CHUYÊN MỤC BOX NHỎ: TÌM HIỂU VŨ TRỤ! (Số 4)- Thiên Hà và Siêu Thiên Hà

Bút Đa

New member
Xu
0
Hôm nay , Số 4 là số đặc biệt, chúng t sẽ tìm hiểu về thiên hà và siêu thiên hà

280px-NGC_4414_%28NASA-med%29.jpg


Thiên hà là một tập hợp từ khoảng 10 triệu (10[SUP]7[/SUP]) đến nghìn tỷ (10[SUP]12[/SUP]) các ngôi sao khác nhau xen lẫn bụi, khí và có thể cả các vật chất tối xoay chung quay một khối tâm. Đường kính trung bình của thiên hà là từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng. Ở dạng đĩa dẹt, thiên hà có các hình dạng khác nhau như thiên hà xoắn ốc hay thiên hà bầu dục. Khu vực gần tâm của thiên hà có kích thước ước chừng 1.000 năm ánh sáng, và có mật độ sao cao nhất cũng như kích thước các sao lớn nhất.
Dù vật chất tối lý thuyết dường như chiếm khoảng 90% khối lượng đa số thiên hà, tình trạng của những thành phần không nhìn thấy được này vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Có một số bằng chứng cho thấy rằng những lỗ đen siêu khối lượng có thể tồn tại tại trung tâm của đa số, nếu không phải là toàn bộ, các thiên hà.

Không gian liên thiên hà, khoảng không nằm giữa các thiên hà, được lấp đầy plasma loãng với mật độ trung bình chưa tới một nguyên tử trên mỗi mét khối. Có lẽ có hơn một trăm tỷ (10[SUP]11[/SUP]) thiên hà trong khoảng không gian vũ trụ quan sát được được của chúng ta.

Trái Đất nằm trong một hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà; Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài rìa của đĩa thiên hà Ngân Hà, trên nhánh Tráng Sĩ. Vào các buổi tối mùa hè, từ Trái Đất nhìn vào tâm sẽ thấy một dải các sao thường được gọi là dải Ngân Hà. Tuổi của Ngân Hà được ước lượng vào khoảng 13 tỷ năm, ngoài ra tuổi đời còn được tính bằng số vòng quay của nó.

Thiên hà gần Ngân Hà nhất có tên là thiên hà Andromeda. Các thiên hà ở gần nhau có xu hướng tiến lại gần và sát nhập vào nhau, tạo thành một thiên hà lớn hơn.

Các thiên hà cũng giống như các hành tinh và các hệ hành tinh, chúng cũng tập hợp thành những nhóm gọi là Quần tụ thiên hà. Các Quần tụ thiên hà lại họp lại trở thành Siêu thiên hà...

250px-Nearsc.gif


Siêu Thiên hà là một tập hợp từ khoảng 10 triệu (10[SUP]7[/SUP]) đến nghìn tỷ (10[SUP]12[/SUP]) các ngôi sao khác nhau xen lẫn bụi, khí và có thể cả các vật chất tối xoay chung quay một khối tâm. Đường kính trung bình của thiên hà là từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng. Ở dạng đĩa dẹt, thiên hà có các hình dạng khác nhau như thiên hà xoắn ốc hay thiên hà bầu dục. Khu vực gần tâm của thiên hà có kích thước ước chừng 1.000 năm ánh sáng, và có mật độ sao cao nhất cũng như kích thước các sao lớn nhất.

Dù vật chất tối lý thuyết dường như chiếm khoảng 90% khối lượng đa số thiên hà, tình trạng của những thành phần không nhìn thấy được này vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Có một số bằng chứng cho thấy rằng những lỗ đen siêu khối lượng có thể tồn tại tại trung tâm của đa số, nếu không phải là toàn bộ, các thiên hà.

Không gian liên thiên hà, khoảng không nằm giữa các thiên hà, được lấp đầy plasma loãng với mật độ trung bình chưa tới một nguyên tử trên mỗi mét khối. Có lẽ có hơn một trăm tỷ (10[SUP]11[/SUP]) thiên hà trong khoảng không gian vũ trụ quan sát được được của chúng ta.

Trái Đất nằm trong một hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà; Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài rìa của đĩa thiên hà Ngân Hà, trên nhánh Tráng Sĩ. Vào các buổi tối mùa hè, từ Trái Đất nhìn vào tâm sẽ thấy một dải các sao thường được gọi là dải Ngân Hà. Tuổi của Ngân Hà được ước lượng vào khoảng 13 tỷ năm, ngoài ra tuổi đời còn được tính bằng số vòng quay của nó.

Thiên hà gần Ngân Hà nhất có tên là thiên hà Andromeda. Các thiên hà ở gần nhau có xu hướng tiến lại gần và sát nhập vào nhau, tạo thành một thiên hà lớn hơn.

Các thiên hà cũng giống như các hành tinh và các hệ hành tinh, chúng cũng tập hợp thành những nhóm gọi là Quần tụ thiên hà. Các Quần tụ thiên hà lại họp lại trở thành Siêu thiên hà...
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Thiên hà (galaxy) là một tập hợp lớn gồm các ngôi sao cùng các hành tinh, tiểu hành tinh ... của chúng, các đám bụi và khí liên kết với nhau trong một hệ thống chung bởi lực hấp dẫn.

Kích thước và khối lượng của thiên hà khá đa dạng. Các thiên hà lùn (dwarf galaxy) nhỏ nhất có đường kính chỉ vài nghìn năm ánh sáng và chứa khoảng vài hay vài chục triệu ngôi sao. Trong khi đó những thiên hà lớn nhất từng được biết tới có thể chứa hàng trăm nghìn tỷ ngôi sao, chẳng hạn thiên hà IC 1101 được ước tính có khoảng 100.000 tỷ sao. Các thiên hà lớn như vậy thường có đường kính vài trăm nghìn năm ánh sáng.

Trong thiên hà, ngoài các sao và các hệ hành tinh của chúng còn có những đám khí và bụi khổng lồ trong không gian giữa các sao. Một số đám khí bụi lớn là các vùng tạo sao trong thiên hà (thường phổ biến ở các thiên hà trẻ), nơi các ngôi sao ra đời từ lực hấp dẫn giữa bụi và khí.

Ở trung tâm của thiên hà, các nhà khoa học cho rằng tất cả đều có một lỗ đen với khối lượng rất lớn (hàng nghìn tới hàng triệu lần khối lượng của Mặt Trời) là trung tâm của lực hấp dẫn, các sao cùng khí và bụi đều chuyển động xung quanh lỗ đen trung tâm này.

Theo mô hình hiện đại, các thiên hà không chỉ gồm những đối tượng được tạo thành từ những dạng vật chất thông thường, mà còn có một lượng rất lớn khối lượng đến từ vật chất tối, loại vật chất tràn ngập trong môi trường giữa các sao.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top