Chuyện mùa thi
Hơn trăm năm trước, chuyện thi cử đã từng đi vào thơ Tú Xương bằng những vần thơ cay đắng: “Học đã sôi cơm nhưng chửa chín/ Thi không ăn ớt thế mà cay”. Ngày nay “đúc kết” ấy vẫn còn ám ảnh các sĩ tử và gia đình.
1. Không hiểu từ khi nào, khá nhiều phụ huynh rỉ tai nhau: muốn vào cổng trường đại học thì phải vào… cổng chùa trước đã. Bà chị họ của tôi, chủ một đại lý xăng dầu giàu sụ, sau mấy lần lên chùa nhờ sư “tư vấn” với những mâm phẩm vật và phong bì cúng khá “đậm”, đã lập hẳn một “trai phòng” cho cậu con trai sắp thi vào một trường đại học có tiếng ở TP.HCM. Chị lui cui dọn sạch căn phòng của con vốn bừa bộn những hình ảnh ca sĩ, người mẫu gợn màu thế tục. Thay vào đó là tranh Phật Bà, lư hương, cùng chữ “Quang” (sáng) được đính trên tường trước bàn học.
Tới bữa, chị nhẹ nhàng và cẩn trọng bê mâm cơm chay vào tận phòng con. Chị nói ăn chay để thân tâm thanh tịnh, lời cầu nguyện sẽ được Phật Bà chứng giám. Bữa cơm không hề có canh bí, món mà trước đây chị thường nói là có tác dụng bổ não. Chị cho rằng ăn bí sẽ… tắc nghẽn dòng suy nghĩ khi làm bài. Ngược lại, chị tăng cường món đậu: đậu chiên, đậu xào, đậu nấu canh, có cả món xôi đậu mỗi sáng với ý nghĩ giúp con mình thi đậu.
Cậu con ăn một cách uể oải khi chị ngồi bên trút vào tai nó một mớ “vì”: vì tương lai, vì danh dự, vì gia đình, vì truyền thống, vì tiền đồ, vì hạnh phúc… Rồi chị gút lại: “Nhà mình không thiếu tiền, chỉ thiếu cái bằng đại học thôi, phải nghiến răng mà học nghe con. Nếu con mà hỏng, chắc mẹ không dám ngẩng mặt nhìn ai!”.
Chị không hề biết rằng “kỳ vọng” của chị đang trở thành gánh nặng trên đôi vai của con mình. Tôi cũng thấy ái ngại vì được biết con chị chẳng giỏi giang gì trong những năm phổ thông.
Minh họa: Dad2. Vị “cay” của mùa thi 5 năm trước tưởng đã phai trong ký ức, nhưng mỗi lần nhắc lại, Hân vẫn còn nguyên cảm giác xấu hổ. Năm ấy, dù đã có thời gian dài ôn thi cật lực và mấy ngày “lều chõng” mướt mồ hôi nhưng ĐH Bách khoa đã từ chối em. Cả nhà thưa vắng tiếng nói, tiếng cười. Những bữa cơm diễn ra trong thầm lặng. Hân rất ít ra đường, sống lặng lẽ như cái bóng. Cậu ta trầm cảm nặng, cho rằng chính mình là nguyên nhân khiến gia đình thất vọng. Có mấy người bạn cùng thôn mời ba Hân dự liên hoan mừng con trúng tuyển đại học nhưng ông đều từ chối. Ông thường nằm hơn ngồi, không giấu giếm những tiếng thở dài. Mẹ Hân len lén nhìn con, cái nhìn đầy xót xa, thương cảm. Hân thấy nhói lòng. Không ít lần Hân loáng thoáng nghĩ đến chuyện “chấm hết”.
Đang nằm bẹp dí thì Hiền, cô gái mà Hân từng lóng ngóng cả tháng trời mới thốt được một tiếng yêu, gọi điện rủ đi chơi. Hiền cùng lớp với Hân, vừa nhận giấy báo trúng tuyển ĐH Kinh tế. Đắng cay dâng lên tận cổ, Hân bặm môi, dứt khoát không đi, lại còn nhắn một dòng tin với lời lẽ của một kẻ bất đắc chí, vừa chua chát, vừa thấp bé: “Anh không xứng đáng với em nữa. Phố phường là vị trí của em. Ruộng vườn là chỗ đứng của anh”. Dằn vặt và đau buồn dẫn Hân đến với rượu. Mỗi lần say, Hân thường hát trong niềm an ủi của đám trai làng: “Trả lại em yêu khung trời đại học, con đường Duy Tân cây dài bóng mát…”.
Mấy tuần sau, Hiền từ TP.HCM mang thông báo xét tuyển nguyện vọng 2 của một trường CĐ đến cho Hân, điểm anh chàng dư sức đậu. Nhìn thẳng vào mắt người yêu, cô đưa ra “tối hậu ngôn”: hoặc là anh nộp hồ sơ xét tuyển, hoặc là mình chia tay. Ba mẹ Hân tươi tỉnh hẳn. Còn Hân thì… tim đập chân run, chẳng hiểu Hiền lấy đâu ra cái “khẩu khí” ấy. Lần đầu tiên sau gần hai tháng trời, nhà Hân dù còn hồi hộp nhưng cũng vui như tết. Tất cả đều tíu tít chuẩn bị cho ngày lên đường làm sinh viên của Hân.
Bây giờ anh chàng sắp tốt nghiệp đại học liên thông. Hiền đã có việc làm ở thành phố. Họ thường có những chiều cuối tuần êm đềm bên bờ sông Sài Gòn, đôi khi Hiền cười tinh nghịch: “Anh còn định “trả lại em yêu khung trời đại học” nữa không?”.
Hơn trăm năm trước, chuyện thi cử đã từng đi vào thơ Tú Xương bằng những vần thơ cay đắng: “Học đã sôi cơm nhưng chửa chín/ Thi không ăn ớt thế mà cay”. Ngày nay “đúc kết” ấy vẫn còn ám ảnh các sĩ tử và gia đình.
1. Không hiểu từ khi nào, khá nhiều phụ huynh rỉ tai nhau: muốn vào cổng trường đại học thì phải vào… cổng chùa trước đã. Bà chị họ của tôi, chủ một đại lý xăng dầu giàu sụ, sau mấy lần lên chùa nhờ sư “tư vấn” với những mâm phẩm vật và phong bì cúng khá “đậm”, đã lập hẳn một “trai phòng” cho cậu con trai sắp thi vào một trường đại học có tiếng ở TP.HCM. Chị lui cui dọn sạch căn phòng của con vốn bừa bộn những hình ảnh ca sĩ, người mẫu gợn màu thế tục. Thay vào đó là tranh Phật Bà, lư hương, cùng chữ “Quang” (sáng) được đính trên tường trước bàn học.
Tới bữa, chị nhẹ nhàng và cẩn trọng bê mâm cơm chay vào tận phòng con. Chị nói ăn chay để thân tâm thanh tịnh, lời cầu nguyện sẽ được Phật Bà chứng giám. Bữa cơm không hề có canh bí, món mà trước đây chị thường nói là có tác dụng bổ não. Chị cho rằng ăn bí sẽ… tắc nghẽn dòng suy nghĩ khi làm bài. Ngược lại, chị tăng cường món đậu: đậu chiên, đậu xào, đậu nấu canh, có cả món xôi đậu mỗi sáng với ý nghĩ giúp con mình thi đậu.
Cậu con ăn một cách uể oải khi chị ngồi bên trút vào tai nó một mớ “vì”: vì tương lai, vì danh dự, vì gia đình, vì truyền thống, vì tiền đồ, vì hạnh phúc… Rồi chị gút lại: “Nhà mình không thiếu tiền, chỉ thiếu cái bằng đại học thôi, phải nghiến răng mà học nghe con. Nếu con mà hỏng, chắc mẹ không dám ngẩng mặt nhìn ai!”.
Chị không hề biết rằng “kỳ vọng” của chị đang trở thành gánh nặng trên đôi vai của con mình. Tôi cũng thấy ái ngại vì được biết con chị chẳng giỏi giang gì trong những năm phổ thông.
Minh họa: Dad
Đang nằm bẹp dí thì Hiền, cô gái mà Hân từng lóng ngóng cả tháng trời mới thốt được một tiếng yêu, gọi điện rủ đi chơi. Hiền cùng lớp với Hân, vừa nhận giấy báo trúng tuyển ĐH Kinh tế. Đắng cay dâng lên tận cổ, Hân bặm môi, dứt khoát không đi, lại còn nhắn một dòng tin với lời lẽ của một kẻ bất đắc chí, vừa chua chát, vừa thấp bé: “Anh không xứng đáng với em nữa. Phố phường là vị trí của em. Ruộng vườn là chỗ đứng của anh”. Dằn vặt và đau buồn dẫn Hân đến với rượu. Mỗi lần say, Hân thường hát trong niềm an ủi của đám trai làng: “Trả lại em yêu khung trời đại học, con đường Duy Tân cây dài bóng mát…”.
Mấy tuần sau, Hiền từ TP.HCM mang thông báo xét tuyển nguyện vọng 2 của một trường CĐ đến cho Hân, điểm anh chàng dư sức đậu. Nhìn thẳng vào mắt người yêu, cô đưa ra “tối hậu ngôn”: hoặc là anh nộp hồ sơ xét tuyển, hoặc là mình chia tay. Ba mẹ Hân tươi tỉnh hẳn. Còn Hân thì… tim đập chân run, chẳng hiểu Hiền lấy đâu ra cái “khẩu khí” ấy. Lần đầu tiên sau gần hai tháng trời, nhà Hân dù còn hồi hộp nhưng cũng vui như tết. Tất cả đều tíu tít chuẩn bị cho ngày lên đường làm sinh viên của Hân.
Bây giờ anh chàng sắp tốt nghiệp đại học liên thông. Hiền đã có việc làm ở thành phố. Họ thường có những chiều cuối tuần êm đềm bên bờ sông Sài Gòn, đôi khi Hiền cười tinh nghịch: “Anh còn định “trả lại em yêu khung trời đại học” nữa không?”.
Trần Cao Duyên