻ ở bên ngoài thế giới đó đều ngu xuẩn!

Ở tuổi 12, sau lần tham dự "trại hè khoa học", Stallman được tuyển chọn vào chương trình đào tạo dành cho học sinh có năng khiếu thuộc Đại học Colombia. Khi học lớp 12, Stallman nhận được việc làm cuối tuần tại một trung tâm nghiên cứu của IBM ở gần nhà (Manhattan, New York). Nơi đó, anh được làm quen với ngôn ngữ lập trình PL/I trên máy IBM System/360.

Sau bậc học phổ thông, khi đang học năm thứ nhất ngành Vật lý tại Đại học Harvard, Stallman trở thành lập trình viên chính thức tại Phòng thí nghiệm Trí tuệ Nhân tạo (Artificial Intelligence Laboratory) của MIT, bắt đầu tham gia vào cộng đồng hacker. Những vấn đề của ngôn ngữ lập trình LISP thu hút Stallman ngày càng mạnh mẽ, khiến anh bỏ dở chương trình tiến sĩ Vật lý tại Harvard. Hacker Stallman cũng luôn "nổi đình đám" trong những dự án lập trình hệ thống dùng ngôn ngữ C, đặc biệt nổi tiếng với việc hóa giải hệ thống kiểm soát mật khẩu tại MIT.

Trong lớp học hoặc ở nơi làm việc, Stallman là người "khó chịu" khi luôn vạch ra sai lầm kiến thức của thầy giáo hoặc cấp trên, luôn phản ứng quyết liệt với những biện pháp mà anh cho là vi phạm quyền tự do.

Năm 1983, Stallman thành lập nhóm dự án phần mềm tự do GNU với nguồn tiền mà anh có được từ các giải thưởng công nghệ. Mục tiêu cuối cùng của dự án là xây dựng một hệ điều hành tự do có chất lượng ngang với Unix, nhưng dùng cho máy tính cá nhân. GNU là viết tắt của "GNU is Not Unix" (GNU không phải là Unix). Stallman diễn nghĩa cho từ GNU bằng chính từ GNU như một cách thể hiện giải thuật đệ quy mà anh yêu thích.

Năm 1984, Stallman sáng lập FSF. Trong mọi dịp có thể, Stallman trình diễn "Hành khúc Phần mềm Tự do" (Free Software Song) - bài hát do anh sáng tác - để quảng bá cho FSF.

Về khái niệm phần mềm tự do, Stallman giải thích: "Phần mềm tự do là phần mềm cho người dùng quyền tự do sử dụng. Phần mềm tư hữu không phải là phần mềm tự do vì quyền sử dụng bị hạn chế: bạn không được cung cấp mã nguồn để thay đổi phần mềm theo ý mình, bạn cũng bị cấm chia sẻ phần mềm với người chung quanh. Phần mềm tự do khuyến khích việc chia sẻ. Bạn có thể học hỏi cách thức hoạt động bên trong phần mềm, có thể đưa ra phiên bản cải tiến của phần mềm. Nhờ vậy, toàn bộ cộng đồng đều được thụ hưởng lợi ích".

Theo quan niệm của Stallman, phần mềm phải được bán kèm theo mã nguồn để tôn trọng quyền tự do của người dùng. Người dùng có quyền biết rõ phần mềm thực sự làm những gì trên máy tính của họ. Máy tính của Stallman chỉ dùng phần mềm tự do, kể cả phần mềm BIOS. Điều hiển nhiên đối với giới hacker thuở trước quả thực lạ lùng đối với người dùng máy tính ngày nay.

Theo đúng khuôn khổ của luật bản quyền tác giả (copyright), Stallman đề ra điều lệ sử dụng GPL (GNU General Public License) cho phần mềm tự do, ghi rõ các quyền: tự do sử dụng và nghiên cứu mã nguồn, tự do sao chép và chia sẻ mã nguồn với người khác, tự do cải tiến mã nguồn, tự do phân phối mã nguồn cải tiến.

Rất thích chơi chữ, Stallman gọi điều lệ GPL là bản quyền copyleft.

"Vào những năm 1980, khi có dịp gặp gỡ những sinh viên vừa tốt nghiệp ngành khoa học máy tính, tôi nhận ra họ chưa từng thấy một chương trình thực sự trong đời, họ chỉ biết những chương trình "đồ chơi" từ các bài tập trong trường vì mọi chương trình thực sự đều là bí mật thương mại.

Bản quyền copyleft đạt được hai điều. Trước hết, nó bảo đảm cho mọi người dùng phần mềm có được quyền tự do. Thứ hai, nó khuyến khích người dùng cải tiến phần mềm để đền đáp cho cả cộng đồng. Những người cải tiến phần mềm tự do thường làm việc cho trường đại học hoặc công ty và ở cả hai nơi đó người ta đều quan tâm đến những mối lợi tài chính. Người cải tiến phần mềm tự do có thể muốn chia sẻ với cộng đồng nhưng ông chủ của họ sẽ không đồng ý nếu thấy có thể thu lợi từ những cải tiến đó. Copyleft bảo đảm cho điều này không xảy ra".

Để thực hiện dự án GNU, Stallman tập trung xây dựng trình biên dịch ngôn ngữ C mang tên GCC. Năm 1985, GCC trở thành trình biên dịch hoàn chỉnh, có thể biên dịch chính mã nguồn của nó.

Năm 1994, việc xây dựng các bộ phận của hệ điều hành GNU gần như hoàn tất, trừ phần lõi (kernel) còn dở dang. Đó cũng là thời điểm Linus Torvalds - sinh viên Đại học Helsinki (Phần Lan) - đưa ra phần lõi hệ điều hành mang tên Linux. Vì đã dùng trình biên dịch GCC để tạo ra Linux, Torvalds công bố mã nguồn Linux với điều lệ sử dụng GPL như một lời cảm ơn đối với dự án GNU và tổ chức FSF.

Lõi Linux cùng các phần mềm của GNU hợp thành hệ điều hành hoàn chỉnh. Stallman muốn hệ điều hành đó phải mang tên GNU/Linux. Thế nhưng quyền lực của giới truyền thông đã làm cho xã hội lãng quên mối liên hệ gốc gác của hệ điều hành Linux ngày nay với dự án GNU.

Việc công bố mã nguồn Linux và trình duyệt Netscape kích thích phong trào phần mềm nguồn mở phát triển độc lập với FSF. Phong trào nguồn mở chấp nhận việc giữ bí quyết công nghệ khi cần thiết, vốn là điều mà Stallman luôn phản đối mạnh mẽ.

Ngày nay, tuy phần mềm tự do và nguồn mở (Free and Open Source Software - FOSS) được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, Stallman vẫn không lạc quan. Thực tại vẫn quá cách biệt với lý tưởng mà ông tranh đấu. Nhiều chính phủ chỉ triển khai việc sử dụng FOSS để buộc Microsoft giảm giá phần mềm hơn là đồng cảm với quan niệm của Stallman về tự do. Thiếu kế hoạch dài hạn cho việc phát triển nguồn nhân lực đủ khả năng khai thác FOSS, các nước đang phát triển dần dần trở lại với "qũy đạo Microsoft" qua những dự án được tài trợ hậu hĩnh.

Không ít người xem Stallman là kẻ cuồng tín với "tôn giáo" mà ông khởi xướng. Dù vậy, không ai dám nói rằng cuộc đời Stallman đã dành cho những điều vô nghĩa.

(Theo echip)
 
Kì 8: Những ông chủ nổi tiếng khởi nghiệp từ giảng đường

Với niềm đam mê và sự táo bạo, rất nhiều các sinh viên không đợi cho tới khi nhận tấm bằng tốt nghiệp mới khởi nghiệp kinh doanh. Bill Gates, Michael Dell, Larry Page… là những ví dụ điển hình cho những ông chủ nổi tiếng nước Mỹ khởi nghiệp từ ghế giảng đường.

Larry Page và Sergey Brin, Đại học Stanford

Khi đang là ngành khoa học máy tính tại đại học Stanford năm 1996, Larry Page và Sergey Brin đang bận rộn với dự án về một công cụ tìm kiếm tên gọi BackRub. Sau khi chạy trang web này trên vài nhà cung cấp dịch vụ internet ở Stanford, Page và Brin đã cải tên công ty thành Google.

Henry Luce và Briton Hadden, tạp chí Time

Henry Luce và Briton Hadden đã thành lập tạp chí TIME năm 1923 khi đang là sinh viên đại học Yale. Bộ đôi sáng lập tuần báo này khi họ mới 23 tuổi.

Alexis Ohanian, đại học Virginia

Năm 2005, khi Alexis Ohanian đang ngồi trong thư viện Alberman tại đại học Virginia thì cụm từ reddit xuất hiện trong đầu. Reddit sau đó đã trở thành tên của một trang tin tức xã hội hàng đầu. Ohania đã hợp tác cùng người bạn học Steve Huffman. Vào năm 2006, Reddit được bán lại cho hãng CondeNast.

Seth Berkowitz, đại học Pennsylvania

Hồi năm 2002, khi đang là sinh viên năm thứ 3 đại học Pennsylvania, Seth Berkowitz đã quyết định làm bánh để phục vụ sinh viên vào buổi tối. Ngay sau đó, Berkowitz đã gặt hái thành công và anh quyết định chuyển hoạt động ngoài giờ này thành một ngành nghề kinh doanh. Insomnia Cookies hiện vẫn tồn tại quanh khuôn viên các trường đại học trên khắp nước Mỹ.

Bo Peabody và Brett Hershey, đại học Williams

Vào năm 1992, hai người bạn cùng lớp là Bo Peabody và Brett Hershey từ đại học Williams đã nhận thấy rằng phải làm điều gì đó với các tên miền trên internet. Vì thế, họ đã cộng tác cùng giáo sư kinh tế Dick Sabot bán các tên miền thông qua một công ty có tên gọi Tripod.com. Công ty này đã trở thành một trong những công ty tên miền lớn đầu tiên trên thế giới trước khi lĩnh vực này phát triển bùng nổ vào giữa những năm 1990. Năm 1998, Tripod.com đã được nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm Lycos mua lại với giá 58 triệu USD.

Shawn Fanning, đại học Northeastern

Khi còn là sinh viên đại học Northeastern, Shawn Fanning đã mong muốn được chia sẻ âm nhạc với bạn bè. Vì thế vào năm 1999, Fanning đã sáng lập công ty chia sẻ file nhạc trực tuyến tên gọi Napster cùng với người bác của mình. Sự xuất hiện của Napster đã giúp thay đổi cách thức âm nhạc được mua bán trên thị trường.

Frederick W. Smith, đại học Yale

Khi đang là sinh viên đại học Yale, Frederick W. Smith đã làm luận văn viết về ý tưởng một dịch vụ chuyển phát qua đêm. Smith chỉ nhận được điểm C cho luận văn này. Nhưng sau đó, Smith đã thành lập công ty chuyển phát nhanh hàng đầu thế giới với doanh thu hàng năm lên tới 37 tỷ USD.

Bill Gates, đại học Harvard

Năm 1973, Bill Gates đã thuyết phục người bạn học Paul Allen bỏ đại học Harvard để cùng ông thành lập công ty phần mềm máy tính riêng. Không lâu sau đó, một người bạn khác của Bill Gates tại Havard là Steve Ballmer cũng tham gia cùng họ.

Michael Dell, đại học Texas

Michael Dell không lãng phí thời gian để tìm việc làm thêm khi còn là sinh viên đại học Texas-Austin. Thay vào đó, Dell thành lập hãng máy tính Dell vào năm 1984. Chỉ trong một năm, Dell đã tạo ra chiếc máy tính đầu tiên của công ty mang tên “Turbo PC”. Năm 1992, ở tuổi 27, Dell trở thành giám đốc điều hành trẻ nhất có công ty được xếp hạng trong danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ.

Mark Zuckerberg, đại học Harvard

Hồi năm 2004, khi đang là sinh viên năm thứ 2 tại Đại học Harvard, Mark Zuckerberg - chàng sinh viên người Mỹ sinh năm 1984 - đã thành lập mạng xã hội Facebook từ ký túc xá của trường với sự trợ giúp của bạn bè. Hiện nay, mạng xã hội này trị giá khoảng 3,75 tỷ USD.
Các bạn có dám làm như họ không?

(Theo Hufftington)
 
Kì 9: 10 người bỏ học nổi tiếng thế giới
Trong xã hội hiện đại, việc theo học tại các trường CĐ, ĐH dường như là con đường cần thiết để thành công vì cử nhân của những trường danh tiếng sẽ có nhiều cơ hội hơn những người khác. Nhưng có những người dù bỏ học nhưng vẫn thành công hơn người.

Tạp chí Time vừa đưa ra danh sách 10 người bỏ học giữa chừng thành công nhất ở Mỹ. Những người tài năng này đã không đi theo cách thức truyền thống là trải qua quá trình học tập tại trường ĐH, CĐ. Tuy vậy, với những nỗ lực không ngưng nghỉ, giờ đây họ đã với tới những đỉnh cao trong nhiều lĩnh vực.

Dưới đây là danh sách 10 người Mỹ nổi tiếng thế giới và chưa từng tốt nghiệp ĐH:

1. Bill Gates - sinh năm (SN) 1955, sáng lập tập đoàn Microsoft

Tờ báo của ĐH Harvard “Harvard Crimson” đã gọi Bill Gates là "Người bỏ học nổi tiếng nhất của Harvard". Trong khi đó, thế giới tôn vinh ông là “Người giàu nhất thế giới” trong hơn một thập kỷ. Hiện nay, dù không ở vị trí đầu bảng, ông vẫn nằm trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Bill Gates vào học Harvard trong mùa thu năm 1973. Hai năm sau, ông bỏ học để thành lập Microsoft cùng với người bạn Paul Allen. Năm 2007, Bill Gates nhận được bằng tiến sỹ danh dự của trường Harvard.

Tại buổi lễ phát bằng, Bill Gates phát biểu: "Tôi là một người gây ảnh hưởng xấu. Đó là lý do tại sao tôi được mời đến dự lễ tốt nghiệp của các bạn. Nếu tôi phát biểu tại lễ nhập học của các bạn, có lẽ số người dự buổi lễ tốt nghiệp hôm nay sẽ ít hơn".

2. Steve Jobs - SN 1955, tổng giám đốc điều hành của hãng máy tính Apple​

iPad, iPod và thậm chí cả cảnh sát vũ trụ Buzz Lightyear (ngôi sao đồ chơi trong truyện Toy Story của hãng Disney) có thể sẽ không tồn tại nếu Steve Jobs vẫn ở lại trường. Do gặp khó khăn về tài chính, Jobs phải thôi học ở Trường cao đẳng Reed chỉ 6 tháng sau khi nhập học.

Sau đó, ông thành lập hãng Apple, NeXT Computer và Pixar, đây là những hãng có ảnh hưởng đáng kể trong sự phát triển của công nghệ và văn hóa hiện đại.

Steve Jobs vẫn nghĩ rằng thời gian học ngắn ngủi tại Trường cao đẳng Reed không phải là vô ích. Trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp năm 2005 tại Trường đại học Stanford, Jobs thừa nhận lớp học thư pháp mà ông dự tại Trường cao đẳng Reed đã tạo cho ông những nền tảng của kiểu in được sử dụng trong thế hệ máy tính Macintosh đầu tiên.
3. Frank Lloyd Wright - SN 1867, một trong những kiến trúc sư nổi tiếng có nhiều ảnh hưởng nhất trong nửa đầu thế kỷ 20

Là kiến trúc sư nổi tiếng nhất của Mỹ, Wright dành nhiều thời gian cho việc thiết kế những trường đại học hơn là dự những lớp học ở đó. Nhập học Trường đại học Wisconsin-Madison năm 1886, một năm sau Wright bỏ học. Ông chuyển đến Chicago và sau đó trở thành thợ học việc của Louis Sullivan, "cha đẻ của kiến trúc hiện đại".


Những tác phẩm đồ sộ của kiến trúc sư Wright bao gồm hơn 500 công trình mà trong đó những công trình nổi tiếng nhất là biệt thự được xây trên thác nước mang tên Fallingwater và Bảo tàng Solomon R. Guggenheim của TP New York.
4. Buckminster Fuller - SN 1895, kiến trúc sư, nhà thiết kế và nhà sáng chế nổi tiếng​

Hai lần bị đuổi học khỏi trường Harvard, kiến trúc sư - nhà sáng chế Buckminster Fuller không gặp suôn sẻ thời gian đầu sau đó: Ông trải qua nhiều lần thất bại trong kinh doanh và những đau buồn sau cái chết của con gái.

Khi Fuller vào tuổi 32, cuộc đời ông bắt đầu sang trang. Những ý tưởng khác thường của ông đã thu hút sự chú ý của công chúng và cấu trúc mái vòm hình cầu đã mang đến cho ông sự nổi tiếng và công nhận trên thế giới.
5. James Cameron - SN năm 1954, đạo diễn điện ảnh tên tuổi, từng làm phim Titanic​
Có vẻ như đạo diễn đoạt giải Oscar James Cameron đã đi đường vòng để đến Hollywood. Sinh ra và lớn lên ở Canada, Cameron cùng gia đình chuyển đến California, Mỹ năm 1971. Ông học ngành Vật lý ở Trường cao đẳng Fullerton trong thời gian không lâu lắm. Sau khi bỏ học, Cameron cưới một nữ hầu bàn và trở thành công nhân lái xe buýt cho trường học địa phương.

Đến năm 1977, sau khi xem phim Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao), Cameron quyết định chuyển nghề và dấn thân vào ngành phim ảnh. Trong 30 năm tiếp theo, ông tạo ra một số bộ phim khoa học viễn tưởng tuyệt vời nhất (và tốn kém nhất) của giai đoạn cuối thế kỷ 20.
6. Mark Zuckerberg - SN 1984, tổng giám đốc điều hành của Facebook​
Mark Zuckerberg từng là sinh viên trường Harvard. Hồi còn học trường ĐH danh tiếng này, Mark Zuckerberg đã phát triển Facebook trong phòng ký túc xá với ý định cho sinh viên trong trường Harvard sử dụng. Giờ đây Facebook đã trở thành một trong những mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới. Khi sự ưa chuộng dành cho Facebook bùng nổ, Zuckerberg thôi học và chuyển công ty tới California.

Đến nay quyết định của anh chàng 8X đã tiến triển khá tốt đẹp. Theo tạp chí Forbes, Zuckerberg là tỷ phú trẻ tuổi nhất trên thế giới với tài sản ròng năm 2010 lên tới 4 tỷ USD.

7. Tom Hanks - SN 1956, diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim nổi tiếng

Tom Hanks từng đoạt 2 giải Oscar cho cho các vai diễn trong phim Philadelphia và Forrest Gump. Khi còn trẻ, Tom Hanks đã bỏ học để làm tập sự toàn thời gian tại công ty rạp hát Great Lakes Theater Festival ở Cleveland, bang Ohio. Những kinh nghiệm thu được khi làm việc tại rạp hát đã đặt nền móng cho sự nghiệp của Hanhks ở Hollywood.


Là một trong những ngôi sao điện ảnh, nhà sản xuất, đạo diễn và nhà viết kịch bản có quyền lực nhất, Hanks chưa bao giờ lãng quên cuộc sống trước đây của mình. Năm 2009, Hanks đã hỗ trợ việc quyên tiền để xây dựng lại rạp hát Cleveland nơi anh khởi nghiệp.
8. Harrison Ford - SN 1942, ngôi sao điện ảnh

Harrison Ford, nổi tiếng với bộ phim Star Wars và Indiana Jones, đoạt giải Quả cầu vàng. Ông từng học chuyên ngành Triết học tại Trường cao đẳng Ripon nhưng đã bỏ học ngay trước khi tốt nghiệp. Sau đó ông đóng một vài vai nhỏ trong một số phim của Hollywood.

Không thỏa mãn với việc là một diễn viên không được chú ý, Ford chuyển sang làm thợ mộc chuyên nghiệp. Gần 10 năm sau, ông có cơ hội được đóng vai chính trong phim Star Wars năm 1977 và phim này đã mang đến cho ông sự nổi tiếng ngay lập tức.
9. Lady Gaga - SN 1986, ca sĩ, nhạc sĩ pop/dance
Ngôi sao ca nhạc Lady Gaga có tên thật là Joanne Angelina Germanottav. Lady Gaga đăng ký học trường Nghệ thuật Tisch danh tiếng thuộc đại học New York nhưng đã bỏ học một năm sau đó để toàn tâm theo đuổi sự nghiệp âm nhạc.

Năm 2008, Lady Gaga ra mắt album “The Fame” và kể từ đó toàn thế giới biết đến Gaga.

10. Tiger Woods - SN năm 1975, một trong những vận động viên golf thành công nhất mọi thời đại


Không giống như một số tài năng thể thao khác đã bỏ học để theo đuổi sự nghiệp thể thao chuyên nghiệp, Woods đã chọn con đường chơi golf không chuyên tại Trường đại học Stanford khi là sinh viên chuyên ngành Kinh tế học.


Sau hai năm học tại trường Stanford, Woods chuyển sang thi đấu chuyên nghiệp và chính thức chấm dứt việc học. Sau đó anh trở thành một trong những vận động viên được trả lương cao nhất trên thế giới, kiếm hàng năm hơn 100 triệu USD khi đứng trên đỉnh cao sự nghiệp.

(Theo dantri)
 
Kì 10: Bí quyết liên kết thành công của CEO tập đoàn Cisco


Năm 2001, khi bong bóng dot.com đổ vỡ, CEO của tập đoàn Cisco - John Chambers đã chứng kiến toàn bộ giá trị thị trường của số cổ phiếu khổng lồ trị giá 460 tỷ USD của tập đoàn Cisco bỗng chốc biến mất ngay trước mắt ông.

Trò chơi đã kết thúc? Không thực sự như vậy. Vào thời điểm đó, ông Chambers đã bắt đầu một cuộc phát triển lại công ty - từ một trạng thái tâm lý một "tên cao bồi" nơi con người làm việc theo phương thức kép kín - thành một phương thức liên kết. Đến nay điều này đã mang lại một số thành công nhất định. Doanh thu đã tăng tới 90% kể từ năm 2002, trong khi mức lợi nhuận biên tăng thêm 20,8% từ 16,3%. Và Chambers đã giành được vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng các CEO thành công nhất, do tạp chí Harvard Business Review xuất bản cuối tháng trước bình chọn. Không phải là quá tệ.

Ông Chambers đã tạo dựng 5 điều cơ bản sau để thực hiện liên kết, một phương thức mà chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi từ đó: tập trung vào giá trị kinh doanh, xoá bỏ mọi rào cản, và tạo ra một nét kiến trúc công ty hoàn toàn mới.

1. Thay đổi phong cách lãnh đạo. Hãy bắt đầu với chính ngài Chambers. Bạn không thể tạo ra sự liên kết nếu bạn là một nhà lãnh đạo ra lệnh-và-điều khiển quá mức. Chính ngài Chambers thừa nhận ông đã từng là người như vậy. Nhưng khi ông nói chuyện với thời báo tài chính "Financial Times, "Điều khó khăn nhất bạn làm với tư cách là một nhà lãnh đạo là phải thay đổi điều gì đó đang hoạt động có hiệu quả. Và thật vậy tôi tin rằng các công ty và các nhà lãnh đạo mà không muốn thay đổi sẽ tụt hậu. Và do vậy tôi phải chuyển từ một nhà lãnh đạo ra lệnh-và-điều khiển (sang kiểu lãnh đạo liên kết)".

Phong cách lãnh đạo liên kết có nghĩa là "hãy để mọi thứ tiến triển" bằng cách để mọi người tham gia vào việc đưa ra các quyết định, lắng nghe ý kiến, tìm ra căn cứ chung, và đấu tranh với sự thoả hiệp.



2. Thay đổi sáng kiến. Steve Kerr, cựu giám đốc đào tạo thuộc tập đoàn General Electric, đã từng viết một bài báo nổi tiếng có tên là "Thật nực cười khi được thưởng A, trong khi lại mong đợi B". Trong trường hợp này, sẽ là "được thưởng công việc độc lập, trong khi lại mong đợi sự liên kết". Điều này không có ý nghĩa.

Trước đây, ngài John Chambers nói với nhóm quản lý cao cấp của ông rằng ông sẽ bắt đầu đo lường xem họ liên kết với nhau đã tốt đến mức nào. Kết quả là, khoảng 15% nhóm quản lý cao cấp đã bỏ đi - đó là những người không thích cách thức mới này hoặc không thể làm được. Bạn có thể nghĩ rằng không hề tốt để mất đi tài năng đó. Tôi nghĩ thế là tốt; điều cốt yếu không chỉ là có được tài năng đó, nhưng phải là một tài năng theo đúng nghĩa.

3. Thay đổi cơ cấu công ty. Nếu "sơ đồ tổ chức của bạn" làm bạn phải làm việc trong các bộ phận độc lập khép kín, thì đó là thứ mà bạn có được - các bộ phận khép kín. Ở tập đoàn Cisco, mọi người làm việc ở các đơn vị kinh doanh độc lập trước năm 2001. Ngài Chambers đã thay đổi tất cả. Ông đã chia nhỏ thành các đơn vị chức năng (phát triển, tiếp thị, bán hàng, sản xuất v.v...). Nhưng một cơ cấu theo chức năng có thể chỉ như là các bộ phận khép kín. Do vậy ngài Chambers đã sắp xếp thành từng tầng trên các ban và uỷ ban đó. Chúng về cơ bản là các nhóm chức năng chéo gồm 10-15 nhà quản lý tham gia vào một nhóm để theo đuổi cơ hội trị giá hơn 1 tỷ đôla (ban) hoặc hơn 10 tỷ đôla (uỷ ban). Mỗi nhóm theo đuổi một cơ hội thị trường mới, như là phần mềm liên kết, các địa điểm được kết nối, đặc tính linh động. Cho đến nay, những nhóm này đang theo đuổi 30 cơ hội kinh doanh mới đáng kinh ngạc.

4. Thay đổi cách thức làm việc. Để biết chắc rằng sự liên kết trong các nhóm này không trở nên khó điều khiển, ngài Chambers và nhóm cộng sự của ông đã phát minh ra một quy trình. Nó được gọi là Tầm nhìn-Chiến lược-Thực hiện. Trước tiên, hãy phát triển một tầm nhìn: thành công sẽ như thế nào trong 3 năm tới? Sau đó phát triển một chiến lược khác biệt: làm sao chúng ta có thể giành thắng lợi trên thị trường? Sau đó chuyển sang bước thực hiện: ai cần phải làm gì trong vòng 12 đến 18 tháng tới? Công việc trở nên ít liên kết hơn khi nó chuyển sang bước thực hiện và các chức năng cụ thể (sản xuất, ví dụ).

Quy trình này có một lợi ích to lớn: một ngôn ngữ chung. Điều này làm rõ và thúc đẩy nhanh công việc. Mọi người có thể tập trung vào việc sáng tạo trong công việc, chứ không phải là làm việc theo cách nào. Quy trình đó tạo ra một kịch bản.

5. Sử dụng các công cụ truyền thông xã hội mới. Ở nhiều công ty, mọi người ngồi làm việc ở các toà nhà, địa điểm và quốc gia khác nhau. Ngày nay công việc được bao phủ theo phạm vi địa lý. Đối với tập đoàn Cisco, với 60.000 nhân viên, điều đó có thể là cơn ác mộng khi liên kết. Để giải quyết vấn đề này, tập đoàn Cisco sử dụng chính hệ thống đàm thoại hình ảnh có độ nét cao khoảng 4000 lần một tuần. Họ cũng sử dụng một loạt các công nghệ 2.0 khác. Hiện nay, mọi người thường gặp mặt trực tiếp - như vậy nhanh hơn và rẻ hơn.

Lợi ích lớn nhất của phưong thức này là ở chỗ tập đoàn Cisco có thể theo đuổi nhiều cơ hội mới. Nó cũng linh hoạt hơn bởi vì có thể nhanh chóng đưa đúng người làm đúng việc trong một ban. Giám đốc điều hành Keith Goodwin giải thích làm sao họ có thể xâm nhập nhanh chóng vào mảng kinh doanh nhỏ lẻ.

"Mùa xuân năm 2008 chúng tôi nhận ra rằng chúng tôi đã có thể nắm được cơ hội trị giá 10 tỷ đô a Mỹ bằng cách phục vụ tốt hơn cho các công ty có ít hơn 100 nhân viên. Trong vòng chưa đầy hai quý, Uỷ ban đã được thành lập và chuyển ngân sách 100 triệu đôla Mỹ và khoảng 500 nhân viên kỹ thuật, tiếp thị, bán hàng và dịch vụ để tập trung vào thị trường đó".

Rõ ràng là luôn có các nguy cơ đối với phương thức liên kết gồm 5 điều cơ bản, như một số nhà bình luận đã lưu ý. Cụ thể là tôi đã nhìn ra hai rủi ro. Một là các nhà quản lý trở nên quá tải công việc. Như một giám đốc điều hành đã giải thích; "Tôi đang cầu nguyện vì chúng đây - ba uỷ ban, có thể là 6 ban nhỏ". Nguy cơ khác là liên kết quá nhiều: quá nhiều ban nhỏ, cho đến một ngày nó lật ngược thành hỗn độn. Hiển nhiên, ngài Chambers cần phải quản lý hệ thống này một cách thận trọng. Câu chuyện vẫn chưa kép lại, vì vậy chúng tôi vẫn chưa thể tuyên bố thành công cuối cùng. Nhưng đó là một câu chuyện hấp dẫn đáng để xem về cơ cấu tổ chức.

- Bài viết của Morten Hansen trên Harvard Business Publishing. Ông là tác giả của cuốn sách Collaboration: How Leaders Avoid the Traps, Create Unity, and Reap Big Results (Sự liên kết: Cách để cách nhà lãnh đạo tránh khỏi các bẫy, tạo dựng đoàn kết và gặt hái được những thành công lớn) và là giảng viên môn quản lý học ở trường đại học California, trường thông tin và học viện quản trị kinh doanh Châu Âu - INSEAD, Pháp. Để hiểu rõ thêm chi tiết, hãy nghe chương trình phát thanh IdeaCast với chủ đề về những thách thức của quá trình liên kết.
Phương Hạnh dịch
Tác giả: Morten Hansen (HBP)

(theo TuanVietNam)
 
Kì 11: Làm gì mau giàu?

Nhân vật của năm 2010 theo bình chọn của tạp chí Time (Mỹ) Mark Zuckerberg chỉ mới 26 tuổi: Tài sản ước tính 6,9 tỷ đô la Mỹ (theo Forbes). Anh giàu hơn cả người hàng xóm nổi tiếng ở Palo Alto - Steve Jobs, người có số năm làm ra tiền lớn hơn số tuổi của Mark.

Mark Zuckerberg giàu mau nhờ kết nối hơn nửa tỷ người trên khắp thế giới thông qua mạng xã hội Facebook. Hai người khác đồng sáng lập Facebook, Dustin Moskovitz và Eduardo Saverin cũng ghi tên trong danh sách 500 người giàu nhất nước Mỹ; trong đó Dustin Moskovitz là tỷ phú trẻ tuổi nhất.

Ra mắt vào tháng 2 năm 2004, Facebook đã tăng trưởng nhanh chóng về số người dùng cùng với doanh thu. Facebook hiện được định giá 41,2 tỷ đô la Mỹ (USD), doanh thu năm 2010 ước tính đạt 2 tỷ USD.

Facebook giờ sánh ngang với những doanh nghiệp tên tuổi như Adobe. Nhưng sự khác biệt giữa Facebook và những doanh nghiệp truyền thống đó là số lượng nhân viên chính thức hưởng lương không nhiều, mà chủ yếu nhờ nguồn lực miễn phí bên ngoài - người dùng. Có thể nói, chính nội dung do người dùng tạo ra (bao gồm thông tin cá nhân) đem đến nguồn lợi cho Facebook (thông qua bán quảng cáo).

Facebook không phải là công ty đầu tiên hái quả ngọt từ cộng đồng người dùng. Năm 2006, Yahoo định giá Facebook 1 tỷ USD nhưng thương vụ bất thành. Cùng năm đó, những người sáng lập Youtube - dịch vụ web cho phép người dùng chia sẻ video - đã bỏ túi 1,65 tỷ USD sau khi bán lại dịch vụ chỉ mới 18 tháng tuổi cho Google.


Nhưng cả Facebook và Youtube đều chưa phải là công ty “làm ra tiền” nhanh nhất nhờ người dùng, danh hiệu này thuộc về cái tên mới nổi: Groupon. Cuối tháng 11/2010, theo New York Times, Google đã đề nghị mua lại công ty Groupon chỉ mới 2 năm tuổi với số tiền trên 5 tỷ USD. Doanh thu năm 2010 của Groupon ước tính đạt gần 2 tỷ USD (theo Wall Street Journal). Tạp chí Forbes nhận định Groupon là công ty dựa trên web có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất từ trước đến nay.

Được đánh giá có tiềm năng kế tục vị trí của eBay, mô hình kinh doanh của Groupon khai thác sở thích săn hàng giảm giá của người dùng và sức mạnh của việc nối mạng xã hội, đem lại lợi ích cho nhiều người có cùng nhu cầu. Groupon thành công trong việc kết nối cộng đồng người dùng to lớn của các mạng xã hội với các nhà cung cấp. Chưa từng có mô hình nào “bắc cầu” giữa phương thức kinh doanh truyền thống và trên web tốt được như vậy.

Sự phổ biến của Internet tốc độ cao và việc nối mạng xã hội rộng khắp giúp cho lớp doanh nghiệp mới dựa trên web ăn nên làm ra. Ngoài Youtube, Facebook, Twitter, Groupon, còn có thể kể thêm những cái tên như LinkedIn, Yelp, Zynga, Foursquare… Theo hãng Nyppex, tính chung các công ty dựa trên mạng xã hội tăng giá đến 54% trong 6 tháng cuối năm 2010.

Trong lúc kinh tế suy thoái, nhiều chủ doanh nghiệp khốn đốn và nhiều người mất việc thì các chủ doanh nghiệp dựa trên mạng xã hội lại tăng hạng giàu. Trị giá tài sản của Mark Zuckerberg trong năm 2010 tăng gấp 3 lần so với năm trước.

“Kho vàng” Internet đã từng tạo nên những tỷ phú như David Filo và Jerry Yang (sáng lập Yahoo), Larry Page và Sergey Brin (sáng lập Google)… giờ “cấp vốn” tiếp cho lớp tỷ phú mới. Tài nguyên từ cộng đồng vô cùng lớn. Cơ hội vẫn còn, cho tất cả chúng ta...


(Theo PCW VN)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top