hoaga.hanoi
Banned
- Xu
- 0
CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI ĐẠI HỌC
CHUYÊN ĐỀ 1: ÔN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. YÊU CẦU CHUNG:
1. Học sinh làm một bài văn ngắn (khoảng 400 từ - không quá hai trang giấy làm bài) bàn về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
2. Tuy điều kiện thời gian làm bài rất eo hẹp nhưng học sinh cũng cần phải đảm bảo đúng nghĩa của một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh. Cụ thể:
- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:
+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.
+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).
+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!
- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).
- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?
- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.
II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt…
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên.
III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề.
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài.
- Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có).
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào?
* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…
- Đề xuất phương châm đúng đắn…
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
b. Thân bài:
* Giới thiệu hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).
Lưu ý: Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
- Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
- Tình hình, thực trạng trong nước (…)
- Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)
* Phân tích và bình luận những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên:
- Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
+ Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan (…)
+ Nguyên nhân chủ quan (…)
* Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).
* Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
- Về phía cơ quan chức năng (…)
- Về phía mỗi cá nhân (…)
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)
3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học:
Lưu ý:
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)
DÀN Ý CHUNG:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…)
- Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…)
b. Thân bài:
* Phần phụ: Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (…)
Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.
* Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…)
Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ.
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra .
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người
VÍ DỤ MỘT SỐ ĐỀ BÀI:
· Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp, hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nghị lực của con người và tuổi trẻ của con người.
· Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Từ câu tục ngữ này, hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay.
· Từ việc học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, hãy bàn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người trong xã hội.
· Bày tỏ quan niệm sống của anh chị sau khi học vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
IV. THỰC HÀNH MỘT SỐ ĐỀ BÀI:
ĐỀ 1:
Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói:
“Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Cuộc đời sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa biết bao khi con người ta sống không có ước mơ, khát vọng.
- Đúng vậy, ước mơ là nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên, sống có mục đích, có tương lai, hạnh phúc. Một câu nói đáng để ta suy ngẫm: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.
- Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình.
- Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.
- Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”?
- Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ bay theo đời người; ước mơ là vô tận. Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.
- Ước mơ đủ lớn cũng như một cái cây phải được ươm mầm rồi trưởng thành. Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, vinh nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.
+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã đạt được điều mình mơ ước.
+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình.
- Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng khó có thể đạt được:
+ Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.
+ Ước mơ cũng không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám…
c. Đánh giá, rút ra bài học:
- Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình.
- Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không, xin người hãy tự tin. Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt đạt được điều gì mình mong muốn, sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.
- Bài học nhận thức, hành động: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng hướng thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao. Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!
3. Kết bài:
- Liên hệ ước mơ, khát vọng của bản thân.
- Cần có ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng, biến ước mơ thành hiện thực.
ĐỀ 2: Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
“Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công)
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói; Mất tiền còn có thể tìm lại được nhưng mất niềm tin là mất tất cả.
- Đúng vậy! Nói về niềm tin của mỗi người trong cuộc sống đã có rất nhiều ý kiến nói về điều đó: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công). Vậy niềm tin có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người trong cuộc sống?
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
- Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
- Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công. Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?
- Bởi niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. Nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.
- Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên và tất nhiên: “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee).
- Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.
- Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.
c. Đánh giá, bàn bạc:
- Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:
+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân nên sẽ dễ bỏ cuộc.
+ Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.
+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?
- Khẳng định: Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại. Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.
- Bài học nhận thức, hành động: Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống? Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.
3. Kết bài:
Liên hệ bản thân.
(Nguồn: hocmai.vn)
ĐỀ 3: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, tác giả Lưu Quang Vũ đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”.
Anh chị suy nghĩ như thế nào về quan niệm trên?
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình, trung thực, chân thật, thẳng thắn, không giả dối và giàu lòng nhân ái.
- Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”.
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người. Nếu thế giới bên trong đạt được sự toàn vẹn, hoàn thiện, con người sẽ có được những phẩm chất tốt đẹp, quý giá, sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đây là phần mà người ta không nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó.
- Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm).
- Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối.
- Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng. Dù ở trường hợp nào cũng đều là bi kịch.
- Ý nghĩa câu nói của Trương Ba: Thể hiện một quan niệm sống đúng đắn: Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tìn thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
* Thực tế cuộc sống của Trương Ba:
- Bên trong: Gắn liền với phần hồn Trương Ba- một người làm vườn chăm chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến.
- Bên ngoài: Gắn liền với xác hàng thịt – một con người thô bạo, tham lam, coi trọng sự hưởng thụ vật chất.
- Vì một sự nhầm lẫn nên cả hai con người này đã bị đẩy vào một tình huống éo le: hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Vấn đề là ở chỗ: hồn Trương Ba vẫn có những nhu cầu về tinh thần song lại không thể điều khiển xác anh hàng thịt- tuy chỉ là xác thịt âm u đui mù song vẫn có tiếng nói riêng, vẫn đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Cả nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần đều tự nhiên, chính đáng song trong trường hợp này lại trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại.
- Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn. Đây là một điều phi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn.
* Trong cuộc sống con người hiện nay:
- Ở một số người có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài. Đó là khi cái bên trong – đời sống tinh thần – thật sự mạnh mẽ để tạo thành một bản lĩnh sống, bản lĩnh văn hóa để có thể chi phối, điều khiển lời nói, việc làm để cái bên ngoài thật sự là sự biểu hiện của cái bên trong. Khi ấy, con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân, đồng thời cũng tạo cho mình một khả năng để chinh phục, thu hút người khác, tức là không chỉ sống tốt mà còn được mọi người yêu mến.
- Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong:
+ Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biết nhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con người phải sống kệch lạc, mất thăng bằng.
+ Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo.
c. Đánh giá, bàn bạc:
- Mỗi người cần trang bị cho mình nhận thức, hiểu biết để có thể phân biệt đúng – sai, rèn luyện bản lĩnh để có thể tự kiểm soát mọi hành vi, để không chạy theo dục vọng tầm thường, không sa đà vào lối sống buông tuồng, dung tục. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng dù là bình thường nhất để được sống một cách thoải mái, tự nhiên.
- Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hòa giữa nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc với bản thân mình, tạo cho mình quyền được hạnh phúc.
3. Kết bài:
Cuộc sống đầy những khó khăn, phức tạp, đầy những cám dỗ, có khi người ta mắc phải những sai lầm, vấp ngã. Hãy dũng cảm đối diện với sự thật để vươn lên. Hãy trung thực, thẳng thắn với bản thân, không “nói một đằng làm một nẻo”, giả dối với mọi người và chính mình. Hãy luôn cảnh giác với “kẻ thù của chính mình”, vượt qua nó để chiến thắng hoàn cảnh, sống là mình.
Đề 4:
Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm hoa thật rực rỡ.
Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Câu nói miêu tả một hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi ra nhiều suy tưởng đẹp.
- Đó là biểu tượng của nghị lực và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
- Hình ảnh “vùng sỏi đá khô cằn”: gợi liên tưởng, suy nghĩ về môi trường sống khắc nghiệt, đầy gian khó. Nói cách khác, đó là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển.
- Hình ảnh “cây hoa dại”: Loại cây yếu ớt, nhỏ bé, cũng là loại cây bình thường, vô danh, ít người chú ý.
- Hình ảnh “cây hoa dại vẫn mọc lên và nở hoa”: Cây hoa dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên cường. Nó thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa. Những bông hoa là thành quả đẹp đẽ, kết tinh từ sự chắt chiu, thể hiện sức sống mãnh liệt.
- Như vậy, câu nói mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi ra suy nghĩ về thái độ sống của con người. Cho dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
- Đây là một hiện tượng mà ta có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong thế giới tự nhiên quanh mình. Cây cối, cỏ hoa xung quanh ta luôn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, bền bĩ. Chúng sẵn sàng thích nghi với mọi điều kiện sống khắc nghiệt:
+ Nơi xa mạc nóng bỏng, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bông hoa nép mình dưới xù xì gai nhọn.
+ Ở cánh đồng băng Nam Cực, các nhà khoa học sững sờ khi phát hiện dưới lớp băng dày vẫn có những đám địa y.
- Từ hiện tượng này, có thể liên hệ với những hiện tượng tồn tại trong cuộc sống con người:
+ Những thử thách, những khó khăn của thực tế đời sống luôn đặt ra đối với mỗi con người. Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng, luôn chứa đựng những bất ngờ, biến cố ngoài ý muốn. Vì vậy, quan trọng là cách nhìn, thái độ sống của con người trước thực tế đó. Ta không nên đầu hàng hoàn cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận. Trong hoàn cảnh “khắc nghiệt”, vẫn có những con người đích thực vẫn vươn lên.
+ Chính trong thách thức của hiện thực cuộc sống, nghị lực và sức sống của con người càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đóng góp, cống hiến hay những thành tựu, kết quả đạt được trong điều kiện đó rất cần được tôn vinh như những tấm gương sáng cho mọi người học tập:
o Nhà văn Nga vĩ đại M. Go-rơ-ki đã có một cuộc đời sớm chịu nhiều cay đắng, gay go, đã không ngừng tự học, tự đọc để vươn lên khẳng định tài năng và đi đến thành công.
o “Hiệp sĩ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hoàng phải sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã: không thể tự mình duy chuyển, khả năng ngôn ngữ hạn chế. Vậy mà người thanh niên đó đã sống bằng nghị lực, quyết tâm học tập và nghiên cứu phần mềm tin học. Cuối cùng anh đã thành công.
o Còn có rất nhiều tấm gương khác nữa, họ chấp nhận đương đầu với hoàn cảnh khắc nghiệt để sống và vươn lên, thể hiện những ước mơ cao đẹp.
c. Bình luận, đánh giá:
- Khẳng định sự sâu sắc của bài học: Đây là một bài học quý báu, bổ ích về thái độ sống của con người xuất phát từ hiện tượng tự nhiên.
- Phê phán:
+ Sống trong môi trường, điều kiện sống thuận lợi, có người biết tận dụng nó để phát triển tối đa năng lực của mình, đóng góp cho cuộc sống. Song cũng có những người ỷ lại mà không nỗ lực cố gắng, chỉ biết hưởng thụ, dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc, tâm huyết, tình cảm của người thân. Sự lãng phí ấy là vô cùng đáng trách.
+ Không gặp được những thuận lợi trong cuộc sống, có người đã sống chán nản, buông xuôi và dẫn tới thất bại. Trường hợp này có thể cảm thông song không nên đồng tình vì tuy hoàn cảnh có vai trò quan trọng song những nỗ lực cố gắng của con người càng quan trọng hơn.
- Bài học rút ra:
+ Để có thể vượt lên khó khăn mà có những đóng góp, cống hiến trong cuộc sống, con người cần có nghị lực, ý chí, năng lực. Song cũng rất cần sự động viên, khích lệ, tình yêu và niềm tin của những người thân và cả cộng đồng.
+ Cộng đồng nên có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về những đóng góp của những người ở hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời nên có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để họ nhanh chóng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
3. Kết bài:
- Sẽ thật bất hạnh khi gặp phải hoàn cảnh trớ trêu trong cuộc sống, nhưng sẽ bất hạnh hơn nếu như chúng ta thôi không cố gắng.
- Cũng như cây hoa dại kia rễ của nó đã đâm sâu dưới đất sỏi đá khô cằn nhằm tìm nguồn nước dẫu ít ỏi để tiếp tục tồn tại mà nở những chùm hoa đẹp.
- Hãy nhìn vào tấm gương của những bạn học sinh nghèo vượt khó, những hoàn cảnh bất hạnh nỗ lực vươn lên để tự soi lại chính mình.
CHUYÊN ĐỀ 1: ÔN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. YÊU CẦU CHUNG:
1. Học sinh làm một bài văn ngắn (khoảng 400 từ - không quá hai trang giấy làm bài) bàn về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống.
2. Tuy điều kiện thời gian làm bài rất eo hẹp nhưng học sinh cũng cần phải đảm bảo đúng nghĩa của một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh. Cụ thể:
- Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải:
+ Sử dụng những từ ngữ, những câu văn… để chuyển ý.
+ Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn).
+ Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn!
- Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”).
- Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… Trước một đề bài cụ thể, cần suy nghĩ lựa chọn: Nên sử dụng các thao tác lập luận nào? Sắp xếp trình tự các thao tác ra sao?
- Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh… hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính.
II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp với trình độ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, đại dịch AIDS, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt…
- Nghị luận về một hiện tượng đời sống không chỉ có ý nghĩa xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sống đúng đắn, tích cực đối với học sinh, thanh niên.
III. ĐỊNH HƯỚNG DÀN Ý CHUNG:
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề.
- Giới thiệu về tư tưởng, đạo lí nêu ở đề bài.
- Trích dẫn ý kiến, nhận định (nếu có).
b. Thân bài:
* Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
Tùy theo yêu cầu đề bài mà có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập.
* Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như thế nào?
* Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
* Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…
- Đề xuất phương châm đúng đắn…
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)
- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…
b. Thân bài:
* Giới thiệu hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).
Lưu ý: Khi phản ánh thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.
- Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)
- Tình hình, thực trạng trong nước (…)
- Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)
* Phân tích và bình luận những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên:
- Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:
+ Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)
+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân khách quan (…)
+ Nguyên nhân chủ quan (…)
* Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).
* Đề xuất những giải pháp:
Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.
- Về phía cơ quan chức năng (…)
- Về phía mỗi cá nhân (…)
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)
3. Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học đã học:
Lưu ý:
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang nghị luận văn học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)
DÀN Ý CHUNG:
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề (…)
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra (…)
- Trích dẫn câu thơ, câu văn hoặc đoạn văn, đoạn thơ nếu đề bài có nêu ra (…)
b. Thân bài:
* Phần phụ: Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm (…)
Lưu ý: Phần này chỉ giải thích, phân tích một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.
* Phần trọng tâm: Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên (…)
Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ.
c. Kết bài:
- Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra .
- Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người
VÍ DỤ MỘT SỐ ĐỀ BÀI:
· Từ tác phẩm “Số phận con người” của nhà văn Sô-lô-khốp, hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về nghị lực của con người và tuổi trẻ của con người.
· Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Từ câu tục ngữ này, hãy trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của người thầy trong xã hội hiện nay.
· Từ việc học tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, hãy bàn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người trong xã hội.
· Bày tỏ quan niệm sống của anh chị sau khi học vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
IV. THỰC HÀNH MỘT SỐ ĐỀ BÀI:
ĐỀ 1:
Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói:
“Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Cuộc đời sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa biết bao khi con người ta sống không có ước mơ, khát vọng.
- Đúng vậy, ước mơ là nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên, sống có mục đích, có tương lai, hạnh phúc. Một câu nói đáng để ta suy ngẫm: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.
- Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình.
- Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.
- Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”?
- Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ bay theo đời người; ước mơ là vô tận. Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.
- Ước mơ đủ lớn cũng như một cái cây phải được ươm mầm rồi trưởng thành. Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, vinh nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.
+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã đạt được điều mình mơ ước.
+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình.
- Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng khó có thể đạt được:
+ Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.
+ Ước mơ cũng không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám…
c. Đánh giá, rút ra bài học:
- Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình.
- Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không, xin người hãy tự tin. Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt đạt được điều gì mình mong muốn, sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.
- Bài học nhận thức, hành động: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng hướng thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao. Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!
3. Kết bài:
- Liên hệ ước mơ, khát vọng của bản thân.
- Cần có ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng, biến ước mơ thành hiện thực.
ĐỀ 2: Trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến sau:
“Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công)
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Một câu danh ngôn nổi tiếng đã nói; Mất tiền còn có thể tìm lại được nhưng mất niềm tin là mất tất cả.
- Đúng vậy! Nói về niềm tin của mỗi người trong cuộc sống đã có rất nhiều ý kiến nói về điều đó: “Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thức quý giá khác nữa” (Sách Dám thành công). Vậy niềm tin có ý nghĩa như thế nào với mỗi con người trong cuộc sống?
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
- Niềm tin vào bản thân: Đó là niềm tin vào chính mình, tin vào năng lực, trí tuệ, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống. Đó còn là mình hiểu mình và tự đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống.
- Câu nói là lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy có niềm tin vào bản thân. Đó cũng là bản lĩnh, là phẩm chất, là năng lực của mỗi người, là nền tảng của niềm yêu sống và mọi thành công. Khi đánh mất niềm tin là ta đánh mất tất cả.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân là sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác?
- Bởi niềm tin vào bản thân là niềm tin cần thiết nhất trong mọi niềm tin. Nó không chỉ đem lại niềm tin yêu cuộc sống, yêu con người, hi vọng vào những gì tốt đẹp mà còn là nền tảng của mọi thành công. Để đạt được điều đó, con người phải biết dựa vào chính bản thân mình chứ không phải dựa vào ai khác, khách quan chỉ là điều kiện tác động, hỗ trợ chứ không phải là yếu tố quyết định thành công.
- Đánh mất niềm tin hoặc không tin vào chính khả năng của mình thì con người sẽ không có ý chí, nghị lực để vươn lên và tất nhiên: “Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại” (Bovee).
- Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đầy những dư vị đắng cay, ngọt ngào, hạnh phúc và bất hạnh, thành công và thất bại, và có những lúc sa ngã, yếu mềm… Nếu con người không có ý chí, nghị lực, niềm tin vào bản thân sẽ không đủ bản lĩnh để vượt qua, không khẳng định được mình, mất tự chủ, dần buông xuôi, rồi dẫn đến đánh mất chính mình. Khi đã đánh mất chính mình là đánh mất tất cả, trong đó có những thứ quý giá như: tình yêu, hạnh phúc, cơ hội… thậm chí cả sự sống của mình. Vì vậy, con người biết tin yêu vào cuộc sống, tin vào sức mạnh, khả năng của chính mình, biết đón nhận những thử thách để vượt qua, tất yếu sẽ đạt đến bến bờ của thành công và hạnh phúc.
- Trong cuộc sống, có biết bao con người không may mắn, họ phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách, bất hạnh. Nhưng càng khó khăn, bản lĩnh của họ càng vững vàng. Họ tin vào ý chí, nghị lực, khả năng của bản thân và họ đã vượt lên, chiến thắng tất cả.
c. Đánh giá, bàn bạc:
- Phê phán: Trong thực tế cuộc sống, có những người mới va vấp, thất bại lần đầu nhưng không làm chủ được mình, không tin vào mình có thể gượng dậy mà từ đó dẫn đến thất bại:
+ Một học sinh nhút nhát, e sợ, không tin vào năng lực bản thân mình khi đi thi sẽ dẫn đến làm bài không tốt. Cũng có những học sinh thi trượt, tỏ ra chán nản, không còn niềm tin vào bản thân nên sẽ dễ bỏ cuộc.
+ Một người khi làm việc, không tự tin vào mình, không có chính kiến của mình mà phải thực hiện theo ý kiến tham khảo của nhiều người khác thì dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, “lắm thầy thối ma”.
+ Có những người từ nhỏ được sống trong nhung lụa, mọi việc đều có người giúp việc hoặc bố mẹ lo , khi gặp khó khăn họ có thể làm chủ được bản thân, tự mình độc lập để vượt qua?
- Khẳng định: Tuy nhiên, đừng quá tự tin vào bản thân mình mà dẫn đến chủ quan, đừng quá tự tin mà bước sang ranh giới của tự kiêu, tự phụ sẽ thất bại. Tự tin, khiêm tốn, cẩn trọng là những đức tính đáng quý của con người. Nó dẫn con người ta đến bến bờ thành công và được mọi người quý trọng.
- Bài học nhận thức, hành động: Học sinh, sinh viên, những người trẻ tuổi phải làm gì để xây dựng niềm tin trong cuộc sống? Phải cố gắng học tập và rèn luyện tư cách đạo đức tốt. Việc học phải đi đôi với hành, dám nghĩ, dám làm, tự tin, yêu đời, yêu cuộc sống. Phải biết tránh xa các tệ nạn xã hội, phải luôn làm chủ bản thân.
3. Kết bài:
Liên hệ bản thân.
(Nguồn: hocmai.vn)
ĐỀ 3: Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, tác giả Lưu Quang Vũ đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”.
Anh chị suy nghĩ như thế nào về quan niệm trên?
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình, trung thực, chân thật, thẳng thắn, không giả dối và giàu lòng nhân ái.
- Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”.
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người. Nếu thế giới bên trong đạt được sự toàn vẹn, hoàn thiện, con người sẽ có được những phẩm chất tốt đẹp, quý giá, sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đây là phần mà người ta không nhìn thấy được chủ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó.
- Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm).
- Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối.
- Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng. Dù ở trường hợp nào cũng đều là bi kịch.
- Ý nghĩa câu nói của Trương Ba: Thể hiện một quan niệm sống đúng đắn: Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tìn thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
* Thực tế cuộc sống của Trương Ba:
- Bên trong: Gắn liền với phần hồn Trương Ba- một người làm vườn chăm chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến.
- Bên ngoài: Gắn liền với xác hàng thịt – một con người thô bạo, tham lam, coi trọng sự hưởng thụ vật chất.
- Vì một sự nhầm lẫn nên cả hai con người này đã bị đẩy vào một tình huống éo le: hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Vấn đề là ở chỗ: hồn Trương Ba vẫn có những nhu cầu về tinh thần song lại không thể điều khiển xác anh hàng thịt- tuy chỉ là xác thịt âm u đui mù song vẫn có tiếng nói riêng, vẫn đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Cả nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần đều tự nhiên, chính đáng song trong trường hợp này lại trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại.
- Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn. Đây là một điều phi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn.
* Trong cuộc sống con người hiện nay:
- Ở một số người có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài. Đó là khi cái bên trong – đời sống tinh thần – thật sự mạnh mẽ để tạo thành một bản lĩnh sống, bản lĩnh văn hóa để có thể chi phối, điều khiển lời nói, việc làm để cái bên ngoài thật sự là sự biểu hiện của cái bên trong. Khi ấy, con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân, đồng thời cũng tạo cho mình một khả năng để chinh phục, thu hút người khác, tức là không chỉ sống tốt mà còn được mọi người yêu mến.
- Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong:
+ Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biết nhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con người phải sống kệch lạc, mất thăng bằng.
+ Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo.
c. Đánh giá, bàn bạc:
- Mỗi người cần trang bị cho mình nhận thức, hiểu biết để có thể phân biệt đúng – sai, rèn luyện bản lĩnh để có thể tự kiểm soát mọi hành vi, để không chạy theo dục vọng tầm thường, không sa đà vào lối sống buông tuồng, dung tục. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng dù là bình thường nhất để được sống một cách thoải mái, tự nhiên.
- Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hòa giữa nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc với bản thân mình, tạo cho mình quyền được hạnh phúc.
3. Kết bài:
Cuộc sống đầy những khó khăn, phức tạp, đầy những cám dỗ, có khi người ta mắc phải những sai lầm, vấp ngã. Hãy dũng cảm đối diện với sự thật để vươn lên. Hãy trung thực, thẳng thắn với bản thân, không “nói một đằng làm một nẻo”, giả dối với mọi người và chính mình. Hãy luôn cảnh giác với “kẻ thù của chính mình”, vượt qua nó để chiến thắng hoàn cảnh, sống là mình.
Đề 4:
Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm hoa thật rực rỡ.
Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên.
DÀN Ý THAM KHẢO
1. Mở bài:
- Câu nói miêu tả một hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi ra nhiều suy tưởng đẹp.
- Đó là biểu tượng của nghị lực và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt.
2. Thân bài:
a. Giải thích câu nói:
- Hình ảnh “vùng sỏi đá khô cằn”: gợi liên tưởng, suy nghĩ về môi trường sống khắc nghiệt, đầy gian khó. Nói cách khác, đó là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển.
- Hình ảnh “cây hoa dại”: Loại cây yếu ớt, nhỏ bé, cũng là loại cây bình thường, vô danh, ít người chú ý.
- Hình ảnh “cây hoa dại vẫn mọc lên và nở hoa”: Cây hoa dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên cường. Nó thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa. Những bông hoa là thành quả đẹp đẽ, kết tinh từ sự chắt chiu, thể hiện sức sống mãnh liệt.
- Như vậy, câu nói mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi ra suy nghĩ về thái độ sống của con người. Cho dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
b. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:
- Đây là một hiện tượng mà ta có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong thế giới tự nhiên quanh mình. Cây cối, cỏ hoa xung quanh ta luôn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, bền bĩ. Chúng sẵn sàng thích nghi với mọi điều kiện sống khắc nghiệt:
+ Nơi xa mạc nóng bỏng, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bông hoa nép mình dưới xù xì gai nhọn.
+ Ở cánh đồng băng Nam Cực, các nhà khoa học sững sờ khi phát hiện dưới lớp băng dày vẫn có những đám địa y.
- Từ hiện tượng này, có thể liên hệ với những hiện tượng tồn tại trong cuộc sống con người:
+ Những thử thách, những khó khăn của thực tế đời sống luôn đặt ra đối với mỗi con người. Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng, luôn chứa đựng những bất ngờ, biến cố ngoài ý muốn. Vì vậy, quan trọng là cách nhìn, thái độ sống của con người trước thực tế đó. Ta không nên đầu hàng hoàn cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận. Trong hoàn cảnh “khắc nghiệt”, vẫn có những con người đích thực vẫn vươn lên.
+ Chính trong thách thức của hiện thực cuộc sống, nghị lực và sức sống của con người càng được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đóng góp, cống hiến hay những thành tựu, kết quả đạt được trong điều kiện đó rất cần được tôn vinh như những tấm gương sáng cho mọi người học tập:
o Nhà văn Nga vĩ đại M. Go-rơ-ki đã có một cuộc đời sớm chịu nhiều cay đắng, gay go, đã không ngừng tự học, tự đọc để vươn lên khẳng định tài năng và đi đến thành công.
o “Hiệp sĩ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hoàng phải sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã: không thể tự mình duy chuyển, khả năng ngôn ngữ hạn chế. Vậy mà người thanh niên đó đã sống bằng nghị lực, quyết tâm học tập và nghiên cứu phần mềm tin học. Cuối cùng anh đã thành công.
o Còn có rất nhiều tấm gương khác nữa, họ chấp nhận đương đầu với hoàn cảnh khắc nghiệt để sống và vươn lên, thể hiện những ước mơ cao đẹp.
c. Bình luận, đánh giá:
- Khẳng định sự sâu sắc của bài học: Đây là một bài học quý báu, bổ ích về thái độ sống của con người xuất phát từ hiện tượng tự nhiên.
- Phê phán:
+ Sống trong môi trường, điều kiện sống thuận lợi, có người biết tận dụng nó để phát triển tối đa năng lực của mình, đóng góp cho cuộc sống. Song cũng có những người ỷ lại mà không nỗ lực cố gắng, chỉ biết hưởng thụ, dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc, tâm huyết, tình cảm của người thân. Sự lãng phí ấy là vô cùng đáng trách.
+ Không gặp được những thuận lợi trong cuộc sống, có người đã sống chán nản, buông xuôi và dẫn tới thất bại. Trường hợp này có thể cảm thông song không nên đồng tình vì tuy hoàn cảnh có vai trò quan trọng song những nỗ lực cố gắng của con người càng quan trọng hơn.
- Bài học rút ra:
+ Để có thể vượt lên khó khăn mà có những đóng góp, cống hiến trong cuộc sống, con người cần có nghị lực, ý chí, năng lực. Song cũng rất cần sự động viên, khích lệ, tình yêu và niềm tin của những người thân và cả cộng đồng.
+ Cộng đồng nên có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về những đóng góp của những người ở hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời nên có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để họ nhanh chóng vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
3. Kết bài:
- Sẽ thật bất hạnh khi gặp phải hoàn cảnh trớ trêu trong cuộc sống, nhưng sẽ bất hạnh hơn nếu như chúng ta thôi không cố gắng.
- Cũng như cây hoa dại kia rễ của nó đã đâm sâu dưới đất sỏi đá khô cằn nhằm tìm nguồn nước dẫu ít ỏi để tiếp tục tồn tại mà nở những chùm hoa đẹp.
- Hãy nhìn vào tấm gương của những bạn học sinh nghèo vượt khó, những hoàn cảnh bất hạnh nỗ lực vươn lên để tự soi lại chính mình.
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: