Chuyện logic từ clip cô văng tục chửi trò

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Chuyện logic từ clip cô văng tục chửi trò

Chuyện băng ghi âm cô giáo chửi học trò tung lên mạng là một chỉ báo đủ rõ ràng để các thầy cô giáo và nhà trường phải dũng cảm thừa nhận một thực tế mới trong giáo dục Việt Nam: khi nhà trường cổ xuý cho phương châm giáo dục “lấy học sinh làm trung tâm”, nhà trường cũng phải mặc nhiên chấp nhận một hệ quả – học sinh CÓ QUYỀN ĐÚNG.

Khi học trò đúng nhưng không trúng ý thầy cô

20101205214228_7.jpg


Ảnh; Lê Anh Dũng

Một trong những quyền của học sinh phải được nhà trường và thầy cô giáo thừa nhận là quyền tham gia vào việc nhận định và lựa chọn đâu là cái ĐÚNG.

Học trò bây giờ có nhiều con đường để biết đâu là cái ĐÚNG bằng khả năng tư duy độc lập và tự học hỏi mà không nhất thiết phải thông qua thầy cô. Khả năng ấy giờ đang được hậu thuẫn bởi nhiều nhân tố bên ngoài nhà trường như: website, Google, từ điển bách khoa thư trực tuyến Wikipedia, diễn đàn, mailgroup, ebook, …

Đối với học trò, thầy cô giáo vẫn là đại diện của kiến thức và chân lý, nhưng không phải là đại diện duy nhất.

Câu nói “không thầy đố mày làm nên” giờ cũng chỉ nên được hiểu một cách tương đối về vai trò của người thầy trong quá trình học tập.

Cái cảnh lớp học mà học trò có máy tính xách tay hoặc thứ gì đó tương tự cho phép truy cập Internet tại chỗ và tra cứu ngay những gì thầy cô nói không phải là một viễn cảnh xa lạ gì, thậm chí đã trở nên quen thuộc ở nhiều nơi rồi.

Có vẻ như giáo dục Việt Nam, nhất là giáo dục phổ thông, vẫn chưa sẵn sàng để thích ứng với thực tế này. Nhà trường dường như vẫn còn giữ ảo tưởng về quyền phán quyết đúng – sai trước học trò.

Chúng ta đã quá quen với nhận định ngầm trong đầu rằng sách giáo khoa là đúng, thầy cô nói là đúng. Theo lối nghĩ đó, có thể nhiều thầy cô đã tự cho mình cái quyền không công nhận những gì học trò nói đúng, thậm chí là phủ nhận một cách thô bạo.

Trong câu chuyện đau lòng mà chúng ta nghe được về cô giáo chửi học trò ngay trên lớp, có nhiều điều còn đáng sợ hơn cả thái độ nóng giận kém sư phạm của cô giáo. Nhiều lập luận mà cô giáo đã dùng để chửi học trò rõ ràng là dựa trên những giả định có sẵn trong đầu cô, mà chắc là không chỉ của một mình cô giáo N: cô giáo không chịu công nhận là học trò đã đúng.

Mọi người đều bình đẳng trước cái ĐÚNG. Và nếu nhà trường muốn giáo dục người học bản lĩnh tìm hiểu và bảo vệ cái ĐÚNG đến cùng thì việc đầu tiên nên làm là các thầy cô phải mạnh dạn công nhận những gì học sinh đúng, cho dù không trúng ý mình. Tránh né công nhận điều đó sẽ kích thích học trò theo đuổi những chuyện tiếp theo mà chúng ta không bao giờ mong đợi: học trò tìm cách có chứng cứ về cái sai của thầy cô rồi tung lên mạng.

Nghe nói sau khi cô giáo bị kỷ luật đình chỉ giảng dạy, nhiều thầy cô khác sợ không muốn nhận dạy lớp của cô vì sợ có chuyện gì sẽ bị học trò tung lên mạng. Điều đó là không đúng rồi! Hãy tin rằng học trò có khả năng biết điều gì là Đúng, tuy có thể họ từng làm việc gì đó sai!

Khi thầy cô có thể chưa đúng

Những chuyện logic thường rất đau lòng: cái này đúng thì cái kia thường là sẽ sai. Vì vậy khi học trò có quyền ĐÚNG thì rất có thể thầy cô sẽ đối mặt với cái KHÔNG ĐÚNG. Quan hệ giữa thầy trò trong trường hợp này thật ra đã trở thành quan hệ giữa con người với chân lý. Thầy cô có thể sai, và phải học cách đối mặt với điều đó để nêu gương cho học trò về thái độ tiếp nhận sự thật.

Thầy cô không còn có thể chọn cách ứng xử kiểu “thầy cô luôn đúng” với học trò nữa. Không ít người nghĩ rằng, thầy cô phải bằng mọi giá khẳng định mình luôn luôn đúng trước học trò để áp đặt niềm tin về uy tín của mình.

Và nếu có nhận ra mình không đúng, nhiều người vẫn nghĩ nên dùng chiêu thức gì đó để khiến học trò phải nghĩ là thầy cô đúng. Cách ứng xử này e là đã trở nên lỗi thời trong bối cảnh mà học trò có nhiều cơ hội để kiểm chứng thông tin và có nhiều cơ hội để bàn tán sau lưng về sai lầm của thầy cô giáo. Kiểu như là thảo luận trên diễn đàn chẳng hạn.

Nhưng đến lượt học trò cũng phải học những bài học ứng xử mới khi chính mình được xem là “trung tâm” của nhà trường. Sẽ không ai cấm học trò bộc lộ quan điểm và tranh biện để bảo vệ cái ĐÚNG.

Cấm sẽ là sai! Thậm chí phải là khuyến khích! Nhưng cái cách mà học trò thực hiện điều đó thì phải cân nhắc đến những quan niệm và tập quán văn hoá truyền thống.

Và nhà trường cũng nên hướng dẫn điều này một cách bài bản cho học trò. Luôn thưa gửi lễ phép với thầy cô, cẩn trọng trong việc sử dụng các ngôn từ có thể gây hiểu nhầm hoặc làm mất thể diện của thầy cô, không tranh biện kiểu cãi tay đôi với thầy cô, …

Đó là những yêu cầu rất cần thiết mà học trò nên lưu ý để không mắc phải những ứng xử sai lầm hay quá đáng với thầy cô. Không có ích lợi là bao nếu bạn bằng mọi giá chứng minh trước nhiều người là thầy cô đã sai, bởi vì cái ĐÚNG thì trước sau gì cũng sẽ đúng thôi, nhưng bạn thì lại mắc sai lầm vì đã làm mất thể diện thầy cô.

Đúng hay Sai là chuyện logic, nhưng cuộc sống không chỉ cần có mỗi chuyện logic. Cuộc sống còn có nhiều điều khác vượt lên trên logic, như tình yêu, sự hy sinh, lòng nhân ái, đức bao dung, đạo nghĩa thầy trò, …


Có thể những giờ học tiếng Anh đã không thật sự hoàn hảo vì một vài lỗi phát âm của cô giáo, nhưng chẳng lẽ điều đó đủ để học trò bỏ qua toàn bộ những công sức khác của thầy cô?
Nếu mãi chạy theo những thứ gọi là logic tuyệt đối, rất có thể các bạn học trò trẻ tuổi sẽ làm việc gì đó không khác với sự nhẫn tâm là bao!

Một chuyện khủng khiếp khó tưởng tượng như chuyện cô giáo chửi học trò đủ đau lòng để cả thầy cô lẫn học trò đều phải xem lại những nguyên tắc ứng xử học đường, trong đó có nguyên tắc ứng xử với cái Đúng và cái Sai.

Hãy tin là tình cảm thầy trò vẫn có thể hoàn toàn tốt đẹp ngay cả khi thầy cô giáo của bạn chưa đúng như bạn mong đợi kia mà! Miễn là bạn biết cư xử đúng cách của học trò.





Theo VNN.
 
;)) Trong kinh thánh , Chúa Jesus làm bẽ mặt các tiền bối cũng là chuyện nổi bật rùi , nói gì học sinh sao đc phép làm bẽ mặt thầy cô ^__^ . Như 1 câu từng thấy và cải biên lại : Thầy cô tốt là người luôn biết tha thứ cho học trò khi họ sai ("họ" là thầy cô đấy) ^__^
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top