cuncon22121703
New member
- Xu
- 0
a. Họ và tên:ĐinhThị HồngThắm…….
b. Tuổi:.....31..........
b. Nghề nghiệp: giáo viên
Cô Thơm hốt hoảng chạy lên bảo bố tôi: Anh lên hỏi xã ngay đi, chị Hoa đang làm giấy tờ để cướp đất của anh đấy. Nghe vậy bố tôi vội vàng lên xã hỏi xem sự tình. Qủa là có chuyện như thế. Chiều bố về thấy ông lạ lắm, có vẻ như có chuyện gì đó rất bất ngờ với ông. Mẹ tôi gặng mãi ông chỉ nói: Cái Hoa làm giấy xác nhận giả để làm sổ đỏ cướp đất nhà mình. Rồi ông vội vào tủ lục lọi thứ gì đó.
Bố tôi là con trưởng của ông, dưới ông còn 7 cô chú nữa, cô Hồng là cô lớn trong 3 chị em gái, cô Thơm là út, giữa là cô Hương. Những năm cuối thập niên 70 nhà nước có chinh sách di dân tự do. Nhà tôi có 2 cô chú đi vào Nam, cô Hoa và chú Dậu. Ở quê cả gia đình tôi phải vật vã chống chọi với cái nghèo cái đói, mà đôi lúc mấy chị em đùa vui rằng cái nghèo truyền thống của dòng họ. Bố tôi làm công nhân ở Quy Nhơn, thỉnh thoảng gửi quà về nhưng mẹ con tôi không phải là người được nhận. Vì theo bố con trưởng phải lo cho gia đình, cha mẹ anh em sau đố mới là vợ con.Còn các cô chú vào Nam làm công nhân nông trường chè, đời sống cũng chẳng khá giả gì. Một hai tháng bố tôi lên để thăm cô chú, nói cho đúng thì phải là “cứu trợ”, khi một vài kí cá khô, khi mấy bì mì chính.
Nhưng ông cứ áy náy vì là con trưởng mà không về chăm sóc bố mẹ nên khi mẹ tôi và các chú trong cơ quan bố muốn mẹ tôi vào dạy học gần đó ông kiên quyết không cho. Năm 1990 ông chuyển về Hà Nội, mỗi tuần ông đều mang gạo, thức ăn lên cơ quan còn lương mỗi tháng bù thêm mới đủ sống. Vậy là cái nghèo ấy cứ đeo bám chúng tôi như hình với bóng. Những năm ấy miền Bắc hiện trong tôi với những gì thân quen, nghèo nàn và cả ảm đạm nữa. Cuộc sống cứ thế trôi qua suốt bốn mùa gắn với những cơn mưa mùa hạ, những cái nắng gắt mùa hè cái lạnh thấu xương mùa đông và cái trong vắt của mùa thu. Lũ trẻ xóm tôi nhìn rách rưới, tội nghiệp, đồ chơi là những con gà đất, cái cối xay đất, cái cưa đất bằng gai mây…đã xa quá rồi thời thơ ấu.Tôi sống ở quê 11 năm thì chuyển vào Nam. Nhà tôi không sống nổi vùng quê nghèo đất khó, đất chật người đông, quanh năm suốt tháng lam lũ với cánh đồng ấy. Những năm ấy nhà nước có chính sách ai làm công nhân nông trường sẽ cấp không đất ở. Các cô chú làm đơn xin đất và nói chú Sỹ vào đó. Nhưng chú không muốn nên nhà tôi vào còn chú ở lại với ông nội. Bố tôi chuyển làm công nhân nông trường. Ngày chia tay bố mẹ buồn lắm vì phải rời quê sau bao nhiêu năm gắn bó. Bây giờ tóc đã hai màu lại làm mới từ đầu ở vùng đất mới. Còn anh em tôi vui lắm, trong tâm tưởng của tôi hiện lên một vùng quê mới, nhà cao cửa rộng, sung sướng hơn khi ở nhà. Ngày đầu tiên bước tới, Tây Nguyên đón gia đình tôi bằng cái hanh khô cô quạnh của tháng giêng. Tôi ngỡ ngàng nhìn lại ngôi nhà mình sẽ sống, một ngôi nhà gỗ hở huếch hoắc bốn bên, mái nhà tranh đã cũ mà mỗi mùa mưa cá nhà phải mặc áo mưa ngồi trong nhà, mùa khô sâu lông trên mái rụng xuống như vị khách quen thuộc đến mỗi ngày. Nghĩ đến mà đã rùng mình. Những năm ấy anh em tôi đang học cấp 3. Bố mẹ ở nhà làm công nhân nông trường, hết mùa thì làm thuê cho những nông trại. Bố mẹ ngày càng yếu.Mỗi năm tóc lại ngả màu nhiều hơn, nếp nhăn nhiều hơn. Nhớ có những mùa mưa dầm dề mẹ phải dậy từ sớm lo cơm nước cho cả nhà rồi bảy giờ kém phải đi làm công. Cơn gió táp vào mặt rát da rát thịt, mẹ vẫn đạp chiếc xe tàng ra khỏi nhà. Chiều tối mẹ về da môi thâm tím.
Cô chú ở gần cũng có hôm cho một vài quả cả chua đèo hay mấy củ khoai lang bị loại. Bữa cơm gia đình thật thiếu thốn, chỉ là những bát canh là qua bữa. Có hôm hết gạo hết tiền, mẹ sang cô chú vay gạo nhưng thím bảo thím cũng không có. Bữa ấy cả nhà ăn bánh sắn, tối đó mấy chị em bị say sắn choáng váng đau đầu. Chẳng biết nghe ai nói mà hôm sau mẹ về nói lại với bố rằng " anh em nhà ông tồi lắm". Hỏi ra thì biết thím nói với hàng xóm ràng cho nhà ấy vay chắc gì đã trả được nên nên không có cho khỏi vay. Từ câu chuyện nhỏ ấy mà qua nhiều người , nghe nhiều lần thành câu chuyện to tướng khiến cả họ đều tham gia vào. Cô Hoa bảo : nhà ai cũng khó nhưng phải tự xoay sở chứ, người ta cũng có con cơ mà. Còn cô Hương và cô Thảo lại nói: hàng xóm có thể giúp nhau huống chi anh em. Sống cạn tình thế làm sao sống được. Và từ đó cứ chuyện vặt vãnh mà nói nhau. Trong này nhà tôi có chú và ba cô nữa nhưng có vẻ bắt đầu có hai phe rõ rệt. Dưới kia là chú Dậu và cô Hoa, trên này có nhà tôi và hai cô. Bố tôi bảo nếu biết nhịn nhau một chút sẽ không vấn đề gì. Lúc rảnh hay tết nhất ông luôn là người đi thăm non đầy đủ họ hàng anh em. Ngoài quê ông nội đã già, ông muốn chia cho con cháu đất đai để làm nhà cửa và không biết ngày nào đó ông đi theo tổ tiên cũng an tâm. Ông tính chia đều cho con không phân biệt trai gái. Nhưng bố tôi và hai cô lại nghĩ rằng, trong này cũng có đất đai nhà cửa, ở quê đất chật lại đông anh em, thôi nhường cho các chú ngoài Bắc. Vả lại thâm tâm ông luôn áy náy con trưởng mà chưa chăm sóc cha nên ông kiên quyết không nhận. Chú Dậu lại không như thế, chú về quê ngay để ông cho đất nhưng nhất định ông phải cho chú lô đất mặt đường để bù lại ngày xưa chú không được đi học phải ở nhà làm sớm. Công lao của chú phải được nhiều nhất nhà. 30 năm rồi chú mới về quê, ngày bà nội mất chú không về được vì nhà nhiều việc. Khi bà qua đời vẫn chờ chú về nhìn mặt nhưng chú đánh điện về báo mọi người đừng chờ. Sau này vào Tây Nguyên sống tôi mới biết câu chuyện gia đình chú khi bà mất. Đúng ngày bà mất nhà chú mất con bò, heo chết, thím nghe tin bà mất xong thì gào lên thảm thiết: ối mẹ ơi là mẹ, vì mẹ mà con cái khổ sở như thế này, bò mất đường bò, heo chết đường heo. Ôí mẹ ơi là mẹ. Bố tôi biết chuyện gọi thím lên hỏi thím bảo em nói thế đâu.
Gần 20 năm cả dòng họ vẫn bình yên như thế dù đôi lúc có chuyện cãi cọ, phật ý nhau. Và mọi chuyện sẽ bình yên nếu năm ấy đất không lên giá cô tôi lên xin bố mẹ ít đất cho con cô. Bố mẹ chưa kịp ý kiến cô Hương đã cướp lời: theo em chuyện này là không được, anh chị cả đất đai cũng chẳng có nhiều và lại con cái đông làm sao có thể xin thế được. Tức thì cô Hoa bỏ ngay ra về. Chú Dậu được cô Hoa nhờ lên thuyết phục bố mẹ tôi lần nữa. Chú bảo: nếu không có tôi rào đất phát hoang chắc gì anh chị có mảnh đất này. Ngày bán mảnh đất lo cho con Thoa đi học cũng không mời anh em nổi bữa cơm chứ đừng nói cho cháu được ít đồng. Bầy giờ cô Hoa xin ít đất anh chị cũng nên cho cô ấy một ít là đúng rồi. Ngày xưa cũng nhờ cô ấy nộp hồ sơ mà con Thoa mới thi và đậu đại học. Nếu không làm sao nó có nghề nghiệp như bây giờ. Lần này đến lượt cô Thơm lên tiếng: anh em giúp nhau như chuyện cỏn con như thế mà bây giờ đòi công cắt đất trả sao. Còn con Thoa nếu nó không giỏi cũng không đậu nổi. Chẳng phải con các anh các chị anh cả cũng xin việc cho sao, kẻ nhác làm rồi cũng bỏ việc. Cô Thơm đang nói bỗng chú Dậu quát lên: A mày nói con tao lười làm phải không? Chuyện này không đến mày lên tiếng, chính mày ngày xưa vào tao còn phải nuôi cả tháng trời. Giờ mày có chồng con, giàu có mày phụ ơn phải không?
Cô Thơm bảo: em vào đây ở với anh chị một tháng, em có làm có ăn, nếu thiếu anh chị cứ nói để em gửi tiền lại.
- A mày ra điều trả công tao thế hả? Đồ mất dạy. Chú giang tay tát cô một cái nảy đom đóm khiến mọi người đang ngồi cũng hết sức bất ngờ.
Bố tôi đứng dậy nói lớn. Chú dừng ngay lại, chú nói tôi đã hiểu ý chú rồi. Những gì cô chú lâu nay giúp tôi biết ơn con đất đai là chuyện lớn tôi còn con cái, chúng nó còn chưa có gì. Chú về nói cô hoa tôi không cho được. Mẹ tôi đế lời: lần trước gia đình tôi đã cắt cho cháu 1 lô mà tính giá bằng nửa người ta rồi. Bây giờ tôi không thể giúp thêm được nữa. Chú bảo đã cho rồi thì cho cho trót để nó xây nhà. (Ý cô chú là 5 mét chưa đủ có thể thêm 3 mét nữa kia.)Em nói thế để anh giúp nó. Nói rồi chú ra về. Vậy là chuyện này chưa giải quyết xong lại thêm chuyện khác. Không biết chú Dậu về nói lại thế nào mà cô Hoa bắn tin với nhà tôi rằng: đã thế tao sẽ làm cho nhà nó ra đường mà ở. Và quả thực cô đã làm như đã tuyên bố. Cô xin giấy xác nhận giả để làm sổ đỏ đất. Nhưng địa chính xã chưa giải quyết thì cô Thơm biết chuyện báo với bố tôi. Cô Hoa lại tuyên bố : tao thiếu gì cách mà không làm nhà nó lụi bại. Cứ chờ xem. Chú Dậu được cô Hoa nhờ làm trung gian. Chú nói bố tôi: anh có thể xuống nhà em nói được không?. Bố tin ngay và xuống. Vậy là hôm đó bố bị cô Hoa và chồng cô đánh gãy tay dù chú Dậu có can.. Chú đưa bố tôi đi bó bột sau đó đưa về tới ngõ rồi về ngay. Bố về không nói không rằng chỉ nằm dài ra giường. Bố không nói, không trả lời bất cứ câu hỏi nào của bất cứ ai. Đêm đó mẹ tôi bảo ông dậy và ra phía sau khóc. Có lẽ trong lòng ông có thế gì đó rạn vỡ không cứu vãn được. Chuyện đã ba năm rồi. Bây giờ ông không còn đạp xe lạch cạch thăm cô chú trên đó nữa, còn 2 cô ở gần đây lúc có người chở lúc ông tự đi bộ. Năm nay cũng như mọi năm ông làm mâm cơm tết niên. Con cháu anh em cũng được coi là đầy đủ. Vì thực tế mấy năm nay chỉ có 4 gia đình anh em chúng tôi và 2 cô nữa. Mọi việc đã xong xuôi, sắp đến giờ ông làm lễ. Mâm cơm tất niên có đủ các món ngon mà ngày thường không có: một đĩa bánh đa nem, một địa giò, một đĩa chả, một đĩa rau thập cẩm xảo đủ sắc màu. Lũ trẻ con háo hức chờ ông cúng xong sẽ được ăn nên hối ông cúng cụ sớm. Ông cười bảo ừ các cháu chờ ông cúng cụ đã nhé.Mọi người con đang loay hoay kiểm tra xem còn gì thiếu không thì bất ngờ có người đến. Nhìn ra thật bất ngờ vì đó là gia đình cô Hoa chú Dậu. Cô chú mang gửi tết cúng tổ tiên. Thấy vậy cô Thơm, Cô Hương định chạy ra thì bố tôi bảo : Hai cô vào đi, có gì cứ để anh chị. Bố ra cửa chờ, cô Hoa Chú Dậu ngại ngùng nói không ra tiếng: chúng em đến gửi tết cúng tổ tiên, anh chị nhận cho. Nhưng trước đó cho em xin lỗi anh chị, xin lỗi mọi người. Bố tôi nói trong run run: ừ mọi người vào đi.
Đến giờ cúng ông bà rồi mọi người đứng cho ngay ngắn. Ngôi nhà rộng thênh thang ấy bỗng càng trầm lắng hơn, bố tôi thắp nhang, ba ngọn nhang cháy khói bay len lỏi trong không khí có mùi thơm thơm. Mọi người bỗng thấy có gì đó thật ấm áp, dễ chịu, một cái gì đó thật nhẹ nhàng mà xúc động. Nhất là bố tôi, lâu nay ông vẫn canh cánh một điều ấy, là làm sao anh em hòa thuận để tổ tiên dưới suối vàng vui vẻ, yên nghỉ. Lần thứ hai thấy ông rơi nước mắt trong mấy năm qua.
Mọi người đã đông đủ, năm nay có lẽ đông đủ nhất rồi. Ông lấy máy gọi cho cụ ngoài quê báo chuyện vui ngày tết. Ông bảo: Bố ơi chúng con trong này anh em đầy đủ hòa thuận. Bố ngoài đó cố sống lâu cho con cháu hưởng phúc. Rồi mọi người lần lượt nói chuyện với ông nội ngoài quê. Cuối cùng cu Tí là người nói với cụ. Anh chàng cứ bi bô khiến cả nhà cười ồ lên. Cuối cùng anh chàng nói với cụ: Cụ ơi hôm nay đông người lắm. Vui thế mà chẳng hiểu sao ai cũng khóc cụ ạ. Mọi người vẫn cười mà nước mắt vẫn rơi.
b. Tuổi:.....31..........
b. Nghề nghiệp: giáo viên
Cô Thơm hốt hoảng chạy lên bảo bố tôi: Anh lên hỏi xã ngay đi, chị Hoa đang làm giấy tờ để cướp đất của anh đấy. Nghe vậy bố tôi vội vàng lên xã hỏi xem sự tình. Qủa là có chuyện như thế. Chiều bố về thấy ông lạ lắm, có vẻ như có chuyện gì đó rất bất ngờ với ông. Mẹ tôi gặng mãi ông chỉ nói: Cái Hoa làm giấy xác nhận giả để làm sổ đỏ cướp đất nhà mình. Rồi ông vội vào tủ lục lọi thứ gì đó.
Bố tôi là con trưởng của ông, dưới ông còn 7 cô chú nữa, cô Hồng là cô lớn trong 3 chị em gái, cô Thơm là út, giữa là cô Hương. Những năm cuối thập niên 70 nhà nước có chinh sách di dân tự do. Nhà tôi có 2 cô chú đi vào Nam, cô Hoa và chú Dậu. Ở quê cả gia đình tôi phải vật vã chống chọi với cái nghèo cái đói, mà đôi lúc mấy chị em đùa vui rằng cái nghèo truyền thống của dòng họ. Bố tôi làm công nhân ở Quy Nhơn, thỉnh thoảng gửi quà về nhưng mẹ con tôi không phải là người được nhận. Vì theo bố con trưởng phải lo cho gia đình, cha mẹ anh em sau đố mới là vợ con.Còn các cô chú vào Nam làm công nhân nông trường chè, đời sống cũng chẳng khá giả gì. Một hai tháng bố tôi lên để thăm cô chú, nói cho đúng thì phải là “cứu trợ”, khi một vài kí cá khô, khi mấy bì mì chính.
Nhưng ông cứ áy náy vì là con trưởng mà không về chăm sóc bố mẹ nên khi mẹ tôi và các chú trong cơ quan bố muốn mẹ tôi vào dạy học gần đó ông kiên quyết không cho. Năm 1990 ông chuyển về Hà Nội, mỗi tuần ông đều mang gạo, thức ăn lên cơ quan còn lương mỗi tháng bù thêm mới đủ sống. Vậy là cái nghèo ấy cứ đeo bám chúng tôi như hình với bóng. Những năm ấy miền Bắc hiện trong tôi với những gì thân quen, nghèo nàn và cả ảm đạm nữa. Cuộc sống cứ thế trôi qua suốt bốn mùa gắn với những cơn mưa mùa hạ, những cái nắng gắt mùa hè cái lạnh thấu xương mùa đông và cái trong vắt của mùa thu. Lũ trẻ xóm tôi nhìn rách rưới, tội nghiệp, đồ chơi là những con gà đất, cái cối xay đất, cái cưa đất bằng gai mây…đã xa quá rồi thời thơ ấu.Tôi sống ở quê 11 năm thì chuyển vào Nam. Nhà tôi không sống nổi vùng quê nghèo đất khó, đất chật người đông, quanh năm suốt tháng lam lũ với cánh đồng ấy. Những năm ấy nhà nước có chính sách ai làm công nhân nông trường sẽ cấp không đất ở. Các cô chú làm đơn xin đất và nói chú Sỹ vào đó. Nhưng chú không muốn nên nhà tôi vào còn chú ở lại với ông nội. Bố tôi chuyển làm công nhân nông trường. Ngày chia tay bố mẹ buồn lắm vì phải rời quê sau bao nhiêu năm gắn bó. Bây giờ tóc đã hai màu lại làm mới từ đầu ở vùng đất mới. Còn anh em tôi vui lắm, trong tâm tưởng của tôi hiện lên một vùng quê mới, nhà cao cửa rộng, sung sướng hơn khi ở nhà. Ngày đầu tiên bước tới, Tây Nguyên đón gia đình tôi bằng cái hanh khô cô quạnh của tháng giêng. Tôi ngỡ ngàng nhìn lại ngôi nhà mình sẽ sống, một ngôi nhà gỗ hở huếch hoắc bốn bên, mái nhà tranh đã cũ mà mỗi mùa mưa cá nhà phải mặc áo mưa ngồi trong nhà, mùa khô sâu lông trên mái rụng xuống như vị khách quen thuộc đến mỗi ngày. Nghĩ đến mà đã rùng mình. Những năm ấy anh em tôi đang học cấp 3. Bố mẹ ở nhà làm công nhân nông trường, hết mùa thì làm thuê cho những nông trại. Bố mẹ ngày càng yếu.Mỗi năm tóc lại ngả màu nhiều hơn, nếp nhăn nhiều hơn. Nhớ có những mùa mưa dầm dề mẹ phải dậy từ sớm lo cơm nước cho cả nhà rồi bảy giờ kém phải đi làm công. Cơn gió táp vào mặt rát da rát thịt, mẹ vẫn đạp chiếc xe tàng ra khỏi nhà. Chiều tối mẹ về da môi thâm tím.
Cô chú ở gần cũng có hôm cho một vài quả cả chua đèo hay mấy củ khoai lang bị loại. Bữa cơm gia đình thật thiếu thốn, chỉ là những bát canh là qua bữa. Có hôm hết gạo hết tiền, mẹ sang cô chú vay gạo nhưng thím bảo thím cũng không có. Bữa ấy cả nhà ăn bánh sắn, tối đó mấy chị em bị say sắn choáng váng đau đầu. Chẳng biết nghe ai nói mà hôm sau mẹ về nói lại với bố rằng " anh em nhà ông tồi lắm". Hỏi ra thì biết thím nói với hàng xóm ràng cho nhà ấy vay chắc gì đã trả được nên nên không có cho khỏi vay. Từ câu chuyện nhỏ ấy mà qua nhiều người , nghe nhiều lần thành câu chuyện to tướng khiến cả họ đều tham gia vào. Cô Hoa bảo : nhà ai cũng khó nhưng phải tự xoay sở chứ, người ta cũng có con cơ mà. Còn cô Hương và cô Thảo lại nói: hàng xóm có thể giúp nhau huống chi anh em. Sống cạn tình thế làm sao sống được. Và từ đó cứ chuyện vặt vãnh mà nói nhau. Trong này nhà tôi có chú và ba cô nữa nhưng có vẻ bắt đầu có hai phe rõ rệt. Dưới kia là chú Dậu và cô Hoa, trên này có nhà tôi và hai cô. Bố tôi bảo nếu biết nhịn nhau một chút sẽ không vấn đề gì. Lúc rảnh hay tết nhất ông luôn là người đi thăm non đầy đủ họ hàng anh em. Ngoài quê ông nội đã già, ông muốn chia cho con cháu đất đai để làm nhà cửa và không biết ngày nào đó ông đi theo tổ tiên cũng an tâm. Ông tính chia đều cho con không phân biệt trai gái. Nhưng bố tôi và hai cô lại nghĩ rằng, trong này cũng có đất đai nhà cửa, ở quê đất chật lại đông anh em, thôi nhường cho các chú ngoài Bắc. Vả lại thâm tâm ông luôn áy náy con trưởng mà chưa chăm sóc cha nên ông kiên quyết không nhận. Chú Dậu lại không như thế, chú về quê ngay để ông cho đất nhưng nhất định ông phải cho chú lô đất mặt đường để bù lại ngày xưa chú không được đi học phải ở nhà làm sớm. Công lao của chú phải được nhiều nhất nhà. 30 năm rồi chú mới về quê, ngày bà nội mất chú không về được vì nhà nhiều việc. Khi bà qua đời vẫn chờ chú về nhìn mặt nhưng chú đánh điện về báo mọi người đừng chờ. Sau này vào Tây Nguyên sống tôi mới biết câu chuyện gia đình chú khi bà mất. Đúng ngày bà mất nhà chú mất con bò, heo chết, thím nghe tin bà mất xong thì gào lên thảm thiết: ối mẹ ơi là mẹ, vì mẹ mà con cái khổ sở như thế này, bò mất đường bò, heo chết đường heo. Ôí mẹ ơi là mẹ. Bố tôi biết chuyện gọi thím lên hỏi thím bảo em nói thế đâu.
Gần 20 năm cả dòng họ vẫn bình yên như thế dù đôi lúc có chuyện cãi cọ, phật ý nhau. Và mọi chuyện sẽ bình yên nếu năm ấy đất không lên giá cô tôi lên xin bố mẹ ít đất cho con cô. Bố mẹ chưa kịp ý kiến cô Hương đã cướp lời: theo em chuyện này là không được, anh chị cả đất đai cũng chẳng có nhiều và lại con cái đông làm sao có thể xin thế được. Tức thì cô Hoa bỏ ngay ra về. Chú Dậu được cô Hoa nhờ lên thuyết phục bố mẹ tôi lần nữa. Chú bảo: nếu không có tôi rào đất phát hoang chắc gì anh chị có mảnh đất này. Ngày bán mảnh đất lo cho con Thoa đi học cũng không mời anh em nổi bữa cơm chứ đừng nói cho cháu được ít đồng. Bầy giờ cô Hoa xin ít đất anh chị cũng nên cho cô ấy một ít là đúng rồi. Ngày xưa cũng nhờ cô ấy nộp hồ sơ mà con Thoa mới thi và đậu đại học. Nếu không làm sao nó có nghề nghiệp như bây giờ. Lần này đến lượt cô Thơm lên tiếng: anh em giúp nhau như chuyện cỏn con như thế mà bây giờ đòi công cắt đất trả sao. Còn con Thoa nếu nó không giỏi cũng không đậu nổi. Chẳng phải con các anh các chị anh cả cũng xin việc cho sao, kẻ nhác làm rồi cũng bỏ việc. Cô Thơm đang nói bỗng chú Dậu quát lên: A mày nói con tao lười làm phải không? Chuyện này không đến mày lên tiếng, chính mày ngày xưa vào tao còn phải nuôi cả tháng trời. Giờ mày có chồng con, giàu có mày phụ ơn phải không?
Cô Thơm bảo: em vào đây ở với anh chị một tháng, em có làm có ăn, nếu thiếu anh chị cứ nói để em gửi tiền lại.
- A mày ra điều trả công tao thế hả? Đồ mất dạy. Chú giang tay tát cô một cái nảy đom đóm khiến mọi người đang ngồi cũng hết sức bất ngờ.
Bố tôi đứng dậy nói lớn. Chú dừng ngay lại, chú nói tôi đã hiểu ý chú rồi. Những gì cô chú lâu nay giúp tôi biết ơn con đất đai là chuyện lớn tôi còn con cái, chúng nó còn chưa có gì. Chú về nói cô hoa tôi không cho được. Mẹ tôi đế lời: lần trước gia đình tôi đã cắt cho cháu 1 lô mà tính giá bằng nửa người ta rồi. Bây giờ tôi không thể giúp thêm được nữa. Chú bảo đã cho rồi thì cho cho trót để nó xây nhà. (Ý cô chú là 5 mét chưa đủ có thể thêm 3 mét nữa kia.)Em nói thế để anh giúp nó. Nói rồi chú ra về. Vậy là chuyện này chưa giải quyết xong lại thêm chuyện khác. Không biết chú Dậu về nói lại thế nào mà cô Hoa bắn tin với nhà tôi rằng: đã thế tao sẽ làm cho nhà nó ra đường mà ở. Và quả thực cô đã làm như đã tuyên bố. Cô xin giấy xác nhận giả để làm sổ đỏ đất. Nhưng địa chính xã chưa giải quyết thì cô Thơm biết chuyện báo với bố tôi. Cô Hoa lại tuyên bố : tao thiếu gì cách mà không làm nhà nó lụi bại. Cứ chờ xem. Chú Dậu được cô Hoa nhờ làm trung gian. Chú nói bố tôi: anh có thể xuống nhà em nói được không?. Bố tin ngay và xuống. Vậy là hôm đó bố bị cô Hoa và chồng cô đánh gãy tay dù chú Dậu có can.. Chú đưa bố tôi đi bó bột sau đó đưa về tới ngõ rồi về ngay. Bố về không nói không rằng chỉ nằm dài ra giường. Bố không nói, không trả lời bất cứ câu hỏi nào của bất cứ ai. Đêm đó mẹ tôi bảo ông dậy và ra phía sau khóc. Có lẽ trong lòng ông có thế gì đó rạn vỡ không cứu vãn được. Chuyện đã ba năm rồi. Bây giờ ông không còn đạp xe lạch cạch thăm cô chú trên đó nữa, còn 2 cô ở gần đây lúc có người chở lúc ông tự đi bộ. Năm nay cũng như mọi năm ông làm mâm cơm tết niên. Con cháu anh em cũng được coi là đầy đủ. Vì thực tế mấy năm nay chỉ có 4 gia đình anh em chúng tôi và 2 cô nữa. Mọi việc đã xong xuôi, sắp đến giờ ông làm lễ. Mâm cơm tất niên có đủ các món ngon mà ngày thường không có: một đĩa bánh đa nem, một địa giò, một đĩa chả, một đĩa rau thập cẩm xảo đủ sắc màu. Lũ trẻ con háo hức chờ ông cúng xong sẽ được ăn nên hối ông cúng cụ sớm. Ông cười bảo ừ các cháu chờ ông cúng cụ đã nhé.Mọi người con đang loay hoay kiểm tra xem còn gì thiếu không thì bất ngờ có người đến. Nhìn ra thật bất ngờ vì đó là gia đình cô Hoa chú Dậu. Cô chú mang gửi tết cúng tổ tiên. Thấy vậy cô Thơm, Cô Hương định chạy ra thì bố tôi bảo : Hai cô vào đi, có gì cứ để anh chị. Bố ra cửa chờ, cô Hoa Chú Dậu ngại ngùng nói không ra tiếng: chúng em đến gửi tết cúng tổ tiên, anh chị nhận cho. Nhưng trước đó cho em xin lỗi anh chị, xin lỗi mọi người. Bố tôi nói trong run run: ừ mọi người vào đi.
Đến giờ cúng ông bà rồi mọi người đứng cho ngay ngắn. Ngôi nhà rộng thênh thang ấy bỗng càng trầm lắng hơn, bố tôi thắp nhang, ba ngọn nhang cháy khói bay len lỏi trong không khí có mùi thơm thơm. Mọi người bỗng thấy có gì đó thật ấm áp, dễ chịu, một cái gì đó thật nhẹ nhàng mà xúc động. Nhất là bố tôi, lâu nay ông vẫn canh cánh một điều ấy, là làm sao anh em hòa thuận để tổ tiên dưới suối vàng vui vẻ, yên nghỉ. Lần thứ hai thấy ông rơi nước mắt trong mấy năm qua.
Mọi người đã đông đủ, năm nay có lẽ đông đủ nhất rồi. Ông lấy máy gọi cho cụ ngoài quê báo chuyện vui ngày tết. Ông bảo: Bố ơi chúng con trong này anh em đầy đủ hòa thuận. Bố ngoài đó cố sống lâu cho con cháu hưởng phúc. Rồi mọi người lần lượt nói chuyện với ông nội ngoài quê. Cuối cùng cu Tí là người nói với cụ. Anh chàng cứ bi bô khiến cả nhà cười ồ lên. Cuối cùng anh chàng nói với cụ: Cụ ơi hôm nay đông người lắm. Vui thế mà chẳng hiểu sao ai cũng khóc cụ ạ. Mọi người vẫn cười mà nước mắt vẫn rơi.