Chuyện “hoàn lương” của các “hacker mũ đen”
Có không ít tin tặc đã từng là nỗi khiếp sợ của các hệ thống mạng đã quyết định “cải tà quy chánh” và trở thành những nhân vật đắc lực chống lại những hacker “mũ đen” khác. Dưới đây là những tấm gương tiêu biểu nhất.
Nhắc đến hacker, người ta nghĩ ngay những tên tội phạm, sử dụng công nghệ cao để tấn công vào các hệ thống, đánh cắp thông tin để làm lợi cho bản thân mình.
Tuy nhiên, về cơ bản, hacker không phải là phạm pháp, nhưng chỉ khi, hacker đi kèm với khái niệm “mũ đen” (hacker mũ đen), thì đó mới thực sự là những tên tội phạm, tấn công hệ thống để trục lợi cá nhân.
Nổi lên gần đây nhất là những nhóm hacker “mũ đen” khét tiếng, làm rung chuyển cả giới công nghệ, như Anonymous hay LulzSec… khiến các chuyên gia bảo mật phải đau đầu tìm cách đối phó.
Tuy nhiên, đã không ít “hacker mũ đen” khét tiếng từng lãnh đạo những nhóm hacker quy mô lớn, với “bảng thành tích” đáng nể… đã “cải tà quy chính”. Với kiến thức sau một quá trình dài “chinh chiến”, không ít người trong họ đã trở thành các chuyên gia bảo mật hàng đầu thế giới, một số đã xuất bản sách để hướng dẫn bảo mật, hoặc trở thành các “cây viết” công nghệ…
Dưới đây là một vài tấm gương tiêu biểu của những “hacker mũ đen” đã quyết định thay đổi “vận mệnh” của mình.
Chỉ ít tuần sau khi loại sâu này lan rộng trên iPhone, Towns đã “đầu quân” cho Monegeration, một công ty chuyên phát triển ứng dụng trên iPhone.
Tuy nhiên, thay vì khởi kiện hacker trẻ tuổi này, Microsoft đã quyết định chiêu mộ để “sử dụng tài năng của cậu cho những mục đích hợp pháp”. Danh tính của hacker này đã được Microsoft dấu kín.
Với khả năng hack vào các thiết bị phần cứng, Tarnovsky trở thành nhân viên phát triển vệ tinh cho quân đội Mỹ.
Vào thời điểm khi mà Interner trưa trở thành một mạng lưới rộng lớn như hiện nay, Moss đã cho duy trì một diễn đàn dành cho các hacker và các nhóm hacker duy trì liên lạc với nhau.
Sau đó, Moss đã “hoàn lương”. Năm 2009, Moss trở thành một trong những cố vấn của “Hội đồng tư vấn An ninh nội địa” của chính quyền tổng thống Obama. Tháng 4/2011 vừa qua, tổ chức quản lý tên miền quốc tế ICANN đã chọn Moss để làm giám đốc bảo mật cho tổ chức này.
Rất may cho Mooney là Twitter đã không làm căng thẳng vấn đề này. Ngay sau đó, hacker 17 tuổi này đã được 2 công ty phần mềm hàng đầu tuyển dụng, và hacker tuổi teen này đã quyết định đầu quân cho exqSolutions, một công ty nổi tiếng về ứng dụng trực tuyến.
Ngay sau đó, Walker đã quyết định “rửa tay gác kiếm” và đầu quân cho TelstraClear, công ty con của tập đoàn viễn thông nổi Telstra của Úc.
Sau đó, Morris sáng lập ra Viaweb, một trong những gian hàng ứng dụng máy tính trực tuyến đầu tiên trên thế giới.
Giờ đây, Morris đang là giáo viên dạy môn khoa học máy tính tại học viện MIT danh tiếng.
Không giống như hacker 14 tuổi ở trên hack thành công may Xbox, Hotz đã bị Sony kiện vì hành động này. Tuy nhiên, Hotz đã được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng hacker thế giới, khi họ phát động cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào Sony để ủng hộ hacker này. Kết quả, Sony đã phải thương lượng lại vụ kiện và dàn xếp với Hotz.
Hiện Hotz đã đầu quân cho Facebook, với vai trò phát triển phần mềm cho mạng xã hội này.
Ngoài Sony, Hotz cũng nổi danh là hacker đã bẻ khóa thành công các sản phẩm của Apple.
Xuất hiện lần đầu vào ngày 26/3/1999, virus Melissa phát tán qua email và đã làm sập hệ thống Internet toàn cầu. Ban đầu, Melisa được tạo không phải với mục đích phá hoại, nhưng sự lây nhiễm của loại virus này đã làm quá tải các server và gây nên vấn đề.
Phải cần đến sự hợp tác giữa FBI, cảnh sát New Jesey, Smith đã bị bắt giữ và bị tuyên án 10 năm tù giam. Tuy nhiên, anh chỉ bị giam trong 20 tháng và nạp số tiền bảo lãnh 5 ngàn USD để tại ngoại.
Hiện nay, Smith đang giúp đỡ FBI trong việc điều tra những vụ án công nghệ cao và phát hiện chân tướng các tin tặc khác.
Kevin Mitnick (giữa) cùng các đồng nghiệp
Kevin Mitnick là một trong những hacker nổi tiếng nhất thế giới khi mới 16 tuổi. Những "thành tích" bất hảo của Kevin Mitnick làm cho anh ta trở nên nổi tiếng bao gồm nhiều lần xâm nhập vào các hệ thống tối mật của chính phủ Hoa Kỳ và một số ngân hàng danh tiếng.
Các nạn nhân của Mitnick bao gồm các hệ thống mạng của các công ty công nghệ danh tiếng như Motorola, Sun, Fujitsu, NEC, Nokia… thậm chí là các cơ quan chính phủ như FBI và Lầu năm góc. Dù vậy, Mitbick không bao giờ ăn cắp tiền hay gây ra những thiệt hại nghiêm trọng mà chỉ muốn "trải nghiệm cảm giác ly kỳ".
Kevin Mitnick sau đó bị bắt và tuyên án 5 năm cùng 8 tháng quản chế.
Sau khi được tự do vào năm 2000, Mitnick thành lập công ty bảo mật Mitnick Security. Anh thường xuyên được các công ty thuê để tấn công vào hệ thống của họ, giúp tìm ra các lỗ hổng bảo mật.
Phạm Thế Quang Huy - Dân Trí